Rừng thiêng bản Cậy

Theo dõi VGT trên

Dân làng thờ thần rừng, chủ rừng trong những ngôi đền thiêng giữa rừng. Đền thiêng lẳng lặng nằm dưới tán rừng già, sẵn sàng trừng phạt kẻ nào thiếu lễ nghĩa với rừng, với luật tục của làng. Rừng thiêng là nỗi sợ hãi của người Nùng bản Cậy.

Thần rừng trừng phạt

Thầy cúng Vương Hữu Chương nhìn chúng tôi cất lời buồn bã: “Năm trước, Vàng Pồ Hiên làm thầy cúng rừng đã trót ăn thịt chó, thần rừng phát hiện đã phạt làm cho Pồ Hiên hóa dại”.

Ở bản Cậy, người thầy cúng khi vào lễ thần rừng phải mặc trang phục truyền thống của người Nùng. Đêm trước khi làm lễ, thầy cúng phải tắm bằng nước lá bưởi và giữ cho mình chay tịnh, nhất là không được ăn thịt chó trong vòng ba ngày.

Trưởng thôn Hoàng Tiến Sỹ, người từ đầu đã can ngăn chúng tôi không nên đòi đến thăm rừng thiêng, trầm ngâm nhớ lại: “Năm nào không cúng thần thì sâu bọ sẽ phá hoại hết mùa màng”. Vài năm trước, mưa lớn khắp vùng, đồi núi bị mưa xói, cây cối như cành củi cuốn tròn theo dòng lũ lớn. Đồi núi trơ ra đất đỏ như con người để hở hết da thịt. Nhìn mà xót xa, đau đớn. Khi ấy dân bản đói kém, không làm lễ cúng thần rừng, đến khi vào vụ, sâu bọ không rõ ở đâu kéo về phá hoại hết. Từ đó trở đi, dù được mùa hay đói kém, dân bản vẫn bảo nhau đến dịp thì vào rừng làm lễ cúng thần.

Rừng thiêng bản Cậy - Hình 1

Lối vào đền thiêng – Ảnh: Vũ Thủy

Khi chúng tôi đề nghị vào thăm rừng ma, anh Tiến Sỹ, trưởng thôn bản Cậy, xua tay lắc đầu quầy quậy: “Không phải ngày cúng thì không được phép vào rừng đâu”. Chỉ đến khi thầy cúng hứa sẽ đi theo cúng xin phép thần linh mở cửa rừng đón chúng tôi, anh mới dám dẫn đường cho chúng tôi vào đền. Con đường mòn tuyệt nhiên không thấy dấu chân hay bóng dáng con người, chỉ có tiếng chim rừng lảnh lót. Đi chừng vài trăm mét thấy một gốc cây to, theo chân trưởng bản chúng tôi tiếp tục vạch lá, đi xuyên qua những rễ cây già rêu mọc chừng thấm mệt mới thấy ngôi đền thiêng hiện ra.

Đền được xây cất trên một mảnh đất bằng phẳng, trước đây là một ngôi nhà trình tường bằng đất nện, lợp mái tranh nhưng nay được xây lại và lợp ngói kiên cố hơn. Bên trong đền đặt một dãy bàn dài, ở trên là sáu bát hương lớn. Thầy cúng già mắt đã mờ nhưng đôi chân thoăn thoắt đã đứng đợi sẵn. Ông chăm chú đốt lửa châm bó nhang đen ngoài cửa đền rồi dẫn chúng tôi vào. Ông lầm rầm khấn vái. Tôi chẳng hiểu ông nói gì chỉ nghe loáng thoáng mấy từ “thanh niên miền Nam”.

Thầy cúng xin phép thần rừng xong xuôi mới yên tâm kể cho chúng tôi nghe về tục lệ cúng rừng. Lễ cúng thần rừng diễn ra vào tháng 2 và tháng 6 hằng năm, cúng tháng 2 được coi như lễ khởi đầu năm mới, khởi đầu mùa vụ mới. Cúng thần dịp này là mong thần linh phù hộ cho mùa màng tốt tươi, dân làng có hạt thóc, hạt ngô, quả bầu, quả bí làm cái ăn, cái giống. Còn cúng tháng 6 là lễ cúng kết thúc mùa vụ, như một cách tạ ơn thần rừng đã bảo vệ mùa màng, đã cho ngô, cho thóc để dân bản ấm no.

Cứ ba năm lại có một lễ cúng lớn. Lễ vật đem tế cho thần rừng là một con trâu, một con lợn và bốn con gà. Lễ cúng này thì tất cả mọi người trong bản sẽ tụ tập lại quanh đền, cùng mổ trâu, mổ lợn, gà để dâng cúng thần, rồi sau đó cùng nhau ăn uống linh đình, chúc tụng nhau cho tới khi trời tối. Kết thúc lễ lớn, mọi người lục tục kéo nhau về nhà, nhưng không ai được phép mang bất cứ thứ gì thừa ra khỏi rừng, đồ ăn không hết sẽ để lại ngay tại rừng, nếu không sẽ bị thần rừng trừng phạt.

Câu nói “rừng trừng phạt” được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong câu chuyện của thầy cúng già. Nhưng với trưởng thôn Tiến Sỹ thì “nhờ ngôi đền thiêng mà cây rừng không bị chặt phá”. Bởi người Nùng bản Cậy tin rằng rừng là nơi các vị thần trú ngụ, dân không được phép vào rừng chặt phá. Nhà ai trót dại vào rừng bẻ cành măng, ngọn trúc thì bị thần rừng phạt, dân bản phát hiện phải nộp thóc, góp gạo cho làng để làm lễ cúng thần. “Hầu như chưa có trường hợp chặt phá cây rừng nào xảy ra ở bản cả” – trưởng thôn đứng giữa rừng già tự hào khẳng định lại với chúng tôi.

Video đang HOT

Nguồn cội đền thiêng

Nhà già bản Vàng Pồ Thiền nằm vắt ngang một vạt đồi xanh mướt. Cây mận, cây đào lúc lỉu quả ở chái nhà chào đón khách. Pồ Thiền đã 94 t.uổi nhưng đôi chân chưa biết mỏi. Trưởng thôn kể: Pồ Thiền vẫn thường đi bộ gần 10km đường rừng xuống chợ Su Phì mua quả dưa, con cá đãi con cháu mỗi khi có dịp. Tiếng chó sủa váng cả mấy quả đồi, Pồ Thiền từ trong mùng lục tục bước ra thềm ngó người lạ. Đôi tai cụ đã hỏng, nghe câu được câu không, tiếng Kinh không sõi, trưởng thôn Hoàng Tiến Sỹ trở thành người phiên dịch bất đắc dĩ cho chúng tôi.

Rừng thiêng bản Cậy - Hình 2

Thầy cúng Vương Hữu Chương thắp hương trong ngôi đền tối tăm – Ảnh: Vũ Thủy

Từ trong trí nhớ mờ mịt của mình cụ kể chuyện như suối chảy: Tục cúng thần rừng bắt nguồn từ một chàng thanh niên vạm vỡ mang tên Vàng Pồ Tưởng. Pồ Tưởng là người dân bản, ngay từ khi Pồ Thiền mới chập chững, Pồ Tưởng đã là chàng thanh niên mới lớn; Pồ Tưởng tướng vạm vỡ, dẻo dai như cây mây, cây gai trong rừng.

Dân làng chăm chỉ khai nương, mở đất mà mùa màng vẫn bị sâu bọ phá hoại, bà con không có miếng ăn vào bụng. Nghe người ta kể ở bên kia ngọn núi mang tên Hoàng Dìn Thùng có vị thần rừng thiêng liêng bảo vệ mùa màng quanh năm, Pồ Tưởng quyết men theo rừng rậm, leo ngược về phía ngọn núi ấy để rước linh hồn thần rừng về phù hộ dân làng.

Sau khi lấy được hồn thần về, Pồ Tưởng định lập đền thờ ở con dốc nhỏ giữa thôn để cúng thần. Để làm lễ cúng thần, Pồ Tưởng đi bắt một con trâu to về làm thịt. Nhưng dắt mãi con trâu không chịu đi đến chân dốc, rồi bỗng dưng dây thừng tuột mũi, con trâu chạy liền một mạch vào giữa rừng sâu nằm xuống ở một bãi đất trống bằng phẳng, cây cối bao bọc xung quanh. Pồ Tưởng thấy vậy nghĩ rằng nơi con trâu nằm chính là nơi thần rừng muốn dựng đền để thờ phụng. Ngay lập tức, Pồ Tưởng cho lập đền thờ thần rừng chỗ con trâu to đã nằm.

Từ đó đến nay, đã hơn 100 năm tồn tại, mặc cho thời gian trầm tích, chiến tranh tàn phá, ngôi đền thiêng và khu rừng già ở bản Cậy vẫn sừng sững, quanh năm bảo vệ mùa màng. Và những cánh rừng ở đây cũng mãi trường tồn, như tấm lưng to bằng vách núi cho người Nùng dựa dẫm muôn đời.

Từ đó, những mong ước về sự sung túc cũng như những chuyện trừng phạt của thần rừng bắt đầu hình thành và lan ra từ ngôi đền thiêng. Đền thiêng đang bảo vệ cho sự tồn tại đơn độc của những người Nùng giữa núi này bằng sức mạnh của những câu chuyện ẩn giấu bên trong nó và tình yêu của người làng dành cho những ngày lễ lạt quen thuộc.

Chúng tôi rời bản Cậy khi sương mù chen kín trên những ngọn thông. Rừng ở đây bình yên quá, như chưa bao giờ phải sống trong cơn sợ hãi tuyệt vọng bởi những nhát cưa của lâm tặc hoành hành. Đền thiêng vẫn sẽ tiếp tục làm nhiệm vụ gìn giữ cánh rừng bản Cậy này.

Theo 24h

Tan nát những cánh rừng thiêng

Chỉ một buổi sáng cơn lũ kéo qua, ruộng nương, đồng bãi bản Mòng (xã Hua La, TP Sơn La) tan tác. Những cánh rừng thiêng không còn để che chở bản làng nữa. Người già than khóc: "Trời phạt. Làng làm mất nhiều rừng quá nên phì pá (ma rừng) nổi giận trừng phạt".

Trong câu chuyện về rừng, ông chủ tịch Mặt trận Tổ quốc bản Mòng - Quàng Hôm thường mở đầu câu nói của mình bằng từ "hồi đó". "Hồi đó" của ông là từ những năm 1980 trở về trước. Ông nói chuyện, giọng buồn tênh. Tôi nghe như có hai bản Mòng trong câu chuyện của ông.

"Hồi đó" ở bản Mòng

"Hồi đó tu xửa, pá heo của bản Mòng toàn những cây cổ thụ to lắm". Đó là bản Mòng đã xa tít mấy chục năm trước trong trí nhớ của Quàng Hôm. Rừng nằm ở đầu bản hay cuối bản thì gọi là tu xửa và rừng để chôn cất người c.hết gọi là pá heo. Họ bảo chỗ nào có đất, có nguồn nước thì có chủ, có ma và những gốc cây to chính là nơi ma rừng trú ngụ. Người Thái sợ ma rừng, họ không dám động chạm vào những gốc cây ấy chứ đừng nói đến chuyện chặt phá.

Người Thái c.hết đi, người thân phải tìm một gốc cây trong rừng mà chôn họ. Cúng ma gọi hồn một tháng, sau đó họ không bao giờ làm kinh động đến phần mộ của người quá cố nữa. Người nào làm đổ cây cối xung quanh vào mộ sẽ bị dân làng phạt vạ. Còn trên rừng tu xửa, mỗi dịp xuân về bản làng lại nhộn nhịp làm lễ cúng, ba ngày không cho người nơi khác vào bản, cả bản không đi làm chỉ ở nhà chơi. Trong tâm thức, họ luôn có một nỗi sợ, một niềm thành kính với từng gốc cây trong những khu rừng thiêng. Họ sống cùng với rừng lại vừa sợ rừng.

Tan nát những cánh rừng thiêng - Hình 1

Con suối Nậm La trước bản đỏ quạch, có chỗ trơ sỏi đá - Ảnh: Vũ Thủy

"Hồi đó con suối Nậm La chảy trước bản cứ cách vài chục mét lại có vũng nước trong. Dọc hai bên suối có những cây tự nhiên, những cây cổ thụ tỏa bóng xuống đẹp đẽ vô cùng", Quàng Hôm như đang mơ màng về một xứ thần tiên. Bên những vũng nước trong ấy, chiều chiều đám trẻ chăn trâu đưa trâu về lại nhảy ùm xuống vẫy vùng trong làn nước trong trẻo, mát lành. Trẻ con ngày ấy không đứa nào không biết bơi. Đầu bản cuối bản đều có những gốc sấu tán to mấy người ôm không xuể.

Đến tận lúc đi chiến trận, Quàng Hôm vẫn mang theo hình ảnh đẹp đẽ ấy của bản làng để thao thức mỗi đêm hành quân. Nhưng rồi có dạo dân làng cứ đua nhau làm nhà gỗ. Nhà càng to càng đẹp. Thanh niên mới lớn trong bản chẳng còn sợ con ma rừng nữa. Chẳng mấy chốc những cây lớn trong rừng bị chúng chia nhau chặt không còn một cây. Pá heo, tu xửa đều tan nát. Quàng Hôm còn nhớ rõ về một cây đa cổ thụ đường kính hơn 2m. Đến cả cái giống đa vốn chẳng lấy gỗ bao giờ dân làng cũng không buông. Họ xúm vào chặt mấy ngày mới đổ, chia gỗ ra làm nhà. Quàng Hôm kể đến đó dừng lại rít điếu thuốc lào. Trong làn khói thuốc, ánh mắt ông buồn thảm: "Tiếc ghê lắm".

Thiên nhiên trừng phạt

Dân làng đã phá sạch cây rừng nhưng lúc đó dòng Nậm La trước bản vẫn còn những vũng nước trong xanh và những tán cây xanh mát. Dân bản không chặt. Họ vẫn còn cần những cái cây ấy che chỗ tắm giặt. Trẻ con vẫn còn có chỗ bơi lội. Coi như vẫn còn một niềm an ủi với những người bản còn nhớ cảnh rừng như Quàng Hôm. Nhưng cả dòng suối dường như cũng biết đau nỗi đau cây rừng, giận nỗi giận cây rừng.

Không lâu sau đợt phá tu xửa, pá heo rầm rộ của dân bản Mòng, thảm họa khủng khiếp giáng xuống. Ngày 26/7/1991 trời mưa như trút nước, đến sáng 27 lũ về. Lũ ầm ầm đổ qua con suối Nậm La trước bản. Cũng may là sáng sớm nên chưa ai ra suối, xuống đồng nhưng trận lũ ấy Hua La vẫn có ba người c.hết trôi. Nghe tiếng lũ rầm rập, Quàng Hôm cũng chạy ra xem.

Giữa dòng nước đục ngầu đang gầm gào đổ xuống, những cây cổ thụ ngổn ngang đã được chặt đẽo chẳng biết từ đâu trôi về. Có những thân cây mắc kẹt ở những hòn đá to đường kính tới mét rưỡi. Dân làng nhìn lũ kinh sợ bảo rằng do trời làm hại. Dòng lũ giận dữ, hung hãn tràn tới, hoa màu, ruộng đồng chỉ còn là những bãi bùn lầy lội.

Cụ Lèo Văn Sáng 85 t.uổi và cụ Quàng Văn Piến 87 t.uổi, những người già còn sót lại trong bản, là những người cuối cùng vẫn còn tin vào thần linh. Họ bảo đợt lũ là do trời phạt. Mất nhiều rừng nên phì pá (con ma rừng) mới nổi giận trừng phạt.

Sau trận ấy, dòng suối Nậm La chỉ còn là một dòng chảy yếu ớt, đỏ ngầu, chẳng còn vũng nước trong xanh cũng chẳng còn cây cối tỏa bóng. Nhiều đoạn suối cạn khô trơ sỏi đá, dân đào vàng dựng lán trại đào đãi càng khiến dòng suối thêm thê thảm. Từ đó, cứ cách mấy năm bản Mòng lại bị lũ quét qua. Về sau Quàng Hôm và dân bản đi trồng lại rừng, những cơn lũ quét mới hiền dịu bớt.

Quàng Hôm đi học nhiều, làm cán bộ xã. Cũng chẳng biết rừng có thiêng hay không nhưng ông biết lũ là do không còn rừng. Cha ông người Thái có lý của họ khi tôn thờ rừng pá heo, rừng tu xửa ở hai đầu bản, để giữ cái nguồn nước, giữ cho mùa màng, nhà cửa không bị những cơn mưa lớn cuốn đi. Niềm thành kính của họ với rừng bắt nguồn từ mong muốn được bảo vệ. Tổ tiên của ông khôn ngoan, nhìn xa trông rộng hơn người Thái bây giờ!

Sau cơn lũ, nhìn cảnh làng tan hoang, Quàng Hôm cùng phụ lão trong bản xuống phòng lâm nghiệp xin giống cây chẩu, cây sấu, cây lát về trồng lại ở bản. Quàng Hôm chỉ tay ra khu rừng sấu, rừng lát trồng mới ngay sau nhà. Rừng cây giờ đã khép tán hết rồi và được giao cho hội phụ lão quản lý, chăm sóc kỹ lưỡng, không ai được chặt phá, kiếm củi, hằng năm chỉ tổ chức dọn phát bớt những cây nhỏ phía dưới. Ông bảo trước mắt gây rừng để bảo vệ nguồn nước, sau này nếu có khai thác cũng chỉ cắt tỉa chứ nhất định không cho chặt.

Trồng được kha khá rừng rồi, Quàng Hôm vẫn buồn. Ông bảo vẫn có rất nhiều người bản được tuyên truyền ra rả mà vẫn còn phát rừng ở bản này bản kia. Đất ngày càng chật, người ngày càng đông, quản lý đất không chặt chẽ, người ta tranh thủ để lấy đất, chiếm đất. Hầu như lớp già quan niệm rừng có thần linh canh giữ đều đã đi hết. "Người ta trồng rừng là do chủ trương của Nhà nước, gắn lợi ích cá nhân của họ, họ mới trồng, chứ ý thức trồng rừng để cải tạo tự nhiên thì hiếm lắm".

Ông bảo có những lần ông được vào tận vùng sâu vùng xa của người Thái vùng sông Mã, thấy người ta vẫn còn những khu rừng tu xửa, pá heo nguyên sinh. "Trông rừng của họ, nghĩ mà tiếc cho người dân tộc Thái bản mình". Ngày trước, rừng ở bản Mòng còn rộng hơn, nhiều cây to hơn thế.

Thần thoại bị mất

Người làng vẫn truyền tai nhau câu chuyện về con thuồng luồng, chủ vũng nước trong - chỗ suối Nậm La, suối Tong gặp nhau rộng hơn nghìn mét vuông.

Vào năm nọ cứ đêm về là có một chàng trai trẻ, rất bảnh trai đi tán tỉnh một cô gái xinh đẹp ở bản Nẹ. Trai gái Thái ngày xưa thường ngồi đầu sàn nói chuyện với nhau, cô gái ngồi dệt vải, xe sợi, bố mẹ không được nhìn mặt. Thế rồi chàng trai cô gái yêu nhau lúc nào không hay. Một lần chàng trai rủ cô gái đi thăm nhà. Cô gái đồng ý đi nhưng sợ bố mẹ dậy không thấy con sẽ lo lắng nên mới lấy cuộn dây sợi vừa đi vừa kéo theo. Đến sáng sớm bố mẹ cô gái gọi mãi chẳng thấy con gái đâu mới lần theo sợi chỉ. Sợi chỉ dẫn họ xuống thẳng vũng nước trong. Đến lúc này họ mới chắc mười mươi chàng trai trẻ đẹp đến tán tỉnh con gái họ hằng đêm là thuồng luồng, chủ vũng nước hóa thành. Thuồng luồng thấy cô gái xinh đẹp đã tìm cách tán tỉnh và bắt cô về làm vợ. Từ đó vũng nước trong trở lên rất linh thiêng.

Thế nhưng cái vũng nước trong nổi tiếng khắp vùng ấy giờ chỉ còn là bãi cát bồi trơ trọi sau cơn lũ khủng khiếp năm 1991. Và thần thoại về con thuồng luồng - chủ vũng nước xinh đẹp - cũng chẳng mấy người còn nhắc đến.

Theo 24h

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Ô tô khách bị lật xuống rìa quốc lộ sau tai nạn c.hết người
10:23:14 30/06/2024
Lật xe khách trên đèo ở Đắk Nông, hàng chục người bị thương
21:16:22 01/07/2024
Vụ sập hang động tại Bắc Kạn: Đã giải cứu được một nạn nhân
11:27:12 01/07/2024
Sập hầm ở Bắc Kạn, 1 người mất tích
13:16:21 01/07/2024
Xuống hang sâu bơm nước bị ngạt khí độc, 2 người t.ử v.ong
20:37:50 01/07/2024
Từ 1/7, người dân được xuất trình giấy tờ lái xe qua VNeID
13:09:30 30/06/2024
Đơn vị thi công lên tiếng vụ 2 anh em ruột đuối nước t.ử v.ong tại công trường
11:23:38 01/07/2024
CSGT sẽ tước quyền sử dụng giấy tờ xe của tài xế vi phạm qua VNeID
11:51:16 30/06/2024

Tin đang nóng

Diễn viên Quốc Hùng qua cơn nguy kịch nhưng 'vỡ gan độ 4 khó nói trước'
21:37:51 01/07/2024
Chồng đòi lấy 5 tỷ mua nhà cho nhân tình, tôi vẫn vui vẻ đồng ý nhưng kèm theo điều kiện khiến anh 'khóc thét'
18:28:25 01/07/2024
Mai Phương Thúy nói lý do đi dép bệt, "né" ống kính khi dự lễ cưới Midu
21:01:31 01/07/2024
Lưu Sở Điềm: Tiểu mỹ nhân Cbiz bị cấm "dao kéo", khiến Triệu Lộ Tư "nhục mặt"
19:40:04 01/07/2024
Hé lộ "thế lực" kì bí giúp nhà tiên tri mù Vanga "nhìn thấu" tương lai thế giới
18:42:02 01/07/2024
Vì sao danh ca Thái Thanh qua đời không muốn đưa vào chùa, yêu cầu con gái đặt tro cốt ở nhà?
20:13:27 01/07/2024
Ngày cưới 3 cô người yêu cũ của chồng đến tặng quà, đến tối vừa mở ra xem mà tôi đỏ hết mặt
18:36:14 01/07/2024
Trớ trêu nữ diễn viên bị chính bạn trai và tình nhân hợp sức gài làm "tiểu tam", lừa chiếm đoạt t.iền tỷ
20:49:02 01/07/2024

Tin mới nhất

Hàng loạt trường hợp bị thu hồi, giữ giấy chứng nhận căn cước từ hôm nay, 1-7

21:49:03 01/07/2024
Nghị định 70/2024/NĐ-CP quy định các trường hợp bị thu hồi Giấy chứng nhận căn cước như giấy bị cấp sai quy định; Giấy chứng nhận căn cước đã tẩy xóa, sửa chữa...

Loạt chính sách có hiệu lực từ tháng 7/2024 tác động trực tiếp tới người đi xe máy

21:23:50 01/07/2024
Người đi xe máy có thể không cần mang theo giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe dạng bản giấy mà chỉ cần xuất trình tại ứng dụng VNeID từ ngày 1/7.

Bình Định: Khống chế đám cháy lớn tại công ty sản xuất sản phẩm gỗ

12:58:59 01/07/2024
Lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ Công an tỉnh Bình Định đã khống chế đám cháy lớn tại xưởng sản xuất sản phẩm gỗ ở phường Nhơn Hòa, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định.

Xe máy đ.âm cọc tiêu, 1 người t.ử v.ong tại chỗ

11:20:28 01/07/2024
Vụ tai nạn xe máy thương tâm vừa xảy ra ở xã Hồng Lộc, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) khiến 1 người t.ử v.ong tại chỗ, 1 người bị thương nặng.

Ba người trèo qua sân thượng nhà hàng xóm thoát khỏi đám cháy

21:53:45 30/06/2024
Nghe người dân truy hô, 3 người sống tại căn nhà 3 tầng trong hẻm đã nhanh chóng trèo qua sân thượng nhà hàng xóm thoát nạn trước khi lửa và khói bao trùm căn nhà...

Công an Hà Nội: Có doanh nghiệp thuê người xếp hàng mua vàng 'bình ổn'

20:56:48 30/06/2024
Ngày 30/6, Bộ Công an cho biết, Phòng An ninh kinh tế (Công an TP Hà Nội) xác định có nhóm đối tượng được thuê xếp hàng mua vàng từ các ngân hàng thương mại Nhà nước và bán lại cho doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc.

Người thương binh giữa đêm mưa lao xuống hồ Quỳnh cứu n.ữ s.inh t.ự v.ẫn

22:18:18 29/06/2024
Buồn chán chuyện gia đình, sau một hồi thẫn thờ đi vài vòng quanh hồ Quỳnh (phường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), cô gái trẻ lao mình xuống dòng nước đen thẫm tại đây. Rất may mắn, cô gái nhanh chóng được người dân phát hiện, c...

Tài xế t.ử v.ong trong cabin sau tai nạn liên hoàn trên quốc lộ 13

20:14:27 29/06/2024
Vụ tai nạn liên hoàn giữa xe tải, ô tô du lịch và xe đầu kéo xảy ra trên quốc lộ 13 (Bình Dương) khiến 2 phương tiện hư hỏng nặng, nam tài xế xe tải t.ử v.ong trong cabin.

Vụ tông xe nghiêm trọng ở Vũng Tàu: Xác định danh tính, tạm giam nữ tài xế

15:12:14 29/06/2024
Liên quan đến vụ tai nạn liên hoàn khiến hai mẹ con không qua khỏi ở Vũng Tàu, cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP Vũng Tàu khởi tố, bắt giam nữ tài xế điều khiển ô tô điên về tội Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ.

Tìm thấy t.hi t.hể nạn nhân bị mất tích tại Sa Pa

15:01:03 29/06/2024
Hiện tại, các cơ quan chức năng đang tổ chức làm các thủ tục theo quy định và bàn giao t.hi t.hể nạn nhân cho gia đình. Chính quyền địa phương đã động viên, thăm hỏi, chia buồn kịp thời cùng gia đình nạn nhân.

Quốc hội quy định dao có tính sát thương cao là vũ khí

12:49:01 29/06/2024
Dao có tính sát thương cao sẽ được coi là vũ khí, tùy mục đích sử dụng để gây rối, chống người thi hành công vụ hoặc xâm phạm đến tính mạng người khác.

Bà Rịa Vũng Tàu: Cháy nhà khiến 2 vợ chồng t.ử v.ong

11:20:55 29/06/2024
Ngày 27-6, Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phối hợp cùng Công an huyện Đất Đỏ điều tra nguyên nhân vụ 2 vợ chồng được phát hiện t.ử v.ong trong căn nhà cháy.

Có thể bạn quan tâm

Mách nàng cách diện áo sơ mi voan mỏng vừa đẹp vừa kín đáo

Thời trang

23:41:06 01/07/2024
Với 4 cách diện áo sơ mi voan mỏng dưới đây, các nàng tha hồ biến hóa để có set đồ vừa đẹp vừa kín đáo.Áo sơ mi voan mỏng sẽ trở nên thanh lịch, kín đáo hơn nếu các nàng biết 4 cách mặc dưới đây.

ILLIT được Billboard vinh danh tân binh K-Pop của tháng

Nhạc quốc tế

23:37:06 01/07/2024
Billboard mới đây đã công bố ILLIT đạt danh hiệu tân binh của tháng 6 và đồng thời là nhóm nhạc K-Pop đầu tiên làm được điều này. Tờ báo sau đó cũng giải thích rõ ràng lý do lựa chọn nhóm nhạc mới của HYBE cho danh hiệu tân binh.

Vừa ly hôn, tôi nhận ra mình mắc sai lầm nghiêm trọng nhưng không thể cứu vãn

Góc tâm tình

23:27:16 01/07/2024
Tôi muốn mở lời nói xin lỗi chồng cũ nhưng không sao nói được. Cứ nhắn rồi xóa. Từ hôm qua đến giờ, nỗi ân hận choán lấy toàn bộ tâm trí khiến tôi không thể tập trung làm gì cả.

Top 4 con giáp nữ dễ bị dụ dỗ vì những lời đường mật

Trắc nghiệm

23:24:51 01/07/2024
Con giáp Thân đứng đầu bảng xếp hạng bởi họ là những người dễ bị tan chảy trước những lời nói ngọt ngào. Các bạn nữ t.uổi Thân khá thông minh, tuy nhiên họ lại dễ dàng bị những thứ đẹp đẽ làm cho tâm trí bị mê muội.

Xuân Bắc xưng hô "tao" với Tự Long còn nói thẳng điều này

Sao việt

23:17:24 01/07/2024
Xuân Bắc vừa gây xôn xao mạng xã hội khi có bài đăng dài nói về chuyện Tự Long tham gia chương trình Anh trai vượt ngàn chông gai.

Điểm tên những địa điểm đẹp nhất khi du lịch Cửa Lò, Nghệ An

Du lịch

23:00:21 01/07/2024
Nếu không muốn nuối tiếc sau chuyến đi du lịch Cửa Lò, Nghệ An, bạn đừng bỏ qua những địa điểm đẹp nhất, hấp dẫn và thú vị nhất dưới đây.

"Tóm gọn" 2 nam ca sĩ hạng A hẹn hò đôi, tình tứ đút thức ăn cho bạn gái giữa quán ăn

Sao châu á

22:52:01 01/07/2024
Mặc dù chất lượng của video khá thấp, cư dân mạng cho rằng 2 người đàn ông trong video này là Mino (WINNER) và PO (Block B) - đôi bạn thân đình đám Kpop.

Công thức pha chế trà sữa ô long chuẩn vị ngon như ngoài hàng

Ẩm thực

22:41:10 01/07/2024
Bạn còn chần chừ gì mà không vào bếp làm ngay 1 ly trà sữa ô long để giải toả cơn thèm! Hương trà ô long thơm ngào ngạt, hoà quyện với vị sữa béo ngậy tạo nên một thức uống ngon khó cưỡng.

Nhiều động vật quý hiếm, nguy cấp lộ diện nhờ bẫy ảnh

Lạ vui

22:26:14 01/07/2024
Bẫy ảnh tại Khu dự trữ thiên nhiên Động Châu - Khe Nước Trong (Quảng Bình) đã phát hiện nhiều loài thú quý hiếm, nguy cấp cần bảo tồn như: Chà vá chân nâu, Gấu ngựa, Voọc Hà Tĩnh, Thỏ vằn,...

Nhật Bản ra mắt mũ bảo hiểm được làm từ vỏ sò và nhựa tái chế

Thế giới

22:02:09 01/07/2024
Một lợi thế nữa của Shelltec là tính chất có thể tái sử dụng liên tục. Mũ bảo hiểm Shellmet cũ sẽ được nghiền nát và tái chế để tạo ra một Shellmet mới.

Tom Cruise yêu con trai nuôi hơn con gái ruột?

Sao âu mỹ

21:54:46 01/07/2024
Siêu sao Tom Cruise được nhìn thấy bước xuống trực thăng cùng con trai nuôi Connor Cruise ở trung tâm London vào cuối tuần qua.