Tăng học phí, rồi sao nữa?!

Theo dõi VGT trên

Mức tăng học phí theo Nghị định 86/NĐ-CP tạo thêm gánh nặng cho nhiều gia đình thu nhập thấp, nhất là những gia đình ở nông thôn, vùng xa

Theo Nghị định 86/2015/NĐ-CP quy định về mức thu học phí và chính sách miễn giảm học phí ở các trường công lập có hiệu lực thi hành từ ngày 1-12-2015, mức học phí ở khối trường này sẽ tăng dần hằng năm, từ năm học 2015-2016 đến 2020-2021.

Cần tính đến khả năng chi trả của người dân

Theo nghị định, mức học phí tăng tối đa ở các trường ĐH thí điểm tự chủ có thể hơn 44 triệu đồng/năm (khoảng 2.000 USD), tương đương 100% GNI (gross national income – tổng thu nhập quốc gia) bình quân đầu người của Việt Nam. Đối với những trường chưa thực hiện tự chủ tài chính, mức học phí cao nhất là 8,8 triệu đồng/năm (khoảng 400 USD), tương đương 20% GNI bình quân đầu người.

Tăng học phí, rồi sao nữa?! - Hình 1

Học phí càng tăng, các trường công và tư càng cạnh tranh gay gắt. Trong ảnh: Sinh viên Trường ĐH Nguyễn Tất Thành trong giờ thực hành Ảnh: TẤN THẠNH

Mức học phí như vậy là cao hay thấp và sẽ dẫn tới những hệ quả xã hội như thế nào? Để trả lời câu hỏi này, thông thường có 3 cách tiếp cận. Về phía nhà trường, mức học phí được so sánh với chi phí đào tạo, bao gồm cả đầu tư phát triển. Về phía người học, mức học phí so sánh với triển vọng thu nhập trong tương lai. Về phía quản lý hệ thống, mức học phí so sánh với thu nhập trung bình đầu người và so sánh với các quốc gia khác.

Thực ra cả 3 cách tiếp cận này đều liên đới với nhau. Chúng ta không thể nói mức thu như vậy là cao hay thấp mà không đặt nó trong tương quan với chất lượng người thầy và điều kiện học tập, môi trường mà nhà trường mang lại. Hơn thế nữa, phải đặt nó trong tương quan với kết quả mà người học thụ đắc trong quá trình giáo dục bởi kỹ năng, tri thức, tầm nhìn, cách suy nghĩ mà người học gặt hái được trong 4 năm ĐH sẽ quyết định trực tiếp đến cơ hội phát triển nghề nghiệp và triển vọng thu nhập trong tương lai.

Từ góc độ quản lý hệ thống, nhà nước phải giải quyết bài toán cân bằng giữa mức thu học phí, khả năng chi trả của người dân và nhu cầu nhân lực cho tăng trưởng vì mức cân bằng này sẽ quyết định số người vào ĐH cũng như tỉ lệ nguồn nhân lực được đào tạo kỹ năng cao cho sự phát triển của nền kinh tế.

Video đang HOT

Tìm kiếm sự đồng thuận

Mức tăng học phí theo Nghị định 86/CP đang gây lo lắng cho nhiều gia đình thu nhập thấp, nhất là những gia đình ở nông thôn, vùng xa. Mối lo lắng càng tăng trong bối cảnh ngày càng nhiều cử nhân thất nghiệp khiến triển vọng việc làm của những người có bằng ĐH không mấy sáng sủa.

Tuy vậy, để giải quyết thất nghiệp, các trường buộc phải nâng cao chất lượng đào tạo mà nguồn lực tài chính lại là điều kiện cần để thực hiện việc này. Vì vậy, chủ trương tăng học phí là cần thiết nếu đặt đúng mục tiêu. Hơn nữa, mức học phí hiện nay dù sao cũng còn thấp so với các nước. Tính trung bình học phí 1 năm ở trường công của Mỹ là 9.804 USD, chiếm 17,7 % GNI đầu người; ở Malaysia là 8.500 USD, chiếm 79% GNI đầu người…

Vấn đề đặt ra là để chủ trương tăng học phí nhận được sự đồng thuận của người dân, cần cùng lúc thực hiện những cải cách cần thiết. Trên thực tế, một số gia đình không có khả năng chi trả mức học phí này. Nếu không có chính sách hỗ trợ, hệ quả sẽ là khoảng cách ngày càng nới rộng giữa các nhóm thu nhập khác nhau, tạo ra bất ổn xã hội. Vì vậy, mức học phí cao phải kèm theo chính sách học bổng, miễn giảm và chính sách cho vay đa dạng, linh hoạt.

Nghị định 86/NĐ-CP đã nêu những chính sách này nhưng chưa bao phủ hết các đối tượng cần hỗ trợ. Vì thế, để mở rộng cơ hội vào ĐH cho mọi người, ngoài nguồn ngân sách cấp, cần quy định một tỉ lệ nhất định nguồn thu học phí phải được dùng cho hỗ trợ học bổng, miễn giảm, thông qua nhiều cơ chế đa dạng để đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng. Nhưng kể cả khi đã có những chính sách như vậy, vẫn sẽ có những người không đủ giàu để đóng học phí và không đủ giỏi để được cấp học bổng, do đó cần có những nguồn cho vay để phục vụ đối tượng này. Với việc cho vay, người học sẽ cân nhắc việc theo đuổi tấm bằng ĐH với một món nợ không nhỏ và có trách nhiệm hơn với việc học tập của mình hoặc sẽ chọn theo học các trường cao đẳng, trung cấp nghề với thời gian ngắn hơn, chi phí thấp hơn và có thể tìm được việc ngay.

Việc tăng học phí cũng sẽ nhận được sự đồng thuận lớn hơn của xã hội nếu có một cơ chế tốt hơn để nhà trường thực hiện trách nhiệm giải trình của mình trước xã hội, chứ không chỉ là trước cơ quan quản lý nhà nước. Quy chế “3 công khai” phải được tăng cường và mọi hành động hướng về minh bạch, công khai đều cần được khích lệ.

Một cơ chế giúp nhà trường thực hiện trách nhiệm giải trình cũng như bao hàm được tiếng nói của các bên khác nhau trong quá trình ra quyết định chính là hội đồng trường. Cơ chế này cần được xây dựng và củng cố để có thể hoạt động một cách thực chất. Đó là điều cần làm để tăng cường ý nghĩa thiết yếu của nhà trường đối với xã hội. Một khi nhà trường chứng tỏ được sự thích đáng của mình trong việc đáp ứng nhu cầu của xã hội, sự ủng hộ đối với chủ trương tăng học phí sẽ trở thành tất yếu.

Trao quyền tự chủ cho các trường

Cũng theo Nghị định 86/NĐ-CP, mức học phí tăng cao nhất ở những trường thí điểm tự chủ tài chính ngang bằng với các trường tốp hiện nay của khu vực ngoài công lập. Điều này sẽ tạo ra một mặt bằng cạnh tranh mới, nhất là trong bối cảnh số người vào ĐH vốn thấp hơn tổng số chỉ tiêu của tất cả các trường.

Các trường công bắt đầu phải cạnh tranh để giành sinh viên. Trường mạnh, có uy tín lâu đời phải cạnh tranh để giành sinh viên giỏi. Trường nhỏ, ít uy tín hơn, thuộc nhóm dưới cũng phải tìm cách thu hút sinh viên để tồn tại. Đã bắt đầu xuất hiện một xu hướng tuyển chọn người thực sự giỏi để làm công tác quản lý ở những trường công tự chủ tài chính. Nói cách khác, cơ chế tự chủ tài chính đã đặt các trường vào một bối cảnh có tính chất thị trường hơn. Bàn tay vô hình của thị trường là một cơ chế “tưởng thưởng ta bằng những thành công và trừng phạt ta bằng những thất bại”, sẽ kích thích tư duy “dám làm dám chịu”, giúp các trường thay đổi mạnh mẽ theo hướng gắn bó với những nhu cầu của thị trường.

Chúng ta hy vọng việc giao quyền tự chủ tài chính cho các trường không có nghĩa là nhà nước đẩy giáo dục ĐH vào khu vực thị trường mà không có những can thiệp cần thiết. Nó chỉ có ý nghĩa như một cơ chế giúp tạo ra động lực thúc đẩy các trường cải thiện chất lượng đào tạo, bởi một khi giảm bớt phụ thuộc vào nguồn ngân sách, các trường sẽ phải hướng tới thị trường nhiều hơn và đáp ứng tốt hơn những đòi hỏi thực tế của xã hội.

Trong lúc đó, nhà nước có thể tập trung sức lực cho việc quản lý hệ thống, tập trung nguồn lực cho việc bù đắp những khiếm khuyết của thị trường; chẳng hạn như bảo đảm công bằng trong cơ hội tiếp cận ĐH và thúc đẩy phát triển những ngành cần thiết cho xã hội nhưng thị trường không có đủ động lực đáp ứng, ví dụ như ngành sử học, dân tộc học, khảo cổ học…

Ngoài ra, thay vì cấp kinh phí dàn trải cho các trường như trước đây, nhà nước có thể xây dựng các quỹ tài trợ nghiên cứu trên cơ sở cạnh tranh và không phân biệt công – tư. Nhà nước cũng có thể hỗ trợ các trường xây dựng kế hoạch phát triển dài hạn và quan trọng nhất là thúc đẩy những thiết chế nhằm bảo đảm trách nhiệm của các trường.

Bất bình đẳng với trường ngoài công lập

Quy định mới về tăng học phí khối trường công lập làm khoảng cách bất bình đẳng giữa trường công và trường tư thêm giãn rộng. Với mức học phí điều chỉnh ngang bằng, trường công vẫn có lợi thế hơn hẳn nhờ khoản bao cấp đất đai và trường sở. Các trường này cũng có thể trả lương giảng viên tốt hơn khiến ưu thế của trường ngoài công lập giảm đi.

Tương quan mới này đòi hỏi các trường phải cải thiện môi trường làm việc, xây dựng bản sắc riêng của mình để có thể tồn tại. Một số trường tư có thể không tồn tại nổi phải sáp nhập hay đổi chủ và cuối cùng sẽ chỉ còn lại những trường có tiềm lực tài chính mạnh, có tầm nhìn xa, có thiết chế quản trị nội bộ hiệu quả và tạo dựng được thế mạnh riêng là có thể đứng vững.

Tăng học phí qua các năm

Theo Nghị định 86/NĐ-CP, mức thu học phí của các trường ĐH công lập như sau:

- Khối ngành, chuyên ngành đào tạo khoa học xã hội, kinh tế, luật; nông – lâm – thủy sản: từ năm học 2015-2016 đến 2017-2018 là 1,75 triệu đồng/tháng; từ năm học 2018-2019 đến 2019-2020: 1,85 triệu đồng đồng/tháng; năm học 2020-2021: 2,05 triệu đồng/tháng.

- Khối ngành, chuyên ngành khoa học tự nhiên; kỹ thuật, công nghệ; thể dục thể thao, nghệ thuật; khách sạn, du lịch: từ năm học 2015-2016 đến 2017-2018: 2,05 triệu đồng/tháng; từ năm học 2018-2019 đến 2019-2020: 2,2 triệu đồng/ tháng; năm học 2020-2021: 2,4 triệu đồng/tháng.

- Khối ngành, chuyên ngành đào tạo là y dược: từ năm học 2015-2016 đến 2017-2018: 4,4 triệu đồng/tháng; từ năm học 2018-2019 đến 2019-2020: 4,6 triệu đồng/tháng; năm học 2020-2021: 5,05 triệu đồng/tháng.

Theo NLD

Kiến nghị tăng học phí mầm non lứa tuổ.i 6-18 tháng

Tại hội nghị sơ kết một năm triển khai thí điểm "Đề án giữ trẻ 6-18 tháng tuổ.i" do Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP HCM tổ chức sáng 8.10, đại diện nhiều trường mầm non (MN) thực hiện đề án này đã kiến nghị tăng học phí và vệ sinh phí đối với trẻ ở lứa tuổ.i này do đặc thù nuôi dạy rất khó khăn.

Theo Sở GD-ĐT TP HCM, năm học 2014-2015, đề án được tổ chức thí điểm tại 13 trường MN của 8 quận huyện gồm với 60 bé trong nhóm 6-12 tháng tuổ.i, 115 trẻ từ 13-18 tháng tuổ.i. Sang năm học 2015-2016, Sở tiếp tục chỉ đạo tổ chức thực hiện thí điểm tại 4 quận huyện theo lộ trình. Đến nay đã có 12 quận, huyện thực hiện nhận trẻ từ 6-18 tháng tuổ.i tại 41 trường MN công lập.

Kiến nghị tăng học phí mầm non lứa tuổ.i 6-18 tháng - Hình 1

Ảnh minh họa

Theo đán.h giá chung của Sở GD-ĐT TPHCM, sau một năm thực hiện thí điểm đề án, hầu hết các trường đều được sự quan tâm, hỗ trợ về mặt kinh phí để cải tạo, xây mới các phòng học phục vụ nhóm trẻ với mức đầu tư mỗi nhóm trẻ từ 120-300 triệu đồng; các trường đều đảm bảo giáo viên theo quy định; đa số các trường đều nhận đủ trẻ, đáp ứng nhu cầu gửi con của người dân gần khu công nghiệp, khu chế xuất...

Tuy nhiên, theo đại diện một số trường, việc nhận trẻ từ 6-18 tháng gặp nhiều khó khăn như tuyển dụng nhân viên cấp dưỡng cho nhóm trẻ, vì trong quy định nhà trường không có định biên cho vị trí này. Vì thế cần nhận được sự hỗ trợ từ phía Sở GD- ĐT cũng như Sở Nội vụ bổ sung thêm định biên. Một số trường kiến nghị về việc cần tăng thêm học phí và vệ sinh phí ở các nhóm trẻ này vì đặc thù đòi hỏi sự chăm sóc cao, tỉ mỉ cẩn thận và số lượng giáo viên nhiều hơn, các đồ dụng, đồ sinh hoạt cho bé cũng cần trang bị như sữa tắm riêng, khăn lau riêng, giấy ăn riêng... nên không thể áp dụng mức thu như bình thường.

Theo Đ. Trinh (Người lao động)

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

MC Thanh Bạch đã chia tay "bà trùm" Thúy Nga dù làm đám cưới 10 lần, U70 tu sửa nhan sắc, sống bí ẩn?
20:25:58 04/10/2024
HOT: Hoa hậu Đặng Thu Thảo chính thức xác nhận sinh con thứ 3, khung ảnh nhóc tỳ cực phẩm gây sốt!
21:20:34 04/10/2024
Bức ảnh làm dấy tin hẹn hò của "Á hậu bị đế chế Samsung ruồng bỏ" với Ảnh đế kém 7 tuổ.i
19:55:31 04/10/2024
Gil Lê biết Xoài Non bị nó.i xấ.u công khai, có hành động đạt tới 10.000 điểm EQ
23:46:26 04/10/2024
Chơi gameshow, Trường Giang b.ị ch.ê quá tự tin, co.i thườn.g đàn em
21:17:04 04/10/2024
Trước khi trục trặc, đây là lý do Phương Lan quyết định cưới mà không chờ Phan Đạt cầu hôn
19:28:31 04/10/2024
Triệu Lệ Dĩnh lộ ảnh HD gây lú, còn bị tình cũ và em gái bắt tay hạ bệ?
21:32:34 04/10/2024
Bị cáo Trương Mỹ Lan: 'Đừng lo tôi trở mặt'
22:04:28 04/10/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiề.n bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

1 Anh Trai bị dân mạng tràn vào trang cá nhân vì Negav

Sao việt

23:45:23 04/10/2024
Những ngày qua, không chỉ Negav bị chỉ trích dữ dội mà một vài cái tên còn bị lôi vào cuộc. Mới đây, thêm một Anh Trai bất ngờ bận rộn vì chuỗi scandal của Negav, đó chính là Quang Hùng MasterD.

Đại hội Kpop chúc mừng 2NE1 tái hợp: YG Family tề tựu, riêng BLACKPINK "tàng hình"

Nhạc quốc tế

23:37:48 04/10/2024
Nhóm nữ huyền thoại trở lại, 2NE1 được cả Kpop ăn mừng. Tại show diễn, nhiều nhóm nhạc, đồng nghiệp thân thiết gửi video chúc mừng 2NE1 tái hợp.

Nam rapper từng bị VTV lên án lại "ngựa quen đường cũ": Ca khúc mới bị chỉ trích phả.n cả.m nhưng vẫn lọt top trending

Nhạc việt

23:32:59 04/10/2024
Ngay sau khi lên sóng, bài rap thu về hàng trăm nghìn lượt xem, lọt top #10 xu hướng âm nhạc trên YouTube và cũng kéo theo nhiều cảnh báo nóng .

Rộ tin Baifern Pimchanok có tình mới hậu chia tay Nine Naphat, nhà trai b.ị ghé.t vì từng "bắt cá 2 tay"

Hậu trường phim

23:05:48 04/10/2024
Thời gian gần đây, Baifern và Jespipat Tilapornputt bỗng rộ lên nghi vấn phim giả tình thật khiến dư luận không khỏi xôn xao.

Phim thất bại ê chề vì lỗ 900 tỷ, nữ chính đẹp hàng đầu showbiz nhưng diễn như trò hề

Phim châu á

23:00:53 04/10/2024
Xuất Nhập Bình An lỗ trắng 250 triệu NDT (gần 900 tỷ đồng) tiề.n vốn sản xuất. Con số này có thể cao hơn nếu tính thêm chi phí marketing.

Vụ 'Hội khăn giấy ướt': Negav có thể bị kiện, bồi thường 30 triệu vì điều này!

Xã hội

22:26:36 04/10/2024
Bên cạnh phát ngôn thiếu chuẩn mực, Negav còn gây phẫn nộ khi thành lập group với hàng ngàn thành viên chỉ để bàn vấn đề nhạy cảm. Theo luật sư, 1 hành động anh làm trong nhóm là vi phạm pháp luật.

B.é tra.i, b.é gá.i mất liên lạc gia đình 4 ngày chưa tìm thấy

Tin nổi bật

22:04:58 04/10/2024
Ngày 4.10, Công an xã Lê Minh Xuân, Công an xã Tân Nhựt (H.Bình Chánh, TP.HCM) đã tiếp nhận tin báo của người dân về vụ việc b.é tra.i 9 tuổ.i và b.é gá.i 5 tuổ.i mất liên lạc với gia đình nhiều ngày nhưng chưa tìm thấy.

Trước khi ung thư đến, tay chân thường có 4 dấu hiệu này

Sức khỏe

22:04:40 04/10/2024
Ngày nay, mặc dù y học đã đạt được nhiều tiến bộ trong việc chẩn đoán và điều trị ung thư, nhưng căn bệnh này vẫn là một thách thức lớn đối với sức khỏe con người.

FBI truy tố 5 sinh viên Trung Quốc với cáo buộc làm gián điệp

Thế giới

22:04:04 04/10/2024
Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) ngày 4/10 cho biết đã truy tố 5 sinh viên Trung Quốc với cáo buộc làm gián điệp, liên quan đến việc họ bị bắt gặp có ý đồ tiếp cận khu quân sự Mỹ.

Bộ Công an thông tin về các vụ án lớn đang điều tra

Pháp luật

22:03:54 04/10/2024
Thiếu tướng Nguyễn Văn Thành, Phó Cục trưởng Cục CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03) thông tin về tiến độ điều tra một số vụ án lớn.

Độc lạ món mì trà sữa trân châu bắp bò không phải ai cũng dám thử

Ẩm thực

21:37:47 04/10/2024
Vào ngày 27/9 vừa qua, một chuỗi trà sữa và mì Đài Loan tại Hà Nội đã thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng khi trình làng một món ăn siêu độc lạ với tên gọi Mì trà sữa trân châu bắp bò .