Sách Tiếng Việt lớp 1: Viết truyện “phỏng theo” trong SGK là tùy tiện quá!

Theo dõi VGT trên

Cuốn sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 gây tranh cãi, trong đó có những câu truyện ngụ ngôn được ghi “phỏng theo” các nhà văn lớn.

Sách Tiếng Việt lớp 1: Viết truyện phỏng theo trong SGK là tùy tiện quá! - Hình 1

Truyện “Ve và gà” gây tranh cãi vì không đúng bản gốc và có từ khó hiểu như “chăm múa”

Những ngày qua, sách Tiếng Việt lớp 1 do nhóm Cánh Diều biên soạn đã gây phản ứng dữ dội từ dư luận xã hội, đặc biệt là các phụ huynh. Sách do Nhà xuất bản Đại học Sư phạm TPHCM ấn hành, với Tổng chủ biên là Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết.

Trong cuốn Tiếng Việt lớp 1 có những bài tập đọc được sử dụng truyện ngụ ngôn được chia ra thành các phần, mà theo nhiều người lớn đ.ánh giá, truyện phản giáo dục khi xúi trẻ con lối sống khôn lỏi. Ví dụ như truyện ” Hai con ngựa” (được ghi là phỏng theo Lev Tolstoy), truyện “Ve và gà” (được ghi phỏng theo La Fontaine).

Những điều này được Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết phân bua rằng, bài tập đọc “Hai con ngựa” được viết lại (phỏng theo) truyện “Ngựa đực và ngựa cái” của Lev Tolstoy, do Thúy Toàn dịch, in trong cuốn “Kiến và bồ câu”. Cốt truyện được giữ nguyên. Nhưng truyện dài nên phải chia làm 2 phần, có đ.ánh số 1, 2.

“Về nhân vật, chúng tôi phải sửa “ngựa đực, ngựa cái” thành “ngựa tía, ngựa ô” vì học sinh đến tuần đó chưa học các vần “ưc”, “ai” và cũng vì không muốn nói chuyện “đực, cái”. Trong truyện của Lev Tolstoy, ngựa cái lười biếng xui ngựa đực không đi cày, nếu chủ quật roi thì tung vó đá lại. Ngựa đực làm theo lời ngựa cái. Bác nông dân thấy ngựa đực ương bướng, bèn đóng ngựa cái vào vai cày. Những chi tiết này đã được chúng tôi sửa lại cho nhẹ nhàng nhưng căn bản diễn biến câu chuyện vẫn như truyện của Lev Tolstoy.

Sách Tiếng Việt lớp 1: Viết truyện phỏng theo trong SGK là tùy tiện quá! - Hình 2

Sách Tiếng Việt lớp 1: Viết truyện phỏng theo trong SGK là tùy tiện quá! - Hình 3

Truyện “Hai con ngựa” bị nhiều phụ huynh cho rằng dạy trẻ con lừa lọc, khôn lỏi

Về ý nghĩa, một nhà văn lớn như Lev Tolstoy không bao giờ viết một truyện tầm phào hoặc phản giáo dục. Ý nghĩa của câu chuyện này là: xui người khác làm bậy thì chính mình sẽ chịu hậu quả”, giáo sư Thuyết giải thích.

Về truyện “Ve và gà”, ông cho biết ở bản gốc, hai nhân vật là ve và kiến. Do học sinh chưa học vần “iên”, tác giả đổi thành gà, song cốt truyện không thay đổi.Tuy nhiên, lời giải thích này vẫn không nhận được sự đồng tình của dư luận.

Chia sẻ với Báo Giao thông, nhà thơ Nguyễn Đình Chính nghi ngờ, giáo sư Thuyết mới chỉ hiểu những bài viết của các nhà văn lớn thế giới theo một chiều, chưa đầy đủ nên khi viết theo lối phỏng theo, lại ngắt quãng dễ gây ra những liên tưởng khác và sẽ làm người đọc hiểu không đúng.

Video đang HOT

“Ông soạn thảo giáo trình dạy lớp 1 thì phải theo nguyên tắc riêng chứ không nên thoải mái quá. Dạy trẻ con không nên dạy như thế, cũng phải dạy đạo đức chứ không nên dạy mưu mẹo như thế. Giáo trình này cần phải tu chỉnh lại”, tác giả của tiểu thuyết “Một mùa hè” bất bình.

Trong khi đó, nhà văn Trung Trung Đỉnh – Nguyên Giám đốc NXB Hội nhà văn cho biết ngày xưa trước khi vào lớp 1, học sinh được học lớp vỡ lòng để làm quen với mặt chữ, học đ.ánh vần với những cuốn sách nghiêm túc. Còn học sinh lớp 1 hiện nay mới bắt đầu làm quen với chữ, vần, tiếp xúc với con chữ, chữ số, nên những nhà viết sách phải nghiên cứu xem cần phải dạy gì cho phù hợp. Không thể mang truyện ngụ ngôn vào để giảng dạy, khiến chúng khó hiểu.

Đối với việc một số truyện ngụ ngôn được viết theo lối “phỏng theo” các tác phẩm của Lev Tolstoy hay La Fontanie, nhà văn Trung Đỉnh cho biết, những tác phẩm văn học đã được viết từ quá lâu, quá thời hạn bản quyền thì viết phỏng theo không vi phạm gì về bản quyền tác phẩm. Tuy nhiên, trong Luật xuất bản lại không có quy định rõ ràng viết phỏng theo thì phải viết thế nào.

Sách Tiếng Việt lớp 1: Viết truyện phỏng theo trong SGK là tùy tiện quá! - Hình 4

Nhà văn Trung Trung Đỉnh cho rằng, đưa truyện ngụ ngôn lối phỏng theo vào dạy trẻ lớp 1 là tùy tiện quá

“Ngày xưa, người ta Việt hóa một tác phẩm nước ngoài thì có thể dịch sai, đổi tên tiếng nước ngoài sang tên tiếng Việt. Nhưng điều đó có thể chấp nhận được, chứ viết phỏng theo trong sách giáo khoa thì tùy tiện quá”, ông tâm sự.

Còn nhà văn Di Li cho rằng, truyện ngụ ngôn có đặc tính hình thức là rất kiệm lời, kiệm chữ, số chữ trong truyện rất ít. Sự tối giản số chữ đồng nghĩa rằng thông điệp đưa ra rất tinh tế, thâm sâu và thông minh. Mỗi từ, mỗi câu đều có ý nghĩa. Nếu thay đổi bất cứ điều gì ở truyện ngụ ngôn đều làm thay đổi tính chân thực và thông điệp của câu chuyện.

Có thể với những loại hình truyện khác, người ta có thể thay đổi, cắt ghép nhưng truyện ngụ ngôn thì không nên thay đổi hay phóng tác.

Chị cũng cho rằng, việc phỏng theo truyện ngụ ngôn có thể xúc phạm nguyên tác vì viết truyện ngụ ngôn rất khó. Trên thế giới từ trước tới nay, chỉ đếm trên đầu ngón tay những tác giả viết được truyện ngụ ngôn. Do đó, những tác phẩm ấy rất điển hình và cần phải tôn trọng nguyên tác.

“Nguyên tác rất quý, thậm chí chỉ thay đổi 1 từ cũng đã có một nghĩa khác. Đứng trên phương diện là người sáng tác, tôi không muốn người ta thay đổi cái gì của mình cả. Thế nên, nếu tác giả của truyện ngụ ngôn có sống lại, tôi nghĩ chắc họ cũng không hề vui khi nhận về một bản phóng tác như thế”, nhà văn Di Li chia sẻ.

Công bằng khi đ.ánh giá sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1

Sau một tháng tổ chức dạy và học theo chương trình và sách giáo khoa (SGK) mới, SGK Tiếng Việt lớp 1 đang là chủ đề nhận được nhiều tranh luận.

Không ít ý kiến cho rằng, chương trình SGK môn Tiếng Việt "nặng và khó hơn" so với chương trình cũ, nhiều bài học khó hiểu, không có tính giáo dục. Trong khi đó, người trong cuộc lại đòi hỏi dư luận cần có đ.ánh giá công bằng, khách quan với SGK.

Công bằng khi đ.ánh giá sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 - Hình 1

Những bài tập đọc đang gây tranh cãi trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1.

Nhặt "sạn" trong SGK

Từ năm học 2020-2021, có 5 bộ SGK được Bộ GDĐT phê duyệt sử dụng trong nhà trường. 4 bộ do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam biên soạn và bộ Cánh Diều do Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm TPHCM biên soạn.

Những ngày qua, nếu các bộ sách của NXB Giáo dục Việt Nam bị phụ huynh ý kiến là "nặng, quá tải", trẻ bị dồn ép phải học thuộc chữ và vần trong thời gian ngắn dẫn đến việc học không hiệu quả, gây mệt mỏi, thì sách Cánh Diều lại có một số bài tập đọc đang là tâm điểm của tranh cãi. Một số chi tiết trong SGK mới cũng đang khiến giáo viên, phụ huynh khó hiểu, hoặc bị cho là dùng từ địa phương, không phù hợp với trẻ mới vào lớp 1.

Chị Lê Thùy Dương (có con học lớp 1 tại quận Hoàn Mai, Hà Nội) cho biết, SGK Tiếng Việt có rất nhiều từ mới lạ, thậm chí chị không thể giải nghĩa được. "Nhiều khi con hỏi, mẹ ơi cây lồ ô là cây gì? Con quạ kêu quà quà phải không mẹ? Tôi đã phải tìm hiểu kỹ mới có thể trả lời con. Thật sự dạy trẻ lớp 1 bây giờ không hề dễ dàng" - chị Dương nói.

Trong khi đó, chị Lê Thị Thanh (phụ huynh tại Hưng Yên) đưa ra ví dụ về bài Tập đọc "Hai con ngựa", trang 157, SGK Cánh Diều, có đoạn ngựa tía dạy ngựa ô "hãy trốn đi" khi bị giao việc. Chị Thanh cho rằng, nội dung bài học không phù hợp với trẻ lớp 1. "Như thế chẳng khác gì dạy các con lười biếng, ham chơi và trốn học" - chị Thanh nêu quan điểm.

Phụ huynh Mai Hương (Trường Tiểu học Tây Sơn, Hà Nội) dẫn một bài học trong SGK "Cùng học để phát triển năng lực" của NXB Giáo dục Việt Nam và cho rằng, sách có nhiều bài khó, từ mới, vượt quá năng lực của học sinh lớp 1.

"Sẽ tiếp thu ý kiến để điều chỉnh phù hợp"

Trước những tranh cãi về chương trình, SGK Tiếng Việt lớp 1, GS-TS Nguyễn Minh Thuyết - Chủ biên SGK Tiếng Việt lớp 1 của bộ Cánh diều - cho biết, nhóm tác giả sẽ đ.ánh giá kết quả triển khai, tiếp thu ý kiến của giáo viên, xã hội để điều chỉnh cho ngày càng phù hợp hơn. Dù vậy, ông cũng cho rằng, dư luận cần khách quan, công bằng khi đ.ánh giá. Những người biên soạn sách đã làm rất kỹ và có quan điểm của mình.

Cụ thể, với bài tập đọc "Hai con ngựa" bị cho rằng là câu chuyện bịa, xuyên tạc truyện của Lev Tolstoy, dạy trẻ con cách lừa lọc, GS Nguyễn Minh Thuyết cho biết, bài tập đọc này được viết lại (phỏng theo) truyện "Ngựa đực và ngựa cái" của Lev Tolstoy được in trong cuốn "Kiến và bồ câu". Trong SGK Tiếng Việt 1, cốt truyện được giữ nguyên, nhưng truyện dài nên phải chia làm 2 phần, có đ.ánh số 1, 2. Phần 2 được học ngay sau phần 1.

"Về nhân vật, chúng tôi phải phải sửa "ngựa đực, ngựa cái" thành "ngựa tía, ngựa ô" vì học sinh đến tuần đó chưa học các vần "ưc", "ai" và cũng vì không muốn nói chuyện "đực, cái", phân biệt giới tính. Trong truyện của Lev Tolstoy, ngựa cái lười biếng xui ngựa đực không đi cày, nếu chủ quật roi thì tung vó đá lại. Ngựa đực làm theo lời ngựa cái. Bác nông dân thấy ngựa đực ương bướng, bèn đóng ngựa cái vào vai cày. Những chi tiết này đã được tác giả sửa lại cho nhẹ nhàng nhưng căn bản diễn biến câu chuyện vẫn như truyện của Lev Tolstoy" - GS Nguyễn Minh Thuyết cho biết.

Về ý nghĩa của bài tập đọc, GS Thuyết cho rằng, một nhà văn lớn như Lev Tolstoy không bao giờ viết một truyện tầm phào hoặc phản giáo dục. Ý nghĩa của câu chuyện này là xui người khác làm bậy thì chính mình sẽ chịu hậu quả. Giáo viên, khi trực tiếp giảng dạy sẽ định hướng cho học sinh và rút ra bài học sau mỗi bài tập đọc.

Cũng theo tác giả biên soạn sách tiếng Việt lớp 1 bộ Cánh Diều, trong số hàng trăm bài tập đọc, thì có rất nhiều bài là ca dao, đồng dao, tác phẩm của các nhà văn, nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam như: Phạm Hổ, Võ Quảng, Trần Đăng Khoa... Sách cũng có nhiều bài học rất nhân văn dạy về chủ quyền biển đảo. Hàng trăm bài học hay không được nhắc tới, mà một số người lại cắt ghép một vài bài học để đ.ánh đồng, quy chụp cuốn sách là phản khoa học, không có tính giáo dục... là không khách quan.

Cần công bằng khi đ.ánh giá

Nhưng trước những tranh cãi của phụ huynh, nhiều ý kiến băn khoăn tại sao trong quá trình dạy thực nghiệm, thẩm định SGK, Hội đồng thẩm định lại để "lọt" những chi tiết mà phụ huynh cho rằng khó, không phù hợp với học sinh lớp 1?

Trả lời câu hỏi này, với tư cách là Chủ tịch Hội đồng thẩm định môn Tiếng Việt 1, GS-TS Trần Đình Sử mong muốn phụ huynh hãy bình tĩnh và tin tưởng vào giáo viên cũng như nền giáo dục nước nhà. "Hãy để cho con trẻ, thầy cô và toàn ngành giáo dục yên ổn nghiên cứu, giảng dạy và học tập. Kết quả của chương trình sẽ được trả lời trong cuối năm học" - GS Trần Đình Sử chia sẻ.

Ông cũng nhận định, các bài học gây tranh cãi trong SGK Tiếng Việt 1 đều được chia làm 2 phần trong sách và được mở ngoặc đơn đ.ánh số (1), (2) thể hiện cho 2 phần. Tuy nhiên, độc giả đã đọc không kỹ, chỉ đọc một nửa câu chuyện, rồi chụp ảnh đăng tải lên mạng với nội dung chỉ trích, nên gây ra nhiều hiểu lầm.

Những hạt sạn trong SGK mà phụ huynh đang tranh luận sẽ được hội đồng thẩm định đ.ánh giá khách quan, công bố công khai để phụ huynh biết, giáo viên và học sinh yên tâm dạy và học.

PGS.TS Đỗ Ngọc Thống - Chủ biên chương trình môn Ngữ văn, Chương trình Giáo dục phổ thông mới: Góp ý về SGK là cần thiết, nhưng cần chính xác

Góp ý cho sách giáo khoa (SGK) là cần thiết, nhưng phải có trao đổi, làm rõ vì có một số thông tin thiếu chính xác, thậm chí là bịa hoàn toàn. Chẳng hạn bài học "Chữ số 4" với ví dụ về "Bốn cái làn" được lan truyền trên mạng xã hội những ngày qua là sai hoàn toàn bởi thực chất không cuốn sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 nào có nội dung như vậy.

Về việc sách đưa nhiều ngữ liệu là truyện ngụ ngôn được dịch từ tác phẩm của các nhà văn nổi tiếng nước ngoài, nói phản giáo dục là không đúng.

Chẳng qua là truyện ngụ ngôn thường có nhiều ý nghĩa và có thể suy luận theo nhiều cách hiểu khác nhau.

Nhiều người nói sao không lấy ca dao, tục ngữ mà dạy. Thứ nhất trong sách cũng đã có ca dao tục ngữ; thứ hai chọn ngữ liệu nào trước hết phải phục vụ nhiệm vụ và yêu cầu là rèn luyện các âm, vần đang học... Ngoài ra, không phải ca dao, tục ngữ nào cũng đáp ứng được tất cả các yêu cầu nêu trên. B.Hà (ghi)

Bộ GDĐT yêu cầu rà soát sách Tiếng Việt lớp 1

Trước phản ánh về việc sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 1 có một số nội dung chưa phù hợp, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ vừa ký công văn gửi Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 1 về việc rà soát, báo cáo nội dung sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 1.

Trong thời gian qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã kiểm tra, khảo sát, nắm tình hình triển khai chương trình, sách giáo khoa mới ở một số địa phương. Tuy nhiên, những ngày qua, các phương tiện truyền thông đại chúng đã có phản ánh về việc sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 1 có một số nội dung chưa phù hợp đối với học sinh lớp 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị Hội đồng rà soát, kiểm tra các nội dung báo chí nêu và báo cáo về Bộ Giáo dục và Đào tạo trước ngày 17.10.2020.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Dàn nam thần Hoa ngữ bị vợ công khai "nói xấu": Người bị chê khô khan, người bị nói diễn từ trong phim ra đời thực
23:04:13 27/06/2024
Hồ Ngọc Hà - Kim Lý kỷ niệm 7 năm cứ ngỡ cầu hôn lần nữa, gọi nhau bằng danh xưng đặc biệt
23:40:22 27/06/2024
Cách đáp trả từ bạn trai kém t.uổi của Thiều Bảo Trâm khi đi đâu cũng bị quay lại cảnh tình tứ
22:27:29 27/06/2024
Lý do con gái Tom Cruise bỏ họ cha
23:14:50 27/06/2024
Phùng Ngọc Huy xin lỗi bảo mẫu của bé Lavie
22:06:28 27/06/2024
Một điểm đến ở Việt Nam vào danh sách những nơi bỏ hoang nhưng đẹp kỳ lạ
00:16:45 28/06/2024
Sao nam đình đám gây tranh cãi khi nhận quà của fan giữa nghi vấn đột nhập nhà Goo Hara
22:54:40 27/06/2024
Tiến Đạt kể lý do rời showbiz và cuộc sống kín tiếng bên vợ kém 10 t.uổi
23:17:26 27/06/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Những nẻo đường gần xa - Tập 24: Hùng thương người nhưng lại bị lợi dụng?

Phim việt

07:45:34 28/06/2024
Thấy hoàn cảnh của Dân tội nghiệp, Hùng không nỡ khoanh tay đứng nhìn. Anh cho Dân vay t.iền để trả t.iền viện phí cho mẹ khi nhập viện, nhưng liệu đây có phải một cú lừa?

Lặn lội từ quê lên chăm con gái đẻ, mẹ tôi rơi nước mắt trước hành động của thông gia

Góc tâm tình

07:44:35 28/06/2024
Tôi biết mẹ chồng lo cho cháu nội nhưng đâu đến nỗi bà đối xử với thông gia quá đáng như vậy. Tôi làm dâu nhà giàu.

Mỹ nhân là "báu vật" của showbiz đổi đời nhờ body n.óng b.ỏng, thành công cưới được "trai xấu" siêu giàu

Sao châu á

07:35:50 28/06/2024
Thời điểm hiện tại, 5 năm sau đám cưới ồn ào, Claudia đã là mẹ của một cô con gái đáng yêu. Cô và chồng vẫn hạnh phúc bên nhau và Claudia thì tránh né toàn bộ những lời đàm tiếu xoay quanh chồng mình.

Khống chế ổ dịch viêm màng não mô cầu ở Bắc Kạn

Sức khỏe

07:17:11 28/06/2024
Theo thông tin từ Sở Y tế tỉnh Bắc Kạn, ổ dịch viêm màng não do khuẩn não mô cầu tại xã Yến Dương, huyện Ba Bể đã cơ bản được khống chế khi không phát sinh ca nhiễm mới trong 10 ngày qua.

Kai Đinh, Min, Hoàng Dũng kết hợp trong ca khúc 'Điều vô tri nhất'

Nhạc việt

07:10:58 28/06/2024
Tối ngày 26/6, Kai Đinh đã chính thức phát hành sản phẩm âm nhạc Điều vô tri nhất , kết hợp cùng hai nghệ sĩ Min và Hoàng Dũng.

Hiền Thục tung ảnh trẻ trung như đôi mươi, hóa ra dành đến 4 tiếng mỗi ngày để dưỡng nhan

Làm đẹp

07:09:55 28/06/2024
Ở độ t.uổi tứ tuần, mỗi lần xuất hiện khán giả lại không khỏi trầm trồ xuýt xoa bởi vẻ ngoài tươi trẻ đầy năng lượng của Hiền Thục

Sàn diễn cuối cùng của Dries Van Noten là một cuộc hành trình xuyên không gian và thời gian

Thời trang

07:07:57 28/06/2024
Nhà thiết kế người Bỉ đã giới thiệu bộ sưu tập thứ 150 của mình cho Ngôi nhà ở ngoại ô Paris, gợi lại sự nghiệp sâu rộng của mình qua 69 vẻ ngoài tinh tế.

Đội hình hay nhất vòng bảng EURO 2024

Sao thể thao

06:51:14 28/06/2024
Goal chọn đội hình 11 cầu thủ có màn thể hiện tốt nhất tại vòng bảng EURO 2024. Cristiano Ronaldo, Kylian Mbappe hay Harry Kane không góp mặt.

Dàn nhạc giao hưởng Quốc gia Nga biểu diễn tại Hà Nội

Nhạc quốc tế

06:46:17 28/06/2024
Hanoi Concert 2024 hứa hẹn mang đến cho khán giả các tiết mục độc đáo được trình diễn bởi Dàn nhạc Giao hưởng Quốc gia Nga, nghệ sĩ dương cầm Eva Gevorgyan và những vũ công đến từ Nhà hát Bolshoi.

Nghi ngờ gò đất lớn có kho báu, chuyên gia cho nổ mìn, khai quật suốt nhiều ngày đêm: Hơn 100 báu vật 1.700 năm t.uổi được tìm thấy

Lạ vui

06:44:54 28/06/2024
Trong quá trình xây dựng đường sắt, đội công nhân Trung Quốc vô tình phát hiện kho báu cổ xưa nằm trong lòng đất.

Vụ nghi ngộ độc thực phẩm ở nhà máy đóng tàu, Sở Y tế chỉ đạo

Tin nổi bật

06:44:52 28/06/2024
Theo báo cáo từ Sở Y tế Hải Phòng, tính đến 18h ngày 27/6, số công nhân của Công ty Đóng tàu Sông Cấm có triệu chứng ngộ độc thực phẩm là 178 người.