Philippines tự tin sẽ thắng kiện Trung Quốc

Theo dõi VGT trên

Philippines lạc quan và tin tưởng rằng nước này sẽ thắng trong vụ kiện Trung Quốc ra tòa án LHQ. Đây là tuyên bố của Tổng biện lý Philippines Francis Jardeleza tại diễn đàn do Hội luật pháp quốc tế Philippines tổ chức ngày 27-2.

Philippines tự tin sẽ thắng kiện Trung Quốc - Hình 1

Philippines sắp nhận bàn giao tàu “La Tapageuse” của Pháp nhằm tăng cường

sức mạnh tuần tra trên biển

“Chúng ta có mặt ở đây để chứng minh rằng từ quan điểm luật pháp quốc tế, tất cả cách hành xử và các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông đều không phù hợp với Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS), bởi vậy chúng hoàn toàn không có giá trị”, ông Jardeleza khẳng định và tin tưởng rằng Philippines sẽ thắng kiện khi đưa tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc ở Biển Đông ra tòa án LHQ. Cũng tại diễn đàn trên, cựu Chủ nhiệm khoa Luật thuộc trường Đại học Philippines, Merlin Magallona khẳng định, sự diễn giải của Trung Quốc về UNCLOS là sai và đây là lý do Philippines tìm kiếm sự phán quyết của tòa án LHQ.

Trong khi đó, Tổng thống Philippines Benigno Aquino, khi đang ở thăm Malaysia, ngày 28-2 nói rằng, ông và Thủ tướng Malaysia Najeeb Abdul Razak nhất trí ủng hộ việc tìm kiếm giải pháp hòa bình cho vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, trên cơ sở luật pháp quốc tế và Công ước LHQ về Luật Biển.

Trong một diễn biến khác liên quan, ngày 28-2, ông Hans-Gert Pttering, Chủ tịch Viện Chính trị Konrad-Adenauer-Stiftung (KAS), thành viên Nghị viện châu Âu, và là cố vấn thân cận của Thủ tướng Đức Angela Merkel, đã gọi những hành động đơn phương của Trung Quốc trong việc áp đặt tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông là không thể chấp nhận được, đồng thời kêu gọi các bên liên quan giải quyết bất đồng một cách hòa bình và trên cơ sở luật pháp quốc tế. Hồi tháng 3-2013, Nghị viện châu Âu đã thông qua nghị quyết bày tỏ ủng hộ việc Philippines đưa tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc ở Biển Đông ra phân xử tại tòa án LHQ.

Theo ANTD

Crimea trưng cầu dân ý: Kịch bản đáng sợ của “Cuộc chiến tranh 5 ngày”

Ngày 27-2, "Đoàn Chủ tịch Nghị viện Crimea" đã gửi thông điệp với nội dung trưng cầu dân ý toàn vùng về vấn đề hoàn thiện quy chế tự trị và mở rộng quyền hạn của địa phương.

Video đang HOT

Trưng cầu dân ý có thể là ngòi nổ xung đột

Ngày 26-2, tại thủ phủ Simferopol - Crimea, đã xảy ra đụng độ giữa các thành viên "Cộng đồng Nga" nêu chủ trương chống thay đổi chế độ và cư dân Tatars vùng Crimea tán thành thay đổi chính phủ ở Ukraine. Đụng độ xảy ra gần tòa nhà Hội đồng tối cao Crimea.

Theo đ.ánh giá sơ bộ, đã có tới 20.000 người tham gia vào sự kiện này. Hỗn loạn trước trụ sở nghị viện Crimea phát triển thành xung đột đã dẫn đến cái c.hết của 3 người, còn 35 người khác bị thương.

Ngày 27-02, thông tin từ Simferopol thông báo về việc những người mặc đồng phục có vũ trang đã thâm nhập và chiếm giữ hai tòa nhà chính phủ trong thành phố là trụ sở Nghị viện và tòa nhà Hội đồng chính quyền Crimea. Trên nóc nhà kéo cao lá cờ Nga.

Cũng trong ngày 27-02, "Đoàn Chủ tịch Nghị viện Crimea" đã gửi thông điệp với nội dung trưng cầu dân ý toàn vùng về vấn đề hoàn thiện quy chế tự trị và mở rộng quyền hạn của địa phương.

Trong thông cáo lưu ý rằng, theo pháp luật cơ bản của nền dân chủ, Đoàn chủ tịch nghị viện Crimea cho rằng con đường duy nhất để ra khỏi tình trạng hiện tại là thi hành nguyên tắc dân chủ trực tiếp của chính quyền nhân dân.

Crimea trưng cầu dân ý: Kịch bản đáng sợ của Cuộc chiến tranh 5 ngày - Hình 1

Tuần dương hạm Moskva của Nga là kỳ hạm của hạm đội Biển Đen

Cuộc trưng cầu dân ý tiềm ẩn những nhân tố bất ổn rất lớn. Trước hết, Crimea là khu vực có đa số là dân Nga sinh sống, còn người Tatars chiếm tỷ lệ rất ít. Vì vậy, nhiều nhà quan sát cho rằng, kết quả của cuộc trưng cầu dân ý này sẽ trở thành một phong trào ủng hộ Crimea độc lập, để rồi sau đó ngả về theo Nga.

Hai là, cuộc trưng cầu dân ý này sẽ khiến cho cộng động người người Tatars lo sợ là bước khởi đầu dẫn đến sự chia tách đất nước Ukraine. Tatars là một nhóm dân tộc Hồi giáo gốc Thổ Nhĩ Kỳ sống ở Crimea trong nhiều thế kỷ qua. Họ từng bị trục xuất dưới thời Liên Xô năm 1944, nhưng sau đó đã quay trở lại sau khi Ukraine giành độc lập.

Ba là, một "quy chế độc lập quá trớn" hoặc yêu sách đòi độc lập hoặc đòi sát nhập vào Nga sẽ không bao giờ được chính phủ mới thân phương Tây của Ukraine chấp nhận. Họ không bao giờ cho phép điều này xảy ra. Phe đối lập đã nắm giữ cả quân đội và rất có thể những hành động quân sự sẽ được cho là giải pháp tối ưu.

Cục diện này làm người ta liên tưởng Ukraine và Crimea hiện nay không khác gì Gruzia và Nam Ossetia trước đây, từ điều kiện địa - chính trị cho đến quân sự, ngoại giao. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến "Cuộc chiến tranh 5 ngày" giữa Nga và Gruzia cũng diễn ra trong bối cảnh không phải là giống hệt, nhưng tính chất tương tự như Ukraine và Crimea hiện nay.

Crimea trưng cầu dân ý: Kịch bản đáng sợ của Cuộc chiến tranh 5 ngày - Hình 2

Hạm đội Hắc Hải của Nga vẫn hiện diện ở căn cứ Sevastopol, chính trên bán đảo Crimea

Liệu có một "Cuộc chiến tranh 5 ngày" lần thứ 2?

Crimea là một nước cộng hòa nghị viện tự trị trong thành phần Ukraine, được ước thúc bởi Hiến pháp Crimea và phù hợp với các điều luật của Ukraine. Thủ đô và nơi đặt trụ sở của chính phủ nước cộng hòa là thành phố Simferopol, nằm ở trung tâm của bán đảo. Cộng đồng người chiếm đa số ở đây là người Nga.

Còn Ossetia nằm bên dãy Caucasus và được chia thành hai phần: Bắc Ossetia là một nước cộng hòa thuộc Nga, còn tỉnh Nam Ossetia với phần lớn là người Nga, vốn thuộc Gruzia nhưng đã tuyên bố ly khai kể từ cuộc xung đột đầu những năm 1990. Tuy nhiên, nước cộng hòa tự xưng Nam Ossetia chưa được bất cứ quốc gia nào trên thế giới công nhận về mặt ngoại giao.

Chính quyền ly khai muốn sát nhập vào Nga, nhưng Gruzia kiên quyết khẳng định đây vẫn là lãnh thổ của họ dù Tbilisi đã mất quyền kiểm soát thực tế khu vực này trong 15 năm và hầu hết dân cư Nam Ossetia có quốc tịch Nga. Theo một thỏa thuận ngưng b.ắn từ thập niên 90, tại Nam Ossetia có một lực lượng bảo vệ hòa bình gồm quân Nam Ossetia, Nga và Gruzia trú đóng tại đây.

"Cuộc chiến tranh 5 ngày" nổ ra xuất phát từ những cuộc chạm s.úng lẻ tẻ giữa một bên là Gruzia và một bên là các khu vực ly khai Nam Ossetia và Abkhazia. Cuộc chiến nổ ra vào sáng sớm 7-8-2008, mở đầu bằng cuộc tấn công của quân đội Gruzia vào khu vực ly khai Nam Ossetia. Ngày hôm sau, quân đội Nga đã tấn công các đơn vị Gruzia tại Nam Ossetia rồi sau đó tiến sâu vào lãnh thổ nước này.

Crimea trưng cầu dân ý: Kịch bản đáng sợ của Cuộc chiến tranh 5 ngày - Hình 3

Hy vọng là thế giới sẽ không phải chứng kiến một "Cuộc chiến tranh 5 ngày" lần thứ 2

Điều làm người ta lo ngại là trong cuộc chiến với Gruzia trước đây, Nga cũng đã có những động thái điều chuyển quân và chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu quy mô như hiện nay. Khi đó, quân khu Bắc Kavkaz đã liên tục tiến hành những cuộc tập trận, đặc biệt là cuộc diễn tập mang tên "Kavkaz-2008", bắt đầu ngay sau cuộc tập trận liên quân Gruzia-Mỹ vào ngày 16-7 và kết thúc ít ngày trước khi chiến tranh nổ ra, với sự tham gia của 8.000 quân và 700 phương tiện chiến đấu.

Còn vào ngày 26-2, quân đôi Nga cũng đa băt đâu tiên hanh chuỗi cac cuôc diên tâp quân sư bât thương, với mục đích "kiêm tra kha năng săn sang chiên đâu cua quân đôi tai 2 quân khu phía Tây va Trung tâm". Cac cuộc diên tập nay sẽ được tổ chức theo hai giai đoạn, giai đoan 1 từ ngày 27 đên ngày 28-2 và giai đoan 2 tư ngay 28-2 đên ngay 3-3, với sự tham gia của một lực lượng khổng lồ, hơn 150.000 quân thuôc nhiêu đơn vị quân đội khác nhau.

Đây là cuộc diễn tập lớn thứ 2 của Nga, kể từ khi Liên Xô sụp đổ. Cuôc diên tâp sẽ co sư tham gia cua 90 chiêc máy bay, hơn 120 máy bay trực thăng, hơn 880 xe quân sự và 80 tàu chiên. Đặc biệt là Nga còn lực lượng của hạm đội biển Đen (Hắc Hải) thường trực tại căn cứ Sevastopol, chính trên bán đảo Crimea - Ukraine, suốt từ khi nước này tách ra khỏi Liên Xô vào năm 1991.

Có khá nhiều điểm tương đồng giữa tình hình Ukraine hiện nay với Gruzia trước kia và cuộc trưng cầu dân ý sắp tới của "Đoàn Chủ tịch Nghị viện Crimea", rất có thể là điểm mấu chốt của việc có hay không phát sinh xung đột. Một kết quả bất lợi cho Kiev là điều có thể đoán trước và phản ứng của Ukraine về vấn đề này có ý nghĩa quyết định đến những hành động tiếp theo của Nga.

Hy vọng là thế giới sẽ không phải chứng kiến một "Cuộc chiến tranh 5 ngày" lần thứ 2.

Theo Nguyễn Ngọc

An ninh thủ đô

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Học giả Trung Quốc nêu bật vai trò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
22:28:50 21/07/2024
Australia: Xe nôi lăn xuống đường ray, hai cha con t.ử v.ong
08:39:24 22/07/2024
Điều gì chờ đợi đảng Dân chủ sau sự rút lui của ông Biden?
22:37:34 22/07/2024
Cảm xúc trái ngược của cử tri Mỹ khi Tổng thống Biden dừng tranh cử
10:28:38 22/07/2024
Bầu cử Mỹ 2024: Sẵn sàng cho chặng về đích
18:19:28 21/07/2024
Ông Trump "máu lửa" trong bài phát biểu trước đảng Cộng hòa
22:00:14 22/07/2024
Lãnh đạo các cường quốc tôn vinh sự cống hiến của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
22:31:30 22/07/2024
Ký ức xúc động về buổi đón Tổng Bí thư tại khu tưởng niệm Bác Hồ ở Thái Lan
15:32:57 22/07/2024

Tin đang nóng

Lương hưu của bố 11 triệu/tháng nhưng đến ngày nhập viện không có đồng tiết kiệm nào, biết lý do anh em tôi nhòa lệ
06:12:52 23/07/2024
Thấy vợ mới cưới ép uống cho bằng được ly sữa mới cho ngủ, tôi giả vờ theo ý em nhưng nửa đêm thì phát hiện ra sự thật động trời
07:33:43 23/07/2024
Đêm trước ngày ly hôn, nằm ngủ bên cạnh chồng mà trái tim tôi đau xé vì anh đã làm hành động không thể ngờ này
07:02:34 23/07/2024
Cuộc sống nhiều thay đổi của "Anh tài" Vbiz từng bị bạn gái cơ trưởng hủy hôn phút 89
07:35:51 23/07/2024
Con rể nghẹn đắng khi nghe bố mẹ vợ tiết lộ một bí mật của con gái trong quá khứ
07:56:28 23/07/2024
TP.HCM thông báo Lễ viếng, Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội trường Thống Nhất
07:06:05 23/07/2024
Dispatch vào cuộc vụ Byeon Woo Seok lạm quyền ở sân bay, netizen có phản ứng bất ngờ
08:07:17 23/07/2024
Nam ca sĩ U40 từng có thời phải đi bán m.áu k.iếm t.iền, giờ sống hạnh phúc với đại gia đình hơn 20 người nhưng không chung huyết thống
07:44:06 23/07/2024

Tin mới nhất

Ba Lan trở thành quân đội có quân số lớn thứ 3 của NATO

08:12:31 23/07/2024
Quân đội Ba Lan đã được xếp hạng là lực lượng lớn thứ ba trong NATO. Dữ liệu từ báo cáo Chi tiêu Quốc phòng cho thấy Ba Lan có khoảng 216 nghìn quân, đứng sau Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ.

EU gia hạn tất cả các biện pháp trừng phạt Nga

08:10:39 23/07/2024
Quyết định này bao gồm cả các biện pháp trừng phạt từ hồi năm 2014 sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea và các biện pháp mới được áp đặt từ năm 2022 khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.

Đức chuẩn bị cho khả năng ông Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ

08:06:50 23/07/2024
Michael Link, nghị sĩ thuộc đảng nhỏ nhất trong liên minh của Thủ tướng Scholz - Đảng Dân chủ Tự do (FDP), cho biết các nhà lãnh đạo Đức đã chuẩn bị từ lâu cho khả năng ông Trump trở thành tổng thống Mỹ lần thứ hai.

Châu Âu thận trọng khi Tổng thống Biden rút khỏi cuộc đua tái tranh cử

08:03:38 23/07/2024
Các chính phủ châu Âu đang phản ứng thận trọng trước quyết định của Tổng thống Mỹ Joe Biden rút lui khỏi cuộc đua tái cử năm 2024.

Cảnh sát Pháp bắt nghi phạm trong vụ cháy tòa chung cư tại thành phố Nice

07:47:34 23/07/2024
Cơ quan chức năng đang điều tra theo hướng vụ việc có liên quan xung đột giữa các băng nhóm buôn bán m.a t.úy. Khu Moulins là nơi thường xảy ra bạo lực và tranh chấp nhằm giành kiểm soát một số địa điểm chiến lược.

Malaysia có Chủ tịch Thượng viện mới

07:45:40 23/07/2024
Trước đó cùng ngày, Thủ tướng Anwar Ibrahim đã đề cử ông Awang Bemee là ứng cử viên duy nhất cho vị trí này tại phiên họp Quốc hội khóa 15.

Cuba, Nga đàm phán xây dựng nhà máy lọc dầu

07:34:52 23/07/2024
Đây là một trong số những nội dung được đưa ra thảo luận trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga Vyacheslav Volodin tới Cuba.

Ukraine tránh được nguy cơ vỡ nợ vào phút cuối

07:30:50 23/07/2024
Đầu tháng 6, Ukraine đã không đạt được thỏa thuận với các chủ nợ về việc tái cơ cấu. Báo Financial Times cho biết vấn đề là Ukraine muốn xóa 60% giá trị nợ.

Lở đất tại miền Nam Ethiopia khiến ít nhất 20 người t.hiệt m.ạng

07:23:37 23/07/2024
Ethiopia đang trải qua mùa mưa bắt đầu từ tháng 7 và dự kiến kéo dài đến giữa tháng 9. Lở đất đôi khi xảy ra tại một số vùng của quốc gia Đông Phi này khi mưa liên tiếp trút xuống.

Căng thẳng Israel - Hezbollah bên bờ vực

07:02:34 23/07/2024
Chưa bao giờ tình hình căng thẳng ở biên giới phía Nam Lebanon lại lên cao đến vậy. Cả Hezbollah và Israel đều gia tăng các hành động đe dọa chiến tranh tổng lực.

Ukraine mất thêm làng chiến lược ở Donetsk

06:59:44 23/07/2024
Truyền thông Ukraine xác nhận quân đội nước này phải rút khỏi làng Progress ở tỉnh Donetsk trước áp lực tiến công mạnh mẽ của lực lượng Nga.

Trung Quốc gia hạn miễn thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng của Mỹ

06:49:21 23/07/2024
Ngày 22/7, Ủy ban Thuế vụ Hải quan của Quốc vụ viện Trung Quốc thông báo nước này sẽ gia hạn miễn áp thuế bổ sung đối với một mặt hàng của Mỹ đến cuối tháng 2/2025.

Có thể bạn quan tâm

Điểm nghỉ mát lý tưởng ngày hè khi biển Sầm Sơn, Cửa Lò chật kín người

Du lịch

09:30:09 23/07/2024
Khi những địa điểm du lịch nổi tiếng như Sầm Sơn, Cửa Lò... chật kín khách mỗi khi hè về, thác Khe Kèm là một sự lựa chọn thay thế lý tưởng.

5 món đồ cần tránh khi trang trí ban công để không làm ảnh hưởng đến gia vận

Trắc nghiệm

09:27:38 23/07/2024
Rất nhiều người muốn biến ban công thành nơi thư giãn lý tưởng cho cả gia đình. Nhưng dù thế nào bạn cũng không nên trang trí ban công bằng những

Hà Nội: g.iết mổ, ăn thịt lợn ốm, người đàn ông bị nhiễm liên cầu lợn

Sức khỏe

09:12:59 23/07/2024
Trước khi khởi phát bệnh 2 ngày, nam bệnh nhân đã g.iết mổ và ăn thịt lợn ốm. Sau đó, bệnh nhân có biểu hiện sốt, đau đầu, nôn nhiều, được gia đình đưa đến Bệnh viện Bạch Mai.

Cách phối đồ với chân váy bút chì

Thời trang

08:54:48 23/07/2024
Chân váy bút chì là trang phục phổ biến được nhiều bạn gái yêu thích bởi khả năng dễ phối đồ, mang lại vẻ đẹp nữ tính và giúp người mặc tôn vóc dáng cơ thể hiệu quả.

Tình cũ của Nam Thư hiện tại ra sao?

Sao việt

08:31:55 23/07/2024
Kể từ khi vào nghề, Quách Ngọc Tuyên làm việc nghiêm túc và chăm chỉ. Thế nên về chuyện đời tư của nam diễn viên không quá ồn ào.

Mỹ nam dân quốc đẹp nhất phim Hoa ngữ hiện tại: Nhan sắc ngút ngàn làm "hội chị em" mê mệt

Phim châu á

08:28:46 23/07/2024
Tác phẩm này lấy bối cảnh thời kỳ dân quốc, có sự tham gia của dàn diễn viên muốn thực lực có thực lực, muốn nhan sắc có nhan sắc là Tân Chỉ Lôi và Hoàng Cảnh Du.

Nhan sắc đỉnh cao của Lâm Tâm Như cách đây 26 năm

Hậu trường phim

08:24:50 23/07/2024
Theo Sohu, khí chất của Lâm Tâm Như thuộc dạng yêu kiểu trang nhã, có nét cổ điển, cũng vì vậy các vai diễn của cô đều là người con gái nhẹ nhàng hiểu chuyện như nước.

Bão số 2 vào Quảng Ninh, bắt đầu có gió rất mạnh

Tin nổi bật

08:15:57 23/07/2024
Người dân ở đảo Cô Tô và đảo Quan Lạn của tỉnh Quảng Ninh thông tin, ở đây gió to không ngớt, kèm mưa. Tại TP Cẩm Phả (Quảng Ninh) có khu vực bị mất điện. TP Hạ Long mưa to 173mm.

Mẹo tô son môi bóng đẹp

Làm đẹp

08:13:53 23/07/2024
Khi tô son môi, có thể lựa chọn loại son phù hợp. Son lỳ thường chứa cao lanh, với thành phần chủ yếu là các khoáng vật như kaolinit, illit, thạch anh.