PGS Văn Như Cương: Giáo dục phổ thông thừa kiến thức, thiếu kỹ năng

Theo dõi VGT trên

“Hiện nay giáo dục phổ thông đang thừa kiến thức nhưng lại thiếu những môn học kỹ năng cần thiết. Đổi mới giáo dục chưa nên vội bàn đến chuyện chương trình và SGK mà trước hết chúng ta phải xem thay đổi theo hướng nào cho phù hợp”.

Trao đổi với Dân trí xung quanh vấn đề cắt giảm những kiến thức không cần thiết để rút ngắn thời gian học ở bậc THPT cũng như công tác phân luồng HS ngay ở bậc THCS, PGS Văn Như Cương đã thẳng thắn chia sẻ như vậy.

Cắt bớt lượng kiến thức phổ thông

Thưa PGS, hiện nay có nhiều ý kiến cho rằng chương trình giáo dục phổ thông có những phần kiến thức “thừa” không cần thiết cho HS. Quan điểm của thầy về vấn đề này như thế nào?

PGS Văn Như Cương: Giáo dục phổ thông thừa kiến thức, thiếu kỹ năng - Hình 1

PGS Văn Như Cương.

Trước hết, tôi đồng tình với ý kiến này. Các bạn hoàn toàn có thể nhận ra những điểm bất hợp lý về chương trình hiện nay. Chẳng hạn như một HS đi theo hướng viết văn hay trở thành nhà báo thì kiến thức toán học chỉ cần dừng lại ở mức độ tư duy là đủ. Nhưng ở đây chúng ta đang đưa những kiến thức “vô bổ” vào bậc giáo dục phổ thông chẳng hạn như số phức, tích phân… Nếu một em nào đó muốn đi theo hướng nghiên cứu thì sẽ được học chuyên sâu những vấn đề này ở các trường ĐH, CĐ.

Chính vì thế, tôi hi vọng thời gian tới Bộ GD-ĐT sẽ cắt bỏ những phần kiến thức không phải là phổ thông. Theo dự kiến của tôi với môn Toán có thể cắt bỏ được 30-40% kiến thức không cần thiết. Ở các môn khác thiết nghĩ con số cũng sẽ ở mức tương tự.

Cắt bớt lượng kiến thức có thể sẽ làm cho thời gian học phổ thông có thể rút ngắn xuống. Theo PGS thì thời gian học phổ thông bao nhiêu năm thì đủ?

Chúng ta cần phải lưu ý một điều, kiến thức phổ thông có thể chưa phù hợp dẫn đến cần phải cắt bỏ nhưng ở đây có một thực tế là tư cách của HS cũng như kỹ năng sống của các em còn quá yếu. Chúng ta cắt bỏ những phần kiến thức văn hóa “vô bổ” nhưng tôi muốn bổ sung thêm một số môn học giáo dục về nhân cách, thái độ và kỹ năng sống đưa vào chương trình học cho các em. Trong khi đó để học những kiến thức này thì sẽ tốn nhiều thời gian. Do đó, tôi nghĩ việc học ở phổ thông vẫn nên giữ ở 12 năm để thực hiện công việc này

Xóa chạy theo bằng cấp và phân luồng HS

Video đang HOT

Hiện nay với sự hình thành các trường THPT công lập cũng như ngoài công lập nên phần lớn HS sau khi tốt nghiệp THCS tiếp tục học lên. Sau khi tốt nghiệp THPT, các em lại đổ xô đi dự thi ĐH khiến công tác phân luồng của chúng ta gặp bất cập. Theo PGS cần điều chỉnh như thế nào để tránh việc thừa thầy nhưng thiếu thiếu thợ hiện nay?

Theo quan điểm của tôi thì việc phân luồng cần phải được thực hiện ngay sau khi HS tốt nghiệp THCS. Ở các nước có nền giáo dục phát triển thì sau THCS sẽ phát triển theo hai nhánh: Một là nhánh học THPT có tích hợp dạy nghề và nhánh còn lại là học THPT truyền thồng.

Tuy nhiên, hiện nay điều bất cập nhất của chúng ta đó chính là xu hướng chạy theo bằng cấp của xã hội. Các em không muốn phân luồng đi theo hướng học nghề bởi người ta vẫn chuộng cái bằng tốt nghiệp THPT hơn và lên bậc cao hơn thì lại tham vọng kiếm tấm bằng ĐH bằng mọi giá. Nếu việc học tập này là lấy kiến thức để làm việc thì tôi hoàn toàn ủng hộ nhưng ở đây không ít người học chỉ để lấy cái bằng với những mục đích và động cơ riêng.

PGS Văn Như Cương: Giáo dục phổ thông thừa kiến thức, thiếu kỹ năng - Hình 2

Theo PGS Văn Như Cương, cần xác định hướng đi mới bàn đến chương trình và SGK.

Do đó, muốn thực hiện tốt công tác phân luồng thì điều đầu tiên xã hội phải thay đổi cách quan niệm về bằng cấp. Cần phải xác định học để lấy kiến thức để có thể làm việc kiếm sống chứ không nên suy nghĩ là chỉ nhằm lấy tấm bằng. Bên cạnh đó cũng phải nhận thức được rằng nhưng em đi học nghề sớm hoàn toàn có cơ hội học lên ĐH, CĐ bằng hình thức đào tạo cởi mở như liên thông, từ xa, vừa học vừa làm…

Với việc chúng ta lại hình thành một hệ thống các trường THPT có tích hợp dạy nghề thì chi phí bỏ ra sẽ rất lớn trong khi đó các trường TCCN, các trường nghề vẫn “ế ẩm” hàng năm. PGS nghĩ sao về điều đó?

Cái này những nhà làm quản lý cần phải nghiên cứu để triển khai. Chúng ta có thể tận dụng các trường TCCN, trường nghề để thực hiện việc này để tiết kiệm chi phí. Mẫu chốt là ở chỗ là trong khi các trường THPT thì xuất hiện ở các phường, xã thì hiện nay TCCN, trường nghề mới chỉ tập trung vào những vùng đông dân cư.

Như vậy có nghĩa là chúng ta phải xác định lộ trình đi trước mới bàn đến câu chuyện thay đổi chương trình, SGK?

Đúng như vậy. Chỉ khi chúng ta xác định phát triển giáo dục phổ thông theo hướng nào thì lúc đó mới bàn đến chuyện xây dựng chương trình, thay đổi lại SGK… Chẳng hạn như, nếu phân luồng HS sau THCS như tôi đã nói ở trên thì đồng nghĩa cần phải có hai chương trình giảng dạy khác nhau. Cần phải xác định là những HS theo hướng phân luồng học nghề sớm cần phải học thêm cả kiến thức văn hóa nhưng không thể giống như chương trình truyền thống được.

Xin cảm ơn PGS!

S.H (thực hiện)

Theo dân trí

“Già rồi đi học không thấy kỳ sao?”

Bằng t.uổi mẹ của giáo viên, đi học cũng mắc cỡ chứ. Nhưng "cô học trò"... 58 t.uổi Nguyễn Thụy Đức động viên mình thà kỳ cục còn hơn sống mà thiếu kiến thức.

"Đức ơi, kỳ quá!"

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có đến 12 người con ở xã Hưng Long, huyện Bình Chánh, TPHCM - lại là chị cả nên cô Đức phải nghỉ học từ sớm lo cho các em và bươn chải với cuộc sống mưu sinh cùng bố mẹ. Ngày đó, cô chỉ buồn vì phải xa bạn bè, thầy cô chứ chưa cảm nhận được hết những thiệt thòi của mình. Hạn chế chữ nghĩa nên khi bước vào đời, cô gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống như tính toán t.iền bạc, chợ búa hay khi trò chuyện với mọi người.

Nhất là sau này, khi tham gia vào công tác hội phụ nữ, cô Đức càng thấy rõ việc mình chỉ biết chữ bập bẹ, không đủ trình độ để thuyết phục người khác. Năm 2002, Trường THCS Hưng Long (Bình Chánh) mở lớp học phổ cập, mọi người bất ngờ thấy cô Đức khi đó đã chuẩn bị bước sang t.uổi 50 xách cặp đến trường sau hơn 35 năm nghỉ học.

Già rồi đi học không thấy kỳ sao? - Hình 1

Cô Nguyễn Thụy Đức (mặc áo dài vàng) là gương học tập suốt đời điển hình của TPHCM.

Nhiều người tò mò hỏi những câu: "Chị Đức học chung với con nít mà hổng mắc cỡ à?", "chị Đức qua bên trường không thấy ngại, thấy kỳ với thầy cô bên đó hả" vì giáo viên đứng lớp có người chỉ đáng t.uổi con cô.

Lúc đầu, cô Đức cũng mắc cỡ. Nghỉ quá lâu, nên cô bị chậm về các môn tính toán toàn phải nhờ thầy cô giảng lại bài. "Học là để vượt qua khó khăn, vượt qua số phận mà, nếu chỉ vì chút khó khăn mà không dám đi học thì quá đáng tiếc. Người ngoài nhìn vào thấy kỳ nhưng tôi được sự ủng hộ của chồng con nên càng phải cố học giỏi", cô Đức nói.

Lớn t.uổi càng phải học nghiêm túc

Đến trường, cô Đức xác định cho mình mục tiêu và thái độ học tập cực kỳ nghiêm túc vì cô muốn người dạy hiểu rằng mình học không phải vì bằng cấp hay thành tích. Vì lớn t.uổi nhất lớp, cô tự nhắc nhở mình phải làm gương cho các em nhỏ, để các em không bỏ học. Cô không nghỉ học buổi nào, luôn xin ngồi đầu bàn, trong lớp hết sức chăm chú nghe bài giảng.

Cô Đức nhớ nhất về kỷ niệm đến trường, trong giờ môn Hóa hôm đó, giáo viên giao mỗi học sinh một bài tập làm ngay trên lớp. Lập tức có một bạn đứng dậy hỏi cô giáo: "Vậy cô Đức có phải lên bảng không cô?".

Cô Đức hiểu câu hỏi này vì cô lớn t.uổi nên giáo viên đứng lớp cũng có phần ái ngại và nể nang, không khắt khe như đối với mấy đứa nhỏ. Không để giáo viên phải khó xử, cô Đức đứng đứng dậy trả lời: "Có chứ, cô là là học trò, cũng lên bảng giải bài như các bạn".

Già rồi đi học không thấy kỳ sao? - Hình 2

Nhờ không ngừng nâng cao việc học, cô Đức tự tin và hoạt động công tác xã hội hiệu quả hơn.

Trải qua nhiều năm học, cô Đức tốt nghiệp THCS rồi đến bậc THPT. Rất nhiều người thắc mắc: "Chị Đức học xong là đến t.uổi hưu rồi, vậy thì học để làm gì, sao không ở nhà nghỉ ngơi cho khỏe". Cô Đức cười trả lời mình học để có kiến thức phục vụ cho bản thân, tiếp đó là cho gia đình xã hội chứ có học vì địa vị đâu mà lo đến t.uổi hưu.

Để hoàn thiện bản thân và cuộc sống, không chỉ học chữ, gần t.uổi 60, cô Đức vẫn tham gia vào các khóa học ngắn hạn về vi tính, nấu ăn, cắm hoa, trang điểm... Càng lớn t.uổi, cô nhận thấy rõ mình thiếu hụt nhiều thứ, việc học là vô cùng nên khi nghe hỏi đến lúc nào cô nghỉ học, cô Đức nói học đến khi nào bản thân hết khả năng tiếp thu.

Với việc học không ngơi nghỉ của mình, cô Nguyễn Thụy Đức trở thành gương điển hình cho phong trào xây dựng xã hội học tập của TPHCM, được tuyên dương trong "Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời" năm 2012 của thành phố.

Với người phụ nữ này ham học này, việc học không phải để với tới điều gì đó quá cao xa mà quan trọng nhất vì nó giúp cô tự tin, làm việc hiệu quả hơn và sống hạnh phúc hơn.

Hoài Nam

Theo dân trí

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Nine Naphat làm rõ tin đồn tan vỡ với Baifern Pimchanok, khẳng định 1 điều
16:37:46 26/06/2024
Ốc Thanh Vân đưa 3 con về Việt Nam sau 3 tháng sang Úc
15:29:52 26/06/2024
Hằng Du Mục chấp nhận tha thứ, ẩn ý chồng Trung Quốc bị đối thủ giật dây?
15:01:24 26/06/2024
Sự thật chuyện "rò rỉ đề thi THPT 2024", Bộ Công An vào cuộc xác minh
15:45:51 26/06/2024
Vợ cũ ca sĩ Đình Văn: Ly hôn chồng, mang hai con sang Mỹ, phải đi làm nail vì cuộc sống khó khăn
17:45:41 26/06/2024
Thảm đỏ Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai: BB Trần được bạn trai hộ tống, Tiến Đạt đọ visual căng với SOOBIN
17:59:40 26/06/2024
Chồng Hằng Du Mục lại quậy, đăng đàn ẩn ý bị vợ cắm sừng, nhắc đến số t.iền 20 tỷ
16:57:10 26/06/2024
Nanon Korapat: Mỹ nam Thái gốc Việt tại "Anh trai say hi", đình đám xứ chùa Vàng
17:07:22 26/06/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Ông Om Birla được bầu lại làm Chủ tịch Hạ viện Ấn Độ

Thế giới

20:45:55 26/06/2024
Lãnh đạo đảng Quốc đại đối lập Rahul Gandhi cũng chúc mừng ông Birla tiếp tục nắm giữ cương vị Chủ tịch Hạ viện, đồng thời nhấn mạnh điều quan trọng là các cuộc thảo luận tại Hạ viện sẽ có sự giam gia cân bằng của các đảng chính trị.

Phát hiện "báu vật" hơn 13 tỉ năm từ vòng cung Đá Quý Vũ Trụ

Lạ vui

20:29:30 26/06/2024
Kính viễn vọng không gian James Webb đã quan sát được 5 vật thể có thể là những cụm sao hiện diện sớm nhất trong thời kỳ Bình minh vũ trụ.

Lịch âm 27/6 - Ngày 27 tháng 6 năm 2024 là ngày tốt hay xấu?

Trắc nghiệm

20:25:31 26/06/2024
Xem lịch âm ngày 27/6/2024 (Thứ 5), lịch vạn niên ngày 27/6/2024. Xem ngày tốt xấu, giờ đẹp xuất hành, khai trương, động thổ,...

Mình yêu nhau, bình yên thôi - Tập 83: Muốn chứng tỏ mình là ông bố đáng yêu, Lâm hóa gấu hồng đến trường con gái

Phim việt

20:22:02 26/06/2024
Nghe bé Na tâm sự bị bạn bè xa lánh vì có ông bố trông chẳng giống ai, Lâm quyết định thực hiện một bất ngờ cho bé Na.

Diện mạo gây ngỡ ngàng của sao nữ Vbiz sau 6 năm bị ngã chấn thương cột sống

Sao việt

20:07:57 26/06/2024
Trang Cherry thu hút sự chú ý khi lộ diện trên mạng xã hội. Vẻ ngoài của cô hiện tại khá gầy, lộ rõ xương quai xanh, chiếc răng khểnh duyên dáng đã không còn.

Nam ca sĩ qua đời khi đang đi nghỉ mát ở Thái Lan

Sao châu á

19:53:03 26/06/2024
Ngày 26/6, Sports Chosun đưa tin nam ca sĩ Lee Sang Jin (nghệ danh Jason, thành viên nhóm nhạc 2LSON) đã qua đời ở t.uổi 43.

Sự sang trọng tinh tế hàng ngày trong Hermès Xuân Hè 2025

Thời trang

18:49:06 26/06/2024
Hermès là một công ty thời trang xa xỉ có trụ sở ở Paris, Pháp. Công ty được sáng lập bởi Thierry Hermès vào năm 1837, ngày nay chuyên sản xuất hàng da, phụ kiện thời trang, nước hoa, hàng xa xỉ, và quần áo may sẵn.

UEFA ra tối hậu thư xử những fan vượt rào vào selfie với Ronaldo

Sao thể thao

18:42:36 26/06/2024
UEFA ra tối hậu thư trước trận Gruzia - Bồ Đào Nha sau khi mất mặt trong trận Thổ Nhĩ Kỳ - Bồ Đào Nha có đến 6 fan vượt rào an ninh chạy vào selfie với Ronaldo.

Nayeon (TWICE), BabyMonster nhận tin cực vui

Nhạc quốc tế

18:34:11 26/06/2024
BabyMonster đang bận rộn với lịch trình fan meeting đầu tiên của nhóm với người hâm mộ trên thế giới. Ngày 1-7 sắp tới, các cô nàng sẽ cho ra mắt single Forever.

Dàn siêu anh hùng khả năng cao sẽ xuất hiện trong Deadpool & Wolverine

Phim âu mỹ

18:33:02 26/06/2024
Mặc dù Marvel Studios giấu nhẹm về cameo, nhưng người hâm mộ vẫn soi ra vài nhân vật quen thuộc, có khả năng trở lại trong tác phẩm mới nhất.

Bức hình "gây bão" trong teaser Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai

Tv show

18:09:37 26/06/2024
Tưởng sẽ đem tới màn tạo hình cool ngầu nhưng ông xã Thu Trang lại khiến netizen đồng loạt cười ngả nghiêng với gương mặt hài hước, bàn tay xoa xoa chiếc đầu trọc.