“Sát thủ” diệt tàu sân bay của Trung Quốc không đáng sợ

Theo dõi VGT trên

Một báo cáo mới của Vụ khảo cứu Quốc hội Mỹ khẳng định tên lửa đạn đạo chống hạm mới của Trung Quốc (ASBM) có thể bị đ.ánh bại và không phải là “nhân tố thay đổi cuộc chơi” như nhiều nhà phân tích quốc phòng dự đoán.

Sát thủ diệt tàu sân bay của Trung Quốc không đáng sợ - Hình 1

Tên lửa Đông Phong-21D của Trung Quốc trong một cuộc diễu binh.

Nhiều nhà phân tích quốc phòng gần đây đã đưa ra hàng loạt cảnh báo mạnh mẽ rằng Mỹ có nguy mất tàu sân bay vì một tên lửa ASBM của Trung Quốc. Tuy nhiên, ông Ronald O’Rourke, một chuyên gia hải quân từ Vụ khảo cứu Quốc hội Mỹ (CRS), cho hay tên lửa đạn đạo Đông Phong 21D của Trung Quốc, được mệnh danh là “ sát thủ tàu sân bay”, có thể bị đ.ánh bại bằng việc phối hợp các biện pháp khác nhau.

Theo báo cáo mang tựa đề: “Trung Quốc hiện đại hóa hải quân: những ảnh hưởng đối với hải quân Mỹ” được công bố hồi cuối tháng 3, ông O’Rourke cho hay có vài khía cạnh mà các biện pháp có thể được thực hiện để ngăn chặn “sát thủ tàu sân bay”. Những biện pháp này bao gồm khi tàu mục tiêu bị phát hiện và nhận dạng, khi dữ liệu bị truyền tới bệ phóng ASBM, khi b.ắn ASBM và khi đầu nổ tìm thấy tàu mục tiêu.

Ông O’Rourke đưa ra một loạt các gợi ý như hải quân Mỹ phải sở hữu các hệ thống để vô hiệu hóa hoặc làm nhiễu các hệ thống mục tiêu và giám sát hàng hải tầm xa của Trung Quốc, phá hủy các ASBM trong các giai đoạn khác nhau khi bay, giăng bẫy và đ.ánh lừa các ASBM khi chúng tiến gần tới các mục tiêu đã định.

Các phương án để phá hủy ASBM trên không bao gồm việc phát triển các phiên bản tên lửa đ.ánh chặn SM-3, trong đó có SM-3 Block IIA. Hải quân Mỹ cũng cần đẩy nhanh việc mua tên lửa đ.ánh chặn giai đoạn đoạn cuối trên biển.

Các phương án khác bao gồm đẩy nhanh phát triển và triển khai các s.úng siêu điện từ, laser điện tử năng lượng cao dùng cho tàu và laser bán dẫn.

ASBM có thể bị đ.ánh bại khi chúng lại gần các mục tiêu đã định bằng cách trang bị cho các tàu hệ thống chiến tranh điện tử hoặc hệ thống tạo ra các đám mây khói nhằm làm đ.ánh lửa radar của ASBM.

Ông O’Rourke cũng nói thêm rằng quốc hội Mỹ nên đặt vấn đề xem liệu phiên bản Flight III của tàu khu trục lớp DDG-51 Arleigh Burke, mà hải quân Mỹ dự định sẽ nhận vào năm 2016, có các khả năng thực hiện các sứ mệnh phòng thủ tên lửa và trên không chống lại các lực lượng Trung Quốc, trong đó có ASBM, hay không.

Theo Dantri

“Khả năng tác chiến hạt nhân Trung Quốc có hạn, dễ bị Mỹ t.iêu d.iệt”

"Mỹ đang toàn lực xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa châu Á-Thái Bình Dương, nhằm loại bỏ mối đe dọa từ hàng trăm quả tên lửa của Trung Quốc".

Tuần san "Bình luận quân sự độc lập" Nga ngày 17/2 đưa tin, Trưởng Phòng nghiên cứu Mỹ và Canada - Viện Khoa học Nga Sergei Rogov có bài viết cho rằng, hiện nay đối thủ chính trong thế kỷ 21 khiến Mỹ lo ngại nhất là Trung Quốc, chứ không còn là Nga nữa.

Mặc dù thực lực quân sự của Trung Quốc liên tục được tăng cường, nhưng mạng lưới phòng thủ tên lửa được Mỹ toàn lực xây dựng hiện đã tạo ra mối đe dọa trực tiếp và hiện thực đối với lực lượng hạt nhân của Trung Quốc.

Mộng đẹp siêu cường tan biến

Rogov cho rằng, hiện nay Mỹ đã bị rơi vào một cuộc khủng hoảng toàn diện liên quan đến tất cả các lĩnh vực của đời sống.

Hậu quả của "Đại suy thoái" các năm 2008-2009 vẫn chưa mất đi, gánh nặng nợ công khổng lồ vẫn rất lớn, lòng tin của người dân vào các hệ thống cơ bản đã bị "đóng băng", tầng lớp tinh hoa chính trị đang chia rẽ, hai đảng Dân chủ và Cộng hòa tranh chấp quyết liệt, khiến cho nợ công tiếp tục tăng lên, xếp hạng tín dụng quốc gia bị hạ thấp, giấc mơ trở thành siêu cường duy nhất thế giới của Mỹ đã tan biến.

Khả năng tác chiến hạt nhân Trung Quốc có hạn, dễ bị Mỹ t.iêu d.iệt - Hình 1

Tên lửa chiến lược kiểu mới phóng giếng của lực lượng Pháo binh 2 Trung Quốc

Chiến tranh Iraq và Afghanistan khiến cho Quân đội Mỹ căng thẳng cao độ trong thời gian dài, chính quyền Obama buộc phải ra quyết định rút quân, nỗ lực giảm thiểu hậu quả thất bại từ sự phiêu lưu quân sự.

Đồng thời, trật tự thế giới đang từ đơn cực chuyển sang đa cực. Trong chiến lược an ninh quốc gia năm 2010, Chính phủ Obama thừa nhận, những trung tâm quyền lực mới, mà Mỹ buộc phải hợp tác, đang tiếp tục tăng lên, vừa có trung tâm quyền lực toàn cầu như Trung Quốc, Ấn Độ, Nga; vừa có trung tâm quyền lực khu vực như Brazil, Indonesia, Nam Phi, Saudi Arabia, Nigeria.

Mặc dù điều này hoàn toàn không có nghĩa là Mỹ sẽ không tiếp tục là cường quốc hàng đầu thế giới, nhưng ít nhất cho thấy, khoảng cách giữa Mỹ và các nước lớn khác đang thu nhỏ.

Video đang HOT

Coi Trung quốc là đối thủ chính

Chuyên gia Nga cho rằng, hiện nay quan hệ Trung-Mỹ đã bước lên bình diện của hệ thống quan hệ quốc tế, Trung Quốc đã bị Mỹ coi là đối thủ chính trong thế kỷ 21. Một cuộc điều tra năm 2011 ở 22 quốc gia có kết quả cho thấy, đa số người được hỏi của 16 quốc gia cho rằng, Trung Quốc đã vượt hoặc sẽ nhanh chóng vượt Mỹ, trở thành siêu cường thế giới mới nổi, trong đó 72% người Pháp, 67% người Tây Ban Nha, 65% người Anh, 61% người Đức, 63% người Trung Quốc và 45% người Nga giữ quan điểm này.

Hiện nay, sản lượng công nghiệp, đầu tư, nhu cầu năng lượng, xuất khẩu hàng hoá, dự trữ t.iền tệ của Trung Quốc đều đã vượt lên đứng đầu thế giới, về mặt tổng sản phẩm quốc nội (GDP), nghiên cứu khoa học và chi tiêu quốc phòng đã đứng thứ hai thế giới.

Khả năng tác chiến hạt nhân Trung Quốc có hạn, dễ bị Mỹ t.iêu d.iệt - Hình 2

Trung Quốc tăng cường chi tiêu quân sự. Trong hình là tàu khu trục của Hải quân Trung Quốc phóng tên lửa chống hạm.

Các chuyên gia dự đoán, nếu xu thế phát triển hiện nay được duy trì, sau năm 2015, Trung Quốc sẽ vượt Mỹ về một số chỉ tiêu quan trọng, dù là tổng GDP hay về sức mua bình quân đầu người, tỷ giá hối đoái và thị trường vốn.

Rogov cho biết, tạp chí "Economist" Anh dự đoán, chi tiêu quân sự của Trung Quốc đến năm 2025 cũng sẽ vượt Mỹ. Nền tảng kinh tế khổng lồ giúp cho Trung Quốc có khả năng tiến hành hiện đại hóa toàn diện quân đội nước này. Hiện nay Trung Quốc không chỉ đủ khả năng bảo vệ lãnh thổ của họ, mà còn có thể phát triển hạm đội tầm xa, có khả năng điều động lực lượng tầm xa.

Phòng tuyến của Trung Quốc ở Thái Bình Dương đã không còn giới hạn ở chuỗi đảo thứ nhất nữa (Nhật Bản-Đài Loan-Philippinese), mà đã đột phá chuỗi đảo thứ hai (Guam). Trung Quốc còn tích cực sử dụng hải quân để bảo vệ lợi ích kinh tế của họ, đặc biệt là biển Đông và Ấn Độ Dương - những vùng biển đóng vai trò rất quan trọng về vận chuyển dầu mỏ và các nguyên liệu khác mà Trung Quốc có nhu cầu.

Hải quân Trung Quốc đã đảm đương các nhiệm vụ tấn công cướp biển, hộ tống tàu thuyền, đã hộ tống 4.200 tàu thuyền chạy hướng biển Ả-rập. Ngoài ra, còn tích cực tham gia các chiến dịch sơ tán công dân Trung Quốc quy mô lớn ở các khu vực điểm nóng, từ năm 2006-2010 đã sơ tán 6.000 người Hoa ở Lebanon, Chad, Haiti, Togo, quần đảo Solomon và một số nước khác; năm 2011, sơ tán 48.000 người Hoa từ Ai Cập, Libya và Nhật Bản.

Chuyên gia Nga cho rằng, những năm gần đây, kinh tế Trung Quốc và Mỹ đã hình thành nên cục diện phụ thuộc lẫn nhau, nó được thể hiện trực quan hơn trong điều kiện khủng hoảng kinh tế thế giới hiện nay. Kim ngạch thương mại hai nước lên tới 440 tỷ USD, Trung Quốc không chỉ trở thành nước cung ứng hàng hóa chính cho Mỹ, mà còn là chủ nợ lớn nhất của Mỹ.

Hiện nay, Chính phủ Obama kêu gọi Trung Quốc hợp tác với Mỹ, gánh vác một phần trách nhiệm bảo vệ sự ổn định của hệ thống kinh tế và tài chính thế giới.

Khả năng tác chiến hạt nhân Trung Quốc có hạn, dễ bị Mỹ t.iêu d.iệt - Hình 3

Biên đội hộ tống số 8 và số 7 của Hải quân Trung Quốc làm nhiệm vụ hộ tống tại vịnh Aden

Chiến lược an ninh quốc gia Mỹ nhấn mạnh, quan hệ Trung-Mỹ thiết thực, hiệu quả là cần thiết để ứng phó với các thách thức chủ yếu của thế kỷ 21.

Nhưng, giữa Trung-Mỹ cũng tồn tại một số vấn đề, chẳng hạn Mỹ phê phán Trung Quốc xây dựng hiện đại hóa quân đội, vấn đề kích động các thế lực đòi độc lập cho Đài Loan, Tây Tạng, Tân Cương. Ngoài ra, chủ nghĩa bảo hộ ở Mỹ nổi lên mạnh mẽ, liên tục yêu cầu tăng giá đồng nhân dân tệ.

Sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế buộc Trung Quốc và Mỹ thường xuyên thỏa hiệp, nhưng Mỹ vừa không sẵn sàng từ bỏ tìm kiếm vị thế bá chủ thế giới, vừa không sẵn sàng thừa nhận Trung Quốc là một đối tác bình đẳng.

Mỹ lo ngại sức mạnh quân sự của Trung Quốc tăng lên

Rogov cho rằng, sức mạnh quân sự của Trung Quốc không ngừng được tăng cường, khả năng hạn chế Mỹ can dự Đông Thái Bình Dương, ngăn chặn Mỹ chiếm không gian vũ trụ và không gian thông tin không ngừng tăng lên, khiến cho Lầu Năm Góc ngày càng lo ngại.

Huống hồ, Trung Quốc còn là nước lớn hạt nhân duy nhất công khai tăng cường toàn diện sức mạnh hạt nhân.

Các chuyên gia Mỹ thống nhất cho rằng, phải ngăn chặn Trung Quốc. Quỹ Di sản và Viện Doanh nghiệp kiến nghị Mỹ liên minh với Nhật Bản, Ấn Độ, cùng ngăn chặn Trung Quốc. Quỹ Tự do mới Mỹ đề nghị tăng cường hợp tác với Nga trên phương diện này.

Một loạt văn kiện an ninh quân sự được Chính phủ Obama thông qua đều đặc biệt coi trọng Trung Quốc. Mỹ công khai bày tỏ lo ngại đối với sự tăng cường nhanh chóng về thực lực quân sự của Trung Quốc.

Khả năng tác chiến hạt nhân Trung Quốc có hạn, dễ bị Mỹ t.iêu d.iệt - Hình 4

"Sát thủ tàu sân bay" - tên lửa chống hạm Đông Phong-21D của Trung Quốc

Chiến lược an ninh quốc gia Mỹ đã tuyên truyền "Thuyết về mối đe dọa từ Trung Quốc", chỉ trích Trung Quốc cản trở Quân đội Mỹ tự do can dự ở một số khu vực.

Những chỉ trích này thường cho rằng Trung Quốc không ngừng tăng cường sức mạnh quân sự, nỗ lực ngăn chặn Hải quân Mỹ đi vào vùng biển duyên hải Trung Quốc, can thiệp vấn đề Đài Loan.

Cách đây không lâu, chính quyền Obama công khai tuyên bố chuẩn bị quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương về quân sự, bảo đảm cho việc can dự khu vực này.

Động thái này không chỉ làm tăng cấp độ đối đầu quân sự Trung-Mỹ, mà sẽ còn liên quan tới vấn đề xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa khu vực.

Mỹ đang toàn lực xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa châu Á-Thái Bình Dương, nhằm loại bỏ mối đe dọa từ hàng trăm quả tên lửa của Trung Quốc.

Chuyên gia Nga cho rằng, ngày 5/1/2012 Lầu Năm Góc tuyên bố, trọng điểm chiến lược của Mỹ sẽ chuyển tới khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Về phương hướng ưu tiên khu vực triển khai binh lực của quân Mỹ, Trung Đông hiện đã rút xuống đứng thứ hai, châu Âu thứ ba.

Lầu Năm Góc quyết định cắt giảm 2 trong số 4 lữ đoàn lục quân của Mỹ ở châu Âu, đồng thời ra sức tăng cường các cụm chiến đấu của quân Mỹ ở Thái Bình Dương, có kế hoạch xây dựng căn cứ quân sự mới, triển khai lực lượng lính thủy đ.ánh bộ ở Australia.

Hơn nữa, trong chiến lược quân sự mới, lần đầu tiên Lầu Năm Góc đặt song song Trung Quốc và Iran là mối đe dọa chính cần phải ngăn chặn, yêu cầu Mỹ cần tăng cường triển khai binh lực tương ứng,

duy trì khả năng điều động binh lực khu vực, bảo đảm ngăn chặn được đối thủ tiềm tàng, ngăn chặn họ thực hiện mục tiêu.

Khả năng tác chiến hạt nhân Trung Quốc có hạn, dễ bị Mỹ t.iêu d.iệt - Hình 5

Tàu ngầm hạt nhân Ohio mang theo tên lửa hành trình neo đậu tại căn cứ Yokosuka - Nhật Bản.

Mỹ tuyên bố, đối thủ tiềm tàng đã tạo ra mối đe dọa cho việc can thiệp quân sự và tự do hành động của Mỹ, họ sẽ sử dụng các biện pháp phi đối xứng chống lại Mỹ,

phá hoại kế hoạch tác chiến của Mỹ, bao gồm tác chiến điện tử và các biện pháp tác chiến thông tin mạng, tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình, vũ khí phòng không kiểu mới, thủy lôi và các phương pháp khác.

Các nước như Trung Quốc và Iran trong tương lai sẽ tiếp tục sử dụng biện pháp phi đối xứng, ngăn cản việc điều động binh lực của Mỹ.

Vì vậy, Quân đội Mỹ phải tiến hành đầu tư cần thiết, đảm bảo có khả năng hành động hiệu quả đối phó lại các biện pháp này, phát triển tàu ngầm, thiết bị săn ngầm, máy bay n.ém b.om tàng hình thế hệ mới và hệ thống phòng thủ tên lửa, tăng cường sức mạnh trong vũ trụ.

Hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ đe dọa sức mạnh hạt nhân của Trung Quốc

Rogov cho rằng, hệ thống phòng thủ tên lửa do Mỹ đang tích cực xây dựng dù ở trong lãnh thổ Mỹ hay ở châu Âu và châu Á, đều đã tạo ra mối đe dọa trực tiếp và hiện thực đối với lực lượng hạt nhân của Trung Quốc.

Theo đ.ánh giá của các chuyên gia, Trung Quốc hiện chỉ có 180-200 đầu đạn hạt nhân, trong đó chỉ có 40-50 đầu đạn có thể vươn tới lãnh thổ Mỹ (Alaska, Hawaii, các bang ở bờ biển Thái Bình Dương).

Ngoài ra, Trung Quốc thiếu hệ thống cảnh báo sớm các cuộc tấn công của tên lửa chiến lược, do đó lực lượng hạt nhân trong lãnh thổ của họ rất dễ bị Mỹ tấn công "đánh đòn phủ đầu" mang tính hủy diệt.

Mặc dù Trung Quốc còn có vài trăm quả tên lửa tầm trung, nhưng sẽ không tạo ra mối đe dọa quá lớn cho Mỹ.

Hiện nay, cụm chiến đấu chủ lực của lực lượng tàu ngầm Mỹ chủ yếu triển khai ở Thái Bình Dương, chứ không phải là Đại Tây Dương - nơi Mỹ-Xô đối đầu gay gắt thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Khả năng tác chiến hạt nhân Trung Quốc có hạn, dễ bị Mỹ t.iêu d.iệt - Hình 6

Tên lửa đạn đạo Trident II (D5) được phóng từ tàu ngầm, do Công ty Lockheed Martin Mỹ chế tạo.

Quân đội Mỹ triển khai 8 tàu ngầm hạt nhân mang theo tên lửa chiến lược tại căn cứ Bangor - Thái Bình Dương, trong đó 6 chiếc đã triển khai chiến dịch, tổng cộng có 192 quả tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm, trong đó 156 quả có thể đưa vào chiến đấu bất cứ lúc nào.

Ở căn cứ Kings Bay - Đại Tây Dương, quân Mỹ chỉ có 6 tàu ngầm hạt nhân, trong đó 4 chiếc đã triển khai chiến dịch, tổng cộng có 144 quả tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm, trong đó 96 quả có thể phóng bất cứ lúc nào.

Điều này có nghĩa là, Mỹ có khoảng 130 quả tên lửa đạn đạn phóng từ tàu ngầm, mang theo hơn 500 đầu đạn hạt nhân, có thể b.ắn vào lãnh thổ Trung Quốc trong 10-15 phút bất cứ lúc nào.

Trong tình hình đó, tên lửa đ.ánh chặn chiến lược được Mỹ triển khai ở Alaska (30 quả) và California (6 quả) hoàn toàn có thể đ.ánh chặn những đầu đạn hạt nhân còn dư của Trung Quốc.

Còn đối với tên lửa tầm ngắn và tầm trung do Trung Quốc phóng, hoàn toàn có thể sử dụng hệ thống tên lửa Patriot PAC-3 xuất khẩu cho Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và hệ thống phòng thủ tên lửa trên biển Standard-2 (SM-2), Standard-3 (SM-3) để đ.ánh chặn.

Năm 2010, 18 trong số 21 tàu chiến lớp Aegis của Quân đội Mỹ đã được triển khai ở Thái Bình Dương.

Khả năng tác chiến hạt nhân Trung Quốc có hạn, dễ bị Mỹ t.iêu d.iệt - Hình 7

Hệ thống phòng thủ tên lửa Standard-3 của Hải quân Mỹ

Chuyên gia Nga cho rằng, tình hình đối lập sức mạnh hủy diệt lẫn nhau giữa Trung-Mỹ thực sự không còn dừng lại ở lĩnh vực tên lửa hạt nhân, mà chuyển sang lĩnh vực kinh tế.

Trong bối cảnh ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế không ngừng sâu sắc, ngày 13/2 Nhà Trắng đã trình lên Quốc hội dự thảo ngân sách Liên bang năm tài khóa 2013, yêu cầu tăng 476 tỷ USD xây dựng hạ tầng cơ sở kinh tế, tăng thâm hụt ngân sách liên bang lên 1.300 tỷ USD, đồng thời chuẩn bị cắt giảm lớn chi tiêu quân sự.

Bộ trưởng Quốc phòng Panetta tuyên bố, trong 10 năm tới chi tiêu của quân Mỹ sẽ cắt giảm 487 tỷ USD. Trong khi đó từ năm 1999, chi tiêu quân sự của Mỹ đã liên tục tăng trong 12 năm. Năm tài khóa 2011 đã lên tới 713 tỷ USD, năm tài khóa 2012 cắt giảm xuống 625 tỷ USD.

Năm tài khóa 2013 có kế hoạch cắt giảm đến 625 tỷ USD, nếu không tính số t.iền 88 tỷ USD dành cho Chiến tranh Afghanistan, chi tiêu ngân sách của Lầu Năm Góc sẽ là 525 tỷ USD.

Mặc dù chi tiêu dành cho nghiên cứu phát triển và mua sắm vũ khí trang bị của Quân đội Mỹ sẽ cắt giảm đến 179 tỷ USD, giảm 12% so với cùng kỳ; nhưng Lầu Năm Góc vẫn chuẩn bị tiếp tục mua vũ khí trang bị mới.

Quân đội Mỹ có kế hoạch chi 47,6 tỷ USD mua máy bay, trực thăng và máy bay không người lái, bao gồm 29 máy bay F-35, 26 máy bay F-18, 43 máy bay không người lái, 21 máy V-22 Osprey.

Có kế hoạch mua 196 quả tên lửa hành trình Tomahawk và tên lửa đạn đạo phóng ngầm D-5. Chuẩn bị đầu tư 22,6 tỷ USD chế tạo 2 tàu khu trục lớp Arleigh Burke, 2 tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia, 4 tàu chiến đấu duyên hải và 1 tàu sân bay.

Khả năng tác chiến hạt nhân Trung Quốc có hạn, dễ bị Mỹ t.iêu d.iệt - Hình 8

Máy bay đa chức năng V-22 Osprey do Hãng Boeing và Bell Helicopters hợp tác sản xuất.

Chuyên gia Nga cho rằng, Mỹ còn tập trung hơn cho xây dựng chương trình phòng thủ tên lửa, năm tài khóa 2013 có kế hoạch chi 9,7 tỷ USD tiếp tục xây dựng lá chắn phòng thủ tên lửa.

Trong đó 1,3 tỷ USD dùng để mua 29 quả tên lửa đ.ánh chặn Standard-3 Block 1B, sản xuất 24 quả tên lửa cùng loại khác.

903 triệu USD dùng để mua hệ thống phòng thủ tên lửa chiến lược do Công ty Boeing sản xuất. 777 triệu USD dùng để xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa khu vực chiến lược,

763 triệu USD dùng để mua 84 quả tên lửa đ.ánh chặn Patriot PAC-3, 401 triệu USD dùng cho hệ thống phòng không tầm trung mở rộng do Mỹ hợp tác với Italia, Đức xây dựng.

Còn trong số t.iền 8 tỷ USD chi cho chương trình vũ trụ của Lầu Năm Góc, sẽ có 950 triệu USD dùng cho vệ tinh phòng thủ tên lửa giám sát tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.

Hiện nay, kinh phí của chương trình phòng thủ tên lửa chiếm khoảng 1,5% ngân sách chung của Lầu Năm Góc, khoảng 5,5% toàn bộ chi phí nghiên cứu phát triển và mua sắm vũ khí trang bị mới.

Có thể thấy, Mỹ rất coi trọng vấn đề phòng thủ tên lửa, cho dù phải cắt giảm lớn chi tiêu quân sự thì họ cũng cố gắng hết sức tăng đầu tư cho phòng thủ tên lửa.

Theo Giáo Dục VN

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Thông điệp của đội ngũ ông Biden: Thay đổi ứng viên tổng thống lúc này là một sai lầm
06:01:41 04/07/2024
Tại sao các hãng hàng không Mỹ đang phải 'trả giá' dù lượng khách du lịch phá kỷ lục?
07:00:05 05/07/2024
Mưa lũ ảnh hưởng đến trên 1,5 triệu người ở Trung Quốc
13:36:48 05/07/2024
Nga phản ứng về việc Azerbaijan và Armenia được mời dự hội nghị thượng đỉnh NATO
06:12:45 05/07/2024
Tóc giả làm từ thân chuối tại châu Phi
17:58:42 04/07/2024
Tổng thống Hàn Quốc công bố bổ nhiệm nhiều nhân sự mới
06:31:58 05/07/2024
Những quan ngại về các tác động sau khi châu Âu áp thuế xe điện Trung Quốc
05:59:21 04/07/2024
Cách USV của hải quân Ukraine xoay chuyển tình thế trên mặt trận Biển Đen
22:27:35 04/07/2024

Tin đang nóng

Vụ giám thị ký nhầm: kiểm điểm cán bộ, lập tổ phân tích bài làm của thí sinh
16:18:17 05/07/2024
Mẹ tôi được biếu 8 triệu/tháng nhưng vẫn đòi đi làm giúp việc cho nhà hàng xóm, biết mức lương bà nhận được mà tôi choáng
16:26:25 05/07/2024
Một Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam cưới gấp để "chạy bầu"?
20:05:20 05/07/2024
Phì cười với biểu cảm hài hước của cặp sinh đôi nhà Phương Oanh, ai cũng bình luận: Sao y bản chính bố Bình
20:01:15 05/07/2024
Thoại Mỹ xót xa nhắc về Vũ Linh, phản ứng bất ngờ trước tin đồn bị Vũ Luân ghét
16:14:45 05/07/2024
3 người đàn ông thế lực chống lưng cho Lưu Diệc Phi
18:01:51 05/07/2024
Bác dâu giàu có nhưng lại mang 2 lon sữa ông thọ đến để nhờ tôi xin việc cho con gái mình vào tập đoàn lớn
17:27:44 05/07/2024
Doãn Hải My nhắc chuyện trầm cảm sau sinh, làm rõ cách đối xử của mẹ Văn Hậu
17:09:06 05/07/2024

Tin mới nhất

WHO cảnh báo thảm họa y tế ở Gaza do thiếu nhiên liệu trầm trọng

22:20:37 05/07/2024
WHO cho biết các đối tác đang chuyển các nguồn cung nhiên liệu hạn chế cho các bệnh viện quan trọng, gồm Khu liên hợp y tế Nasser, bệnh viện Al Amal ở Khan Yunis và bệnh viện Kuwaite ở Rafah.

Xung đột Hamas- Israel: Lãnh đạo hai nhóm Hezbollah và Hamas nhóm họp

22:17:06 05/07/2024
Hezbollah tuyên bố giải pháp duy nhất để chấm dứt giao tranh dọc khu vực biên giới giữa Liban và Israel là một lệnh ngừng b.ắn vĩnh viễn tại Gaza.

Chi nhánh Nestlé tại Pháp bị buộc tội liên quan đến bánh pizza nhiễm khuẩn

22:13:15 05/07/2024
Hồi tháng 4 vừa qua, Cơ quan giám sát vệ sinh, an toàn thực phẩm, môi trường và lao động Pháp (ANSES) đã khuyến nghị giám sát chặt chẽ hơn các khu vực nơi tập đoàn thực phẩm Nestlé khai thác nước khoáng.

Grand Ring - Biểu tượng cho một thế giới đoàn kết tại EXPO 2025

22:11:27 05/07/2024
Đại diện truyền thông của EXPO 2025, chị Nakai Megumi khẳng định Grand Ring là điểm nổi bật của EXPO 2025, là nơi quy tụ các gian trưng bày của các quốc gia trên thế giới, tượng trưng cho một thế giới đoàn kết.

Đam mê vàng của người Ấn Độ giảm sút khi giá cao

22:07:59 05/07/2024
Người Ấn Độ có tiếng về tình yêu đối với vàng, khi đây là tài sản tích lũy và được cho là có mối liên hệ với nữ thần Lakshmi hiện thân của sự giàu có và thịnh vượng đối với người Hindu.

Thái Lan thực hiện nhiều dự án thiết thực mừng sinh nhật Vua Maha Vajiralongkorn

22:05:35 05/07/2024
Bà Jiraporn cho biết Thủ tướng Srettha Thavisin cũng đang tập trung vào lễ kỷ niệm trên. Nữ Bộ trưởng yêu cầu sự hợp tác từ tất cả các ngành để quảng bá sự kiện này để thu hút ngày càng nhiều người dân trong nước và khách du lịch tham g...

Hãng xe lớn nhất Trung Quốc yêu cầu EC điều trần về thuế xe điện

21:57:39 05/07/2024
Sau khi công bố mức thuế tạm thời, các bên liên quan bao gồm cả Trung Quốc và các nhà sản xuất xe điện có thời hạn đến ngày 18/7 để đưa ra ý kiến và yêu cầu điều trần.

Cựu Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro đối mặt với nhiều cáo buộc mới

21:55:39 05/07/2024
Theo hãng tin G1 của Brazil, cảnh sát liên bang Brazil đã cáo buộc ông Bolsonaro - người giữ chức Tổng thống nước này trong giai đoạn từ năm 2019-2022, về tội rửa t.iền, tham ô và cấu kết với tội phạm.

800 hộ dân Quảng Trị đang sống trong vùng sạt lở thực sự nguy hiểm

17:30:59 05/07/2024
Đến đầu tháng 7/2024, tỉnh Quảng Trị có trên 133 km sạt lở bờ sông, bờ biển chưa được khắc phục xử lý, gồm: Gần 30 km sạt lở đặc biệt nguy hiểm, gần 73 km sạt lở nguy hiểm, trên 33 km sạt lở bình thường.

Chip AI của Nvidia chiếm thế áp đảo tại thị trường bán dẫn Trung Quốc

16:48:40 05/07/2024
Bên cạnh đó, hầu hết các công ty AI Trung Quốc cũng đã xây dựng các mô hình AI của họ trên nền tảng hệ sinh thái và phần mềm của Nvidia. Việc chuyển sang cơ sở hạ tầng của Huawei sẽ tốn nhiều thời gian và chi phí.

Cảnh đẹp siêu thực đoàn tàu di chuyển trên mặt nước màu hồng tại Nga

16:44:18 05/07/2024
Hình ảnh về chiếc tàu chở hàng di chuyển trên mặt nước hồ nước màu hồng hiếm có đã khiến nhiều người xem phải ngỡ ngàng bởi vẻ đẹp đến siêu thực.

Hàn Quốc: Kết án 15 năm tù kẻ tấn công bằng dao vào lãnh đạo phe đối lập

16:42:58 05/07/2024
Sau khi điều tra cảnh sát phát hiện đối tượng Kim đã viết một tờ giấy xin lỗi trước khi tiến hành vụ tấn công, đồng thời cho biết vụ tấn công nhằm ngăn cản ông Lee trở thành tổng thống.

Có thể bạn quan tâm

Vì sao dưa muối bị khú?

Ẩm thực

22:21:01 05/07/2024
Dưa muối, món ăn truyền thống trong ẩm thực Việt Nam, được ưa chuộng bởi hương vị chua ngọt đặc trưng giúp giải ngán khi ăn những món nhiều chất béo và khả năng kích thích vị giác.

Hoa hậu Mai Phương Thúy xinh đẹp, rạng rỡ t.uổi 36

Phong cách sao

22:07:23 05/07/2024
Trang phục theo phong cách công sở cũng là lựa chọn hàng đầu của hoa hậu. Trong khi đó, Hoa hậu phối trang phục năng động gồm crop top, sơ mi phá cách, giày thể thao mỗi khi dạo phố.

Đảo Câu - vương quốc đá Đảo ( Quảng Nam)

Du lịch

22:05:11 05/07/2024
Thời gian ra đảo không lâu nhưng lại mất nhiều thời gian cho khâu chuẩn bị, nhất là việc di chuyển từ bờ lên tàu. Do chưa có bến nên người ra đảo đa phần phải dùng tàu đ.ánh cá của ngư dân.

Bắt tạm giam đối tượng ném chất bẩn vào nhà 'con nợ'

Pháp luật

22:03:39 05/07/2024
Ngày 4/7, Công an quận Hà Đông (Hà Nội) cho biết, đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Phạm Mạnh Hùng (SN 1990, ở phường Mộ Lao) về tội Cưỡng đoạt tài sản và Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự .

NS Thảo Nguyên vừa qua đời: Làm bảo vệ bán bánh mì, nằm liệt giường 10 mấy tháng

Sao việt

21:52:37 05/07/2024
Với khán giả yêu cải lương xưa, nghệ sĩ Thảo Nguyên ghi dấu ấn với những vai đào nhì, đào ba bên cạnh Tài Linh, Ngọc Huyền... Nhưng sự nghiệp của cô không được suôn sẻ như các đồng nghiệp. Cô từng phải đi làm bảo vệ, bán bánh mì mưu sin...

Rần rần clip Nam Thư bị tát 50 cái vì tội giật chồng, chia sẻ của "kiều nữ làng hài" mới là điều bất ngờ

Hậu trường phim

21:47:49 05/07/2024
Đoạn clip diễn viên Nam Thư bị đàn chị tát được netizen chia sẻ rần rần trên MXH giữa tin đồn nữ diễn viên giật chồng người khác.

Tước giấy phép lái xe tài xế bật đèn siêu sáng trên ô tô bán tải ở TPHCM

Tin nổi bật

21:47:45 05/07/2024
Ngày 5/7, Đội CSGT - Trật tự, Công an quận 4, TPHCM đã mời làm việc và lập biên bản xử phạt hành chính đối với ông P.T.T. (39 t.uổi, quê Đắk Lắk) về lỗi vi phạm hành chính Điều khiển ô tô lắp thêm đèn phía sau xe .