Phút thành thật: Tôi bị chì chiết vì kiếm tiền giỏi hơn chồng
Người xưa có câu: “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”, ngụ ý vai trò của vợ chồng trong việc xây dựng và gìn giữ hạnh phúc gia đình.
Người xưa có câu: “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”, ngụ ý vai trò của vợ chồng trong việc xây dựng và gìn giữ hạnh phúc gia đình. Thế nhưng, không phải gia đình nào cũng vận hành theo cách đàn ông là trụ cột kinh tế, còn phụ nữ là người đảm đương, vun vén việc nhà…
Tôi làm phó phòng kế toán của một công ty xây dựng, mức lương xấp xỉ 50 triệu đồng/tháng, chưa kể làm thêm. Chồng tôi là nhân viên truyền thông, lương khoảng 13-14 triệu đồng/tháng. Trước đây, chúng tôi kết hôn khá vội vàng vì tôi lỡ có bầu trước. Không hiểu rõ tính cách, lối sống của nhau, tôi bị “vỡ mộng” hôn nhân kể từ khi lấy chồng cho đến tận bây giờ là tròn 7 năm.
Chồng tôi là người không có chí tiến thủ. Anh từng làm nhà nước với mức lương 6, 7 triệu đồng/tháng. Thời gian rảnh rất nhiều nhưng không chịu học thêm ngoại ngữ, cũng không nghĩ đến chuyện tìm công việc mới, thử lĩnh vực mới để phát triển bản thân. Sau này, tôi phải giục giã rất nhiều anh mới chuyển sang công ty mới và được mức lương như bây giờ.
Điều đáng thất vọng hơn là anh không tiến thủ nhưng cũng không muốn vợ vươn lên. Sau khi sinh con, tôi vừa đi làm, vừa đi học thêm các khóa ngoại ngữ và nâng cao nghiệp vụ. Anh phàn nàn nhiều năm trời về điều này. Anh muốn tôi cũng như anh, ngày làm văn phòng 8 tiếng, hết giờ thì về nhà toàn tâm toàn ý với việc làm vợ, làm mẹ. Khi tôi đi làm về muộn sau 7 giờ tối, anh tỏ ra khó chịu, thậm chí gắt gỏng và chì chiết tôi. Tôi ấm ức nhưng vẫn nhẫn nhịn cho qua.
Tôi biết chồng luôn tự ti khi lương thấp hơn vợ. Nhưng thay vì hỗ trợ tôi việc nhà, việc con cái để tôi có thêm thời gian kiếm tiền thì anh lại quay sang hầm hè, ngày này qua ngày khác trách móc tôi bỏ bê chồng con.
Tôi muốn thuê một giúp việc toàn thời gian để cả hai vợ chồng cùng được nghỉ ngơi thì anh phản đối kịch liệt. Anh bảo không thích có người lạ trong nhà, rồi thì “Nhà có phụ nữ để làm gì mà phải thuê giúp việc”. Vậy là có những ngày tôi phải đảm đương mọi thứ, đến 10 giờ tối vẫn chưa được ăn cơm.
Sau 7 năm kết hôn, vợ chồng tôi đã sắm được một căn nhà nhỏ ở thành phố và một chiếc xe ô tô trả góp. 2/3 trong số đó là tiền tôi góp vào, 1/3 là tiền bố mẹ chồng hỗ trợ và vay ngân hàng. Hiện tại, tiền lương và tiền làm thêm của tôi vẫn dùng để đóng học cho con, lo sinh hoạt phí và trả góp ngân hàng. Lương của chồng tôi hoàn toàn để phục vụ cho cá nhân anh. Dẫu vậy, hễ nghe ai khen tôi giỏi giang, tháo vát là anh lại tỏ ra khó chịu.
Video đang HOT
Gần đây nhất, chúng tôi đưa con về quê ăn giỗ họ. Tôi không hiểu anh nghe được những gì mà tối đó về nhà anh nổi cáu, tát tôi ngay trước mặt bố mẹ chồng. Anh cho rằng, tôi đã ba hoa, khoác lác gì đó với họ hàng nên mọi người mới bảo anh là “người chồng số hưởng”, “dù trời có sập cũng được vợ giơ vai ra gánh vác”. Anh nói tôi khiến anh nhục nhã với mọi người.
Tôi không biết, rốt cuộc ai mới là người nhục nhã trong chuyện này. Tôi không ngừng cố gắng vì chồng, vì con, vì tổ ấm riêng nhưng anh không hề trân trọng, thậm chí còn cố tình chà đạp. Cưới một người chồng gia trưởng, cổ hủ, không tôn trọng vợ, tôi thực sự đã thua trong “canh bạc” này.
Vợ chồng tôi cưới nhau được 4 năm, có cậu con trai gần 3 tuổi, hiện đi học mầm non. Chúng tôi thuê trọ, sống và làm việc trên thành phố.
Cuộc sống vốn khá ổn khi cả hai vợ chồng đều có mức lương ổn định, chi trả tiền nhà, tiền ăn, tiền học của con, tiền chi tiêu cá nhân… thì vẫn dư ra chút ít. Chúng tôi không mơ mộng mua nhà thành phố, chỉ cố gắng làm lụng tích cóp lấy chút vốn rồi về quê xây căn nhà nhỏ và tính chuyện buôn bán.
Nhưng từ nửa cuối năm 2022, công ty của tôi liên tục nợ lương. Chán nản, tôi đã nghỉ việc từ Tết và đến giờ vẫn chưa xin được công việc mới. Ban đầu, vợ tôi ngọt nhạt động viên tôi bình tĩnh, coi đây là quãng thời gian xả hơi rồi từ từ tìm việc khác. Nhưng dạo gần đây, cô ấy thường xuyên cáu gắt, cạnh khóe tôi về việc ở nhà vợ nuôi.
Mức lương loanh quanh 10 triệu đồng/tháng của vợ không đủ chi trả cho cuộc sống 3 người ở thành phố, chúng tôi phải rút tiền tiết kiệm ra để bù vào. Tiền tiêu mãi rồi cũng vơi, công việc của vợ lại ngày càng khó khăn, lương giảm không ít, cuộc sống khó khăn bội phần.
Tôi ở nhà mãi không có việc gì làm nên bàn với vợ cho con nghỉ học mầm non một thời gian, chí ít cũng đỡ khoản học phí. Vợ tôi cáu ầm lên: “Anh thất nghiệp nên muốn con thất học luôn cho vui à? Anh không lo được thì để tôi lo”. Tôi tự ái nhưng cũng im lặng cho qua chuyện.
Vợ được nước lấn tới, mỗi ngày về nhà nhìn thấy tôi đều bới ra chuyện để trách móc. Tôi làm gì cũng không vừa ý vợ, từ nấu cơm, giặt quần áo cho đến việc chăm sóc con… Tôi biết, áp lực công việc và tiền bạc khiến cô ấy không thể bình tĩnh nhưng cũng không cần thiết phải gây chuyện đến mức như vậy.
Có lần cô ấy gợi ý, trong lúc chưa tìm được việc tôi có thể chạy xe ôm công nghệ hoặc đi giao hàng kiếm chút tiền trang trải cuộc sống. Tôi không nhịn được nữa nên đã mắng nhiếc vợ là đồ đàn bà thực dụng, chồng thất nghiệp chưa đến một năm đã sồn sồn đẩy chồng đi chạy xe ôm. Vợ chồng cự cãi qua lại, tôi đã “động tay động chân”, kết quả là “chiến tranh lạnh” một tháng liền. Tình cảm hai vợ chồng kể từ đó cũng sứt mẻ nhiều.
Tôi khá bất lực với cuộc sống hiện tại, khi không tiền, không việc làm, lại bị vợ khinh miệt. Mong muốn duy nhất của tôi giờ đây là vợ chồng con cái rời xa phố thị bon chen, về quê sinh sống nhưng vợ tôi không chịu. Tôi không nên làm sao mới tốt.
Trước khi cưới, tôi chỉ nhìn thấy những mặt tốt của chồng như: không rượu bia, không thuốc lá, không cờ bạc, không cục cằn… nhưng lấy nhau về rồi tôi mới biết, tất thảy những mặt tốt đó cũng không bù lại được một mặt xấu, đó là tính ki bo kẹt sỉ.
Tôi đã dính “bản án chung thân” với người chồng keo kiệt, “đo lọ nước mắm, đếm củ dưa hành”. Hồi mới cưới, chồng tôi đã đặt ra quy định là lương hàng tháng của hai vợ chồng phải gộp làm một rồi chia ra từng khoản như: tiền ăn, tiền điện nước, tiền nuôi con cái, tiền xăng xe, điện thoại của hai vợ chồng… Anh tuyệt nhiên không nhắc đến việc chi tiêu cá nhân và tiền biếu bố mẹ.
Thời gian đầu, tôi là người giữ tiền. Tôi vẫn tuân thủ quy định chi tiêu của anh, có điều không thể chuẩn 100%, thi thoảng vẫn có lúc thừa, lúc thiếu. Anh bắt tôi ghi chép từng khoản chi tiêu trong ngày rồi buổi tối phải nộp lại để anh kiểm tra. Ngày nào anh cũng phàn nàn về một vài khoản vì cho rằng nó không cần thiết như tiền mua cho con gói bánh, món đồ chơi, mua chai xịt thơm nhà, bánh xà phòng thơm để nhà vệ sinh…
Quá mệt mỏi, tôi trao trả nhiệm vụ giữ tiền cho anh. Nào ngờ, cuộc sống của mẹ con tôi càng xuống dốc. Anh quản lý tiền quá kỹ khiến tôi muốn mua gì, muốn làm gì cũng rất khó khăn. Tôi rút kinh nghiệm không đưa hết tiền lương cho chồng, mà bớt lại đôi triệu tiền làm thêm để chi tiêu riêng cho hai mẹ con. Vậy là hễ ngó thấy con có bộ quần áo mới, vợ có đôi dép mới là anh phải tra hỏi đến cùng và ca bài ca tiết kiệm.
Tôi nhớ mãi dịp Tết vừa rồi, anh khiến tôi một phen xấu hổ tột cùng với chị em trong nhà. Chuyện là tôi mua 20 quả bưởi để khi khách đến chơi Tết thì bổ ra ăn. Khi tôi mua về, anh phàn nàn tới lui là tôi hoang phí, ngày Tết chỉ cần mời kẹo, hạt dưa là đủ, cần gì bánh trái.
Ngày giáp Tết, mấy chị em đến chơi, tôi đem 2 quả bưởi ra bổ mời mọi người. Chồng tôi thấy vậy hầm hè: “Sao bảo bưởi để dành ăn Tết. Bổ sớm thế?”. Tôi vờ như không nghe thấy dù rất ngại ngùng. Anh đến ăn thử, vẻ mặt nhăn nhó như nuốt phải giấm chua, chê bai bưởi vừa khô vừa nhạt. Mấy chị em ngược lại, khen nức nở bưởi ngon và nhiều nước, thấy vậy, chồng tôi nói luôn: “Thế mấy chị em mỗi người ăn hộ mấy quả cho hết nhé. Lấy bằng giá mua thôi. Nhà tôi cũng chẳng ai ăn”.
Và thế là chồng tôi bán thành công 18 quả bưởi còn lại, thu về mấy trăm nghìn đồng. Tôi chán ngán đến độ chẳng còn thiết tha gì với cái Tết năm ấy.
Tôi tự hỏi, liệu có ai ly hôn chỉ vì chồng quá keo kiệt? Tôi không chắc mình dám làm điều đó nhưng cuộc sống hiện tại với anh chồng ki bo này quả thực đem đến cho tôi lắm bẽ bàng.
Sống không yên với mẹ chồng chỉ tìm cách bòn rút tiền bạc, chèn ép công việc làm ăn của con dâu
Đi làm ở công ty, mở cửa hàng kinh doanh thêm, nhưng tôi chẳng khác nào cỗ máy kiếm tiền cho mẹ chồng.
Tôi năm nay 32 tuổi, đã kết hôn được 6 năm. Sau cưới tôi về sinh sống ở nhà chồng với bố mẹ chồng. Biết phận con dâu, tôi luôn cố gắng mỗi ngày để làm tốt nhiệm vụ của mình đó là chăm sóc bố mẹ chồng và chồng, làm các công việc nhà. Trong nhà ai cũng hài lòng với tôi, duy chỉ có mẹ chồng có ác cảm, không vừa lòng với con dâu, dù tôi chưa làm bất cứ điều gì trái với ý của bà.
Nhìn bề ngoài, ai cũng nói tôi thật có phúc, được vào nhà chồng có điều kiện, sẽ không phải băn khoăn về chuyện tiền bạc. Thế nhưng, có ở bên trong mới hiểu hết được mọi chuyện, không như người ta nghĩ. Nhà chồng tôi đúng là bề thế, có điều kiện, nhưng mẹ chồng tôi rất chặt chẽ về mặt tiền bạc, thâu tóm mọi khoản thu chi trong gia đình.
Thấy vợ chồng tôi thu nhập cao, mẹ chồng tìm cách quả lý hết, bà bắt chúng tôi phải nộp đủ các khoản thu nhập. Tôi cũng không dám trái lời vì nghĩ, nhà cửa chi tiêu nhiều như vậy có cho tôi quản lý chi các khoản thì cũng không dám. Nhưng điều lạ ở chỗ, dù bắt các con phải nộp hết thu nhập, nhưng mẹ chồng lại muốn vợ chồng tôi phải thanh toán nhiều khoản trong nhà.
Ví dụ như tiền điện chẳng hạn, mẹ chồng tôi lấy cớ không cầm tiền để bảo con dâu thanh toán và hứa trả: "Con cứ ứng ra đi, lúc nào mẹ đưa cho sau". Mẹ chồng luôn nói vậy, nhưng chưa bao giờ gửi lại con dâu bất cứ một đồng nào. Nhiều khi không có tiền, tôi đành phải gọi điện về nhà hỏi vay bố mẹ đẻ, mang tiếng là vay mượn mà tôi không khác nào đi xin vì không có khả năng gửi lại.
Mẹ chồng luôn chèn ép còn muốn bòn rút tiền bạc của con dâu. (Ảnh minh họa)
Đi làm công ty cảm thấy thu nhập không đủ trang trải và với sức ép vòi vĩnh của mẹ chồng, tôi buộc phải nghĩ cách làm thêm. Sẵn nhà chồng rộng, có chỗ cho kinh doanh nên tôi vay mượn bạn bè, người thân bên nhà tôi để mở cửa hàng quần áo thời trang. Công việc kinh doanh thuận lợi, tôi cũng có khoản thu nhập thêm mỗi tháng.
Đang làm ăn tốt, mẹ chồng thấy vậy liền nghĩ cách để kiểm soát chuyện làm ăn của con dâu. Mẹ chồng lấy rất nhiều quần áo đẹp của con dâu, còn chọn thêm rất nhiều bộ khác để gửi về quê để tặng các em, các cháu dưới đó. Tôi đành phải chịu chứ không biết làm sao cả. Chưa hết, khi thấy khách đến ngày một đông, mẹ chồng kiếm cớ để vay mượn, ép buộc tôi phải đưa tiền với danh nghĩa coi như là tiền thuê nhà. Có lần tôi phàn nàn liền bị mẹ chồng mắng: "Làm ăn tốt thì cho mẹ chồng ít tiền có gì đâu mà tính toán. Nếu không muốn thì cứ dẹp cửa hàng đi, tôi cho người khác thuê".
Bỏ tiền ra mở cửa hàng, tôi chẳng khác nào người làm thuê, không có lợi nhuận, không được quyền chủ động trong làm ăn vì bị mẹ chồng bòn rút, can thiệp. Nhiều khi cảm thấy ấm ức tôi có phàn nàn với chồng thì cũng nhận câu trả lời thờ ơ: " Tại em chứ tại ai, cứ vẽ việc ra làm rồi còn kêu than cái nỗi gì. Cứ đi làm thuê, mẹ bảo đưa tiền thì cứ đưa, chẳng phải lo nghĩ gì không sướng hơn à".
Đi làm, mở cửa hàng để muốn khẳng định mình, nhưng lại ra nông nỗi này nhiều khi tôi nghĩ mà nản, không muốn làm gì cả vì càng làm nhiều càng bị mẹ chồng lợi dụng, bòn mót tiền bạc, chồng thì thờ ơ vô trách nhiệm. Quá mệt mỏi vì bị mẹ chồng chèn ép, tôi có nên đề nghị chồng ra ngoài ở riêng hay là chấp nhận cam chịu để được tiếng lấy chồng nhà giầu?
Cụ bà 75 tuổi chuyển vào viện dưỡng lão mới biết: Người có tiền chưa chắc sống hạnh phúc bằng người bình thường Chuyển đến viện dưỡng lão mới phát hiện cuộc sống của một người trong những năm cuối đời có hạnh phúc hay không không phải do tiền bạc quyết định. Câu chuyện dưới đây được chia sẻ trên Zhihu (nền tảng hỏi đáp và tâm sự). Bà Ngô 75 tuổi nói rằng kể từ khi vào viện dưỡng lão, bà phát hiện ở...