Sắp xếp lại các trường đại học: Giải thể, sáp nhập nhiều trường đại học kém chất lượng

Theo dõi VGT trên

Thời gian tới sẽ có đề án về sáp nhập, hợp nhất, giải thể một số cơ sở giáo dục đại học công lập hoạt động kém hiệu quả.

Đó là một trong những nội dung của đề tài khoa học công nghệ cấp quốc gia: “Cơ sở khoa học của quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam” do PGS. TS Hoàng Minh Sơn, Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội làm chủ nhiệm.

Sắp xếp lại các trường đại học: Giải thể, sáp nhập nhiều trường đại học kém chất lượng - Hình 1

PGS.TS Hoàng Minh Sơn

Nhiều lựa chọn trước khi giải thể trường

Thưa PGS, đ ề tài nghiên cứu “Cơ sở khoa học của quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam” đã được ông và nhóm nghiên cứu thực hiện như thế nào?

Chúng tôi đã thu thập những dữ liệu quan trọng về nhiều mặt hoạt động của hơn 217/235 trường, kể cả tư thục, từ đó có thể đưa ra nhiều nhận định về bức tranh chung về giáo dục đại học Việt Nam hiện nay.

Phần lớn các cơ sở giáo dục đại học đã có những nỗ lực đổi mới mạnh mẽ và đạt được những bước tiến tích cực trong thời gian qua, đặc biệt có một số cơ sở có bứt phá trong các xếp hạng quốc tế.

Trong khi đó khá nhiều trường thiếu thốn cả về cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên, các chỉ số đo lường cho thấy chất lượng và hiệu quả hoạt động kém.

Số lượng trường ở Việt Nam có thể nói là chưa lớn so với số dân, nhưng trong đó khá nhiều trường có quy mô nhỏ (dưới 5 nghìn sinh viên) hoặc rất nhỏ (dưới 2 nghìn sinh viên) hoạt động không hiệu quả.

Đây là hệ quả của giai đoạn số lượng trường tăng nhanh trong khi nguồn lực (cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên) không tăng kịp. Nhiều trường ở vào thế “bất lợi” do chỉ đào tạo đơn lĩnh vực, không có được sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các ngành để phát triển bền vững như ở các trường đa lĩnh vực.

Cũng dựa trên những dữ liệu thu thập được, nghiên cứu đã đề xuất bộ tiêu chí phân loại, đán.h giá chất lượng, hiệu quả các trường từ các góc độ: Điều kiện đảm bảo chất lượng (bao gồm cơ sở vật chất, tài chính và con người); Chất lượng, hiệu quả đào tạo; Nghiên cứu; Hợp tác kết nối cộng đồng (bao gồm đóng góp cho xã hội, hợp tác quốc tế ); Năng lực quản trị. Theo đó, các trường được phân thành 4 mức: Không đạt; đạt tối thiểu; đạt khá; đạt cao.

Nghiên cứu đề xuất, các trường không đạt chuẩn tối thiểu sẽ cùng cơ quan chủ quản xây dựng đề án và chọn phương án sắp xếp, tái cấu trúc và cải thiện hoạt động, chứ không phải hễ không đạt thì sáp nhập hay giải thể ngay.

Video đang HOT

Họ có thể lựa chọn đưa ra các cam kết cùng mục tiêu, giải pháp cụ thể trong đề án của mình, chẳng hạn, bằng cách nào cải thiện được các chỉ số về chất lượng, hiệu quả trong 2-3 năm nữa.

Ngoài ra, các trường cũng có thể đề xuất sáp nhập với một cơ sở mạnh hơn để được hỗ trợ về đội ngũ giảng viên, tài chính, năng lực quản trị và cả thương hiệu, trên cơ sở hai bên cùng có lợi; hoặc một – hai hay nhiều trường hợp nhất thành một trường mới mạnh hơn, lớn hơn, cũng trên cơ sở tận dụng thế mạnh của nhau để khai thác hiệu quả tối đa nguồn lực.

Cuối cùng, các trường có thể lựa chọn phương án giải thể hoặc chuyển đổi thành một cơ sở giáo dục khác, dạy nghề hoặc giáo dục thường xuyên…

Không thể áp đặt cứng nhắc từ trên xuống

Việc quy hoạch, sắp xếp hệ thống giáo dục đại học không phải bây giờ mới được đặt ra, song vẫn được coi là vấn đề “nhạy cảm”, thậm chí khó thực hiện. Ông và nhóm nghiên cứu có “lo lắng sẽ tạo sóng dư luận” khi công bố đề tài này?

Cần nhấn mạnh lại, việc hợp nhất, sáp nhập, giải thể, quy hoạch nhằm mục đích cuối cùng là nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ sở giáo dục đại học, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của toàn hệ thống, không phải mục đích là giảm về số lượng.

Khi thực hiện đề tài nghiên cứu, tôi đã trao đổi với nhiều cơ sở giáo dục đại học thì các trường đều đồng thuận hướng đi như vậy. Bản thân các trường, kể cả trường không mạnh cũng nhận thức rõ và coi sắp xếp, hợp nhất, giải thể là quá trình tất yếu.

Thậm chí một số trường đã đi trước, đã hình thành nhóm trường, có liên minh bước đầu. Trong hệ thống năng động này, đặc biệt khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học được ban hành, các trường không khoanh tay chờ, không ngồi yên. Họ chỉ mong chờ nhà nước có chính sách để có thể thực hiện điều đó thuận lợi hơn, tốt hơn.

Chính sách nhà nước bên cạnh tạo cơ sở pháp lý cho các trường thực hiện, nên cho họ phương án để lựa chọn. Ví dụ, trường đang hoạt động kém hiệu quả có thể có thời gian 3 năm để cải tiến chất lượng chẳng hạn, hoặc lựa chọn hợp nhất, liên kết với một trường nào đó…

Nhà trường phải xây dựng đề án và đề án đó được Chính phủ thẩm định, phù hợp với đề án chung. Chỉ khi không thể có phương án nào tốt hơn mới tính đến việc giải thể – đây là giải pháp cuối cùng.

Các trường cũng mong chờ hỗ trợ về tài chính, vì quá trình tái cấu trúc là quá trình rất cần sự hỗ trợ về tài chính để sắp xếp lại đội ngũ, cơ sở vật chất.

Chúng tôi nghiên cứu kinh nghiệm Trung Quốc, Malaysia, Hàn Quốc, Mỹ, Bắc Âu, Nam Phi để cho thấy, việc sắp xếp thường không thành công khi tiến hành theo cách áp đặt cứng nhắc từ trên xuống.

Bởi vậy, nghiên cứu muốn giới thiệu những phương pháp sắp xếp mang tính dân chủ, tự nguyện, đồng thuận tương đối giữa trên và dưới, để các trường phát huy sự chủ động xây dựng đề án, để chính những con người ở cơ sở giáo dục đó có cơ hội phát triển tốt hơn.

Cần một chủ trương quyết liệt

Liệu rằng , kết quả đề tài nghiên cứu có đóng góp được nhiều cho xây dựng chính sách như mong muốn , thưa ông ?

Các nhà khoa học luôn mong muốn đề tài của mình được ứng dụng càng nhiều càng tốt. Nhưng điều này phụ thuộc trước hết vào chất lượng kết quả nghiên cứu; sau đó là khả năng thuyết phục, cách viết báo cáo ra sao, nghiên cứu và công bố kết quả nghiên cứu thế nào, cách truyền đạt thông tin kết quả nghiên cứu để thuyết phục các nhà làm chính sách và tạo sự đồng thuận của xã hội.

Thời gian tới sẽ có đề án về sáp nhập, hợp nhất, giải thể một số cơ sở giáo dục đại học công lập hoạt động kém hiệu quả. Hy vọng quá trình đóng góp luận cứ của nhóm nghiên cứu, cách tiếp cận, phương án thực hiện với tiêu chuẩn tiêu chí sẽ tạo đồng thuận trong xã hội.

Tôi muốn nói thêm, việc sắp xếp lại không giải quyết tất cả các bất cập của nền giáo dục đại học nhưng góp giải pháp về mặt cấu trúc để nâng cao hiệu quả hoạt động của từng trường và của toàn hệ thống, hiệu quả đầu tư của Nhà nước và của xã hội.

Thông qua sắp xếp lại, Nhà nước sẽ thấy rõ hơn nên đầu tư vào đâu, các trường cũng xác định được hướng phấn đấu nếu muốn nhận hỗ trợ từ ngân sách và thu hút người học, thu hút các nguồn đầu tư từ xã hội.

Để một đề tài nghiên cứu khoa học thành công và đóng góp vào thực tiễn, theo ông cần những yếu tố gì?

Thành công trước hết phụ thuộc vào ý chí của lãnh đạo cao nhất, vì việc này liên quan đến rất nhiều cơ quan, bộ ngành. Cùng với đó là ý chí của người đứng đầu nhà trường. Trên thực tế, có nhiều hiệu trưởng rất tâm huyết, muốn đổi mới nhưng cũng có những người không muốn điều này. Do vậy, rất cần một chủ trương quyết liệt từ bên trên.

Ngoài ra, việc tạo đồng thuận trong xã hội cũng vô cùng quan trọng. Muốn làm được điều này, các bên liên quan phải có phương án, lộ trình phù hợp.

Cho đến nay, nghiên cứu của chúng tôi cơ bản đã hoàn thành, đang trong giai đoạn chỉnh sửa, chỉ còn phần nghiên cứu tác động của các kịch bản, đặc biệt là kịch bản giải thể tác động đến địa phương, cán bộ, sinh viên như thế nào.

Dự kiến, Bộ GD&ĐT sẽ trình Chính phủ phê duyệt đề án sắp xếp các trường đại học công hoạt động không hiệu quả vào quý 3 năm nay để bắt đầu triển khai từ năm 2020-2021.

Giữa nghiên cứu và chính sách muốn “gần nhau”, đầu tiên phải “xa nhau”, phải độc lập. Phía đặt bài không nên can thiệp, không áp đặt tư duy của nhà quản lý.

Bên nghiên cứu phải độc lập. Tư duy độc lập nhưng không được tạo ra “ốc đảo” mà cần trao đổi, sử dụng, kế thừa kết quả của nhau. Các nhà nghiên cứu sẽ có được nhiều thông tin hơn về chính sách của nhà nước, nắm được tình hình thực tiễn, các điểm nghẽn, từ đó nghiên cứu không phải trên giấy, lý thuyết. Đây cũng là cách chúng tôi đã và đang làm khi thực hiện đề tài này.

PGS.TS Hoàng Minh Sơn

Minh Thu ( thực hiện)

Theo Dân trí

Năm 2019: Sắp xếp lại các trường đào tạo sư phạm

"Theo kế hoạch 2019 tới quý 2 năm 2020, Bộ GD-ĐT sẽ xây dựng và trình Thủ tướng phê duyệt quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050, theo đúng Luật Quy hoạch đã được Quốc hội thông qua"

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Lê Hải An chia sẻ điều này tại hội nghị trực tuyến Chủ tịch Hội đồng trường, Hiệu trưởng các trường đại học và trường sư phạm năm 2018 diễn ra vào ngày 28/12.

Tại hội nghị này, lãnh đạo nhiều trường đại học đã đề nghị năm 2019, Bộ GD-ĐT cần đẩy mạnh việc sắp xếp lại các trường đào tạo sư phạm, quy hoạch lại mạng lưới các trường đại học trên cả nước, sao cho trở thành những trường đại học lớn, mạnh để tham gia xếp hạng đại học, phù hợp xu hướng chung của thế giới.

Năm 2019: Sắp xếp lại các trường đào tạo sư phạm - Hình 1

Hội nghị Chủ tịch hội đồng trường, hiệu trưởng các cơ sử giáo dục ĐH và trường Sư phạm năm 2018 tại điểm cầu TPHCM

PGS.TS Nguyễn Ngọc Vũ, Phó Giám đốc ĐH Đà Nẵng nhấn mạnh, quy hoạch lại mạng lưới các trường đại học phải là nhiệm vụ hàng đầu: "Hiện nay chúng ta có trên 230 trường đại học là quá nhiều. Trong khi có nhiều trường đại học nhỏ, lẻ, đơn ngành, không phù hợp với điều kiện thế giới thay đổi nhanh chóng về việc làm, xếp hạng. Cho nên, tôi nghĩ quy hoạch lại mạng lưới các trường đại học là hết sức cần thiết, mà trước hết là các trường đào tạo sư phạm. Vì hiện nay, có tầm 100 cơ sở tham gia đào tạo sư phạm là quá nhiều. Tôi nghĩ đây là nhiệm vụ trong năm 2019 mà Bộ cố gắng hoàn thành"

GS.TS Phạm Hồng Quang, Giám đốc ĐH Thái Nguyên chia sẻ, năm ngoái, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào khối ngành sư phạm cao hơn ngưỡng chung 2 điểm, tức 17 điểm. Kết quả, các trường sư phạm trong cả nước không tuyển nổi 50-60% chỉ tiêu, ít trường tuyển đủ. Thế nhưng, theo ông Quang, trong khi chúng ta muốn đầu vào sư phạm tốt, nhưng đó chỉ là một trong những điều kiện vì ở người học còn có phẩm chất, đam mê nghề nghiệp. Thực tế hiện nay tại một số tỉnh miền núi phía Bắc, số thí sinh trúng tuyển là người dân tộc thiểu số chỉ đếm trên đầu ngón tay. Điều này mâu thuẫn với nhu cầu tuyển giáo viên, thiếu giáo viên từ nay đến năm 2021 của các Sở GD-ĐT tỉnh này. Vì vậy, cần phải có chính sách đặc biệt đối với vùng sâu, vùng xa để đảm bảo vấn đề giáo viên, đặc biệt là cấp mầm non, tiểu học, trung học cơ sở.

Trở lại vấn đề sắp xếp mạng lưới các trường đại học, GS Quang nhắc lại đề xuất của mình từ năm 2017, đó là chỉ những cơ sở đào tạo giáo viên đã được kiểm định chất lượng quốc gia thì mới được tuyển sinh, chỉ như vậy chúng ta mới có được những cơ sở đào tạo giáo viên có chất lượng: "Nếu từ trong 114 cơ sở đào tạo giáo viên, chúng ta lựa chọn theo một bộ chuẩn mà chúng ta xây dựng, sẽ còn khoảng 18-19 cơ sở đào tạo giáo viên. Trên cơ sở này, chúng ta mới đảm bảo chất lượng. Còn nếu không thì công tác đào tạo giáo viên của chúng ta rất manh mún, không đảm bảo được chất lượng theo chương trình giáo dục phổ thông mới".

Trước những ý kiến của lãnh đạo các ĐH, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Lê Hải An thông tin thêm: "Trong kế hoạch năm 2018, trong quý 2 và quý 3 trình Thủ tướng Chính phủ hai đề án: Đề án sắp xếp lại các trường sư phạm và thành lập một số trường sư phạm trọng điểm. Đề án sáp nhập, hợp nhất hoặc giải thể các cơ sở giáo dục đại học theo tinh thần Nghị quyết số 19. Theo kế hoạch 2019 tới quý 2 - 2020, Bộ sẽ xây dựng và trình Thủ tướng phê duyệt quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050, theo đúng Luật Quy hoạch đã được Quốc hội thông qua".

Lan Phương

Theo Dân trí

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Chuyển khoản nhầm 180 triệu, tôi lo lắng mất ngủ cả đêm, bất ngờ hôm sau được chuyển trả lại: Yêu cầu của đối phương gây choáng
05:36:13 05/10/2024
Phan Đạt bị đồn ăn bám Phương Lan, chia tay um sùm sau 1 năm kết hôn
07:07:34 05/10/2024
Lisa nói lý do yêu bạn trai tỷ phú, không phải vì tiề.n mà là kỹ năng, fan đỏ mặt
08:03:04 05/10/2024
Trấn Thành lao đao vì Negav, Trường Giang gây tranh cãi liên quan HIEUTHUHAI?
09:12:57 05/10/2024
Nhìn chiếc Maybach của anh rể đỗ trước cửa nhà mà tôi lo lắng cho chị gái mình
05:31:32 05/10/2024
Yêu đương 7 năm không chịu cưới nhưng khi chị tôi chuẩn bị lấy chồng anh rể hụt lại đến phá đám
05:15:28 05/10/2024
Hoà Minzy lên tiếng về thông tin Văn Toàn cầu hôn
07:09:54 05/10/2024
Con trai đưa mẹ đẻ về sống cùng nhà vợ, sau nửa năm đã phải tá hỏa đòi chuyển đi nhưng bố vợ lại đưa ra lời đề nghị hấp dẫn
05:27:37 05/10/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiề.n bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Loài chim có biệt tài hút đối phương bằng kỹ năng xây tổ độc đáo

Sáng tạo

10:57:32 05/10/2024
Đẹp không chỉ về hình dáng, sức hấp dẫn của chim Bowerbird còn đến từ tính kiên nhẫn, tài năng nghệ thuật, tính cách tinh tế và sự tỉ mỉ chu đáo.

De Ligt - lá chắn thép vỡ vụn

Sao thể thao

10:57:24 05/10/2024
Trong thế giới bóng đá, đôi khi, một cầu thủ tài năng có thể lâm vào những giai đoạn khó khăn không thể tưởng tượng nổi. Matthijs De Ligt hiện trải qua một trong những thời kỳ đen tối nhất sự nghiệp.

Tử vi ngày 5/10/2024: Tuổ.i Tý trên đà phát triển, tuổ.i Mùi học cách thỏa hiệp

Trắc nghiệm

10:55:41 05/10/2024
Tử vi ngày mới của 12 con giáp nói rằng, thứ Bảy ngày 5/10/2024 hôm nay, công việc của tuổ.i Tý đang trên đà phát triển rất tốt.

Diddy bị người tham gia 20 lần kể rõ nội dung buổi tiệc, bí mật sau 1 giờ sáng

Sao âu mỹ

10:55:40 05/10/2024
Sean Diddy Combs, một trong những nhân vật có tầm ảnh hưởng nhất trong giới giải trí Mỹ, đang phải đối mặt với những cáo buộc nghiêm trọng về ồn ào buổi tiệc nhạy cảm, buôn bán hành động về thể xác.

Miss Cosmo 2024: Thí sinh vứt bỏ tóc giả, nhiều đại diện "vồ ếch" trên sân khấu

Sao châu á

10:49:15 05/10/2024
Sự kiện Jury Session (Vòng thẩm định/Vòng đán.h giá của ban giám khảo) của cuộc thi Miss Cosmo 2024 đã diễn ra tại TPHCM vào tối 3/10. Đây là sự kiện được tổ chức thay thế cho đêm bán kết dự kiến ra ngày 2/10.

CEO Phạm Duy Khánh: Người có màn trao vương miện đẹp nhất lịch sử, gây chấn động

Netizen

10:43:02 05/10/2024
Đạo diễn Phạm Duy Khánh bất ngờ nổi tiếng với khoảnh khắc trao vương miện nhanh gọn lẹ và đẹp cho tân hoa hậu Võ Cao Kỳ Duyên tại đêm chung kết Hoa hậu Du lịch Việt Nam toàn cầu 2024.

Team Quang Linh: người 'gán tội' cho Quang Dũng xin lỗi, bị 'chủ tịch' 'xử' đẹp

Trẻ

10:36:24 05/10/2024
Anh Đồng cho biết, kênh Quang Dũng Vlogs - Cuộc sống ở châu Phi yếu hơn các kênh khác trong team do kinh tế hạn hẹp, là một phần nguyên nhân của những lùm xùm nấu xói trong nội bộ team Quang Linh vừa qua.

Vợ Chí Tài: "Tôi cứ nghĩ tới câu nói đó của anh Chí Tài là sợ lắm"

Sao việt

10:35:17 05/10/2024
Nhưng vì lòng yêu mến Hoài Linh và muốn thử sức với lĩnh vực mới nên tôi mới nhận lời của Hoài Linh để diễn hài - vợ Chí Tài chia sẻ.

Vụ sập cầu Phong Châu: Vận hành 2 phà cơ động phục vụ người dân qua sông Hồng

Tin nổi bật

10:22:35 05/10/2024
Cơ quan chức năng vẫn triển khai tuần tra tìm kiếm người mất tích, trục vớt phương tiện và các nhịp cầu bị sập sau sự cố sập cầu Phong Châu.

ĐTCL mùa 12: "Nắm trùm" meta cùng đội hình Gwen - Bảo Hộ siêu "lì lợm"

Mọt game

10:20:09 05/10/2024
Phiên bản 14.19 của ĐTCL mùa 12 đã chứng kiến sự trở lại đầy mạnh mẽ của meta Fast 8 hay chính xác hơn là sự thống trị của các chủ lực 4 tiề.n.

Kiểm tra, ngăn chặn kinh doanh xyanua trôi nổi

Pháp luật

09:00:49 05/10/2024
Đáng nói, công ty này không có giấy phép hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất tại địa chỉ trên; không cung cấp hóa đơn, chứng từ về nguồn gốc xuất xứ đối với mặt hàng Potassium Gold Cyanide.