Quan hệ thầy-trò ở nước ngoài: Quan hệ cung-cầu dịch vụ giáo dục

Theo dõi VGT trên

Mối quan hệ thầy-trò trong giảng đường nước ngoài không tự do, thoải mái theo kiểu “thầy làm việc thầy, trò làm việc trò” như trong các bộ phim Mỹ được chiếu trước đây ở Việt Nam.

Tự do như trong phim?

Tự do, thoải mái, không bị &’soi’ là câu trả lời chung của một số bạn trẻ Việt Nam khi được đặt câu hỏi: “Bạn nghĩ gì về mối quan hệ thầy-trò trong giảng đường đại học ở nước ngoài?”

Thậm chí, có bạn còn cho biết: “Tôi thì thường hình dung ra một lớp học với các sinh viên ngồi gác chân lên bàn, xoay bút, tự do ăn bánh mỳ kẹp, uống nước và &’vặn vẹo’ lại thầy giáo khi có điều thắc mắc. Y như trong phim vậy!”

Tuy nhiên, những người trong cuộc lại cho hay, những điều &’tưởng tượng’ như trên phần lớn là không đúng.

Thành – một sinh viên chuyên ngành tài chính tại Đại học Monash, Úc đã từng bị giáo viên nhắc nhở và mời ra khỏi lớp ngay trong tuần học đầu tiên vì tự do ăn uống khi giáo viên đang giảng bài. “Buổi sáng hôm đó, tôi đi học muộn và có mang theo một cái bánh mì để ăn sáng. Vì trước đó tôi thấy các bạn cùng lớp mang nước uống, kẹo cao su, kẹo ngọt vào lớp để ăn nên tôi nghĩ chắc giáo viên nào cũng dễ tính. Ai ngờ, vừa mới nuốt xong miếng bánh mì đã thấy thầy giáo nhắc rất lịch sự: “Em ra ngoài, vào phòng ăn của khoa cho thoải mái”. Từ đó, tôi cạch đến già luôn!”

Thủy, sinh viên kinh tế tại Pháp và Giang – cựu sinh viên Đại học Oklahoma, Mỹ cũng có ý kiến tương tự. Thủy kể về kinh nghiệm của bản thân: “Theo tôi, quan hệ thầy trò khá thoải mái xét trên phương diện học tập như thảo luận vấn đề, bàn luận các đề tài. Tuy nhiên, không có chuyện ăn uống, nói chuyện, tán gẫu trong lớp. Thỉnh thoảng, có thầy cô nào dễ tính lắm thì cho sinh viên ngồi ra một góc và…ngủ. Đặc biệt đối với những sinh viên không tôn trọng giáo viên thì thường bị đuổi luôn ra khỏi lớp, thậm chí bị cấm không được tham dự các giờ học tiếp theo của giáo viên đó. Tôi đã từng chứng kiến một thầy giáo xử lí rất nghiêm khắc một sinh viên gây mất trật tự trong giờ học. Thầy tổ chức một buổi họp lớp và mời một vài thầy cô giáo khác đến chứng kiến. Sau đó, sinh viên này phải công khai xin lỗi thầy trước mặt mọi người nếu muốn được tiếp tục học môn của thầy.”

Ở những nước châu Á thì thậm chí các giáo viên còn đặt nặng vấn đề &’tôn sư trọng đạo’ hơn rất nhiều. Hiếu, một nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Kyung Hee, Hàn Quốc cho biết: “Việc sinh viên tự do làm việc riêng trong lớp thì chỉ có trong phim Mỹ mà thôi. Ở Hàn Quốc, các giáo sư hoàn toàn không chấp nhận điều đó. Ho rất nghiêm khắc và yêu cầu sinh viên nghiêm túc trong học tập.”

Video đang HOT

Là một người trực tiếp giảng dạy bậc đại học và thạc sĩ, Tiến sĩ Lê Anh Tú thuộc Đại học New South Wales, Úc cũng đồng tình với những ý kiến trên. Anh cho biết, mặc dù sinh viên có quyền tự do ngôn luận trong giảng đường đại học nước ngoài nhưng điều đó không có nghĩa là họ có thể tự do làm những gì mình thích. Bản thân tiến sĩ Tú cũng từng là một cựu sinh viên du học từ khi mới 16 tuổ.i và mặc dù anh đã ở Úc hơn chục năm nay nhưng anh cũng rất đề cao giá trị &’tôn sư trọng đạo’ truyền thống. “Lúc tôi mới bắt đầu đi dạy thạc sĩ, tôi mới chỉ 23 tuổ.i. Vào thời điểm đó, tôi còn ít tuổ.i hơn một số sinh viên của mình. Một số sinh viên nữ thấy thầy giáo trẻ nên hay trêu ghẹo và &’xoay’ tôi rất nhiều câu hỏi ngoài lề để tôi lúng túng. Mặc dù tôi khá cởi mở với sinh viên nhưng với tư cách là một giáo viên đứng trên bục giảng, tôi rất mong nhận được sự tôn trọng của sinh viên. Vì vậy, tôi đã nhắc nhở họ.”

Quan hệ thầy-trò ở nước ngoài: Quan hệ cung-cầu dịch vụ giáo dục - Hình 1

Quan hệ thầy-trò trong giảng đường nước ngoài không giống
như trong phim Mỹ. (Nguồn ảnh: ABC)

Giáo viên sẽ không tiếp chuyện cá nhân sau giờ học

Theo ý kiến của các du học sinh, mối quan hệ thầy-trò ở nước ngoài đơn thuần là mối quan hệ cung-cầu dịch vụ giáo dục. Vì vậy, các giáo viên sẽ nỗ lực tối đa để cung cấp dịch vụ giáo dục với chất lượng tốt nhất có thể và vì vậy sẽ không có chuyện thầy thì cứ ra sức nói, trò thì vẫn mải mê làm việc riêng.

“Giáo viên rất nhiệt tình hướng dẫn bạn trong học tập. Bạn được tự do phát triển các ý tưởng cá nhân, tự do bày tỏ ý kiến, quan điểm mà không sợ bị tr.ù dậ.p. Hơn nữa, họ cũng khuyến khích sinh viên tự nghiên cứu, họ chấm điểm theo ý tưởng của sinh viên chứ không phải theo đáp số khuôn mẫu. Bản thân tôi đã từng được điểm giỏi luận văn tốt nghiệp thạc sĩ mặc dù kết quả nghiên cứu của tôi hoàn toàn khác biệt so với kết quả mẫu. Thầy giáo tôi nói rằng kết quả không quan trọng vì nó phụ thuộc vào cách chọn mẫu nghiên cứu, tuy nhiên, cách thức đặt vấn đề và giải quyết vấn đề mới quan trọng hơn cả”, Thành cho biết.

“Vì mối quan hệ cung-cầu dịch vụ giáo dục này nên các giáo viên rất hạn chế có các mối quan hệ khác ngoài công việc với sinh viên sau giờ học, không có chuyện họ đi ăn uống, hát karaoke với sinh viên như một số giáo viên trẻ ở Việt Nam. Họ cũng hầu như không tiếp chuyện sinh viên qua điện thoại di động cá nhân sau giờ học”, Thành kết luận.

Theo GDVN

Sinh viên khiếm thị và những tấm bằng "đắp chiếu"

Không thấy được ánh sáng, những người khiếm thị này vẫn đeo đuổi ước mơ đại học. Tưởng chừng những sự vượt khó đó sẽ được đền đáp xứng đáp nhưng thật buồn là sau khi tốt nghiệp, họ không thể tìm được công việc phù hợp với chuyên môn của mình.

Ước mơ được cống hiến

Để sở hữu được tấm bằng ĐH, CĐ, những người khiếm thị đã trải qua khá nhiều gian truân. Từ việc nỗ lực vượt qua kì thi tuyển sinh khốc liệt, họ lại tiếp tục rèn luyện trong khoảng thời gian ngồi ở giảng đường ĐH. Sở hữu trong tay tấm bằng họ chỉ mong muốn những công sức của mình sẽ được xã hội chấp nhận, một khát vọng nhỏ bé là tìm được một công việc phù hợp với chuyên ngành đã học.

Sinh viên khiếm thị và những tấm bằng đắp chiếu - Hình 1

một công việc ổn định.

Đam mê âm nhạc từ khi còn bé, Quốc Hoàn đã theo đuổi đàn bầu gần hai chục năm nay. Học đàn từ khi lên 9 tuổ.i tại trường mù Nguyễn Đình Chiểu, ước mơ được đi diễn ở nhiều nơi đã thôi thúc Hoàn học tám năm tại Học viện Âm nhạc Hà Nội. Miệt mài bốn năm theo học trung cấp, bốn năm đại học, anh luôn coi đàn bầu là một thứ không thể tách rời. Thời gian đầu anh còn nhờ các bạn sinh viên sáng mắt đọc cho nhạc để chép ra chữ nổi.

Ra trường, ước mơ cống hiến cho âm nhạc, đi diễn ở nhiều nơi không thành, anh cùng nhóm bạn học từ cấp 1 chọn khoa Báo Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn với mong muốn tìm được công việc ổn định, được thể hiện mình "tàn nhưng không phế". Sau khi tốt nghiệp khoa Báo trường Nhân văn, kiếm được tờ báo nhận người khiếm thị chỉ như "mò kim đáy biển". Cộng tác viên cho tạp chí của Hội Người mù một thời gian, nhưng không có chi phí hoạt động, Hoàn chỉ còn biết để nghề báo là nghề tay trái và bắt tay kiếm việc khác.

Quốc Hoàn tự tin khẳng định: "Tôi tự tin về khả năng chơi nhạc cụ của mình không thua kém một người bình thường, với tình yêu đàn bầu, tôi có thể chơi được trong một dàn nhạc lớn.". Mặc dù có trong tay hai tấm bằng ĐH, một cử nhân Thanh nhạc, rồi cử nhân Báo chí nhưng cũng chưa đủ để Hoàn kiếm được một công việc ổn định.

Cùng ở hoàn cảnh tương tự, Đỗ Thị Năm mơ ước trở thành phiên dịch viên quốc tế. Năm sinh ra ở một vùng quê nghèo Phúc Thọ (Hà Nội) trong một gia đình có năm anh em. Bị ảnh hưởng chất độc màu da cam từ người bố, cô bị mù từ bé. Vượt lên mặc cảm số phận, đeo đuổi sở thích tiếng Anh từ cấp 2, năm 2004 cô "liều" thi vào hệ tại chức khoa Anh văn Viện ĐH Mở Hà Nội với khao khát được trở thành một nữ phiên dịch viên giỏi, muốn có cơ hội làm việc với người sáng mắt, với người nước ngoài.

Sau khi có được tấm bằng trong tay loay hoay đủ mọi cách thì giờ đây công việc chính của Năm là làm xoa bóp bấm huyệt ở quận hội người mù quận Tây Hồ. Ngoài ra cô còn tìm được công việc trực điện thoại cho một công ty bánh ngọt của Đức. Với khoản thu nhập ít ỏi, Năm gặp không ít khó khăn trong cuộc sống. "Ước mơ được dịch cho nhiều tổ chức chương trình quốc tế giờ đối với chị xa vời lắm em ạ. Chỉ còn cuộc sống trước mắt thôi, mong công việc hiện tại ổn định, chị được nhận vào làm chính thức" - cô gái mù tâm sự.

Cần một lối thoát!

Biết là sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn sau khi tốt nghiệp nên cô sinh viên khiếm thị nhỏ nhắn tên Thương hiện đang theo học năm cuối khoa Lưu trữ và quản trị văn phòng trường ĐH Khoa học, Xã hội & Nhân văn đã có kế hoạch rõ ràng cho tương lai. Cô định hướng sẽ xin về quận hội người mù tỉnh Thái Nguyên, hay sẽ học thêm một bằng sư phạm ở Trung tâm giáo dục thường xuyên, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội để trở về ngôi trường nơi cô từng học làm giáo viên trợ giảng.

Thương đã tìm cho mình chỗ học tiếng Anh ở Trung tâm Sống độc lập để nâng cao kỹ năng giao tiếp của mình. Theo quan niệm của Thương thì: "Đối với người khiếm thị, điều cần nhất để thành công và được xã hội công nhận là học tiếng Anh và tin học thật tốt. Cơ hội việc làm sẽ mở rộng cho chính bạn." Bởi theo kinh nghiệm của Thương khi tham gia vô số ngày hội việc làm, Thương bị "hụt" cơ hội làm việc chỉ vì khả năng tiếng Anh chưa đủ "độ".

Mặc dù những người khiếm thị luôn có những định hướng rõ ràng như vậy, tuy nhiên theo đán.h giá của các nhà quản lý thì không dễ dàng gì để họ có thể thành công với những gì mình đang nghĩ.

Một cán bộ quản lý của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội từng tâm sự với chúng tôi: "Nếu như ở nước ngoài người ta đưa ra hẳn một quy định riêng về bố trí việc làm cho người khiếm thị, khuyết tật... Đơn vị, tổ chức nào nào tiếp nhận các đối tượng này sẽ được miễn thuế. Trong khi đó ở Việt Nam chúng ta chưa có một quy định nào để tạo điều kiện cho các sinh viên khiếm thị tốt nghiệp ra trường. Bản thân họ vẫn phải tự thân vận động tìm kiếm việc làm nhưng thú thực sẽ vô cùng khó nếu không chọn học một chuyên ngành phù hợp điều kiện hoàn cảnh".

Cũng theo cán bộ này thì hiện nay rất nhiều người khiếm thị khát khao đến với giảng đường ĐH nhưng họ lại chọn những chuyên ngành rất khó để các đơn vị tuyển dụng chấp nhận bởi những công việc này ngay cả những người sáng mắt còn gặp nhiều khó khăn. Chính vì thế có lẽ khi đầu đơn dự thi ĐH, bản thân thí sinh khiếm thị cần phải định hướng đến với các chuyên ngành liên quan đến giáo dục đặc biệt. Chỉ có như vậy họ mới có thể tìm được một công việc thích hợp với kiến thức đã học.

Với ước mơ hoài bão có một tấm bằng ĐH, được cống hiến bằng chính niềm đam mê và ngành nghề mình học là khao khát của không ít những người khiếm thị. Nhưng cơ hội đến không phải là nhiều. Họ có một mơ ước nhỏ nhoi - mơ ước được như người bình thường nhưng dường như lại là một bài toán không hề dễ.

Theo Dân Trí

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Vụ 3 sao Vbiz bị gọi tên vào phốt căng: Minh Dự và 1 nhân vật lên tiếng, chồng Phương Lan có động thái lạ
10:18:38 03/10/2024
Choáng váng trước bảng liệt kê chi phí học hành cho con của bà mẹ ở Nghệ An: Bảo sao 42 tuổ.i, thu nhập 35 triệu vẫn "tay trắng"
13:12:53 03/10/2024
Bỏ phố về trồng cây "mới lạ", anh nông dân nhẹ nhàng kiếm 40 tỷ đồng/năm
10:22:37 03/10/2024
Sean "Diddy" Combs từng mời Hoàng gia Anh tới dự tiệc
14:09:15 03/10/2024
Anh Tú Atus được săn đón tại Paris Fashion Week
13:23:13 03/10/2024
Vụ nữ giáo viên có cử chỉ thân mật, phả.n cả.m với na.m sin.h: Tường trình của 2 học sinh liên quan
10:18:38 03/10/2024
Dẫn con gái riêng của chồng đi chơi, tôi chế.t lặng nghe được chuyện chồng lén lút làm sau lưng mình
11:43:20 03/10/2024
Hay tin tôi có thai sếp tổng liền chuyển ngay 200 triệu, nhưng lời đề nghị đi kèm khiến tôi toát mồ hôi hột
11:25:17 03/10/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiề.n bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

"Cha đẻ" Helldivers 2 xin lỗi game thủ nhưng không thể làm gì tốt hơn

Mọt game

15:59:22 03/10/2024
Ý kiến của các bạn đã được lắng nghe và tôi đang làm mọi thứ có thể để lên tiếng cho cộng đồng. Đáng tiếc, tôi không phải là người có tiềng nói cuối cùng , đây là dòng Tweet đầy tâm trạng của Giám đốc điều hành Arrowhead

Tổng thống và Phó Tổng thống Mỹ thị sát các khu vực chịu ảnh hưởng bởi bão Helene

Thế giới

15:49:47 03/10/2024
Trong một phát biểu đăng trên mạng xã hội X, Tổng thống Biden bày tỏ sự cảm thông đối với những người bị ảnh hưởng, đồng thời ca ngợi sự đoàn kết của người dân địa phương cũng như những nỗ lực các lực lượng tham gia cứu hộ.

Đi giữa trời rực rỡ' tập 47: Chải ngã quỵ khi cầm sổ khám thai mang tên Pu

Phim việt

15:38:56 03/10/2024
Trong Đi giữa trời rực rỡ tập 47, Chải sốc nặng khi thấy tên Pu ở cuốn sổ khám thai, nghi ngờ vợ tương lai có bầu với Thái.

HIEUTHUHAI đã bỏ theo dõi Negav?

Sao việt

15:32:14 03/10/2024
Cư dân mạng soi ra chi tiết nghi mối quan hệ giữa HIEUTHUHAI và Negav đã bị ảnh hưởng sau liên hoàn thị phi suốt mấy ngày qua.

Chị đẹp Mỹ Linh khuấy động đêm nhạc đông nhất của Trẻ Concert

Nhạc việt

15:21:11 03/10/2024
Ca sĩ Mỹ Linh cùng dàn ca sĩ trẻ và các sinh viên đã có một đêm nhạc ấn tượng trong dịp năm học mới. Những tiết mục của chị không chỉ đứng hát đơn thuần mà kết hợp vũ đạo cùng với vũ đoàn rất sôi động.

Loạt bằng chứng t.ố cá.o sự kìm hãm của YG đối với BLACKPINK

Nhạc quốc tế

15:02:19 03/10/2024
Để đến khi kết thúc hợp đồng độc quyền, fan mới có thể thấy sự bùng nổ của 4 cô gái. Hiện tại ngoài Jisoo đang tập trung đóng phim, thì 3 mẩu BLACKPINK đang bung hết sức mình.

Rap Việt mùa 4 b.ị ch.ê nhàm chán, thiếu sức hút: Vì đâu nên nỗi?

Tv show

14:55:25 03/10/2024
Dàn thí sinh mới chưa đem đến sự bùng nổ, ban giám khảo, huấn luyện viên không tạo nên sự tươi mới dù luật chơi đã được bổ sung thêm khá nhiều,

Cắm trại, ngắm hoàng hôn trên cù lao Mái Nhà

Du lịch

14:45:47 03/10/2024
Cù lao Mái Nhà thuộc xã An Hải, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, cách làng chài Phước Đồng khoảng 4km. Trên đảo không có nhà dân, chỉ có một vài hàng quán nhỏ phục vụ du khách ra đảo.