Phân biệt chủng tộc và kích động bài Việt chỉ làm cho xã hội Campuchia bất ổn

Theo dõi VGT trên

Sam Rainsy và Hun Sen đều khẳng định mình và chính đảng của mình không phân biệt chủng tộc, không theo đuổi chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Vậy xin hai ngài…

Những khó khăn của cộng đồng người Campuchia gốc Việt

The Cambodia Daily ngày 12/10 đưa tin, cuộc sống của hàng ngàn hộ gia đình ngư dân Campuchia gốc Việt sinh sống hàng thập kỷ trên các làng chài sông Tonle Sap ở Kompong Chhnang đang bị đe dọa, chưa biết đi đâu về đâu khi chính quyền giải tỏa những làng chài này để phục vụ cho một lễ hội năm 2017, nhưng người Campuchia gốc Việt lại không được phép sở hữu đất đai. Những người dân chài này sinh sống trên con sông từ sau khi chế độ diệt chủng Khmer Đỏ bị lật đổ trong tình trạng vô thừa nhận của chính quyền địa phương.

Phân biệt chủng tộc và kích động bài Việt chỉ làm cho xã hội Campuchia bất ổn - Hình 1

Một hộ gia đình Campuchia gốc Việt phải dời nhà nổi của mình lên khúc sông cạn hơn theo yêu cầu của chính quyền địa phương, giải tỏa khúc sông cho lễ hội năm 2017. Ảnh: The Cambodia Daily.

Le Thy Le, một phụ nữ làng chài 58 t.uổi được The Cambodia Daily dẫn lời cho biết: “Nếu chúng tôi sống ở Campuchia, chúng tôi không có đất. Nếu chúng tôi trở về Việt nam, chúng tôi cũng không có đất. Tôi thích sống ở Campuchia vì ông bà, cha mẹ tôi đã sống và c.hết ở đây. Chúng tôi có thể đ.ánh cá sinh sống. Nhưng bây giờ tôi không phải biết sẽ làm gì”.

Ông Heang, một ngư dân khác 60 t.uổi nói với The Cambodia Daily: “Chúng tôi không có quyền để mua đất vì chúng tôi là người dân tộc Việt Nam và chỉ có giấy tờ cư trú. Mặc dù ông bà, cha mẹ chúng tôi đã sinh sống và c.hết ở đây, họ vẫn coi chúng tôi là công dân Việt Nam.”

Leou Koloan, 36 t.uổi, một người Campuchia chuyên cho thuê thuyền gần làng nổi của người Việt cho biết, ông đã chứng kiến cuộc sống nghèo khó của làng chài người Việt. “Chúng tôi sống cùng nhau rất hòa thuận, người Khmer hay người dân tộc khác có thể chung sống cùng nhau. Tôi không qua tâm về quyền công dân của họ. Nếu họ muốn sống ở đây, hãy cứ để họ sống ở đây. Họ làm công việc khác nhau và họ sống tách biệt với chúng tôi.”

“Chúng tôi trồng lúa, còn người Việt thì kinh doanh buôn bán hoặc làm nông nghiệp theo cách của họ, hoặc đ.ánh bắt cá trên sông. Tôi không nghĩ rằng họ muốn lấy đất đai của chúng tôi. Tôi không quan tâm về điều đó, họ là anh em của chúng tôi”, Loeu Koloan nói. Đó chỉ là một trong những khó khăn mà người Campuchia gốc Việt đang gặp phải.

Tâm lý bài Việt cực đoan trong xã hội Campuchia

Trong một động thái khác, các nhà quản lý Campuchia cũng siết chặt chính sách nhập cư đối với người Việt. Kể từ năm 2014 đến nay có gần 3 ngàn người nhập cư trái phép bị bắt thì phần lớn là người Việt, động thái được chính một nhà bình luận Campuchia nhận xét là “có màu sắc chính trị”.

Nhà phân tích Ou Virak bình luận trên Khmer Times ngày 8/9 rằng: “Các cuộc truy quét và trục xuất hiện nay là phản ứng của chính phủ để công khai thể hiện với những ai chỉ trích, cáo buộc họ là ‘con rối của Việt Nam’. CPP đang bắt đầu xem xét vấn đề này một cách nghiêm túc hơn và sẵn sàng hơn để thay đổi chính sách nhập cư để xoa dịu dân số trẻ trong nước.”

Trong khi đó tâm lý bài Việt đang trở thành một xu thế đáng lo ngại trong xã hội Campuchia. Khmer Times ngày 29/9 dẫn lời cựu Cao ủy Liên Hợp Quốc về nhân quyền tại nước này Surya Subedi nói: “Tôi cảm thấy đáng báo động về ngôn ngữ bài Việt mà phe đối lập Campuchia đang sử dụng”. Các chính trị gia Campuchia đang khai thác tâm lý này để tìm kiếm phiếu bầu và chống phá nhau, Khmer Times cho biết.

Luận điệu bài Việt, chống phá quan hệ Việt Nam – Campuchia và nhằm cả vào cộng đồng người Campuchia gốc Việt được thiết lập bởi Funcinpec, sau đó là SRP và bây giờ là CNRP. Đỉnh điểm của trào lưu bài Việt ở Campuchia là cuộc bầu cử năm 2013, xã hội Campuchia đã trở nên rối loạn vì những hoạt động, phát ngôn kích động bài Việt của phe đối lập CNRP.

Video đang HOT

Phân biệt chủng tộc và kích động bài Việt chỉ làm cho xã hội Campuchia bất ổn - Hình 2

Ông Heang và con cháu vừa phải rời khỏi làng nổi đến nơi ở tạm mới chưa biết những ngày sắp tới sẽ làm gì để sinh sống. Ảnh: The Cambodia Daily.

Cuộc bầu cử năm 2018 đã cận kề, hy vọng Thủ tướng Hun Sen và nhà nước Campuchia xử lý đúng đắn, tỉnh táo vấn đề, tránh để các thế lực bài Việt ngóc dậy chống phá. Kích động tâm lý bài Việt hoặc chống phá, gây khó dễ cho cộng đồng cư dân Campuchia gốc Việt chỉ làm cho xã hội Campuchia thêm rối loạn.

Khmer Times ngày 29/9 cho biết, Luật Quốc tịch của Campuchia có quy định rõ ràng, những người nước ngoài đã sinh sống hợp pháp (có thẻ cư trú) ở Campuchia trong ít nhất 5 năm có thể nộp đơn xin gia nhập quốc tịch Campuchia.

Vậy những hộ gia đình người Campuchia gốc Việt đã sinh sống ở Campuchia hàng mấy chục năm qua, làm ăn lương thiện và là một bộ phận trong cộng đồng dân cư Campuchia, thiết nghĩ nhà nước chùa tháp nên có chính sách chính thức thừa nhận quyền công dân và hỗ trợ họ, để con em họ được đến trường, người bệnh được chăm sóc y tế và không còn bị phân biệt đối xử như những gì Thủ tướng Hun Sen và cả các lãnh đạo đối lập Sam Rainsy đã tuyên bố về nạn phân biệt chủng tộc ở Campuchia.

Những khác biệt về văn hóa và nhận thức lệch lạc về lịch sử

Theo Wikipedia, cộng đồng người Campuchia gốc Việt là dân tộc thiểu số lớn nhất tại Campuchia, trải qua mấy thế kỷ cộng đồng này vẫn chung sống hòa bình cùng người Khmer trên đất nước chùa tháp. Thư tịch cổ ghi rằng người Việt và người Khmer đã có sự giao lưu, tiếp xúc từ thế kỷ 13. Trải qua những diễn biến thăng trầm của lịch sử, cộng đồng người Campuchia gốc Việt đã trở thành một bộ phận của xã hội Khmer.

Tuy nhiên do những khác biệt về văn hóa cũng như các yếu tố chính trị, lịch sử đã khiến cho người Campuchia gốc Việt trở thành cộng đồng thiểu số ở thế yếu, không được hưởng quyền bình đẳng của một công dân bình thường trong xã hội Campuchia.

The Cambodia Daily ngày 25/9 dẫn lời ông Sam Rainsy nói rằng: “Bạn phải nhìn lại trong khoảng thời gian ít nhất là 400 năm khi Campuchia bắt đầu mất dần lãnh thổ do sự mất cân bằng dân số. Việt Nam đã phái dân tới định cư từng chút một, và các khu vực khác nhau của Campuchia được sáp nhập từng chút một”.

Trong khi đó cũng chính The Cambodia Daily ngày 12/10 dẫn ý kiến của nhà nhân chủng học Philip Taylor nói rằng, thực dân Pháp đã chú ý quan sát thấy người Việt Nam từ phía Bắc xuống định cư ở Nam Bộ, nhưng chủ yếu sinh sống và dựng nhà ở ven sông, suối, kênh rạch, nhưng nơi ẩm thấp cách xa nơi cộng đồng người Khmer sinh sống. Người Khmer thích sống và lập làng lập ấp ở những gò đồi, nơi khô ráo.

Phân biệt chủng tộc và kích động bài Việt chỉ làm cho xã hội Campuchia bất ổn - Hình 3

Gia đình ông Veang Yang Tourng người Campuchia gốc Việt vừa phải di dời nhà nổi tuần trước đang lo lắng về tương lai. Ảnh: The Cambodia Daily.

Bản thân ông Philip Taylor cũng không thể giải thích một cách rõ ràng, chính xác cái gọi là “sự xâm chiếm thuộc địa đối với Kampuchia Krom”, tức vùng đất Nam Bộ Việt Nam ngày nay. Quá trình xác lập chủ quyền hợp pháp của Việt Nam đối với vùng đất Nam Bộ đã được Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ phân tích TẠI ĐÂY, mời quý bạn đọc quan tâm theo dõi.

Quan hệ bang giao giữa Việt Nam và Campuchia không chỉ có những lăn tăn, cấn cá về biên giới lãnh thổ do những nhận thức khác nhau về lịch sử, mà còn cả m.áu và nước mắt của biết bao người Việt Nam đã hy sinh cho mảnh đất chùa tháp và dân tộc Khmer hồi sinh từ nạn diệt chủng thảm khốc của Khmer Đỏ. Thiết nghĩ người Campuchia có được ngày hôm nay, thoát kiếp nạn nồi da xáo thịt, m.áu c.hảy đầu rơi cũng chớ nên quên ngày hôm qua. Hòa bình, hữu nghị, hợp tác là vô giá. Chiến tranh, xung đột chỉ dẫn tới hủy diệt tất cả.

Vài lời nhắn gửi ông Sam Rainsy và Thủ tướng Hun Sen

Lịch sử không thể thay đổi, đồng thời cương vực lãnh thổ quốc gia đã định hình hợp pháp cũng không thể thay đổi chỉ vì lịch sử, bởi nếu không thế giới này sẽ rối loạn, chiến tranh liên miên không dứt vì cách hiểu, cách giải thích sai lầm về lịch sử.

Để tránh vết xe đổ của lịch sử, tránh cảnh binh đao và bảo vệ hòa bình, cách tốt nhất là sớm hoàn thành công tác phân định biên giới giữa Việt Nam và Campuchia theo đúng tinh thần hai bên đã thỏa thuận, cũng như khuôn khổ pháp lý và chuẩn mực quốc tế, chung sống hòa bình, phát triển kinh tế, văn hóa giữa các cộng đồng dân tộc khác nhau dưới chung một mái nhà.

Ông Sam Rainsy và đảng CNRP đang chủ trương cổ động xiết chặt chính sách quản lý nhập cư, đó là công việc nội bộ của Campuchia mà bất cứ quốc gia nào cũng phải tính đến để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, miễn là xử lý sao cho đúng luật, công khai minh bạch, đối xử nhân đạo với các đối tượng nhập cư như chuẩn mực của nhân loại tiến bộ, tránh sử dụng chuyện “đ.ánh n.gười nhập cư” vào các mục đích chính trị để hạ bệ nhau.

Bản thân ông Sam Rainsy cũng nói rằng, cộng đồng người Việt sống lâu đời tại Kompong Chhnang hoặc các địa phương khác miễn là được ghi chép đầy đủ và đúng, có thể cùng chung sống với người dân Khmer mà không đe dọa đến chủ quyền. “Điều quan trọng nhất là thực hiện pháp luật. Chúng ta phải kiểm tra những gì họ nói. Nó có thể đúng, có thể sai. Họ nói rằng họ đã ở đây trong nhiều thế hệ. Nếu đúng như vậy, chúng ta phải tôn trọng quyền của họ”, The Cambdoai Daily dẫn lời ông Sam Rainsy nói.

Phân biệt chủng tộc và kích động bài Việt chỉ làm cho xã hội Campuchia bất ổn - Hình 4

Cả hai ông Hun Sen và Sam Rainsy đều đang cố chứng minh rằng, đất nước Campuchia không có nạn phân biệt chủng tộc. Vậy xin hai ngài hãy chứng minh bằng hành động. Ảnh: The Cambodia Daily.

Vậy hy vọng ông Sam Rainsy với vai trò một nghị sĩ, người đứng đầu một chính đảng ở Campuchia khi phát biểu công khai phải thượng tôn pháp luật thì hãy giữ lời bằng hành động, hỗ trợ cộng đồng người Campuchia gốc Việt đã sinh sống, làm ăn lương thiện ở Campuchia mấy chục năm qua được nhập quốc tịch và được hưởng đầy đủ quyền lợi công dân như mọi người dân Campuchia khác, theo quy định của Luật Quốc tịch.

Được như vậy, chắc hẳn cộng đồng người Campuchia gốc Việt chắc hắn sẽ biết ơn ông, cũng như Nhà nước Campuchia, chính họ đã, đang và sẽ góp phần nhiều hơn nữa làm giàu thêm bản sắc, đóng góp tích cực vào việc phát triển kinh tế, xã hội cho đất nước chùa tháp, củng cố hòa bình, an ninh và ổn định cho quốc gia này.

Còn với Thủ tướng Hun Sen, theo The Cambodia Daily hôm 22/9, khi tiếp tân Cao ủy Liên Hợp Quốc tại Campuchia về nhân quyền Rhona Smith, ông đã lưu ý bà Rhona Smith cần đặc biệt chú ý đến vấn đề phân biệt chủng tộc ở Campuchia. Mặc dù ông không nói rõ, nhưng The Cambodia Daily nói rằng chính phủ của ông thường xuyên lên án phe đối lập CNRP tuyên truyền bài Việt, phân biệt chủng tộc đối với cộng đồng người Campuchia gốc Việt.

Đó là việc cần thiết, nên làm và cũng là thực tế những gì đã và đang diễn ra. Tuy nhiên, cách thực hiện chính sách nhập cư hiện nay của Campuchia cũng như chính sách đối với cộng đồng người Campuchia gốc Việt đang khiến dư luận có cảm giác dường như cổ vũ tâm lý bài Việt vẫn lấp ló đâu đó trong các hoạt động thường ngày của bộ máy chính quyền nhà nước.

Cộng đồng người Campuchia gốc Việt đã trở thành một bộ phận của xã hội đất nước chùa tháp, họ sinh ra trên đất Campuchia, nói tiếng Khmer, sinh hoạt và làm việc như người Khmer và vẫn hàng ngày đóng góp cho sự phát triển của xã hội Campuchia.

Vì vậy hy vọng rằng Thủ tướng Hun Sen trong phạm vi quyền hạn, cương vị của mình hãy có chỉ đạo các cơ quan chức năng phụ trách quản lý nhập cư, dân số hãy làm việc công tâm, công khai, đúng luật, khách quan và nhân đạo, đặc biệt quan tâm đến cộng đồng người Campuchia gốc Việt còn chưa được hưởng đầy đủ quyền công dân trên đất nước chùa tháp.

Được như vậy thì dù thế lực chính trị nào có muốn kích động nói xấu bản thân Thủ tướng Hun Sen hay CPP cũng chỉ là dã tràng xe cát, uy tín của cá nhân ông cũng như chính phủ, nhà nước Campuchia chỉ tăng lên chứ không giảm đi. Chính điều đó sẽ góp phần làm cho xã hội Campuchia ngày càng ổn định và đoàn kết.

Cả hai ông Sam Rainsy và Hun Sen đều khẳng định mình và chính đảng của mình không phân biệt chủng tộc, không theo đuổi chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Vậy xin hai ngài hãy chứng minh thiện chí ấy bằng hành động giúp đỡ cộng đồng người Campuchia gốc Việt đúng theo tinh thần luật pháp Campuchia quy định và cam kết của quý vị, được như thế chính là hồng phúc cho đất nước chùa tháp và cũng là may mắn, đóng góp tích cực, thiết thực nhất cho hòa bình, ổn định và phồn vinh của khu vực.

Hồng Thủy

Theo giaoduc

Trung Quốc bào chữa cho đại sứ sau phát biểu tại 'phố Tàu' ở Malaysia

Trung Quôc ngày 28.9 đã lên tiếng bảo vệ đại sứ nước này tại Malaysia sau khi ông ta có phát biểu về nạn phân biệt chủng tộc khiến Kualar Lumpur phẫn nộ.

Trung Quốc bào chữa cho đại sứ sau phát biểu tại phố Tàu ở Malaysia - Hình 1

Ông Hồng Lỗi, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quôc bào chữa cho phát ngôn của đại sứ Trung Quốc ở Malaysia đang bị dư luận nước này lên án - Anh: Reuters

Reuters dẫn thông báo từ Bộ Ngoại giao Malaysia cho biết sẽ gặp ông Hoàng Huệ Khang, đại sứ Trung Quốc tại Malaysia, để yêu cầu làm rõ các bình luận mà Malaysia cho rằng đã "khiến dư luận Malaysia lo ngại".

Trước đó, tờ The Star (Malaysia) trích lời ông Hoàng phát biểu hồi cuối tuần trước rằng Trung Quốc phản đối "phân biệt chủng tộc và chủ nghĩa cực đoan ở bất kỳ hình thức nào".

Tuyên bố của đại sứ Trung Quốc được đưa ra lúc ông đi thăm cộng đồng người Hoa tại Malaysia nhân dịp Trung thu, trước thời điểm diễn ra cuộc biểu tình được báo trước của một nhóm người ủng hộ chính phủ, với thành phần đa số là người gốc Malay. Nhóm này xuống đường để yêu cầu quyền cho người gốc Malay được tham gia nhiều hơn vào hoạt động kinh doanh ở khu chợ sầm uất Petaling, còn được biết với tên gọi "khu phố Tàu" ở Kuala Lumpur.

Trong một cuộc họp báo ngày 28.9, ông Hồng Lỗi, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết chuyến đi thăm cộng đồng người Hoa ở Malaysia của ông Hồng là một hoạt động "bình thường", đồng thời khẳng định Trung Quốc "không can thiệp vào chính trị cũng như chính sách đối nội của nước khác".

"Trung Quốc và Malaysia là láng giềng hữu hảo, chúng tôi hy vọng Malaysia có thể duy trì tinh thần đoàn kết quốc gia, ổn định và hòa hợp dân tộc", ông Hồng Lỗi nói.

Lãnh đạo nhóm biểu tình ở Malaysia vào tối 25.9 thông báo họ đã nghe theo lời khuyên của cảnh sát nước này và đã hủy kế hoạch xuống đường. Hồi giữa tháng 9, đã có khoảng 30.000 người biểu tình, được gọi là phe "áo đỏ", rầm rộ tuần hành để thể hiện sự ủng hộ dành cho Thủ tướng Malaysia, ông Najib Razak, người đang đối mặt với cáo buộc tham nhũng từ các đối thủ chính trị.

Hoàng Uy

Theo Thanhnien

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Thị trấn 'đẹp như tranh vẽ' bán đất với giá chỉ bằng một cốc cà phê
04:27:22 01/07/2024
Belarus bổ sung hệ thống phòng không ở biên giới với Ukraine
20:26:10 29/06/2024
Bầu cử Quốc hội Pháp và những tác động tiềm tàng
23:03:37 30/06/2024
Máy bay rơi xuống đường cao tốc ở Pháp
14:38:18 01/07/2024
Hàn Quốc cảnh báo nước dùng mì ăn liền gây tổn thương ngọn núi nổi tiếng
06:02:08 30/06/2024
Người dân Pháp đi bầu cử Quốc hội vòng một
20:11:28 30/06/2024
Kiev thúc đẩy đồng minh lập vùng cấm bay ở Tây Ukraine
18:12:22 29/06/2024
Mô hình Lego có thể trở thành vũ khí mới của Ukraine trước Nga?
11:05:53 30/06/2024

Tin đang nóng

Đám cưới Midu xảy ra "hỗn chiến", 2 khách mời nữ tranh nhau "giật nát" thứ này
13:31:28 01/07/2024
Top 1 mê vợ gọi tên thiếu gia Minh Đạt: Say xỉn vẫn không quên gục đầu lên vai Midu!
14:19:43 01/07/2024
Midu và chồng Minh Đạt bị chụp lén trong thang máy sau đám cưới, kè kè gây bão
14:30:57 01/07/2024
Rộ tin Hùng Didu cầu xin Khoa Pug cứu lấy Phanh nè, liệu "Chưa biết" có lo sợ?
12:28:40 01/07/2024
Quỳnh Lương xuất hiện xuề xòa sau nghi vấn chia tay thiếu gia, xin lỗi công khai vì có thái độ kém duyên
14:16:11 01/07/2024
Cuộc sống kín tiếng của NSND Ngọc Huyền ở t.uổi 62 sau khi chia tay Chí Trung
13:53:44 01/07/2024
Midu và thiếu gia Minh Đạt lộ diện hậu siêu đám cưới, đang du lịch hưởng tuần trăng mật?
17:36:50 01/07/2024
Quỳnh Trần JP nối gót bà Nhân Vlog, làm IVF kiếm thêm con cho chồng Nhật
14:59:42 01/07/2024

Tin mới nhất

Các nhà khoa học phát hiện rêu sa mạc có thể sống sót trên sao Hỏa

17:52:23 01/07/2024
Trong tương lai, chúng tôi hy vọng rằng loại rêu đầy hứa hẹn này có thể được đưa lên sao Hỏa hoặc Mặt Trăng để kiểm tra thêm khả năng sinh sống và phát triển trong không gian , các nhà nghiên cứu viết.

Palestine phản đối bàn giao Gaza cho các lực lượng nước ngoài

17:21:45 01/07/2024
Cùng ngày, theo kênh truyền hình Al-Qahera News TV, Ai Cập vừa bác bỏ thông tin cho rằng nước này đã chấp thuận di dời cửa khẩu Rafah giáp với Dải Gaza hoặc xây dựng một lối đi mới gần cửa khẩu Kerem Shalom của Israel.

Nhóm ngư dân Sri Lanka t.ử v.ong sau khi thử chất lỏng trong chai trôi nổi trên biển

17:11:31 01/07/2024
Truyền thông Sri Lanka dẫn lời quan chức địa phương cho biết tàu cá mang tên Devon 5 với 6 thủy thủ rời cảng vào ngày 4/6. Hai ngư dân trong tình trạng nguy kịch đã được đưa lên một tàu thương mại Singapore và được cấp cứu.

Belarus cáo buộc NATO triển khai hàng nghìn quân ở biên giới

16:55:56 01/07/2024
Trước đó cùng ngày, Bộ Quốc phòng Belarus tuyên bố sở hữu thông tin chứng minh Ukraine đã chuyển dịch binh sĩ, vũ khí và thiết bị quân sự đến khu vực Zhytomyr giáp với Belarus.

Lực lượng Nga tấn công hai thành phố lớn nhất Ukraine

16:50:55 01/07/2024
Lực lượng Liên bang Nga đã tấn công hai thành phố lớn nhất của Ukraine. Các mảnh tên lửa rơi xuống một tòa nhà ở ngoại ô thủ đô Kiev và một quả bom dẫn đường g.iết c.hết một người ở Kharkov.

Ấn Độ ưu tiên cao cho chủ đề tăng cường kết nối của ASEAN

16:48:22 01/07/2024
Theo Đại sứ Agarwal, trong khuôn khổ song phương cũng như trong ASEAN, Lào coi Ấn Độ là nước góp phần vào sự ổn định và an ninh khu vực. Về vấn đề này, sự tương tác của Ấn Độ được các quốc gia ASEAN, trong đó có Lào, hoan nghênh rộng rã...

Quân đội Nga tiết lộ cách giành quyền kiểm soát thành trì của Ukraine ở Donbass

16:38:49 01/07/2024
Bộ nhấn mạnh yếu tố bất ngờ đã góp phần mang lại lợi thế cho quân đội Nga. Một số binh sĩ Ukraine đầu hàng, trong khi những người khác bỏ đồn và rút lui.

Lý do căn cứ Mỹ ở châu Âu nâng cảnh báo an ninh lên mức cao nhất trong hơn thập kỷ

16:29:21 01/07/2024
Dẫn lời một quan chức Mỹ giấu tên, đài Sputnik ngày 30/6 đưa tin các căn cứ quân sự của Mỹ ở châu Âu đang tăng cường nỗ lực an ninh để bảo vệ nhân viên do một số yếu tố có thể đe dọa đến sự an toàn của họ.

Bầu cử Quốc hội Pháp: Đảng Tập hợp Quốc gia giành ưu thế lớn tại vòng 1

15:04:17 01/07/2024
Cũng theo thống kê sơ bộ, đã có 67,5% cử tri đăng ký đã bỏ phiếu để bầu cho các ứng cử viên tại vòng 1, nhiều hơn 20 điểm phần trăm so với năm 2022 và là con số kỷ lục tại các cuộc bầu cử lập pháp ở Pháp trong ít nhất 20 năm qua.

Tổng thống Nam Phi công bố chính phủ mới

14:35:25 01/07/2024
Phát biểu trước toàn dân, Tổng thống Ramaphosa cho biết phải mất một thời gian để đảm bảo sự ổn định của Nội các và các cuộc đàm phán cần có thời gian để đảm bảo rằng Nội các phục vụ đất nước một cách hiệu quả nhất.

Triều Tiên tiếp tục phóng tên lửa đạn đạo

14:27:51 01/07/2024
quân đội nước này thông báo Triều Tiên đã phóng một tên lửa đạn đạo không xác định về phía Đông bán đảo Triều Tiên vào sáng 1/7, đ.ánh dấu vụ phóng thứ 2 chỉ trong một tuần.

Nhật Bản tưởng niệm cố Thủ tướng Shinzo Abe

05:48:28 01/07/2024
Sau khi rời Nội các, cựu Thủ tướng Abe vẫn tích cực tham gia các hoạt động chính trị với tư cách là lãnh đạo của Seiwa Seisaku Kenkyukai - phái lớn nhất trong LDP.

Có thể bạn quan tâm

Đêm hôm nghe tiếng nước xối xả trong nhà tắm, tôi mở he hé kiểm tra thì sốc ngất vì hành động lạ của chồng

Góc tâm tình

18:22:18 01/07/2024
Đêm hôm đó, tôi đang ngủ thì bất ngờ tỉnh dậy, quay sang bên cạnh thì không thấy chồng đâu. tôi mở he hé kiểm tra thì sốc ngất vì hành động lạ của chồng.

XMEN lên ngôi vô địch FVPL Summer 2024

Mọt game

18:01:33 01/07/2024
Đ.ánh bại đối thủ SOLO với tỷ số 3-1, XMEN chính thức trở thành nhà đương kim vô địch Việt Nam bộ môn EA Sports FC Online.

'Những nẻo đường gần xa' tập 26: Dũng dùng 'mỹ nam kế' để ký hợp đồng?

Phim việt

18:00:02 01/07/2024
Những nẻo đường gần xa tập 26: Yên phản đối việc sếp Vinh muốn Dũng dùng mỹ nam kế ; Bảo muốn tất tay để làm giàu; Diễm đưa Dũng đi cấp cứu.

Hoa khôi Tăng Huệ Văn đình đám một thời ra sao khi rời showbiz?

Sao việt

17:56:06 01/07/2024
Nhiều năm vắng bóng, Tăng Huệ Văn vẫn giữ được vẻ ngoài rạng rỡ. Cô hiện tập trung chăm lo tổ ấm, đồng thời phát triển công việc kinh doanh.

Vụ quảng cáo cơm tấm: Anh Tây dùng sai công thức, CĐM tranh cãi

Trẻ

17:54:53 01/07/2024
Vừa mới đây, các cư dân mạng không ngừng xôn xao khi xuất hiện đoạn quảng cáo tương ớt của một thương hiệu lớn, mà nội dung chính là một vị thực khách Tây ăn cơm tấm với tương ớt

Lý Hùng khóc cùng em gái Lý Hương trên sóng truyền hình

Tv show

17:53:52 01/07/2024
Tài tử điện ảnh Lý Hùng cùng với em gái Lý Hương xuất hiện trong chương trình Khách sạn 5 sao vừa phát sóng. Họ chia sẻ về nghề và cùng khóc khi nhắc đến cố NSND Lý Huỳnh.

Choi Ji Woo bật khóc hối hận chuyện con cái, phải nhờ tới sự hỗ trợ từ Kim Tae Hee vì điều này

Sao châu á

17:47:55 01/07/2024
Mới đây, khi xuất hiện trên một chương trình thực tế với tư cách MC cùng nhiều người nổi tiếng khác, Choi Ji Woo đã bất ngờ bật khóc tiếc nuối vì có con quá muộn.

Lật tẩy chiêu trò 'đổi trắng thay xanh' biển số xe qua trạm thu phí

Pháp luật

17:41:56 01/07/2024
Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 2, Cục Cảnh sát giao thông (Đội 2) vừa lật tẩy chiêu trò của chủ xe biển tư nhân hóa trang đội lốt xe của cơ quan Trung ương.

Phim siêu anh hùng nhận điểm tuyệt đối từ giới phê bình, kịch bản hack não cực độ khiến người xem không kịp trở tay

Phim âu mỹ

17:41:43 01/07/2024
Mới đây, Supacell - một series truyền hình siêu anh hùng của Netflix - lên sóng từ ngày 27/6 đã bất ngờ gây sốt, nhận cơn mưa lời khen từ giới phê bình quốc tế.

Taylor Swift bị "vượt mặt", một cái tên không ngờ "đá đổ", người ấy là ai?

Sao âu mỹ

17:03:58 01/07/2024
Các fan USUK đang vô cùng sốc khi Taylor Swift tưởng chừng là không có đối thủ trong việc thu doanh số khủng ở mỗi chuyến lưu diễn, tuy nhiên mới đây cô đã bị một nhân vật cộm cán khác vượt mặt, ai cũng ngỡ ngàng ngơ ngác bởi cái tên nà...

Xét xử chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết - 50 đồng phạm: Tòa triệu tập 30.000 người

Netizen

17:03:26 01/07/2024
TAND TP Hà Nội vừa có kế hoạch xét xử cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết cùng 50 người khác trong vụ nâng khống vốn điều lệ của Công ty Cổ phần Xây dựng FLC Faros từ con số ban đầu 1,5 tỷ đồng lên 4.300 tỷ đồng.