Ra mắt bộ nhận diện Trường Sư phạm – Trường Đại học Vinh

Theo dõi VGT trên

Sự ra đời của Trường Sư phạm cũng như quyết định ra mắt bộ nhận diệnkhung chuẩn đầu ra khối ngành đào tạo giáo viên đã thể hiện rõ đặc trưng, màu sắc riêng và mục tiêu hướng đến của Trường Sư phạm trong tương lai.

Tối 30/12, Trường Sư phạm thuộc Trường Đại học Vinh đã tổ chức chương trình ra mắt bộ nhận diện Trường Sư phạm, công bố khung chuẩn đầu ra các ngành đào tạo giáo viên Trường Đại học Vinh.

Ra mắt bộ nhận diện Trường Sư phạm - Trường Đại học Vinh - Hình 1

Dự lễ có GS.TS Thái Văn Thành – Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo và một số sở, ban, ngành liên quan. Ảnh: MH

Trước đó, thực hiện Nghị quyết của Đảng bộ Trường nhiệm kỳ 2020 – 2025 và chỉ đạo của Đảng ủy, ngày 21/7/2021, Hội đồng trường đã có Nghị quyết số 11/NQ-HĐT thành lập Trường Sư phạm thuộc Trường Đại học Vinh trên cơ sở sáp nhập, tổ chức lại các đơn vị: Viện Sư phạm Tự nhiên, Viện Sư phạm Xã hội, Khoa Giáo dục, Trung tâm Bồi dưỡng Nghiệp vụ sư phạm.

Việc thành lập Trường Sư phạm thuộc Trường Đại học Vinh là sự kế thừa và phát huy truyền thống sư phạm của Trường Đại học Sư phạm Vinh trước đây và Trường Đại học Vinh hiện nay. Qua đó, sẽ góp phần to lớn trong nhiệm vụ đào tạo nhân lực chất lượng cao cho đất nước, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu đổi mới, căn bản toàn diện của ngành Giáo dục và Đào tạo.

Sự ra đời của Trường Sư phạm đã đ.ánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ, mở ra một giai đoạn mới với nhiều sứ mệnh quan trọng.

Ra mắt bộ nhận diện Trường Sư phạm - Trường Đại học Vinh - Hình 2

Các đại biểu chứng kiến lễ ra mắt bộ nhận diện Trường Sư phạm. Ảnh: MH

Video đang HOT

Phát biểu tại chương trình, GS.TS Nguyễn Huy Bằng – Hiệu trưởng Trường Đại học Vinh đã đ.ánh giá cao những nỗ lực của tập thể Trường Sư phạm, tin tưởng và gửi gắm nhiều kỳ vọng vào vị thế của trường trong tương lai.

Từ thành quả 62 năm đào tạo giáo viên, Hiệu trưởng Trường Đại học Vinh cũng đề nghị Trường Sư phạm cần bám sát khung chuẩn đầu ra của khối ngành sư phạm, đào tạo được đội ngũ giáo viên có đủ năng lực, chuyên môn, đáp ứng được yêu cầu giáo dục trong giai đoạn mới.

Ra mắt bộ nhận diện Trường Sư phạm - Trường Đại học Vinh - Hình 3

GS.TS Nguyễn Huy Bằng – Hiệu trưởng Trường Đại học Vinh phát biểu tại lễ ra mắt. Ảnh: MH

Sự ra đời của Trường Sư phạm cũng như quyết định ra mắt bộ nhận diện và khung chuẩn đầu ra khối ngành đào tạo giáo viên đã thể hiện rõ đặc trưng, màu sắc riêng và mục tiêu hướng đến của Trường Sư phạm trong tương lai.

Ra mắt bộ nhận diện Trường Sư phạm - Trường Đại học Vinh - Hình 4

Trao quyết định công nhận khung chuẩn đầu ra khối ngành Sư phạm. Ảnh: MH

Đây cũng là bước khởi đầu giúp Trường Sư phạm xác định rõ mục tiêu giảng dạy, công khai cam kết với xã hội về chất lượng đào tạo khối ngành sư phạm; thể hiện tinh thần sáng tạo, khát vọng đổi mới của tập thể cán bộ, giảng viên, sinh viên nhà trường.

Ra mắt bộ nhận diện Trường Sư phạm - Trường Đại học Vinh - Hình 5

PGS.TS Lưu Tiến Hưng – Hiệu trưởng Trường Sư phạm và PGS.TS Trần Vũ Tài – Phó Hiệu trưởng nhà trường trao giải cho các đội tại cuộc thi Nghiệp vụ Sư phạm. Ảnh: MH

Tại buổi lễ, Trường Sư phạm cũng đã trao giải Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm 2021./.

Lương giáo viên vẫn còn thấp lắm!

Trao đổi với Báo Đại Đoàn Kết, GS. TS Trần Hồng Quân, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng, đào tạo sư phạm không thể không có kế hoạch.

Phải tính toán cho phù hợp, không thể thả nổi như hiện nay bởi trường nào cũng muốn tuyển sinh nhiều, nhất là những ngành mình có sở trường mà không căn cứ trên nhu cầu tuyển dụng thực tế từ các địa phương.

Lương giáo viên vẫn còn thấp lắm! - Hình 1

GS.TS Trần Hồng Quân.

PV: Hiện nay nhiều địa phương thống kê có tình trạng thừa thiếu - giáo viên cục bộ. Từ góc độ đào tạo ở các trường sư phạm cần có những thay đổi nào để góp phần giảm bớt tình trạng này thưa giáo sư?

GS. TS Trần Hồng Quân: Thừa rõ ràng là vấn đề chúng ta làm chưa làm tốt công tác dự báo, quy hoạch nhân lực. Nếu thống kê được những môn học nào thừa giáo viên thì phải có kế hoạch đào tạo giảm bớt thay vì đào tạo theo thế mạnh của các trường mà không tính đến nhu cầu tuyển dụng của địa phương. Khi đó, câu chuyện cử nhân thất nghiệp sẽ dai dẳng và khiến những người có dự định, mong muốn đầu quân vào ngành sư phạm cũng lo lắng, thậm chí chùn bước.

Việc đào tạo và sử dụng giáo viên hiện nay khác trước nhiều. Trước đây trung học sư phạm, cao đẳng sư phạm và đại học sư phạm đều có nhiệm vụ đào tạo giáo viên còn hiện nay, trung học sư phạm đã bỏ, cao đẳng sư phạm cơ bản chủ yếu còn nhiệm vụ đào tạo giáo viên mầm non. Tuy nhiên, vẫn còn có những điểm chung là thiếu nhiều giáo viên ở các môn Âm nhạc, Mỹ thuật, Ngoại ngữ... Đặc biệt là giáo viên dạy giáo dục khuyết tật rất thiếu vì ít người học.

Giải quyết tình trạng này, tôi cho rằng phải thay đổi bằng chính sách, không có cách nào khác, Không thể bắt buộc ai học ngành sư phạm hay bắt buộc học giáo dục trẻ khuyết tật. Không thể chỉ trông chờ vào lòng yêu nghề, đam mê với nghề nghiệp của một bộ phận giáo viên bởi có "thực mới vực được đạo", trong khi các ngành nghề khác lương cao, dễ xin việc hơn là sư phạm...

Chỉ có chính sách mới làm thay đổi lượng và chất trong câu chuyện giáo viên. Đến nay chúng ta đã miễn học phí cho sinh viên sư phạm và có thêm chính sách hỗ trợ phí sinh hoạt hàng tháng cho sinh viên nhưng cân nhắc giữa 4 năm đại học với cơ hội việc làm, chế độ đãi ngộ và môi trường làm việc, cơ hội thăng tiến... trong cả mấy chục năm sự nghiệp tiếp theo là cả một khoảng cách. Mức lương ra trường của giáo viên những năm đầu chưa thể trang trải cuộc sống như những ngành học khác. Lương giáo viên vẫn còn thấp lắm so với mặt bằng thu nhập của xã hội hiện nay. Nhất là khi nhiều ngành nghề có những thu nhập tăng thêm đáng kể, thậm chí cao hơn lương.

Học xong ngành sư phạm chưa chắc làm ngành này. Thực tế nhiều báo cáo đã chỉ ra những giáo viên Ngoại ngữ hay Tin học, Âm nhạc, Mỹ thuật... giỏi hoàn toàn có thể tìm kiếm cơ hội việc làm ở các doanh nghiệp với mức lương cao hơn nhiều so với giáo viên trong khi công việc đỡ vất vả, áp lực hơn. Đó là vấn đề lớn của đào tạo sư phạm và đội ngũ giáo viên hiện nay và chỉ có thể thay đổi nếu có những thay đổi căn cơ từ chính sách.

Không chỉ câu chuyện số lượng mà câu chuyện chất lượng đội ngũ cũng còn nhiều điều phải bàn, thưa giáo sư?

- Chúng ta vẫn chưa thể thỏa mãn vấn đề chất lượng đội ngũ, nhất là khi triển khi Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 với những yêu cầu mới. Một khó khăn tôi muốn đề cập đó là các trường sư phạm không được thu học phí nên việc đầu tư, nâng cấp, thu hút giảng viên giỏi cũng hạn chế. Các trường sư phạm cũng chật vật nếu muốn trang bị thêm cơ sở vật chất, tạo điều kiện để cải thiện chất lượng đào tạo sư phạm cũng khó vì không có kinh phí.

Tình trạng thiếu giáo viên ở các địa bàn khó khăn như vùng núi, vùng sâu vùng xa đang là một vấn đề làm "đau đầu" nhiều địa phương. Theo giáo sư có nên yêu cầu bắt buộc với giáo viên mới vào ngành phải có ít nhất 3 năm công tác vùng sâu, vùng xa trước khi về đô thị, nông thôn công tác hay không?

- Tôi không ủng hộ chính sách này bởi mọi việc đều phải xuất phát từ tinh thần tự nguyện của người trong cuộc. Thu hút người giỏi vào sư phạm đã khó, nay lại còn "bắt buộc" như vậy thì có lẽ thêm nhiều học sinh giỏi đắn đo muốn đầu quân vào ngành. Giáo dục miền núi có những đặc thù riêng mà nếu tuyển giáo viên đi "nghĩa vụ" một thời gian rồi về thì khó có sự chuyên tâm, gắn bó với vùng đất, với con người nơi ấy. Khi thiếu tâm huyết thì khó nâng chất lượng giáo dục lên như kỳ vọng. Vì vậy, cá nhân tôi cho rằng nên thay đổi về mặt chính sách với những tạo điều kiện thuận lợi hơn cho giáo viên công tác ở đây cả để họ toàn tâm toàn ý gắn bó với sự nghiệp giáo dục miền núi vốn nhiều khó khăn, thách thức đặc thù. Đào tạo giáo viên tại chỗ cho tốt để bám trụ lâu dài với mảnh đất nơi đó, đặc biệt là giáo viên là người bản địa.

Trân trọng cảm ơn ông!

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Nam Thư vội có động thái sau loạt bài tố của "chính thất" trong scandal giật chồng
06:30:28 09/07/2024
Cái giá của nữ diễn viên hạng A làm "tiểu tam" dan díu với trai trẻ, bị "chính thất" b.óc p.hốt thẳng mặt trên MXH
06:27:32 09/07/2024
Nhãn hàng sầu riêng khóa bình luận sau phát ngôn 'kém duyên' với Quang Linh Vlog
08:10:40 09/07/2024
Một hôm, tôi c.hết sững khi nghe anh nói 'chỉ vui chơi qua đường thôi, chán chê thì bỏ', một câu nói thật sự ngoài sức tưởng tượng của tôi
07:24:49 09/07/2024
Phản ứng của MC Hoàng Oanh khi bị chê kém duyên ở Anh trai vượt ngàn chông gai
06:45:02 09/07/2024
'Kẻ trộm mặt trăng 4' khuấy đảo phòng vé dù nhận 'mưa lời chê'
06:02:30 09/07/2024
Một ca sĩ tiết lộ về các đại gia showbiz: Ninh Dương Lan Ngọc có biệt thự 70 tỷ, Sam có nhà 90 tỷ
08:08:58 09/07/2024
Mỹ nhân đắc tội nửa showbiz
06:40:13 09/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Cãi nhau nảy lửa, vợ ôm con bỏ về ngoại, tôi mặc kệ đi uống rượu cùng bạn, ai ngờ nửa đêm nhận được 1 cuộc gọi mà điếng người

Góc tâm tình

09:23:05 09/07/2024
Tôi thấy vợ tôi tốt đẹp thì người khác cũng nhìn ra được như thế. Nếu giờ tôi để mất vợ thì chắc chắn tôi mới là người hối hận. Nhưng giờ tôi phải làm sao để dỗ dành vợ đây?

Bình Định: Vẻ đẹp hoang sơ kỳ diệu của Mũi Vi Rồng

Du lịch

09:21:44 09/07/2024
Mũi Vi Rồng là một trong những điểm du lịch nổi tiếng của Bình Định. Với khung cảnh hoang sơ độc đáo Mũi Vi Rồng được ví như chốn long mạch giữa trần gian khiến bao người phải say mê.

Lý do người phụ nữ phải nhập viện cấp cứu sau khi ăn chuối

Sức khỏe

09:21:30 09/07/2024
Đến bệnh viện, bà được chẩn đoán nhịp tim đ.ập chậm (42 nhịp/phút) do tăng kali m.áu. Xét nghiệm m.áu cho thấy nồng độ kali cao tới 7,2mmol/L.

Gần 500 tài xế bị thu giấy phép lái xe qua ứng dụng VNeID trong 1 tuần

Tin nổi bật

09:17:49 09/07/2024
Tối 8/7, đại diện Cục CSGT (Bộ Công an) cho biết, sau 1 tuần thực hiện Thông tư 28 (từ ngày 1 - 7/7), lực lượng CSGT toàn quốc đã kiểm soát 26.961 trường hợp thông qua ứng dụng VNeID.

Nữ ca sĩ 9X vỡ oà thông báo lên chức mẹ nhờ thụ tinh ống nghiệm sau cú sốc sảy thai

Sao châu á

09:17:48 09/07/2024
Tối 8/7, tờ News1 đưa tin nữ ca sĩ nổi tiếng Hàn Quốc NS Yoon-G (Kim Yoon Ji) vừa hạ sinh con gái đầu lòng sau vài lần thụ tinh ống nghiệm.

Tài tử diễn đỉnh đến mức 26 năm chưa từng thất bại, sự nghiệp vẻ vang được tung hô là "vị thần diễn xuất"

Hậu trường phim

09:15:11 09/07/2024
Trong suốt 26 năm cống hiến cho nền công nghiệp phim ảnh của xứ Hàn, Shin Ha Kyun chưa từng biết đến 2 từ thất bại .

Lan Ngọc xin lỗi

Sao việt

09:12:55 09/07/2024
Giữa lúc netizen bàn tán xôn xao, Lan Ngọc đã lên tiếng xin lỗi. Nữ diễn viên cho biết cô và Tiến Luật có mối quan hệ thân thiết nhiều năm nên trêu ghẹo nhau chứ không có ý gì xấu.

Đề nghị tổ chức, cá nhân liên quan đến sai phạm tại Công ty Công Minh trình báo

Pháp luật

09:06:37 09/07/2024
Chiều ngày 8/7, Bộ Công an tổ chức họp báo thông báo tình hình, kết quả công tác công an 6 tháng đầu năm nay. Thứ trưởng Bộ Công an Trần Quốc Tỏ chủ trì buổi họp.

Ban công hướng Nam nên trồng cây gì đẹp, dễ chăm sóc

Trắc nghiệm

08:43:39 09/07/2024
Ban công hướng Nam là hướng lý tưởng đối với gia chủ cả về phong thủy và thời tiết. Hướng Nam được đón nhận ánh sáng vào ban ngày, gió từ hướng

Lisa vướng ồn ào đạo nhái, động thái của Rosé khiến dân tình "đứng ngồi không yên"

Nhạc quốc tế

08:35:22 09/07/2024
Trong bối cảnh Lisa đang gặp phải những tranh cãi và áp lực từ cáo buộc đạo nhái, sự ủng hộ và đồng hành từ Rosé chắc chắn là nguồn động viên lớn lao cho cô nàng.

Mình yêu nhau, bình yên thôi - Tập 91: Đức Anh qua đêm nhà Hân, mẹ vợ suýt bắt quả tang

Phim việt

08:11:17 09/07/2024
Trong tập 91 Mình yêu nhau, bình yên thôi, sau giờ làm, Đức Anh (Thanh Sơn) không về nhà với bố mẹ, mà đến thẳng nhà Hân. Cả hai cùng ăn tối, cùng xem phim và tất nhiên Đức Anh qua đêm luôn ở đây.