Quan hệ Nga NATO lại ‘căng như dây đàn’ sau hội đàm

Theo dõi VGT trên

Ngày 20/4, Hội đồng NATO – Nga có cuộc hội đàm tại Brussels (Bỉ) nhằm bàn về tình hình Ukraine, Afghanistan và bàn cách tránh các sự cố quân sự giữa hai bên có nguy cơ dẫn tới chiến tranh.

Tuy nhiên, cuộc gặp đã không thể giúp giải quyết các bất đồng sâu sắc và dai dẳng giữa NATO và Nga.

Quan hệ Nga - NATO lại căng như dây đàn sau hội đàm - Hình 1

Tổng Thư ký NATO Jeans Stoltenberg.

Theo ông Jens Stoltenberg – Tổng thư ký NATO, tại cuộc hội đàm, các thành viên NATO một lần nữa khẳng định quan điểm của NATO là ủng hộ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, không công nhận Nga sáp nhập Crimea.

“Sau những cải cách đầy tham vọng của ông Anatoly Serdyukov – Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Nga, hiện lực lượng binh lính Nga quá đủ để tiến hành đồng thời 3 hoạt động quân sự lớn”.

Đó là kết luận của một Trung tâm phân tích có uy tín của Mỹ trong báo cáo về sự “yếu kém” của NATO ở châu Âu và sức mạnh quân sự khổng lồ của Nga. Vậy mục đích những báo cáo tương tự gây ra nỗi “hoảng sợ” cho phương Tây trước mối đ.e dọ.a bí mật từ Nga là gì?

Trung tâm phân tích Atlantic Council (AC) của Mỹ liên kết với NATO, Bộ Ngoại giao và tình báo Mỹ đưa ra một báo cáo với nội dung: với tình trạng hiện nay của mình các lực lượng NATO dường như không thể bảo vệ khu vực biên giới phía Đông của EU khi đối mặt với tính hiếu chiến ngày càng tăng của Nga.

Theo tin từ BBC báo cáo này có sự tham gia của những nhân vật chính trị và quân sự tầm cỡ, như cựu Tổng thư ký NATO Jaap de Hoop Scheffer, tướng Anh Richard Shirreff và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Italia Giampaolo Di Paola.

“Mối đ.e dọ.a từ Nga” tại các nước vùng Baltic

Được biết ngay trước khi báo cáo này được công bố, tờ Financial Times đã trích dẫn liên tục nội dung báo cáo này dựa trên các nguồn tin của truyền thông các nước Baltic, trong số đó có cổng thông tin điện tử bằng tiếng Nga Delfi.

Sau khi công bố, báo cáo cho thấy các tác giả đều coi khu vực Baltic bị đ.e dọ.a lớn. “Các chuyên gia đề cập tới những kịch bản mà trong đó Nga đang lôi kéo các nước vùng Baltic thuộc Liên Xô cũ” – BBC thông báo.

“Theo những tính toán chưa phải là khả quan nhất, sau 10 năm gia tăng chi tiêu quốc phòng và tiến hành cải cách quân sự sâu rộng của cựu Bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Serdyukov, hiện tại lực lượng vũ trang Nga có đủ số lượng lính nghĩa vụ (không bao gồm quân dự bị) để có thể tiến hành đồng thời 3 hoạt động quân sự lớn, là: tấ.n côn.g các nước Baltic, can thiệp quân sự tại Ba Lan và bao vây quân đội chính phủ ở miền Đông Ukraine” – báo cáo từ Atlantic Council cho biết.

Ngoài ra, trong giai đoạn 2013 – 2015, Moscow tích cực gia tăng sức mạnh quân sự tại quan khu miền Tây (phía Tây đất nước). “Được biết vào tháng 1/2016, Nga thành lập 3 sư đoàn quân sự mới và thêm một đơn vị xe tăng mới tại quân khu miền Tây” – BBC trích báo cáo.

Hãng truyền thông Anh còn trích dẫn một nghiên cứu được thực hiện theo yêu cầu của Quốc hội Mỹ, trong đó nói rằng các nước vùng Baltic có thể bị Nga chiếm giữ trong vòng chưa đầy 3 ngày, ngay cả trường hợp NATO triển khai một lữ đoàn quân sự tại đây.

Ngoài ra, các chuyên gia phân tích của Tập đoàn RAND (Mỹ) cũng đưa ra kết luận rằng với tình hình hiện tại lực lượng vũ trang Nga có thể kiểm soát các thành phố Tallinn và Riga trong vòng chưa đầy 60 tiếng đồng hồ, gây ra thất bại thảm hại cho lực lượng quân sự của liên minh NATO ở khu vực này.

Quan hệ Nga - NATO lại căng như dây đàn sau hội đàm - Hình 2

Quan hệ Nga – NATO vẫn không được cải thiện sau hội đàm.

Điểm yếu chế.t người

Về phần mình, tờ Financial Times còn gây hoang mang cho dư luận khi nói rằng báo cáo của Atlantic Council đã phóng đại việc NATO không sằn sàng đáp trả lại những tham vọng mạnh mẽ từ phía Nga.

Thực tế là trong 3 năm qua lực lượng này (NATO) không hề di chuyển về phía trước: các lực lượng vũ trang của những quốc gia thành viên then chốt thuộc NATO vẫn đang trong giai đoạn “thiếu kinh phí mãn tính” và gặp những vấn đề về kỹ thuật phương tiện chiến đấu đáng kể.

Video đang HOT

“Ví dụ như, trong quân đội Đức hiện chỉ có 10 trong số 31 chiếc trực thăng Tiger được sử dụng và chỉ còn 208 trong số 406 đơn vị xe chiến đấu bộ binh Marder đang hoạt động” – cổng thông tin điện tử Delfi của Litva trích dẫn báo cáo AC.

“Vị trí kinh tế, địa lý cùng những ảnh hưởng của Đức trong nền chính trị châu Âu đòi hỏi sự quan tâm nhiều hơn nữa của chính quyền nước này trong lĩnh vực quốc phòng” – các chuyên gia AC đưa ra lời khuyên đối với Berlin.

Báo cáo còn chỉ trích các chính trị gia Đức nói riêng và châu Âu nói chung đã phản đối việc phân bổ nguồn ngân sách quốc gia dành cho quốc phòng.

Một trong những tác giả của báo cáo AC – tướng Anh Shirreff phàn nàn rằng, tình trạng quân đội của Anh cũng không hơn gì Đức. “Việc triển khai một lữ đoàn trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu là nhiệm vụ vô cùng khó khăn”.

Trước khi diễn ra các cuộc tập trận ở châu Âu vào năm ngoái, một lượng xe tăng của Canada đã được cung cấp cho quân đội Anh “vì tình trạng phụ tùng thay thế và bảo dưỡng các thiết bị quân sự của Anh hoàn toàn kiệt quệ”.

Các chuyên gia AC càng gây hoang mang khi tổng hợp dữ liệu dữ liệu cho biết, khoảng1/4 quốc gia thành viên NATO không có lực lượng không quân mạnh; 30% quốc gia không có hạm đội Hải quân hoặc lực lượng hạm đội quá nhỏ (dưới 600 người); hơn một nửa quốc gia thành viên NATO có lực lượng binh sĩ không vượt quá 20.000 người.

Đồng thời theo số liệu tổng hợp tháng 3/2016 từ Trung tâm phân tích European Leadership Network của London “Nga không định ngừng công cuộc tái vũ trang tại các khu vực lân cận biên giới NATO”.

Bảo vệ biên giới NATO không thể thiếu Mỹ

Báo cáo đưa ra kết luận rất đơn giản: Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương NATO cần “tập trung mọi sức lực để triển khai lực lượng quân sự của Mỹ và các thành viên phương Tây để ngăn chặn những bước đi nguy hiểm của Nga”.

Báo cáo của AC cũng nhắc lại rằng Tổng thổng Mỹ Barack Obama đã công bố kế hoạch triển khai thiết bị, vũ khí quân sự tại Trung và Đông Âu với số lượng đủ để trang bị cho một lữ đoàn thiết giáp dự kiến sẽ đóng quân cố định ở khu vực này.

Các tác giả AC tin rằng, khu vực này cần một lực lượng quân sự lâu dài chứ không phải tạm thời. “Song song với hoạt động của lực lượng không quân thì các hoạt động răn đe (ngăn chặn) có hiệu quả cần thiết hơn những cuộc tập trận quân sự đơn giản.

Nói đúng hơn là cần sự hiện diện lâu dài của một lực lượng quân sự NATO để loại trừ khả năng Nga tấ.n côn.g thần tốc tại đây. Trong trường hợp đó, Moscow có thể giành chiến thắng trước cả khi lực lượng dự trữ của NATO kịp có mặt” – báo cáo viết.

Những nỗ lực vận động hành lang

Chuyên gia thuộc Hiệp hội các nhà khoa học chính trị quân sự, phó giáo sư bộ môn khoa học chính trị và xã hội học thuộc Đại học Kinh tế Quốc dân Plekhanov Perendzhiev Alexander khẳng định rằng, những báo cáo như thế này nhằm mục tiêu tác động tới dư luận.

Trong trường hợp này có thể nhìn thấy 2 mục tiêu rõ ràng. Mục tiêu đầu tiên là đảm bảo nguồn tài chính cho NATO để nó không giảm xuống mức tối thiểu, và tình huống tích cực nhất là nguồn tài chính có thể được tăng lên.

“Tác giả của báo cáo này giống như những nhà vận động hành lang chính trị cho vấn đề tài chính (đang tồn tại) của NATO. Hiện NATO đang đứng trước mối lo ngại nghiêm trọng đó là nguy cơ tổ chức này bị giảm vai trò, thậm chí là bị xóa bỏ.

Gần đây có thông tin về việc Liên minh châu Âu (EU) thành lập một lực lượng quân sự mới. Có nghĩa rằng, lực lượng của EU sẽ là đối thủ cạnh tranh của NATO và ở mức độ nào đó nó không khác gì mồ chôn cho liên minh này.

Lực lượng của EU sẽ mang tới quyền tự chủ lớn cho châu Âu trong việc đảm bảo an ninh khu vực. Vì hiện tại EU coi NATO là một lực lượng được thuê ngoài” – ông Perendzhiev phát biểu trên tờ Quan điểm của Nga.

Việc chú trọng tới một lực lượng thường trú của NATO tại Đông Âu cũng không phải là ngẫu nhiên. Nhóm các quốc gia Đông Âu là thành viên NATO liên tục yêu cầu tổ chức này hỗ trợ họ hiện đai hóa vũ khí, thiết bị quân sự.

“Đến nay tư cách thành viên của họ (các nước Đông Âu) trong khối NATO thể hiện ở chỗ họ gánh những khoản chi phí cho chính NATO nhiều hơn những gì họ được giúp” – chuyên gia Nga nhận định.

Quan hệ Nga - NATO lại căng như dây đàn sau hội đàm - Hình 3

Siêu tăng T-14 Armata

“Sức mạnh của xe bọc thép và tên lửa Nga gây ấn tượng cho NATO”

Nhận xét về kết luận của báo cáo cho rằng NATO không có khả năng bảo vệ khu vực biên giới phía Đông của Châu Âu, phó giáo sư Perendzhiev cho biết, trong quá trình cải cách lực lượng quân sự của các quốc gia thuộc Hiệp ước Warsaw cũ đã bị giảm nhiều, đặc biệt là các đơn vị thiết giáp và không quân.

Học thuyết quân sự của Hungary cũng nêu rõ, quân đội nước này cần phải đủ khả năng đẩy lùi bước tấ.n côn.g đầu tiên của kẻ thù tiềm năng trước khi lực lượng NATO kịp tiếp ứng.

“Rõ ràng, các nhà phân tích kết luận rằng lực lượng NATO sẽ không thể đứng vững trước đòn tấ.n côn.g thần tốc đầu tiên của Nga. Thậm chí, ngay cả khi lực lượng cơ bản của khối này xuất hiện thì họ cũng sẽ bại trận trước Moscow. Sức mạnh tên lửa, các đơn vị tăng thiết giáp cùng pháo phản lực Grad của Nga làm NATO lạnh gáy” – chuyên gia Nga tiếp tục.

Sự phát triển của lực lượng Không quân – Vũ trụ Nga làm gia tăng mạnh mẽ khả năng tấ.n côn.g của quốc gia này. Tất cả đều gây ấn tượng mạnh tới các thành viên NATO và đâu đó trong họ xuất hiện nỗi lo sợ rằng, chiến lược mà họ bắt đầu áp dụng từ sau những năm 90 thế kỷ trước hiện đã không còn hiệu quả.

“Rõ ràng NATO là một liên minh có sức mạnh khổng lồ nhưng lại không thể áp chế được cường quốc nào đó trong khu vực. Vì vậy báo cáo này mặc dù nói về vấn đề bảo vệ sự tồn tại của NATO nhưng lại tồn tại một sự thật đằng sau nó”- Nhà chính trị Nga kết luận.

“Sự chia sẻ thông tin thuần túy”

Về phần mình, ông Konstantin Sivkov – Phó chủ tịch Học viện Các vấn đề địa chính trị Nga lại gọi báo cáo của AC đơn thuần chỉ là sự tuyên truyền, vì NATO “vượt trội đáng kể so với Nga về thành phần chiến đấu, số lượng binh sĩ và trang thiết bị kỹ thuật”.

“Đây hoàn toàn là sự chia sẻ thông tin nhằm hai mục tiêu: kêu gọi bổ sung nguồn tài chính cho nhu cầu quân sự của các nước thành viên NATO và hướng các quốc gia Tây Âu tới ý nghĩ coi Nga là kẻ thù. Để đối phó với kẻ thù này thì NATO cần chuẩn bị sức mạnh quân sự lớn” – ông Sivkov phát biểu trên tờ Quan điểm (Nga).

Đề cập tới những ví dụ cụ thể chứng minh sự bất lực của NATO, như việc chuyển các xe bọc thép từ Canada vào Châu Âu để thực hiện các cuộc tập trận, ông Sivkov giải thích rằng,đây không phải là biện pháp cần thiết do thiếu phụ tùng, trang thiết bị thay thế mà là hành động di chuyển lực lượng từ thềm lục địa Bắc Mỹ sang lãnh thổ châu Âu.

“Như việc người Mỹ đang triển khai các chiến đấu cơ tới châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ không có nghĩa những quốc gia này thiếu phụ tùng, thiết bị quân sự thay thế, mà vì ở đó đang diễn ra các cuộc xung đột” – nhà chính trị kết luận.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ tờ báo Quan điểm, một trong những tờ báo điện tử uy tín tại Nga.

Đức Dũng (lược dịch)

Theo Infonet

Mỹ ám ảnh sức mạnh quân sự Nga?

Ám ảnh sức mạnh quân sự Nga, Mỹ đang tìm mọi cách để ngăn chặn và kiềm chế

Nga tố Mỹ triển khai kế hoạch quân sự

Ngày 5/4, trong một tuyên bố được đăng tải trên website của Bộ Ngoại giao Nga, bà Maria Zakharova, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao nước này đã lên tiếng cáo buộc Washington đã thực sự triển khai kế hoạch quân sự chống Moskva.

Bà Zakharova nhấn mạnh, Mỹ đang lãng phí khoảng 3,4 tỷ USD tiên thuế cho cái gọi là "Sáng kiến trấn an châu Âu" để tăng cường sự hiện diện quân sự của nước này tại Đông Âu vào năm 2017 nhằm ngăn chặn một "cuộc xâm lược của Nga".

Theo kế hoạch được Tướng Phil Breedlove, Tư lệnh Bộ Tư Lệnh châu Âu (EUCOM), công bố hôm 30/3, NATO sẽ triển khai thêm binh lính Mỹ cùng với 250 chiếc xe tăng, xe chiến đấu Bradley, pháo tự hành Paladin và các xe bọc thép hạng nặng khác dọc biên giới phía đông của họ ở châu Âu.

Ngoài ra, các đơn vị tác chiến Mỹ đến châu Âu luân phiên trong thời gian 9 tháng và sẽ thực hiện các cuộc tập trận khắp Estonia, Latvia, Lithuania, Ba Lan, Romania, Bulgaria, Hungary.

Mỹ ám ảnh sức mạnh quân sự Nga? - Hình 1

Nga tố Mỹ triển khai kế hoạch quân sự nhằm đối phó nước này.

"Washington đã thực sự triển khai kế hoạch và xây dựng quân sự nhằm trực tiếp vào Nga. Đây là loại chiến lược có bai ban và được tài trợ rất nhiều tiề.n", bà Zakharova cho biết.

Ngoài việc bày tỏ lo ngại trước những mưu đồ của Washington, người phát ngôn Bộ Ngoại giao khẳng định sẽ có những biện pháp để phòng ngừa.

"Chúng tôi không thể co.i thườn.g an ninh của chính chúng tôi và chúng tôi rõ ràng sẽ phải tính toán để đối phó với vấn đề này", bà Zakharova nói.

Bà còn nhấn mạnh rằng, Lầu Năm Góc đang ráo riết chuẩn bị tiến hành các hoạt động quân sự ở gần biên giới Nga, trong đó có việc triển khai các hệ thống phòng không ở Đông Âu.

"Chiến lược mới của Bộ Tư lệnh châu Âu của Mỹ gọi Nga là "một thách thức toàn cầu đòi hỏi phải có một sư đap tra toàn cầu" và "kiêm chê sư gây hân của Nga" là ưu tiên hàng đầu", bà Zakharova nhấn mạnh.

Mỹ ám ảnh sức mạnh quân sự Nga?

Đây không phải là lần đầu tiên Washington thúc đẩy các kế hoạch quân sự nhằm vào điện Kremlin. Giới phân tích cho rằng do ám ảnh sức mạnh quân sự của Nga, Nhà Trắng đang tìm mọi cách để ngăn cản và kiềm chế Moskva nhằm phục vụ âm mưu bành trướng của mình.

Ngày 30/3, truyền thông Nga dẫn lời giới chức Mỹ đưa tin, nước này đang có kế hoạch triển khai một trạm radar mới gần biên giới Nga tại thành phố Vardo ở Na Uy. Đây là một phần trong hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ, có thể theo dõi các vụ phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa của Nga, cũng như giám sát hoạt động của Hạm đội Phương Bắc thuộc Hải quân Nga.

Việc triển khai này nằm trong một loạt biện pháp được đề ra từ năm 2014 nhằm trấn an các đồng minh Đông Âu như mở các trung tâm hậu cần, đưa các trang thiết bị, chiến đấu cơ đến các quốc gia Baltic hoặc triển khai thêm tàu ở Biển Baltic và Biển Đen.

"Đó sẽ là các trang thiết bị hiện đại nhất, và vào năm tới, sẽ thay thế các trang thiết bị huấn luyện lạc hậu mà chúng tôi có ở châu Âu trong những năm qua", Nữ phát ngôn của Lầu Năm Góc, bà Laura Seal nhấn mạnh.

Năm 2017, Mỹ muốn chi 21,4 triệu USD cho việc sửa chữa và xây dựng lại hai nhà chứa máy bay tại căn cứ không quân Keblvike ở Iceland (bị đóng cửa năm 2006).

Bộ Quốc phòng Mỹ còn nói rõ thêm rằng 6 quốc gia có liên quan đến kế hoạch triển khai lữ đoàn thiết giáp này là Estonia, Latvia, Litva, Ba Lan, Rumani, Bulgaria, song không tiết lộ kế hoạch triển khai cụ thể.

Mỹ ám ảnh sức mạnh quân sự Nga? - Hình 2

Mỹ đang ám ảnh sức mạnh quân sự Nga

Ngay từ năm ngoái, quân đội Mỹ đã gửi đến châu Âu đầy đủ trang thiết bị của một lữ đoàn thiết giáp gồm là 250 xe tăng, xe bọc thép, sún.g đại bác. Khoảng 62.000 binh lính Mỹ hiện đóng quân thường trực ở châu Âu. Quân đội Mỹ sẽ gửi thêm trang thiết bị liên lạc tới châu Âu để hỗ trợ cho các đơn vị đầu não.

Tháng 2/2016, Lầu Năm Góc tuyên bố sẽ chi 3,4 tỷ USD cho ngân sách năm 2017 để tăng cường các hoạt động luân chuyển binh lính và tổ chức các cuộc tập trận ở châu Âu.

Không chỉ chi mạnh tay tiề.n trong việc triển khai quân và vũ khí đến các khu vực nhằm kiềm chế Nga, Nhà Trắng còn không ngừng đưa ra những lời cáo buộc Moskva gây bất ổn tại khu vực và đ.e dọ.a an ninh nước này.

Theo_Báo Đất Việt

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Hé lộ thêm tình tiết về cáo buộc ông Trump lật ngược bầu cử
07:19:05 04/10/2024
Mỹ nêu đặc điểm của quân đội Nga khiến phương Tây lo lắng
18:21:32 04/10/2024
Nghi vấn giáo sư gian lận nghiên cứu: Bệnh nhân ảnh hưởng thế nào?
17:40:26 03/10/2024
Campuchia 'bật đèn xanh' cho hải quân Mỹ đến căn cứ Ream
06:15:06 04/10/2024
Vợ ông Trump ủng hộ quyền phá thai
09:29:44 04/10/2024
Hungary: EU có kế hoạch đưa cố vấn quân sự tới Ukraine
17:36:13 03/10/2024
FBI buộ.c tộ.i 5 người Trung Quốc che giấu việc đến khu quân sự Mỹ
09:09:59 04/10/2024
Phong tỏa một nhà ga ở Hamburg do lo ngại hành khách mang virus lạ
13:47:47 03/10/2024

Tin đang nóng

Gil Lê biết Xoài Non bị nó.i xấ.u công khai, có hành động đạt tới 10.000 điểm EQ
23:46:26 04/10/2024
Bị cáo Trương Mỹ Lan: 'Đừng lo tôi trở mặt'
22:04:28 04/10/2024
Một nữ diễn viên Việt: Lấy chồng vì ai cũng nể, vỡ mộng và đau khổ khi có nhiều tiề.n
22:57:29 04/10/2024
Vụ 'Hội khăn giấy ướt': Negav có thể bị kiện, bồi thường 30 triệu vì điều này!
22:26:36 04/10/2024
Nam rapper từng bị VTV lên án lại "ngựa quen đường cũ": Ca khúc mới bị chỉ trích phả.n cả.m nhưng vẫn lọt top trending
23:32:59 04/10/2024
Phim thất bại ê chề vì lỗ 900 tỷ, nữ chính đẹp hàng đầu showbiz nhưng diễn như trò hề
23:00:53 04/10/2024
Cuộc sống của Phước Sang sau đột quỵ lần 3: Con trai, chị gái và anh rể làm điều cảm động
22:50:55 04/10/2024
1 Anh Trai bị dân mạng tràn vào trang cá nhân vì Negav
23:45:23 04/10/2024

Tin mới nhất

Liên hợp quốc lo ngại không còn nơi cho người dân miền Nam Liban sơ tán

06:23:10 05/10/2024
Ông Mathieu Luciano - người đứng đầu văn phòng Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) của Liên hợp quốc ở Liban cũng xác nhận tình trạng thiếu nơi trú ẩn tạm thời, buộc nhiều người phải ngủ qua đêm ở công viên, trên đường phố hoặc trên...

Biến đổi khí hậu tác động ra sao đến việc hình thành các cơn bão ở Nhật Bản?

06:21:11 05/10/2024
Một nghiên cứu mô hình của Ủy ban liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) chứng minh rằng số lượng các cơn bão trên toàn cầu sẽ giảm 14% nếu nhiệt độ trung bình tăng 2 độ C.

Nơi giữ gìn cội nguồn và bản sắc dân tộc

06:18:21 05/10/2024
Không chỉ là ngôi trường dạy tiếng Việt, những người thành lập trường Việt ngữ Cây Tre còn hướng đến mục tiêu đưa nơi này trở thành một địa điểm văn hóa của cộng đồng người Việt tại Nhật Bản.

Nhân viên bảo trì đường sắt ở Italy bị tàu đâ.m t.ử von.g

06:15:36 05/10/2024
Công ty đường sắt Rete Ferroviaria Italiana (RFI) cho biết kết nối đường sắt giữa các thành phố Bologna và Venice ở phía Bắc Italy bị dừng vào lúc 4h30 (giờ địa phương) sau khi một nhân viên đường sắt bị tàu đâ.m ngay ở phía Bắc Bologna.

Đội tàu chở dầu của Nga giương cao những lá cờ 'lạ', vượt qua lệnh trừng phạt

06:10:39 05/10/2024
Theo luật quốc tế, tất cả các tàu phải đăng ký với một cơ quan quốc gia. Các quốc gia có sổ đăng ký hàng hải đã cạnh tranh để cung cấp mức thuế thấp hơn, các quy định ít nghiêm ngặt hơn và chứng nhận nhanh chóng.

Tân Thủ tướng Nhật Bản có bài phát biểu chính sách đầu tiên trước Quốc hội

05:58:08 05/10/2024
Về phòng chống thảm họa thiên tai, Thủ tướng Ishiba tiếp tục nhấn mạnh cam kết thành lập Cục Phòng chống Thiên tai, một trong những chính sách chủ chốt của ông nhằm đối phó kịp thời với các thiên tai như lũ lụt và bảo vệ tính mạng người...

Căng thẳng tại Trung Đông: Cắt đứt tuyến đường cho người sơ tán từ Liban vào Syria

05:54:56 05/10/2024
Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của LHQ (OCHA) cảnh báo số người di tản sẽ còn tăng khi quân đội Israel tiếp tục đưa ra lệnh sơ tán tại nhiều địa phương của Liban.

Phát hiện các mỏ khí đốt lớn tại Colombia

05:52:17 05/10/2024
Petrobras hiện nắm giữ 44,4% cổ phần trong một tập đoàn thăm dò khí đốt ở vùng Caribe của Colombia, trong khi công ty nhà nước Ecopetrol (Colombia) nắm giữ 55,6% còn lại.

FBI truy tố 5 sinh viên Trung Quốc với cáo buộc làm gián điệp

22:04:04 04/10/2024
Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) ngày 4/10 cho biết đã truy tố 5 sinh viên Trung Quốc với cáo buộc làm gián điệp, liên quan đến việc họ bị bắt gặp có ý đồ tiếp cận khu quân sự Mỹ.

Tân Thủ tướng Ishiba ưu tiên giảm gánh nặng tiêu dùng và hỗ trợ vùng thiên tai

21:34:00 04/10/2024
Dự kiến sau cuộc bầu cử Hạ viện vào cuối tháng này, Nội các sẽ nhanh chóng trình Quốc hội dự thảo ngân sách bổ sung cho tài khóa 2024 (tính đến hết tháng 3/2025), nhằm hỗ trợ nguồn lực tài chính cần thiết để triển khai các biện pháp kin...

Triều Tiên không loại trừ khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân nếu bị tấ.n côn.g

21:32:28 04/10/2024
Cuộc tập trận nhằm tăng cường khả năng phối hợp tác chiến giữa lực lượng hải quân hai nước. Lâu nay, Triều Tiên đã bày tỏ quan ngại các cuộc tập trận chung Hàn-Mỹ, coi đây là nguy cơ đối với an ninh của nước này.

Đài Loan khẩn trương khắc phục hậu quả sau bão Krathon

21:30:14 04/10/2024
Thống kê cho thấy ít nhất 2 người đã thiệ.t mạn.g, 1 người mất tích và hơn 600 người bị thương do bão Krathon. Hiện hơn 100.000 ngôi nhà vẫn đang phải chịu cảnh mất điện.

Có thể bạn quan tâm

'Đoàn tùy tùng' của người khổng lồ Samoyeds

Du lịch

07:39:10 05/10/2024
Manpupuner Rock Formations hay thành tạo đá Manpupuner là một tập hợp gồm 7 cột đá nằm ở phía tây dãy núi Ural thuộc Quận Troitsko-Pechorsky của Cộng hòa Komi.

Những loại thực phẩm giàu kẽm giúp tóc mọc nhanh

Sức khỏe

07:36:21 05/10/2024
Hạt bí ngô chứa nhiều kẽm hỗ trợ chức năng nang tóc. Kẽm trong hạt bí ngô cũng giúp cân bằng hormone, có thể làm giảm tình trạng rụng tóc do mất cân bằng hormone.

Ái nữ của "tiếp viên giàu có bậc nhất Singapore": Là thành viên trong hội con nhà siêu giàu châu Á, hàng hiệu nhiều không có chỗ để trưng

Netizen

07:34:41 05/10/2024
Chẳng những xinh đẹp và giàu có, con gái của người phụ nữ sở hữu nhiều túi Hermes nhất thế giới còn đam mê lĩnh vực kinh doanh.

Cách rửa mặt bằng trà xanh của 'phù thủy makeup xứ Hàn'

Làm đẹp

07:33:01 05/10/2024
Theo bà, cách sử dụng trà xanh để tẩy tế bào chế.t cũng tương tự như cách rửa mặt của Pony. Song người sử dụng nên trộn thêm sữa rửa mặt vào hỗn hợp trà xanh - mật ong để làm sạch da tối đa.

Hoà Minzy lên tiếng về thông tin Văn Toàn cầu hôn

Sao việt

07:09:54 05/10/2024
Bức ảnh cầu thủ này qu.ỳ gố.i cầu hôn một cô gái gây xôn xao mạng xã hội. Hòa Minzy đích thân lên tiếng về bài đăng cô được Văn Toàn cầu hôn

Cặp sao trẻ bất ngờ l.y hô.n khi con trai chưa tròn 1 tuổ.i

Sao âu mỹ

07:06:21 05/10/2024
Mới đây, rapper DDG thông báo anh và nàng tiên cá Halle Bailey đã chia tay. Thông tin này khiến khán giả vô cùng bất ngờ vì con trai Halo của cặp đôi chưa tròn 1 tuổ.i.

Loại rau là kho chứa kháng sinh tự nhiên đem xào với nấm được món thơm ngon, tươi giòn, bổ dưỡng

Ẩm thực

06:32:49 05/10/2024
Ngồng tỏi là phần thân của cây tỏi, nó có chứa kháng sinh tự nhiên giúp ngăn ngừa bệnh cúm và cải thiện khả năng miễn dịch, lại rất giàu vitamin... tốt cho cơ thể.

Vụ học sinh nhập viện sau uống nước cổng trường: Thấy gì từ kết quả kiểm nghiệm?

Tin nổi bật

06:29:31 05/10/2024
Khi lượng đường trong má.u giảm đột ngột làm hạ đường huyết, dẫn đến các triệu chứng như buồn nôn, đau bụng, mệt mỏi, run rẩy, choáng váng, thay đổi tâm trạng và đau đầu.

"Hoàng tử nước mắt" Hoa ngữ đóng phim nào kết buồn phim đó: Siêu phẩm để đời khiến fan chỉ dám xem đúng một lần

Hậu trường phim

06:00:52 05/10/2024
Nhậm Gia Luân xứng danh hoàng tử nước mắt của màn ảnh Hoa ngữ. Bộ phim để đời Châu sinh như cố của anh bi thương đến mức khiến nhiều fan chỉ dám xem đúng một lần.

'Joker: Điên có đôi': Đẹp, thơ, nhưng khó 'cảm'

Phim âu mỹ

05:59:32 05/10/2024
Joker: Folie à Deux - phần phim riêng thứ hai về kẻ tử thù của Batman - gây tranh cãi khi đổi thể loại từ chính kịch sang phim âm nhạc, cũng như cái kết tương đối khó hiểu

Chuyển khoản nhầm 180 triệu, tôi lo lắng mất ngủ cả đêm, bất ngờ hôm sau được chuyển trả lại: Yêu cầu của đối phương gây choáng

Góc tâm tình

05:36:13 05/10/2024
Tôi cũng không ngờ người đàn ông đó lại hẹn gặp mình và càng bất ngờ hơn trước lời đề nghị của anh ta. Tôi không biết chuyện của mình là một câu chuyện ngôn tình đẹp hay đang rơi vào bẫy của gã đà mỏ.