Quan hệ Mỹ-Ấn Độ chưa từng có ý nghĩa như hiện nay

Theo dõi VGT trên

Quan hệ song phương giữa Washington và New Delhi đang trong giai đoạn chín muồi, thể hiện qua những hợp tác chặt từ kinh tế đến an ninh

Trong hai ngày 13 và 14 vừa qua, tại thủ đô Washington của Mỹ, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và người đồng cấp Ấn Độ S.M.Krishna đã chủ trì cuộc đối thoại chiến lược lần thứ 3 giữa hai nước. Cuộc đối thoại lần này được coi là nền tảng quan trọng để hai bên tăng cường và mở rộng hợp tác sâu rộng trên nhiều lĩnh vực. Đặc biệt, hai nước cam kết phát triển mối quan hệ sao cho hợp tác Mỹ – Ấn trong thời gian tới không chỉ dừng lại phục vụ lợi ích của 2 nước mà nó còn giúp ổn định hòa bình, an ninh trong khu vực và trên toàn thế giới.

Đối thoại chiến lược Mỹ-Ấn lần thứ 3 diễn ra đúng vào thời điểm quan trọng, khi mà chính quyền Tổng thống Obama đang tích cực triển khai chiến lược quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương, còn Ấn Độ, quốc gia ở khu vực Nam Á được thế giới biết đến như một một cường quốc kinh tế, quân sự đang lên và ngày càng có ảnh hưởng đối với khu vực và thế giới, chính vì vậy mà ý nghĩa của cuộc đối thoại này được nâng lên rất nhiều.

Quan hệ Mỹ-Ấn Độ chưa từng có ý nghĩa như hiện nay - Hình 1

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và người đồng cấp Ấn Độ S.M.Krishna (trái) vừa đạt nhiều thỏa thuận quan trọng (Ảnh: AFP)

Mỹ đ.ánh giá cao vai trò của Ấn Độ bởi tiềm năng và thế mạnh của nước này trong nhiều lĩnh vực và cho rằng đây là quốc gia số 1 để Mỹ có thể đẩy mạnh hợp tác để cân bằng lực lượng trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, và nhằm kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Tại cuộc đối thoại lần thứ 3 này, bên cạnh các chủ đề truyền thống như hợp tác về kinh tế, khoa học công nghệ, giáo dục, biến đổi khí hậuv… Mỹ và Ấn Độ còn tập trung thảo luận các chủ đề như chống k.hủng b.ố, không phổ biến hạt nhân, tình hình ở Afghanistan, thiết lập con đường tơ lụa mới nối Nam và Trung Á với Đông Nam Á, thúc đẩy quan hệ quốc phòng 2 nước nhằm đối phó với những bất ổn trong khu vực và trên thế giới.

Ngoại trưởng Mỹ Hillary ủng hộ chính sách phát triển của Ấn Độ và nhấn mạnh vai trò của hợp tác Mỹ-Ấn trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Ngoại trưởng Mỹ Hillary nói: “Mỹ tiếp tục ủng hộ Chính sách hướng Đông của Ấn Độ. Hai nước chúng ta đều có vai trò quan trọng trong tương lai của khu vực châu Á – Thái Bình Dương năng động, và hai nước cần mở rộng công việc theo hướng song phương và thông qua các tổ chức đa phương như Hội nghị cấp cao Đông Á, Diễn đàn Khu vực ASEAN để xây dựng một cấu trúc khu vực có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình và duy trì được các quyền và tiêu chí cơ bản”.

Trong khi đó, Ngoại trưởng Ấn Độ Krishna cho rằng những gì trước đây được coi là mới mẻ và chưa từng có trong quan hệ Mỹ – Ấn thì giờ đây đã trở thành những hợp tác thường ngày và rất phổ biến giữa hai nước. Theo Ngoại trưởng Krisna, thời điểm mà Mỹ và Ấn độ tăng cường sự can dự vào khu vực, hai nước đã xây dựng được những tiêu chí quan trọng hơn đó là tình hữu nghị, thiện chí, niềm tin và sự tin tưởng lẫn nhau trong mối quan hệ đối tác.

Ngoại trưởng Krisna khẳng định hai bên đã có cuộc đối thoại lần thứ 3 thành công. Ngoại trưởng Ấn Độ nói: “Chúng tôi đã có sự hợp tác sâu rộng chưa từng có trong thời gian qua, tuy nhiên cuộc đối thoại chiến lược là một cơ hội duy nhất để thảo luận tất cả các lĩnh vực hợp tác, giúp tạo nên khả năng hợp tác lớn nhất trong quan hệ đối ngoại giữa hai nước. Chúng tôi đã có một cuộc đối thoại hết sức hiệu quả”.

Kết thúc cuộc đối thoại hai bên đã ra tuyên bố chung khẳng định quan hệ song phương giữa Washington và New Delhi giờ đang trong giai đoạn chín muồi, thể hiện qua những hợp tác chặt từ kinh tế đến an ninh. Ngoại trưởng Mỹ Hillary cho rằng 2 bên cần sớm thúc đẩy việc ký kết hiệp ước đầu tư song phương, cải thiện kim ngạch thương mại dự kiến đạt khoảng 100 tỉ USD trong năm nay. Mỹ và Ấn Độ nhất trí tăng cường triển khai hợp tác chống k.hủng b.ố, an ninh mạng và đối thoại 3 bên cùng Afghanistan.

Quan trọng hơn cả là việc Ngoại trưởng Mỹ và Ấn Độ đã ký kết thỏa thuận song phương giúp New Delhi phát triển mạnh mẽ hơn trong lĩnh vực hạt nhân. Vấn đề này vốn dĩ từng là thách thức cản trở hợp tác giữa 2 nước.

Video đang HOT

Cũng trong đợt đối thoại này, Ấn Độ đã ký kết hơn 9 tỉ USD giá trị hợp đồng thương mại quân sự với Mỹ. Hai nước cũng ủng hộ sáng kiến thiết lập con đường Tơ lụa mới nối Nam và Trung Á với Đông Nam Á.

Có thể khẳng định rằng cuộc đối thoại chiến lược Mỹ-Ấn lần thứ ba thành công sẽ giúp hai nước định hình rõ nét quan hệ hợp tác trong thời gian tới và góp phần ổn định hòa bình, an ninh trong khu vực và trên thế giới. Ông Robert Blake – Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách khu vực Nam Á và Trung Á nhận định rằng chưa có một thời khắc nào mà Mỹ và Ấn Độ lại có ý nghĩa đối với nhau như vậy, và cũng chưa có một giai đoạn nào mà quan hệ đối tác giữa Mỹ và Ấn Độ lại có ý nghĩa đối với thế giới cũng như khu vực châu Á – Thái Bình Dương như thời điểm hiện nay./.

Theo VOV

Mỹ 'bắt tay' Trung Á, Nga 'lãi nhất'

Vũ khí cùng hàng tiếp tế cho quân đội phương Tây tại Afghanistan sẽ đi qua nhiều nước Trung Á từ cuối năm nay; gián tiếp giúp Nga phát triển kinh tế, giảm sự hiện diện của Trung Quốc...

Nga mở đường cho Mỹ đi qua Trung Á

Mới đây, Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen tiết lộ thỏa thuận cho phép vũ khí, khí tài trang bị cho quân đội Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tại Afghanistan quá cảnh qua lãnh thổ của các quốc gia Trung Á (bao gồm Kazakhstan, Uzbekistan và Kyrgyzstan).Thỏa thuận này sẽ bắt đầu có hiệu lực vào cuối năm nay.

Giới phân tích nhấn mạnh, thỏa thuận này có thể được thông qua là nhờ Tổng thống Nga Vladimir Putin "bật đèn xanh". Lý do là Kyrgyzstan và Uzbekistan không đời nào cho phép hàng tiếp tế của Mỹ quá cảnh qua lãnh thổ của họ nếu không nhận được cái gật đầu từ điện Kremlin.

Thỏa thuận quá cảnh hàng tiếp viện của Mỹ là sự thay thế cho tuyến đường vận tải thông qua lãnh thổ Pakistan đang bị phong tỏa bởi sự r.ạn n.ứt trong quan hệ giữa hai đồng minh chống k.hủng b.ố một thời Mỹ - Pakistan.

Việc Pakistan chặn tuyến đường vận tải liên quan đến vụ Mỹ không kích nhầm, g.iết 24 lính biên phòng nước này hồi cuối tháng 11 năm ngoái. Tuyến đường hàng không giữa căn cứ không quân Bagram của NATO ở Thổ Nhĩ Kỳ cũng vì thế mà bị gián đoạn, gây không ít khó khăn cho hoạt động hậu cần của Mỹ tại Afghanistan.

Mỹ bắt tay Trung Á, Nga lãi nhất - Hình 1

Mỹ có thể hợp tác với Trung Á là nhờ Tổng thống Nga Putin đồng ý.

Về phía các nước Trung Á, các lãnh đạo CSTO tháng 11/2011 từng thống nhất không triển khai các căn cứ quân sự của các nước thứ 3 trên lãnh thổ của họ. Tuy nhiên, mọi cam kết đều có thể thay đổi khi các lợi ích được đặt lên bàn cân.

"Tất cả các quốc gia Trung Á đang chờ đợi năm 2014. Và ai trong số họ cũng muốn tận dụng cơ hội này, chủ yếu là nhằm vào các khoản hỗ trợ tài chính từ các quốc gia thành viên NATO", lãnh đạo đảng Phục hưng Hồi giáo Tajikistan Kabiri cho hay.

Chẳng hạn, Tajikistan mong nhận được các thiết bị quân sự cho lính biên phòng và công nghệ cho quân đội hoạt động ở các vùng đồi núi hiểm trở. Trong khi đó, Kyrgyzstan lại muốn sở hữu các máy bay không người lái.

Trong khi đó, thỏa thuận chiến lược này cũng hứa hẹn giúp củng cố địa vị của Mỹ trong khu vực, đương nhiên, không chỉ nhờ các khoản phí vận tải quá cảnh mà còn thông qua các "món hời" khác dưới dạng vũ khí, khí tài mà Mỹ "thưởng" cho các quốc gia Trung Á.

Nga "trục lợi" quan hệ Mỹ - Trung Á

Trong quan hệ chính trị quốc tế, cường quốc này sẽ rất hiếm khi giúp đỡ một cường quốc khác nếu không nhìn thấy cái lợi về mặt tài chính hay bất cứ lợi ích nào khác. Trong chiến tranh Thế giới II, Mỹ ủng hộ Đế quốc Anh và cũng nhờ Anh để mở rộng thương mại, xây dựng đế chế, trở thành cường quốc số 1 thế giới như ngày nay.

Ngày nay, gần như tất cả hàng tiếp viện của Mỹ muốn tới được tay quân đội NATO tại Afghanistan phải đi qua lãnh thổ của Nga hoặc các quốc gia Trung Á được Nga "bảo trợ" với thỏa thuận vận tải quá cảnh mới ký giữa Mỹ và các quốc gia này. Do đó, giới chuyên gia nhấn mạnh, Kyrgyzstan và Uzbekistan sẽ không bao giờ để hàng tiếp viện của Mỹ đi qua lãnh thổ của họ nếu không nhận được cái gật đầu của Tổng thống Nga Putin.

Tuy nhiên, một câu hỏi được đặt ra là tại sao tân Tổng thống Nga lại chịu "giúp" Mỹ khi giữa Moscow và Washington vẫn tồn tại nhiều bất đồng, khúc mắc chẳng hạn, các vấn đề liên quan đến hệ thống phòng thủ tên lửa, Libya và Syria. Ngoài ra, không ít lần căng thẳng Nga - Mỹ còn bị thổi bùng lên bởi các phát ngôn chính thức lẫn không chính thức đầy khiêu khích Nga của Nghị sỹ Mitt Romney, "ngôi sao của đảng Cộng hòa". Đối thủ đáng gờm nhất của Tổng thống Obama từng tuyên bố Nga là đối thủ số 1 của Mỹ trên thế giới.

Nhiều người gợi ý, với phát ngôn thiếu cẩn trọng và thái độ thù địch với Nga bởi Nghị sĩ đảng Cộng hòa Romney, Tổng thống Nga Putin có thể cảnh cáo "người đồng nhiệm tiềm năng trong tương lai" ngay rằng: "nếu Nga là kẻ thù số 1 hoặc bị đối xử như kẻ thù số 1 của Mỹ thì ông hoàn toàn có khả năng bỏ mặc quân đội viễn chinh của Mỹ và châu Âu "ngắc ngoải" trên các vùng núi Trung Á".

Gạt bỏ các bất đồng cũ-mới, Nga và Mỹ không chỉ có những lợi ích chung liên quan đến Afghanistan mà quan trọng hơn, cũng có không ít mối bận tâm chung liên quan đến địa chính trị của khu vực Trung Á. Trong quan điểm của điện Kremlin, các tuyến đường vận tải hậu cần qua Trung Á cho quân đội Mỹ ở Afghanistan có vai trò vô cùng quan trọng và chứng tỏ sự hợp tác Nga - Mỹ trên cơ sở đôi bên cùng có lợi, tất nhiên, kẻ ít người nhiều là điều khó tránh.

Đầu tiên, Nga và Mỹ chia sẻ mối bận tâm chung trong việc chống lại các nhóm Hồi giáo cực đoan ở Afghanistan cũng như ở những khu vực khác. Trong những năm gần đây, Nga đau đầu với các hành động gây rối của các chiến binh cực đoan vùng Caucasus (bao gồm các chiến binh Chechnya, Dagestan và Ossetia). Do đó, đương nhiên, Nga không mong đợi các lực lượng này giành lại quyền kiểm soát Afghanistan sau khi quân đội quốc tế rút đi, rồi lấy đó làm bàn đạp xâm nhập và làm rối loạn Uzbekistan, Tajikistan và Kyrgyzstan - các nước nằm dưới "sự bảo trợ" của Nga. Trên thực tế, các phong trào Hồi giáo tại khu vực này đã là mối quan ngại của Nga từ thời Liên Xô cũ, nếu không muốn nói là từ thời Sa Hoàng.

Thứ 2, Tổng thống Putin nhận thấy rõ những lợi ích về mặt kinh tế mà Nga có thể thu được nhờ thỏa thuận quá cảnh giữa Mỹ và các quốc gia Trung Á. Thêm vào đó, ông còn biết cách biến sức mạnh của đối thủ thành lợi thế cho mình.

Cụ thể, cái lợi mà tân Tổng thống Nga nhìn thấy từ thỏa thuận quá cảnh giữa Mỹ và Trung Á là Mỹ sẽ chi t.iền để xây dựng, nâng cấp, mở rộng và hiện đại hóa các tuyến đường tiếp tế cho quân đội NATO tại Afghanistan bao gồm đường bộ, đường sắt cũng như các kho bãi chạy từ biển Đen và biển Baltic vào Trung Á.

Trước đó, trong suốt cuộc nội chiến Mỹ (1861-1865), việc xây dựng các cơ sở hạ tầng giao thông liên lạc và đường sắt bởi quân đội Mỹ đã góp phần không nhỏ giúp thúc đẩy kinh tế Mỹ bùng nổ mạnh mẽ. Trong khi đó, suốt Chiến tranh thế giới II, Mỹ lại xây dựng các cảng và các căn cứ không quân khắp thế giới, giúp mở rộng hoạt động thương mại toàn cầu sau này, đưa Mỹ lên vị trí cường quốc số 1 thế giới. Chưa hết, trong cuộc chiến tranh Việt Nam, các cảng cũng như các cơ sở hậu cần của Mỹ sau này đã đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với chính phủ Việt Nam sau khi Mỹ rút quân năm 1975.

Nếu Mỹ tái hiện việc này ở Trung Á, không chỉ Nga mà các quốc gia trong khu vực đương nhiên sẽ được hưởng lợi từ các cơ sở hạ tầng được đầu tư bởi Mỹ trong nhiều thập kỷ.

Các tập đoàn và các công ty của nhiều quốc gia sẽ sẵn cơ sở hạ tầng phát triển của Mỹ để dễ dàng xúc tiến các hoạt động khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào bao gồm các mỏ đồng, sắt và đất hiếm của Afghanistan, mang chúng ra ngoài đất nước này, biến chúng thành những khoản lợi nhuận kếch xù.

Thêm vào đó, Nga có thể nhận thấy các tiềm năng kinh tế nhờ cơ sở hạ tầng do Mỹ đầu tư có khả năng giúp ổn định tình hình khu vực, góp phần làm giàu thêm ngân sách quốc gia Nga cũng như giới hạn hoặc cân bằng sự hiện diện đáng kể của Trung Quốc tại Trung Á. Điều này càng quan trọng khi trong những năm gần đây, "người khổng lồ ngủ say Trung Quốc" bắt đầu trỗi dậy mạnh mẽ. Còn Nga thì không. Quyền lực của Trung Quốc ngày càng được củng cố và gia tăng với tham vọng dường như không có giới hạn của giới lãnh đạo nước này. Trong khi đó, Nga dường như chỉ "dậm chân tại chỗ", nếu không muốn nói là trì trệ và chậm tiến.

Đối với Moscow, sự bành trướng trên phương diện kinh tế của con rồng châu Á tại Trung Á có thể dẫn đến những ảnh hưởng khác lớn hơn nhiều. Trong đó, nguy hiểm nhất là, từ ảnh hưởng kinh tế, Bắc Kinh thiết lập được ảnh hưởng chính trị tại các quốc gia Trung Á, khôi phục lại địa vị thống trị của họ trong khu vực này như trong quá khứ.

Nói như vậy không có nghĩa, Nga có ý định liên minh với Mỹ để chống Trung Quốc. Nga hoàn toàn không muốn đối đầu với Trung Quốc và tương tự, Trung Quốc cũng vậy, ít nhất là tại thời điểm này. Tuy nhiên, mục tiêu của Nga là thúc đẩy cho sự phát triển cân bằng phi Trung Quốc tại Trung Á và điều chỉnh quan hệ tay ba giữa Nga, Trung Quốc và Mỹ trong khu vực, trong đó, Mỹ sẽ giữ ảnh hưởng ít nhất ở Trung Á.

Mặt trái

Bên cạnh mặt lợi ích, thỏa thuận quá cảnh giữa Mỹ và các quốc gia Trung Á không phải không tồn tại bất cứ hạn chế nào

Các phần tử Hồi giáo cực đoan sẽ lợi dụng tuyến đường quá cảnh qua Trung Á để vận chuyển t.huốc p.hiện, có khả năng l.àm t.ình hình an ninh khu vực này trở nên phức tạp và bất ổn. NATO nhân cơ hội đó sẽ "đóng đinh" ở đây. Những cái c.hết đầy bí ẩn của lính biên phòng Kazakhstan thời gian gần đây có thể là dự báo cho một tương lai ảm đạm mà thỏa thuận quá cảnh có thể mang lại.

Ngoài ra, thỏa thuận cho phép Mỹ vận chuyển vũ khí, khí tài và hàng tiếp viện tới Afghanistan thông qua lãnh thổ Trung Á - khu vực tiếp giáp với biển Caspian sẽ khiến Iran quan ngại, bất an bởi nguy cơ bị bao vây ở tất cả các mặt bởi quân đội Mỹ và cũng có thể gây ra phản ứng tiêu cực từ phía Trung Quốc.

Phương Đăng

Theo Infonet

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Thị trấn 'đẹp như tranh vẽ' bán đất với giá chỉ bằng một cốc cà phê
04:27:22 01/07/2024
Trung Quốc khai trừ đảng hai cựu Bộ trưởng Quốc phòng
17:30:55 29/06/2024
Belarus bổ sung hệ thống phòng không ở biên giới với Ukraine
20:26:10 29/06/2024
Bầu cử Quốc hội Pháp và những tác động tiềm tàng
23:03:37 30/06/2024
Hàn Quốc cảnh báo nước dùng mì ăn liền gây tổn thương ngọn núi nổi tiếng
06:02:08 30/06/2024
Cảnh sát Đức đụng độ với người biểu tình trước đại hội của đảng cực hữu AfD
20:10:42 29/06/2024
Mô hình Lego có thể trở thành vũ khí mới của Ukraine trước Nga?
11:05:53 30/06/2024
Kiev thúc đẩy đồng minh lập vùng cấm bay ở Tây Ukraine
18:12:22 29/06/2024

Tin đang nóng

Top 1 mê vợ gọi tên thiếu gia Minh Đạt: Say xỉn vẫn không quên gục đầu lên vai Midu!
14:19:43 01/07/2024
Minh Hằng đáp trả khi bị nói là "con giáp thứ 13" và giật spotlight của Midu
11:29:05 01/07/2024
Cuộc sống kín tiếng của NSND Ngọc Huyền ở t.uổi 62 sau khi chia tay Chí Trung
13:53:44 01/07/2024
Quỳnh Lương xuất hiện xuề xòa sau nghi vấn chia tay thiếu gia, xin lỗi công khai vì có thái độ kém duyên
14:16:11 01/07/2024
Phim lỗ 560 tỷ vì "coi thường trí tuệ của khán giả", nam chính đóng cảnh nào cũng trợn mắt
12:30:55 01/07/2024
Mai Phương Thúy lên tiếng khi bị chê về ăn mặc ở đám cưới Midu
15:57:14 01/07/2024
Dân tình đòi mỹ nhân này giải nghệ ngay lập tức: 2 năm đóng 10 phim rác, diễn dở chỉ giỏi k.hoe t.hân
13:20:04 01/07/2024
Nữ Việt kiều vận chuyển trái phép hàng tỷ đồng về Việt Nam
12:23:17 01/07/2024

Tin mới nhất

Belarus cáo buộc NATO triển khai hàng nghìn quân ở biên giới

16:55:56 01/07/2024
Trước đó cùng ngày, Bộ Quốc phòng Belarus tuyên bố sở hữu thông tin chứng minh Ukraine đã chuyển dịch binh sĩ, vũ khí và thiết bị quân sự đến khu vực Zhytomyr giáp với Belarus.

Lực lượng Nga tấn công hai thành phố lớn nhất Ukraine

16:50:55 01/07/2024
Lực lượng Liên bang Nga đã tấn công hai thành phố lớn nhất của Ukraine. Các mảnh tên lửa rơi xuống một tòa nhà ở ngoại ô thủ đô Kiev và một quả bom dẫn đường g.iết c.hết một người ở Kharkov.

Ấn Độ ưu tiên cao cho chủ đề tăng cường kết nối của ASEAN

16:48:22 01/07/2024
Theo Đại sứ Agarwal, trong khuôn khổ song phương cũng như trong ASEAN, Lào coi Ấn Độ là nước góp phần vào sự ổn định và an ninh khu vực. Về vấn đề này, sự tương tác của Ấn Độ được các quốc gia ASEAN, trong đó có Lào, hoan nghênh rộng rã...

Quân đội Nga tiết lộ cách giành quyền kiểm soát thành trì của Ukraine ở Donbass

16:38:49 01/07/2024
Bộ nhấn mạnh yếu tố bất ngờ đã góp phần mang lại lợi thế cho quân đội Nga. Một số binh sĩ Ukraine đầu hàng, trong khi những người khác bỏ đồn và rút lui.

Lý do căn cứ Mỹ ở châu Âu nâng cảnh báo an ninh lên mức cao nhất trong hơn thập kỷ

16:29:21 01/07/2024
Dẫn lời một quan chức Mỹ giấu tên, đài Sputnik ngày 30/6 đưa tin các căn cứ quân sự của Mỹ ở châu Âu đang tăng cường nỗ lực an ninh để bảo vệ nhân viên do một số yếu tố có thể đe dọa đến sự an toàn của họ.

Bầu cử Quốc hội Pháp: Đảng Tập hợp Quốc gia giành ưu thế lớn tại vòng 1

15:04:17 01/07/2024
Cũng theo thống kê sơ bộ, đã có 67,5% cử tri đăng ký đã bỏ phiếu để bầu cho các ứng cử viên tại vòng 1, nhiều hơn 20 điểm phần trăm so với năm 2022 và là con số kỷ lục tại các cuộc bầu cử lập pháp ở Pháp trong ít nhất 20 năm qua.

Máy bay rơi xuống đường cao tốc ở Pháp

14:38:18 01/07/2024
BFMTV cho biết thêm, giao thông gần hiện trường vụ tai nạn đã bị gián đoạn. Nhà chức trách đang tiến hành điều tra vụ việc.

Tổng thống Nam Phi công bố chính phủ mới

14:35:25 01/07/2024
Phát biểu trước toàn dân, Tổng thống Ramaphosa cho biết phải mất một thời gian để đảm bảo sự ổn định của Nội các và các cuộc đàm phán cần có thời gian để đảm bảo rằng Nội các phục vụ đất nước một cách hiệu quả nhất.

Triều Tiên tiếp tục phóng tên lửa đạn đạo

14:27:51 01/07/2024
quân đội nước này thông báo Triều Tiên đã phóng một tên lửa đạn đạo không xác định về phía Đông bán đảo Triều Tiên vào sáng 1/7, đ.ánh dấu vụ phóng thứ 2 chỉ trong một tuần.

Nhật Bản tưởng niệm cố Thủ tướng Shinzo Abe

05:48:28 01/07/2024
Sau khi rời Nội các, cựu Thủ tướng Abe vẫn tích cực tham gia các hoạt động chính trị với tư cách là lãnh đạo của Seiwa Seisaku Kenkyukai - phái lớn nhất trong LDP.

Chiêm ngưỡng chiếc xe đạp dài nhất thế giới lập Kỷ lục Guinness

05:43:15 01/07/2024
Sau những nỗ lực không ngừng nghỉ, gần đây, họ đã thành công chinh phục được cả hai kỷ lục thế giới này. Chiếc xe đạp đặc biệt cũng đã trở thành niềm tự hào của cộng đồng Prinsenbeek.

Triều Tiên cáo buộc phương Tây đang tạo ra 'NATO phiên bản châu Á'

05:35:39 01/07/2024
Triều Tiên từ lâu đã phản đối các cuộc tập trận của Mỹ gần bán đảo Triều Tiên, coi đó là các cuộc diễn tập cho một cuộc tấn công có thể xảy ra. Bình Nhưỡng cũng đã tiến hành nhiều cuộc thử nghiệm pháo binh và tên lửa trong khu vực.

Có thể bạn quan tâm

Lấy chồng cung Xử Nữ, tôi dở khóc dở cười vì những điều oái oăm

Góc tâm tình

16:57:22 01/07/2024
Hồi biết chồng thuộc cung Xử Nữ, tôi vừa ngạc nhiên vừa cảm thấy thích thú. Chồng tôi là kiểu người hướng nội, trầm tính và ít nói cực kì.

Theo Won Young (IVE) "F5" tủ đồ hè xinh tươi như Pinterest, cân mọi style từ năng động đến "bánh bèo"

Phong cách sao

16:49:11 01/07/2024
Từ cool ngầu đến tiểu thư, style nào Won Young cũng có thể cân trọn mà không cần mix match cầu kỳ. Nàng có thể tham khảo để làm mới thêm tủ đồ ngày hè của mình.

Camera bắt trọn khoảnh khắc tình tứ của Đỗ Mỹ Linh và chồng chủ tịch, vóc dáng nàng hậu gây chú ý khi diện áo đá bóng

Sao thể thao

16:46:16 01/07/2024
Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh cùng chồng chủ tịch CLB Hà Nội - Đỗ Vinh Quang mặc áo tím truyền thi đấu của đội bóng thủ đô xuất hiện trên khán đài sân Hàng Đẫy tối ngày 30/6

Đang thi hành án vẫn xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc

Pháp luật

16:20:38 01/07/2024
Trạm Quản lý xuất nhập cảnh Móng Cái, Phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Công an tinh Quảng Ninh vừa bàn giao cho Công an huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa 1 đối tượng đang chấp hành án treo nhưng vi phạm quy định của Luật Thi hành án hình sự.

Ca sĩ tự nhận có cá tính hơi lập dị hạnh phúc vì chồng là nhạc sĩ ủng hộ trở lại nghệ thuật

Nhạc việt

16:18:52 01/07/2024
Sau 7 năm sống và làm việc tại Hoa Kỳ dù ít hoạt động âm nhạc nhưng với đam mê mãnh liệt Ngọc Ánh Kim đã quay trở lại khi có cơ hội.

Hôm nay nấu gì: Cơm tối không cầu kỳ nhưng cực ngon

Ẩm thực

16:10:14 01/07/2024
Cơm tối không cầu kỳ nhưng cực ngon. Đều là những món ăn dễ nấu nhưng vô cùng ngon miệng, dễ thưởng thức trong bữa cơm ngày hè.

Selena Gomez lần đầu nói về nghi vấn giả vai nạn nhân trong chuỗi drama với Justin Bieber và Hailey

Sao âu mỹ

16:07:42 01/07/2024
Những năm qua, Selena Gomez bị mỉa mai xây dựng sự nghiệp nghệ thuật trên lòng cảm thông của công chúng, biến bản thân thành nạn nhân trong mọi chuyện.

Thiên Đàng - Khe Hai: Điểm du lịch khá hấp dẫn

Du lịch

15:46:10 01/07/2024
Từ huyện Bình Sơn đi ngược về hướng Bắc theo Quốc lộ I đến Dốc Sỏi, nơi tiếp giáp với huyện Núi Thành (Quảng Nam), sẽ bắt gặp ngã ba Dung Quất.

Những cách dưỡng môi hồng mọng, "chỉ muốn cắn"

Làm đẹp

15:45:14 01/07/2024
Để làm son dưỡng môi vani, tất cả những gì bạn cần là 2 thìa bơ hạt mỡ và một lượng rất nhỏ sáp ong. Cho vào lò vi sóng để làm tan chảy và thêm vài giọt tinh dầu vani.

Lộ thiệp cưới của cặp đôi Vbiz về chung nhà tháng 7, Trấn Thành - Trường Giang và dàn sao khủng sẽ góp mặt?

Sao việt

15:41:15 01/07/2024
Theo đó, tranh thủ dịp đi diễn ở sân khấu, diễn viên Anh Đức đã phát thiệp mời đến bạn bè và đồng nghiệp. Cặp đôi chọn màu hồng cam nhẹ nhàng, thiết kế thiệp khá đơn giản.

Phim Hàn vừa chiếu đã đứng top 1 Việt Nam, cặp chính diễn đỉnh thôi rồi khiến khán giả phát cuồng

Phim châu á

15:38:56 01/07/2024
The Whirlwind (tựa Việt: Cơn Lốc) là bộ phim mới lên sóng từ ngày 28/6 vừa qua, hiện đang dẫn đầu lượt xem trên nền tảng phim trực tuyến Netflix tại Việt Nam.