Tại sao học sinh Việt Nam ở Đức thành công?

Theo dõi VGT trên

Một tờ báo của Đức vừa có bài phân tích chuyện học sinh từ các gia đình Việt Nam đạt thành tích học tập tốt nhất ở các trường phổ thông Đức. Dưới đây là bài điểm báo với tựa đề “Lúc ở nhà mẹ (cũng) là cô giáo” hay là về nguyên nhân thành công của học sinh Việt Nam tại Đức” của tác giả Trương Hồng Quang, hiện đang sống tại Berlin.

Cách đây năm năm, khi Thilo Sarazin, nguyên Bộ trưởng Tài chính bang Berlin (Đảng SPD), lúc đó là thành viên Ban Giám đốc Ngân hàng Liên bang Đức, đưa ra so sánh giữa thành công của học sinh Việt Nam ở Đức và kết quả học tập kém khả quan của học sinh có nguồn gốc xuất thân từ Thổ Nhĩ Kỳ, tuần báo “DIE ZEIT” (Thời đại) là một trong những cơ quan truyền thông lên án gay gắt nhất thái độ phân biệt chủng tộc được thể hiện qua”trò chia rẽ giữa người nhập cư tốt và người nhập cư xấu”của tác giả này.

Thật đáng ngạc nhiên là cũng chính tờ “DIE ZEIT” trong số ra ngày hôm qua (11.06.2015) lại có hẳn bài khẳng định rằng “học sinh từ các gia đình Việt Nam đạt thành tích học tập tốt nhất ở các trường phổ thông Đức, còn học sinh gốc Thổ Nhĩ Kỳ thuộc nhóm có kết quả tồi tệ nhất”.

Đây là bài kết thúc của một chuyên đề gồm ba kỳ về chủ đề năng khiếu/tríthông minh. Kỳ thứ nhất (28.05.2015) bàn về vai trò của giáo dục gia đình, đặcbiệt ở giai đoạn trước khi nhập học phổ thông. Kỳ thứ hai (03.06.2015) nói về quan hệ giữa di truyền và trí thông minh. Kỳ cuối cùng bàn về ảnh hưởng của vănhoá đối với giáo dục, cụ thể trên nghiên cứu trường hợp (case study) học sinh có nguồn gốc Việt Nam ở Đức, mà câu hỏi định hướng đã được đặt ra ở kỳ mở đầu, in ngay trên trang nhất của số báo đó: “Tại sao t.rẻ e.m Việt Nam lại học giỏi hơn t.rẻ e.m Thổ Nhĩ Kỳ?”

Trong khuôn khổ một bài điểm báo, tôi sẽ không thể đi sâu vào các nội dung ở hai kỳ trước, mà chỉ giới hạn vàoviệc tóm lược một số luận điểm căn bản nhất của “nghiên cứu trường hợp” ở kỳ ba, mà vì những lý do hiển nhiên, sẽ được người đọc tiếng Việt quan tâm hơn cả.

Trước hết cần nói ngay là bài báo này, đúng hơn là bài phỏng vấn với tiêu đề “Học luôn là ưu tiên hàng đầu” của Martin Spiewak, ký giả của”Die Zeit” và cũng là người chịu trách nhiệm cho cả chuyên đề, với GS Andreas Helmke, một chuyên gia về tâm lý phát triển và nghiên cứu giáo dục thực địa, tập trung vào việc giải thích nguyên nhân cho “thành tích xuất sắc” – như Spiewak nhấn mạnh – của học sinh Việt Nam ở Đức, mà không giới thiệu cụ thể những kết quả khảo sát cập nhật, ngoài hai biểu đồ sau đây:

Tại sao học sinh Việt Nam ở Đức thành công? - Hình 1

Nguồn/Quelle: Die Zeit, Nr. 24, 11.06.2015, trang 33

Biểu đồ thứ nhất (ở trên) với tiêu đề “Người Việt Nam chăm chỉ” nêu con số thống kê toàn quốc ở Đức năm 2013 về tỷ lệ học sinh tham gia hệ tú tài (Gymnasium) trên từng nhóm dân cư, trong đó ở nhóm “không có nguồn gốc nhập cư” là 35,8 %, ở nhóm “có nguồn gốc nhập cư Thổ Nhĩ Kỳ” là 18,3 % và ở nhóm “có nguồn gốc nhập cư Việt Nam” là 58,0 %.

Biểu đồ thứ hai (ở dưới) với tiêu đề “Học là ưu tiên hàng đầu” so sánh trình tự ưu tiên của sinh viên Đức và sinh viên Việt Nam cho các lĩnh vực học tập, gia đình, người yêu và thời gian rỗi (từ trái sang phải), mà xu hướng rõ ràng là sinh viên Việt Nam trước hết coi trọng việc học và gia đình, trong lúc đó sinh viên Đức lại dành ưu tiên hàng đầu cho người yêu và thời gian rỗi. Tuy nhiên, bài báo không nói rõ nhóm sinh viên Việt Nam được điều tra dư luận ở đây là sinh viên Việt Nam ở trong nước hay sinh viên Việt Nam ở Đức.

Trước đây mấy năm Andreas Helmke -cùng với vợ ông, nhà nghiên cứu giáo dục gốc Việt Tuyết Helmke – đã tiến hành một nghiên cứu so sánh về năng lực học toán của học sinh bậc tiểu học ở Hà Nội và Mnchen. Trong bài phỏng vấn công bố ngày hôm qua, Helmke cho biết là t.rẻ e.m Hà Nội có khả năng làm toán vượt trội (haushoch berlegen”) so với t.rẻ e.m cùng lứa t.uổi ở Mnchen, cho dù điều kiện học ở Việt Nam rất khó khăn, ví dụ thầy cô giáo ở đó thường phải đứng trước lớp có tới năm mươi học sinh. Có một khía cạnh mà Helmke nhấn mạnh là ngay ở những bài tập đòi hỏi sâu hơn về tư duy toán, học sinh ở Hà Nội vẫn đạt những kết quả tốt hơn so với học sinh Mnchen. Đây là một bằng chứng theo Helmke phủ nhận lại định kiến cho rằng ở châu Á chỉ thiên về “học gạo”. Thành tích về môn toán của t.rẻ e.m gốc Việt ở Đức cũng hoàn toàn tương xứng khả năng học toán của t.rẻ e.m Việt Nam ở trong nước, Helmke khẳng định rằng học sinh Việt Nam ở Đức thuộc nhóm học sinh có kết quả học toán tốt nhất. Trả lời câu hỏi của ký giả liệu có phải người Việt có một thứ “gien toán” đặc biệt, Helmke cho rằng có một nguyên nhân văn hoá: Ở Việt Nam toán là môn học tối thượng (Knigsfach”), ai giỏi toán người ấy giành được sự vị nể cao nhất, ở đó không thể có ai tỏ ra kiểu cách theo lối cho hay rằng mình là người mít đặc về toán, như người ta vẫn bắt gặp ở Đức.

Bên cạnh các kết quả vượt trội tron gmôn toán, học sinh Việt Nam còn dành được điểm số cao hơn cả học sinh Đức ở môn… tiếng Đức, ít nhất là theo thông tin của ký giả Spiewak. Không đi sâu vào việc lý giải hiện tượng này, Helmke lưu ý đến nghịch lý rằng ở nhiều gia đình nhập cư Việt Nam bố mẹ không nói tiếng Đức, mà nói tiếng Việt với con cái, trong lúc theo mô hình hội nhập thành công được công nhận rộng rãi thì phụ huynh ở các gia đình nhập cư cần nói tiếng Đức ở nhà với con. Dẫn kết quả của hai đồng nghiệp là Nauck và Gogolin trong một nghiên cứu nghiên cứu so sánh giữa hơn 1.500 bà mẹ gốc Thổ Nhĩ Kỳ, Việt Nam và Đức, Helmke cho biết các điều kiện bề ngoài giữa hai nhóm nhập cư Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ khá giống nhau: thu nhập bình quân thấp, nói tiếng Đức kém, chỉ có ít sách ở nhà. Tuy nhiên trên thực tế, tỷ lệ t.rẻ e.m gốc Việt theo học hệ tú tài lại cao hơn gấp đôi so với t.rẻ e.m gốc Thổ Nhĩ Kỳ.

Khác với cách lý giải phổ biến (chẳng hạn ở Thilo Sarrazintrước đây) cho rằng nguyên nhân nằm ở thái độ khước từ hội nhập của các gia đình Hồi giáo, Helmke cho rằng các bậc phụ huynh Thổ Nhĩ Kỳ – cũng như ở các nhóm cư dân nhập cư khác – rất coi trọng việc học hành của con cái.

Điểm khác nhau căn bản trong quan niệm giáo dục và cách hành xử giữa các bậc phụ huynh Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam mới đây được đề cập trong một công trình của AladinEl-Mafaalani.

Nhà nghiên cứu này đã tiến hành phỏng vấn hai nhóm phụ huynh nói trên và đi đến kết quả: Các bậc bố mẹ Thổ căn bản phó thác cho nhà trường, đối với họ thầy cô giáo là các chuyên gia có trách nhiệm dạy và giáo dục con mình; các bậc bố mẹ Việt ngược lại cho rằng mình có cùng trách nhiệm trong thành công học tập của con cái, họ coi mình là người đồng-giảng dạy, đồng-huấn luyện viên và nhìn nhận vị trí của thầy, cô giáo nhiều hơn ở vai trò của người trọng tài.

Ở chỗ này Helmke đưa ra một ví dụ minh hoạ khá bất ngờ ngay cả với người trongcuộc: Một bài hát Việt Nam – rất nổi tiếng mà tất cả người Việt Nam đều biết – kể cả ở Đức”, trong đó có câu Zu Hause ist Mutter eine Lehrerin”, dịch ngược ra tiếng Việt: “Lúc ở nhà mẹ là cô giáo”.

Tại sao học sinh Việt Nam ở Đức thành công? - Hình 2

Video đang HOT

Lúc ở nhà mẹ là cô giáo” (Ảnh chỉcó tính chất minh hoạ!)

Liên quan đến chủ đề chung của loạt bài là năng khiếu/trí thông minh, trong bài phỏng vấn Spielwak cũng đặt ra câu hỏi về vai trò của năng khiếu trong văn hoá Việt Nam.

Helmke cho rằng đây là một điểm hết sức trọng yếu. Các bậc phụ huynh Đức và cả Thổ Nhĩ Kỳ thường quy học lực kém của con cái vào nguyên nhân thiếu năng khiếu. Ở người Việt – cũng như đối với người Trung Quốc, Hàn Quốc hay Nhật Bản – có một quan niệm hoàn toàn khác, như các kết quả nghiên cứu so sánh văn hoá của các nhà nghiên cứu Mỹ Stevenson và Stigler đã chỉ ra cách đây hơn hai mươi năm. Theo đó trong các nền văn hoá giáo dục (Đông) Á, năng khiếu chỉ đóng một vai trò thứ yếu cho thành công trong học tập, và bất cứ ai cũng có thể thành công nếu đủ nỗ lực. Mặt trái của truyền thống này là những học sinh ít năng khiếu và phụ huynh của họ sẽ khó có thể biện hộ sự thất bại trong học tập bởi lý do này.

Helmke cũng lưu ý đến những tương đồng giữa thành công của học sinh Việt Nam ở Đức và thành công học tập nói chung của Asian Americans (người Mỹ gốc Á) ở Hoa Kỳ hay ở Canada. Mẫu số văn hoá của các hiện tượng này chính là di sản Nho giáo trước sau vẫn chi phối sâu sắc tư duy của người Việt – cũng như người Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc hay Singapore – bất luận họ đang sống ở đâu, ở Việt Nam, ở Hoa Kỳ hay ở Đức. Trong truyền thống tư duy này, không chỉ học vấn đóng một vai trò then chốt, mà cả thái độ kính trọng trước người lớn t.uổi, đặc biệt đối với bố mẹ và thầy cô giáo và nghĩa vụ hoàn thành chữ hiếu bằng cách mang điểm tốt về nhà.

Luận điểm về vai trò giá trị của Nho giáo đương nhiên không có gì mới. Điều đáng suy nghĩ ở đây là nhận xét của Helmke rằng thành công của học sinh Việt Nam dường như sẽ được đảm bảo tốt nhất chừng nào mà gia đình của họ vẫn còn duy trì được nền văn hoá xuất xứ…

Nhận xét này hoàn toàn tương ứng với một kết quả nghiên cứu thực nghiệm khác mà tôi đã có dịp lược thuật trước đây: Theo Olaf Beuchling, một nhà nghiên cứu giáo dục ở Hamburg đã theo dõi kết quả học tập của học sinh Việt Nam từ hơn 15 năm nay, không thể đưa ví dụ của học sinh Việt Nam để làm mẫu mực cho các nhóm nhập cư khác. Chính sách hội nhập của Đức nhắm tới đối tượng chủ yếu là t.rẻ e.m Thổ Nhĩ Kỳ và xuất phát từ hình dung rằng hội nhập càng tốt thì thành công trong giáo dục càng cao. Kết quả khảo sát của Beuchling cho thấy có một quy trình diễn ra ngược lại đối với người Việt: càng thích ứng với văn hoá Đức, thành công của học sinh Việt Nam lại càng giảm sút. Theo ông, “người Việt ở thế hệ thứ hai và thứ ba ở Đức đã đ.ánh mất một phần chuẩn mực ứng xử của Nho giáo” và kết quả nhãn t.iền là: kết quả học tập của họ đi xuống – giống như các học sinh Đức.

Theo Trương Hồng Quang

Vietnamnet

Cuộc hội ngộ xúc động của các cựu lưu học sinh Việt Nam tại Azerbaijan

Bao kỷ niệm của t.uổi trẻ, những bài hát quen thuộc thời sinh viên, những năm tháng khổ luyện nơi xứ người... đã được ôn lại trong suốt hành trình trở lại thăm trường cũ của các lưu học sinh Việt Nam từng học tập tại thủ đô Baku, Azerbaijan. Và hành trình ấy cũng khiến nhiều người không giấu được đôi mắt rưng rưng...

Cuộc hội ngộ xúc động của các cựu lưu học sinh Việt Nam tại Azerbaijan - Hình 1

Lãnh đạo Đại học Dầu khí Quốc gia Azerbaijan đón đoàn lưu học sinh Việt Nam trở lại thăm trường cũ

"Hồi đó đi tàu mấy nghìn cây số, cả tháng trời mới tới nơi, chứ làm gì được đi máy bay như bây giờ", cựu du học sinh Phạm Quốc Bảo, nguyên Vụ trưởng Vụ đối ngoại, văn phòng Quốc hội, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Cộng hòa Bulgaria kiêm nhiệm Cộng hòa Macedonia, kể về hành trình tới Baku năm xưa trên chuyến bay trở lại thăm Azerbaijan.

"Ngày ấy, sinh viên nào không ăn được, ngủ được thì gầy rộc đi. Cả tháng trời chứ có ít đâu. Có người còn chưa từng đi tàu nên bị say", anh Bảo kể tiếp.

Những kỷ niệm như thế không thiếu trong hành trình trở lại thăm mái trường xưa của gần 40 cựu sinh viên Việt Nam tại Baku đầu tháng 5/2015.

Khi Azerbaijan còn là một nước Cộng hòa thuộc Liên Xô cũ, nhiều thế hệ sinh viên Việt Nam đã được cử sang Baku học tập. Trong thời gian từ 1967-1985, có trên 2.000 sinh viên Việt Nam đã đến Azerbaijan học tại các trường đại học ở Baku. Họ đã trở về quê hương và góp phần xây dựng đất nước.

Nhiều du học sinh tại Baku khi trở về đã có các đóng góp lớn lao cho nước nhà, gặt hái những thành công trong sự nghiệp và có vị trí trong ban lãnh đạo đảng, nhà nước, chính phủ, các trường đại học, các viện nghiên cứu hàng đầu của Việt Nam. Những lưu học sinh thuộc các khóa đầu giờ đã nghỉ hưu. Nhưng tất cả các cựu sinh viên tại Baku đều có chung một mong ước trở lại thăm trường xưa.

Cuộc hội ngộ xúc động của các cựu lưu học sinh Việt Nam tại Azerbaijan - Hình 2

Viện trưởng Viện dầu khí quốc gia Việt Nam Phan Ngọc Trung (phải) vui mừng gặp lại thầy giáo cũ

Sau 30, 40 năm, thậm chí có người hơn 40 năm, các lưu học sinh tại Baku đã có dịp trở lại mảnh đất gắn liền với những năm tháng nhiệt huyết của t.uổi trẻ.

Những năm tháng khổ luyện

"Hồi đó vui lắm. Ngoài hăng say học tập, các sinh viên Việt Nam rất tích cực tham gia các hoạt động văn hóa văn nghệ. Chúng tôi ai cũng biết hát và có các đoàn văn nghệ đi biểu diễn ở khắp nơi", PGS.TS Đặng Thị Cẩm Hà, Viện Công nghệ Sinh học, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, nhớ lại thời học tập tại Đại học Quốc gia Baku (Đại học Tổng hợp Baku).

Trong những câu chuyện kể về thời sinh viên, chị Hà không ít lần rưng rưng nước mắt vì xúc động khi nhớ đến các kỷ niệm trong suốt quá trình học, đặc biệt là tình cảm của các cô, các thầy dạy cho mình. Đa số thầy cô đã ra đi nhưng tình yêu thương và trách nhiệm làm thầy đã cung cấp các kiến thức cơ bản quan trọng nhất mà họ đã mang theo trong suốt hành trang làm khoa học và quản lý. Hơn thế nữa các thầy cô đã gieo vào những sinh viên Việt Nam sự yêu nghề sâu sắc để họ đi con đường khoa học, quản lý với thành công vững chắc. Đó cũng là tâm trạng của tất cả các cựu lưu học sinh khác trong chuyến trở lại Baku lần này.

Các cựu lưu học sinh tại Đại học Tổng hợp Baku cho hay, thời đó một phụ nữ phụ trách nhà ăn của trường rất thương các sinh viên Việt Nam. Mỗi một rúp mà sinh viên đáng lẽ phải trả thì bà ấy chỉ tính 60 kopec. Bà thấy sinh viên Việt Nam nghèo, bà thương những đ.ứa t.rẻ trong chiến tranh, bố mẹ sống trong chiến tranh không biết sống c.hết ra sao. Người Việt Nam có truyền thống yêu nước nhớ nguồn, nên những tình cảm ấy các lưu học sinh không bao giờ quên được.

Cuộc hội ngộ xúc động của các cựu lưu học sinh Việt Nam tại Azerbaijan - Hình 3

Lãnh đạo Đại học Dầu khí Quốc gia Azberbaijan chụp ảnh lưu niệm với đoàn lưu học sinh Việt Nam

Anh Nguyễn Tuấn Hoa, cựu sinh viên Đại học Tổng hợp Baku, là một trong những du học sinh đầu tiên đến Baku năm 1967.

"Năm 1967, các sinh viên được tuyển sang Liên Xô học tập khá đông. Khi ấy, chiến tranh đang rất khốc liệt, bom đạn dữ dội. Các sinh viên Việt Nam khi đó mới sang rất gầy gò, ốm yếu khiến các thầy cô rất thương. Người Liên Xô rất đồng cảm với Việt Nam vì họ cũng mới thoát khỏi chiến tranh, họ hiểu sự tàn khốc của chiến tranh. Họ đã thể hiện tình cảm đó qua sự dạy dỗ đối với các sinh viên Việt Nam".

Anh Hoa cho hay, khi vào học tại Đại học Tổng hợp Baku, các sinh viên Việt Nam phải học chung với sinh viên nước ngoài chứ không có lớp học riêng, hoàn toàn phải học tiếng Nga và phải theo kịp bài giảng của thầy. Thầy nói nhanh, trong khi tiếng Nga của học sinh Việt Nam chưa đủ nên rất nôn nóng làm thế nào để theo được bài giảng của thầy. Thầy đã yêu cầu các sinh viên bản địa giúp sinh viên Việt Nam.

Những tháng đầu tiên mới vào học, sinh viên Việt Nam phải mượn vở của các học sinh bản địa để chép lại và vào thư viện để bổ sung lại bài. Sinh viên Việt Nam rất chăm chỉ. Ban đầu thầy rất ái ngại về sức khỏe và khả năng tiếng Nga của sinh viên Việt Nam, nhưng bằng sự nỗ lực, chỉ đến cuối năm đầu tiên các sinh viên Việt Nam đã vươn lên dẫn đầu cả lớp.

Cuộc hội ngộ xúc động của các cựu lưu học sinh Việt Nam tại Azerbaijan - Hình 4

Đoàn cựu lưu học sinh Việt Nam chụp ảnh với cán bộ trường Đại học Tổng hợp Baku trong chuyến thăm trường

Thầy, trò cùng khóc khi Bác mất

"Thành tích ấy khiến các thầy và các bạn cùng lớp vô cùng ngạc nhiên. Các bạn cùng lớp đã hỏi chúng tôi bí quyết để học tốt, chúng tôi trả lời rằng: "Việt Nam đang chiến tranh, sang đây chỉ có việc học thôi nên phải cố gắng hết mình". Chúng tôi lên lớp từ 7 giờ sáng đến 2 giờ chiều, sau đó ăn vội rồi lại vào thư viện học đến 10 giờ tối. Về nhà ăn uống xong lại học tiếp đến 2 giờ sáng mới ngủ và 6 giờ hôm sau đã dậy. Cứ như vậy mấy năm trời và bù lại chúng tôi học rất giỏi", anh Hoa nhớ lại những tháng ngày học tập gian khổ tại nước bạn.

Các cựu sinh viên Việt Nam tại Baku nói rằng tình thầy trò sâu đậm là điều mà họ không bao giờ quên được. Các thầy cô giáo chăm sóc, lo lắng cho các sinh viên Việt Nam như con cháu mình, dành tình cảm nhiều hơn cả so với các sinh viên khác.

Một trong những kỷ niệm khiến anh Hoa nhớ mãi không quên là khi Chủ tịch Hồ Chí Minh mất năm 1969, các sinh Việt Nam đã khóc ròng trong nhiều ngày. "Các thầy cô giáo nhìn sinh viên Việt Nam thương lắm nên đến tận ký túc xá để động viên nhưng khi nhìn thấy chúng tôi đứng nghiêm trang lặng lẽ khóc bên di ảnh của Người thì chính các thầy cũng không cầm được nước mắt. Khi thấy chúng tôi trong đau thương vẫn học tập miệt mài, các thầy còn nói "thôi học vừa phải thôi, còn phải giữ sức khỏe để học tiếp nữa"... Đó là những kỷ niệm suốt đời chúng tôi không bao giờ quên được. Không có thầy nào lại khuyên trò học ít thôi cả. Tình cảm đó là vô bờ vô bến", anh Hoa nói.

Cuộc hội ngộ xúc động của các cựu lưu học sinh Việt Nam tại Azerbaijan - Hình 5

Các cựu lưu học sinh Việt Nam cất tiếng hát ở mái trường xưa

Baku ngày trở lại

Và khi trở lại Baku sau 30-40 năm, các lưu học sinh Việt Nam đều ngỡ ngàng trước sự thay đổi tới 95% của diện mạo thành phố. Những con đường thân quen từ ký túc tới giảng đường không còn, những ngôi nhà nhỏ, những con phố nhỏ giờ đây đã được thay bằng các đường phố rộng thênh thang, những tòa nhà cao tầng kiên cố. Nhưng những kỷ niệm xưa vẫn hiện về vẹn nguyên như ngày nào.

"5 năm ngày ấy như một cuốn phim. Các kỷ niệm hiện về rõ như mới hôm qua", chị Hà rưng rưng.

Các lưu học sinh Việt Nam đã không kìm được xúc động, thậm chí còn òa khóc nức nở khi tới thăm mái trường xưa yêu dấu. Đoàn lưu học sinh Việt Nam đã trở lại thăm Đại học Tổng hợp Baku và Đại học Dầu khí quốc gia Azerbaijan, nơi họ được đón tiếp trong không khí nồng ấm tình thầy trò.

Phần lớn các thầy cô giáo ngày đó nay đã qua đời. Các lưu học sinh chỉ gặp lại các lãnh đạo nhà trường, các giảng viên đa phần còn trẻ nhưng tình cảm vẫn nồng ấm như thuở nào. Những kỷ niệm kể lại có thể không giống nhau, nhưng chữ "tình" vẫn vẹn nguyên đó.

Những du học sinh ngày đó lại cất vang các bài hát quen thuộc năm xưa như Telebe (Sinh viên), Chiều Mátxcơva, Đôi bờ, Thanh niên sôi nổi, Cây thùy dương, Giai điệu... trên giảng đường. Xen lẫn trong tiếng vỗ tay mỗi lần kết thúc các màn biểu diễn ngẫu hứng ấy là tiếng sụt sịt, đôi khi nức nở của những người trong cuộc. Sự xúc động, nghẹn ngào cũng trào dâng trong lòng những người ngoài cuộc chứng kiến các cuộc hội ngộ hiếm có.

Cuộc hội ngộ xúc động của các cựu lưu học sinh Việt Nam tại Azerbaijan - Hình 6

Một tiết mục văn nghệ sôi nổi của các cựu lưu học sinh Việt Nam trong bữa tiệc chiêu đãi đoàn do Bộ trưởng giáo dục Azerbaijan Mikayil Cabbarov chủ trì

Vun đắp những ước mơ

Các bài hát ấy không chỉ vang lên trên giảng đường mà còn trong suốt chuyến thăm thủ đô Baku để rồi những bạn trẻ Azerbaijan không hiểu nhiều về các du học sinh Việt Nam cũng đồng cảm. Những tiếng cổ vũ "hát lại đi, hát lại đi" bằng tiếng Azerbaijan sau mỗi tiết mục ngẫu hứng trong bữa tiệc chia tay khiến ai ai đều trào dâng một tâm trạng lưu luyến khó tả.

Kết thúc hành trình đầy cảm xúc, các lưu học sinh Việt Nam trở về với tâm trạng mãn nguyện, bởi ước mơ nhiều năm qua đã trở thành hiện thực. Và họ lại đang ấp ủ những ước mơ khác, để vun đắp cho mối quan hệ hữu nghị truyền thống giữa Việt Nam và Azerbaijan. Đó là kế hoạch thành lập hội thành lập Hội hữu nghị Việt Nam-Azerbaijan, là các dự án hợp tác về kinh tế biển, dầu khí, nông nghiệp, khoa học, giáo dục...

"Truyền thống cần phải được bổ sung và vun đắp bằng các nội dung mới phù hợp với thời đại, phù hợp với tiềm năng của hai đất nước", nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nghiêm Vũ Khải, cựu sinh viên Đại học Tổng hợp Baku, đúc kết sau chuyến trở lại Baku mà ông nói là thành công hơn mong đợi.

An Bình

Baku - Tháng 5/2015

Theo Dantri

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Ô tô khách bị lật xuống rìa quốc lộ sau tai nạn c.hết người
10:23:14 30/06/2024
Lật xe khách trên đèo ở Đắk Nông, hàng chục người bị thương
21:16:22 01/07/2024
Vụ sập hang động tại Bắc Kạn: Đã giải cứu được một nạn nhân
11:27:12 01/07/2024
Sập hầm ở Bắc Kạn, 1 người mất tích
13:16:21 01/07/2024
Xuống hang sâu bơm nước bị ngạt khí độc, 2 người t.ử v.ong
20:37:50 01/07/2024
Từ 1/7, người dân được xuất trình giấy tờ lái xe qua VNeID
13:09:30 30/06/2024
Đơn vị thi công lên tiếng vụ 2 anh em ruột đuối nước t.ử v.ong tại công trường
11:23:38 01/07/2024
CSGT sẽ tước quyền sử dụng giấy tờ xe của tài xế vi phạm qua VNeID
11:51:16 30/06/2024

Tin đang nóng

Midu và thiếu gia Minh Đạt lộ diện hậu siêu đám cưới, đang du lịch hưởng tuần trăng mật?
17:36:50 01/07/2024
Diễn viên Quốc Hùng qua cơn nguy kịch nhưng 'vỡ gan độ 4 khó nói trước'
21:37:51 01/07/2024
Midu có 1 hành động khiến mẹ Minh Đạt hài lòng và loạt chi tiết phơi bày quan hệ con dâu - nhà chồng tại lễ cưới hào môn
17:39:51 01/07/2024
Chồng đòi lấy 5 tỷ mua nhà cho nhân tình, tôi vẫn vui vẻ đồng ý nhưng kèm theo điều kiện khiến anh 'khóc thét'
18:28:25 01/07/2024
Mai Phương Thúy nói lý do đi dép bệt, "né" ống kính khi dự lễ cưới Midu
21:01:31 01/07/2024
Choi Ji Woo bật khóc hối hận chuyện con cái, phải nhờ tới sự hỗ trợ từ Kim Tae Hee vì điều này
17:47:55 01/07/2024
Lưu Sở Điềm: Tiểu mỹ nhân Cbiz bị cấm "dao kéo", khiến Triệu Lộ Tư "nhục mặt"
19:40:04 01/07/2024
Hé lộ "thế lực" kì bí giúp nhà tiên tri mù Vanga "nhìn thấu" tương lai thế giới
18:42:02 01/07/2024

Tin mới nhất

Hàng loạt trường hợp bị thu hồi, giữ giấy chứng nhận căn cước từ hôm nay, 1-7

21:49:03 01/07/2024
Nghị định 70/2024/NĐ-CP quy định các trường hợp bị thu hồi Giấy chứng nhận căn cước như giấy bị cấp sai quy định; Giấy chứng nhận căn cước đã tẩy xóa, sửa chữa...

Loạt chính sách có hiệu lực từ tháng 7/2024 tác động trực tiếp tới người đi xe máy

21:23:50 01/07/2024
Người đi xe máy có thể không cần mang theo giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe dạng bản giấy mà chỉ cần xuất trình tại ứng dụng VNeID từ ngày 1/7.

Bình Định: Khống chế đám cháy lớn tại công ty sản xuất sản phẩm gỗ

12:58:59 01/07/2024
Lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ Công an tỉnh Bình Định đã khống chế đám cháy lớn tại xưởng sản xuất sản phẩm gỗ ở phường Nhơn Hòa, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định.

Xe máy đ.âm cọc tiêu, 1 người t.ử v.ong tại chỗ

11:20:28 01/07/2024
Vụ tai nạn xe máy thương tâm vừa xảy ra ở xã Hồng Lộc, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) khiến 1 người t.ử v.ong tại chỗ, 1 người bị thương nặng.

Ba người trèo qua sân thượng nhà hàng xóm thoát khỏi đám cháy

21:53:45 30/06/2024
Nghe người dân truy hô, 3 người sống tại căn nhà 3 tầng trong hẻm đã nhanh chóng trèo qua sân thượng nhà hàng xóm thoát nạn trước khi lửa và khói bao trùm căn nhà...

Công an Hà Nội: Có doanh nghiệp thuê người xếp hàng mua vàng 'bình ổn'

20:56:48 30/06/2024
Ngày 30/6, Bộ Công an cho biết, Phòng An ninh kinh tế (Công an TP Hà Nội) xác định có nhóm đối tượng được thuê xếp hàng mua vàng từ các ngân hàng thương mại Nhà nước và bán lại cho doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc.

Người thương binh giữa đêm mưa lao xuống hồ Quỳnh cứu n.ữ s.inh t.ự v.ẫn

22:18:18 29/06/2024
Buồn chán chuyện gia đình, sau một hồi thẫn thờ đi vài vòng quanh hồ Quỳnh (phường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), cô gái trẻ lao mình xuống dòng nước đen thẫm tại đây. Rất may mắn, cô gái nhanh chóng được người dân phát hiện, c...

Tài xế t.ử v.ong trong cabin sau tai nạn liên hoàn trên quốc lộ 13

20:14:27 29/06/2024
Vụ tai nạn liên hoàn giữa xe tải, ô tô du lịch và xe đầu kéo xảy ra trên quốc lộ 13 (Bình Dương) khiến 2 phương tiện hư hỏng nặng, nam tài xế xe tải t.ử v.ong trong cabin.

Vụ tông xe nghiêm trọng ở Vũng Tàu: Xác định danh tính, tạm giam nữ tài xế

15:12:14 29/06/2024
Liên quan đến vụ tai nạn liên hoàn khiến hai mẹ con không qua khỏi ở Vũng Tàu, cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP Vũng Tàu khởi tố, bắt giam nữ tài xế điều khiển ô tô điên về tội Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ.

Tìm thấy t.hi t.hể nạn nhân bị mất tích tại Sa Pa

15:01:03 29/06/2024
Hiện tại, các cơ quan chức năng đang tổ chức làm các thủ tục theo quy định và bàn giao t.hi t.hể nạn nhân cho gia đình. Chính quyền địa phương đã động viên, thăm hỏi, chia buồn kịp thời cùng gia đình nạn nhân.

Quốc hội quy định dao có tính sát thương cao là vũ khí

12:49:01 29/06/2024
Dao có tính sát thương cao sẽ được coi là vũ khí, tùy mục đích sử dụng để gây rối, chống người thi hành công vụ hoặc xâm phạm đến tính mạng người khác.

Bà Rịa Vũng Tàu: Cháy nhà khiến 2 vợ chồng t.ử v.ong

11:20:55 29/06/2024
Ngày 27-6, Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phối hợp cùng Công an huyện Đất Đỏ điều tra nguyên nhân vụ 2 vợ chồng được phát hiện t.ử v.ong trong căn nhà cháy.

Có thể bạn quan tâm

Mách nàng cách diện áo sơ mi voan mỏng vừa đẹp vừa kín đáo

Thời trang

23:41:06 01/07/2024
Với 4 cách diện áo sơ mi voan mỏng dưới đây, các nàng tha hồ biến hóa để có set đồ vừa đẹp vừa kín đáo.Áo sơ mi voan mỏng sẽ trở nên thanh lịch, kín đáo hơn nếu các nàng biết 4 cách mặc dưới đây.

ILLIT được Billboard vinh danh tân binh K-Pop của tháng

Nhạc quốc tế

23:37:06 01/07/2024
Billboard mới đây đã công bố ILLIT đạt danh hiệu tân binh của tháng 6 và đồng thời là nhóm nhạc K-Pop đầu tiên làm được điều này. Tờ báo sau đó cũng giải thích rõ ràng lý do lựa chọn nhóm nhạc mới của HYBE cho danh hiệu tân binh.

Vừa ly hôn, tôi nhận ra mình mắc sai lầm nghiêm trọng nhưng không thể cứu vãn

Góc tâm tình

23:27:16 01/07/2024
Tôi muốn mở lời nói xin lỗi chồng cũ nhưng không sao nói được. Cứ nhắn rồi xóa. Từ hôm qua đến giờ, nỗi ân hận choán lấy toàn bộ tâm trí khiến tôi không thể tập trung làm gì cả.

Top 4 con giáp nữ dễ bị dụ dỗ vì những lời đường mật

Trắc nghiệm

23:24:51 01/07/2024
Con giáp Thân đứng đầu bảng xếp hạng bởi họ là những người dễ bị tan chảy trước những lời nói ngọt ngào. Các bạn nữ t.uổi Thân khá thông minh, tuy nhiên họ lại dễ dàng bị những thứ đẹp đẽ làm cho tâm trí bị mê muội.

Xuân Bắc xưng hô "tao" với Tự Long còn nói thẳng điều này

Sao việt

23:17:24 01/07/2024
Xuân Bắc vừa gây xôn xao mạng xã hội khi có bài đăng dài nói về chuyện Tự Long tham gia chương trình Anh trai vượt ngàn chông gai.

Điểm tên những địa điểm đẹp nhất khi du lịch Cửa Lò, Nghệ An

Du lịch

23:00:21 01/07/2024
Nếu không muốn nuối tiếc sau chuyến đi du lịch Cửa Lò, Nghệ An, bạn đừng bỏ qua những địa điểm đẹp nhất, hấp dẫn và thú vị nhất dưới đây.

"Tóm gọn" 2 nam ca sĩ hạng A hẹn hò đôi, tình tứ đút thức ăn cho bạn gái giữa quán ăn

Sao châu á

22:52:01 01/07/2024
Mặc dù chất lượng của video khá thấp, cư dân mạng cho rằng 2 người đàn ông trong video này là Mino (WINNER) và PO (Block B) - đôi bạn thân đình đám Kpop.

Công thức pha chế trà sữa ô long chuẩn vị ngon như ngoài hàng

Ẩm thực

22:41:10 01/07/2024
Bạn còn chần chừ gì mà không vào bếp làm ngay 1 ly trà sữa ô long để giải toả cơn thèm! Hương trà ô long thơm ngào ngạt, hoà quyện với vị sữa béo ngậy tạo nên một thức uống ngon khó cưỡng.

Nhiều động vật quý hiếm, nguy cấp lộ diện nhờ bẫy ảnh

Lạ vui

22:26:14 01/07/2024
Bẫy ảnh tại Khu dự trữ thiên nhiên Động Châu - Khe Nước Trong (Quảng Bình) đã phát hiện nhiều loài thú quý hiếm, nguy cấp cần bảo tồn như: Chà vá chân nâu, Gấu ngựa, Voọc Hà Tĩnh, Thỏ vằn,...

Nhật Bản ra mắt mũ bảo hiểm được làm từ vỏ sò và nhựa tái chế

Thế giới

22:02:09 01/07/2024
Một lợi thế nữa của Shelltec là tính chất có thể tái sử dụng liên tục. Mũ bảo hiểm Shellmet cũ sẽ được nghiền nát và tái chế để tạo ra một Shellmet mới.

Tom Cruise yêu con trai nuôi hơn con gái ruột?

Sao âu mỹ

21:54:46 01/07/2024
Siêu sao Tom Cruise được nhìn thấy bước xuống trực thăng cùng con trai nuôi Connor Cruise ở trung tâm London vào cuối tuần qua.