Ông Putin nhận lời thăm Philippines, Trung Quốc-Mỹ lo lắng gì?

Theo dõi VGT trên

Ông Putin sẽ là tổng thống Nga đầu tiên thăm Philippines sau hơn 40 năm.

Theo thông báo từ đại sứ Nga tại Philippines Igor Khovaev cuối tuần rồi, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chấp nhận lời mời sẽ sang thăm Philippines. Thông báo này nhanh chóng được chính phủ Philippines ngay lập tức hoan nghênh. Nếu chuyến thăm diễn ra, ông Putin sẽ là tổng thống Nga đầu tiên thăm Philippines trong hơn 40 năm.

Cựu Đại sứ Philippines tại Liên Hiệp Quốc (LHQ) Lauro Baja – người từng giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Bảo an LHQ – cho rằng đây là một diễn biến lịch sử đáng hoan nghênh.

Ông Baja nói với báo SCMP rằng ông chưa hề thấy có một tổng thống Nga nào thăm Philippines trong hơn 40 năm ông làm ở Bộ Ngoại giao Philippines.

“Philippines lúc đó hầu như là một kẻ vô danh tiểu tốt trong suy nghĩ của Nga, có lẽ giờ Nga đã nhận ra tầm quan trọng chiến lược của Philippines trong chính trị khu vực” – theo ông Baja.

Trung Quốc sẽ không yên

Chưa có thông tin chi tiết về ngày ông Putin sẽ sang Philippines, tuy nhiên theo nhiều nhà quan sát, thời điểm Nga đưa ra thông báo về chuyến thăm của ông Putin đã khiến nhiều người đặt câu hỏi. Lý do nó đến ngay trước khi diễn ra cuộc đối thoại song phương giữa Philippines và Trung Quốc về hợp tác thăm dò khai thác dầu mỏ ở biển Đông.

Các đại diện Philippines và Trung Quốc dự kiến sẽ gặp nhau trong tuần này bàn về thỏa thuận hợp tác thăm dò khai thác dầu mỏ ở biển Đông. Trung Quốc đề xuất ăn chia 40% cho mình và 60% cho Philippines, theo Cố vấn an ninh quốc gia Philippines Hermogenes Esperon.

Trong lần gặp Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hồi tháng 8, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói các nước có thể có “bước đi lớn hơn” trong hợp tác phát triển các nguồn tài nguyên dầu khí nếu có thể xử lý tốt bất đồng tranh chấp chủ quyền ở biển Đông. Tuy nhiên, thăm Nga tháng trước, ông Duterte đã mời tập đoàn dầu khí quốc gia Nga Rosneft đến thăm dò dầu ở các vùng biển Philippines kiểm soát – trong đó có có một số vùng biển Đông nơi đang có tranh chấp. Nhiều nhà phân tích quốc phòng và an ninh cho rằng ông Duterte đang chơi một trò chơi mạo hiểm với bước đi này.

Ông Putin nhận lời thăm Philippines, Trung Quốc-Mỹ lo lắng gì? - Hình 1

Video đang HOT

Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte bắt tay khi gặp nhau ở Peru năm 2016. Ảnh: EPA

Nói với báo SCMP, cựu Đại sứ Philippines tại Liên Hiệp Quốc Baja cho rằng Trung Quốc và Nga là các đối thủ cạnh tranh gay gắt vì ảnh hưởng và quyền lợi. Nga biết rõ sự tiếp cận của Trung Quốc với Philippines, và có thể Nga đang nhắm đến một số dự án với Philippines.

“Tôi nghĩ Nga có một số mục tiêu trong đầu như bán vũ khí và tìm kiếm các thỏa thuận công nghệ” – ông Baja nhận xét, tuy nhiên thừa nhận tình hình vẫn chưa có gì rõ ràng.

“Đây là một diễn biến thú vị nhưng mọi thứ vẫn còn quá sớm…Đến lúc này đây vẩn chỉ là một lời mời của ông Duterte và được ông Putin chấp nhận trên nguyên tắc” – ông Baja thận trọng.

Mỹ cũng lo

Theo nhiều nhà quan sát, không chỉ Trung Quốc mà Mỹ cũng sẽ quan sát các diễn biến ở Philippines.

“Nga đang chú trọng nâng tầm ảnh hưởng ở khu vực, và không nghi ngờ gì làm thế với một đồng minh lâu dài của Mỹ là một p.hần t.hưởng với Nga. Không có gì ngăn chặn Philippines hợp tác an ninh với Nga, nhưng điều quan trọng là chi tiết hợp tác sẽ như thế nào” – theo chuyên gia Greg Poling, Giám đốc Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á thuộc tổ chức Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS-Mỹ).

Thăm dò cho thấy Mỹ sẽ không khỏi lo lắng nếu sự hợp tác Nga-Philippines bao gồm cả hợp tác hạ tầng quân sự và không tương thích với hạ tầng và nguyên tắc quân sự Philippines và Mỹ cũng như các đối tác khác (Úc, Nhật, Hàn Quốc) đã sử dụng.

“Mỹ cũng sẽ quan ngại nếu bất kỳ sự mua bán hay hợp tác nào với Nga có thể đe dọa đến an ninh thông tin và hợp tác tình báo giữa Mỹ và Philippines” – ông Poling nói.

“Và cuối cùng, nhiều khả năng Mỹ sẽ trừng phạt Philippines nếu nước này mua bất kỳ hạ tầng quân sự lớn nào từ Nga, trừ khi có lệnh miễn trừng phạt, mà chính phủ Mỹ thì không rộng rãi trong việc ban hành lệnh miễn trừng phạt, vì họ xác định được sức hiệu quả của cơ chế trừng phạt” – ông Poling nhận định về viễn cảnh sắp tới.

Ông Putin nhận lời thăm Philippines, Trung Quốc-Mỹ lo lắng gì? - Hình 2

Tổng thống Philipines Rodrigo Duterte thanh sát vũ khí được Nga tài trợ năm 2017. Ảnh: REUTERS

Nga tuần trước đề nghị được giúp Philippines sản xuất vũ khí cho cả sử dụng nội địa và xuất khẩu, với sự giúp sức của công nghệ Nga. Nhà tham vấn an ninh Max Montero (người Philippines, hiện ở Úc) nhận xét đề nghị này như là “một cú đ.ánh vào Mỹ”.

“Tưởng tượng một cứ điểm và một đồng minh lâu dài đồng thời là thuộc địa cũ của Mỹ trở thành một trung tâm sản xuất vũ khí Nga. Và tệ hơn nữa nếu Philippines mua chúng. Làm suy yếu các liên minh của Mỹ ở châu Á sẽ có lợi cho Nga, trong bối cảnh Nga là một nhà cạnh tranh của Mỹ trong cả bán vũ khí và về ảnh hưởng địa chính trị” – ông Montero nhận định.

Phần mình, Philippines sẽ được hưởng lợi nếu việc dàn xếp này diễn ra, vì nước này đang rất “lạc hậu về công nghệ quốc phòng”, theo ông Montero. Tuy nhiên ông dự đoán quân đội Philippines dù sao tới đây cũng sẽ thận trọng, với cách ứng xử tiếp tục mua vũ khí từ Mỹ và nhận tài trợ vũ khí Mỹ, cũng như hạn chế thị trường nội địa cho vũ khí Nga.

ĐĂNG KHOA

Theo PLO

Vũ khí Nga qua mặt Mỹ ở thị trường Đông Nam Á

Dù kém Mỹ về thị phần toàn cầu, nhưng Nga lại là nha cung cấp vũ khí hàng đầu cho các quốc gia Đông Nam Á với giá trị 6,6 tỷ USD giai đoạn 2010-2017.

Theo Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI), các quốc gia Đông Nam Á đã tăng chi tiêu mua sắm vũ khí trong giai đoạn 2010-2017. Dù Mỹ là quốc gia dẫn đầu thế giới về doanh số bán vũ khí, nhưng ở Đông Nam Á, Nga mới là quốc gia dẫn đầu, South China Morning Post cho biết.

Giai đoạn 2010-2017, khu vực Đông Nam Á đã mua từ Nga 6,6 tỷ USD vũ khí, chiếm 12% tổng doanh số vũ khí của Moscow. Trong khi đó, giá trị mua vũ khí từ Mỹ là 4,5 tỷ USD, tương đương khoảng 6% doanh số toàn cầu của Mỹ.

Theo SIPRI, các quốc gia Đông Nam Á tăng cường mua sắm vũ khí phần lớn để đối phó với ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực, đặc biệt là vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông.

William Courtney, nhà phân tích cao cấp của tập đoàn RAND (tổ chức tư vấn quốc phòng cho Lầu Năm Góc), cho biết lo ngại trước sự quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc, các quốc gia Đông Nam Á nhìn thấy tính kinh tế khi mua vũ khí từ Nga.

Vũ khí Nga qua măt Mỹ ở thị trường Đông Nam Á - Hình 1

Trực thăng Mi-24 của Nga phóng rocket trong một cuộc tập trận. Ảnh: AFP.

Vũ khí Nga có giá cả cạnh tranh và năng lực cao. Ví dụ hệ thống phòng không tầm xa S-400 Triumf vượt trội Patriot của Mỹ về thông số kỹ thuật, nhưng có giá chỉ bằng một nửa.

Một lợi ích khác khi mua vũ khí Nga là tính linh hoạt trong thanh toán. Moscow đôi khi cho phép khách hàng mua vũ khí đổi bằng dầu cọ, hoặc các mặt hàng khác với giá thấp hơn giá thị trường.

Siemon Wezeman, nhà nghiên cứu cao cấp tại SIPRI, cho biết vũ khí hiện đại đang đổ về Đông Nam Á trong những năm qua, vì các nước hiện có đủ khả năng để mua chúng. Với sự tăng trưởng kinh tế trong nhiều thập niên qua, nhiều quốc gia Đông Nam Á đã có thể chi nhiều t.iền hơn cho mua sắm vũ khí.

Bên cạnh các khách hàng truyền thống như Indonesia, Malaysia và Việt Nam, một số nước đồng minh và đối tác của Mỹ như Thái Lan, Philippines cũng xem xét mua vũ khí từ Nga.

Tại Indonesia, quốc gia chiếm 10% doanh số vũ khí Nga ở Đông Nam Á kể từ năm 2010, khi Washington đóng băng tài trợ quốc phòng. Theo ông Wezeman, điều này khiến Jakarta cảnh giác khi phụ thuộc quá nhiều vào bất kỳ quốc gia nào về trang thiết bị quốc phòng.

Malaysia cũng đang xem xét mua máy bay chiến đấu Sukhoi để hiện đại hóa không quân. Thái Lan, Indonesia đã có một số tùy chọn trong việc mua vũ khí từ Nga, ông Wezeman cho biết.

Theo Zing.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Thị trấn 'đẹp như tranh vẽ' bán đất với giá chỉ bằng một cốc cà phê
04:27:22 01/07/2024
Bầu cử Quốc hội Pháp và những tác động tiềm tàng
23:03:37 30/06/2024
Máy bay rơi xuống đường cao tốc ở Pháp
14:38:18 01/07/2024
Tổng thống Mỹ Joe Biden trấn an các nhà tài trợ sau màn tranh luận trực tiếp đầu tiên
19:48:22 30/06/2024
Pakistan: 18 người bị thương trong vụ nổ tại lễ cưới
04:55:03 01/07/2024
Người dân Pháp đi bầu cử Quốc hội vòng một
20:11:28 30/06/2024
Hàn Quốc cảnh báo nước dùng mì ăn liền gây tổn thương ngọn núi nổi tiếng
06:02:08 30/06/2024
Mô hình Lego có thể trở thành vũ khí mới của Ukraine trước Nga?
11:05:53 30/06/2024

Tin đang nóng

Mai Phương Thúy lên tiếng khi bị chê về ăn mặc ở đám cưới Midu
15:57:14 01/07/2024
Midu và thiếu gia Minh Đạt lộ diện hậu siêu đám cưới, đang du lịch hưởng tuần trăng mật?
17:36:50 01/07/2024
Bùi Thị Diễm: Hoa hậu cưới cựu Bí thư trẻ nhất Đà Nẵng, giờ "mất tích" bí ẩn
16:43:45 01/07/2024
Quỳnh Trần JP nối gót bà Nhân Vlog, làm IVF kiếm thêm con cho chồng Nhật
14:59:42 01/07/2024
Midu có 1 hành động khiến mẹ Minh Đạt hài lòng và loạt chi tiết phơi bày quan hệ con dâu - nhà chồng tại lễ cưới hào môn
17:39:51 01/07/2024
Miss Supranational: Lydie Vũ gặp sự cố trước bán kết, khó vào top 10 trước BK?
15:15:27 01/07/2024
Lộ thiệp cưới của cặp đôi Vbiz về chung nhà tháng 7, Trấn Thành - Trường Giang và dàn sao khủng sẽ góp mặt?
15:41:15 01/07/2024
Camera bắt trọn khoảnh khắc tình tứ của Đỗ Mỹ Linh và chồng chủ tịch, vóc dáng nàng hậu gây chú ý khi diện áo đá bóng
16:46:16 01/07/2024

Tin mới nhất

Nhật Bản chính thức áp dụng các biện pháp hạn chế số lượng người leo núi Phú Sĩ

20:35:21 01/07/2024
Đây cũng là ngày đầu tiên chính quyền địa phương thu phí vào cửa và hạn chế số lượng người leo núi để giảm bớt tình trạng tắc nghẽn.

Ông Ghazouani tái đắc cử Tổng thống Mauritania

20:31:37 01/07/2024
Các nhà phân tích đều dự đoán ông Ghazouani sẽ giành chiến thắng ở vòng bầu cử đầu tiên trước 6 đối thủ khác, nhờ sự thống trị của đảng cầm quyền Mauritania.

Đồng euro tăng vọt sau vòng 1 bầu cử Quốc hội tại Pháp

19:55:29 01/07/2024
Thắng lợi chưa từng có này được cho là có thể mở ra cánh cửa quyền lực cho phe cực hữu tại Pháp lần đầu tiên kể từ Thế chiến thứ hai.

Hy Lạp 'oằn mình' chống chọi hàng chục đám cháy rừng

19:52:36 01/07/2024
Bộ Bảo vệ dân sự và Khủng hoảng khí hậu cảnh báo các khu vực như Attica, Peloponnese, Crete, Bắc và Nam quần đảo Aegean và miền Trung Hy Lạp có nguy cơ cháy rừng cấp độ 4 - cấp rất cao.

Quân đội Hàn Quốc lên tiếng về quỹ đạo bay 'bất thường' của tên lửa Triều Tiên

19:52:13 01/07/2024
Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 1/7, Giám đốc phụ trách vấn đề quan hệ công chúng của Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc, Đại tá Lee Sung-Jun cho biết tên lửa đạn đạo đầu tiên bay bình thường, được khoảng 600 km.

Canada: WestJet hủy khoảng 700 chuyến bay do nhân viên kỹ thuật đình công

19:43:24 01/07/2024
Khoảng 700 chuyến bay của WestJet đã bị hủy bỏ kể từ khi ngày 27/6, khi hãng này bắt đầu dự đoán về cuộc đình công, ảnh hưởng đến hàng chục nghìn hành khách nội địa và quốc tế trước thềm ngày Quốc khánh Canada.

Siêu bão Beryl đe dọa vùng biển Caribe

19:41:09 01/07/2024
Do ảnh hưởng của bão, lượng mưa dự kiến từ 80 - 150mm và kéo dài trong suốt ngày 1/7. Bờ biển phía Nam của các đảo Puerto Rico và Hispaniola dự kiến hứng chịu các đợt sóng lớn, nguy hiểm.

Nhật Bản phóng thành công tên lửa đẩy H3 mang vệ tinh quan sát mặt đất

18:35:32 01/07/2024
Ngày 1/7, Nhật Bản đã phóng thành công tên lửa đẩy H3 mang theo Vệ tinh Quan sát Mặt đất Tiên tiến 4 nhằm thúc đẩy những tham vọng về vũ trụ của nước này sau vụ phóng thất bại vào năm ngoái.

Thương vong trong vụ nổ tại Thổ Nhĩ Kỳ tăng mạnh

18:33:51 01/07/2024
Tỉnh trưởng tỉnh Izmir, ông Suleyman Elban đã đến bệnh viên thăm những người bị thương. Ông cho biết 40 người trong số họ đã ổn định sức khỏe và xuất viện.

Khoảng 200.000 người phải sơ tán vì mưa lớn ở Trung Quốc

18:32:13 01/07/2024
Trong 24 giờ qua tính đến 17h ngày 30/6, mưa lớn đã trút xuống một khu vực rộng lớn của tỉnh An Huy với 258 trạm khí tượng thủy văn ghi nhận lượng mưa trên 100 mm, trong đó lớn nhất là 255 mm.

Các nhà khoa học phát hiện rêu sa mạc có thể sống sót trên sao Hỏa

17:52:23 01/07/2024
Trong tương lai, chúng tôi hy vọng rằng loại rêu đầy hứa hẹn này có thể được đưa lên sao Hỏa hoặc Mặt Trăng để kiểm tra thêm khả năng sinh sống và phát triển trong không gian , các nhà nghiên cứu viết.

Palestine phản đối bàn giao Gaza cho các lực lượng nước ngoài

17:21:45 01/07/2024
Cùng ngày, theo kênh truyền hình Al-Qahera News TV, Ai Cập vừa bác bỏ thông tin cho rằng nước này đã chấp thuận di dời cửa khẩu Rafah giáp với Dải Gaza hoặc xây dựng một lối đi mới gần cửa khẩu Kerem Shalom của Israel.

Có thể bạn quan tâm

Phim Hoa ngữ tháng 7/2024 đưa Trường Tương Tư trở lại, nhiều câu chuyện hấp dẫn không kém

Phim châu á

20:46:38 01/07/2024
Sự trở lại của siêu phẩm tiên hiệp ngược luyến Trường Tương Tư trở thành chướng ngại đối với các dự án tiềm năng khác.

NSND, đại tá thi "Anh trai vượt ngàn chông gai", khiến 32 sao nam nổi tiếng khác phải kính nể là ai?

Sao việt

20:41:33 01/07/2024
Nam nghệ sĩ được các anh trai vượt ngàn chông gai vô cùng kính nể này là gương mặt không xa lạ với khán giả truyền hình.

Xuống hang sâu bơm nước bị ngạt khí độc, 2 người t.ử v.ong

Tin nổi bật

20:37:50 01/07/2024
Ngày 1/7, lực lượng chức năng xã Bằng Hữu, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn đã đưa 3 người ra khỏi hang sâu nghi bị ngạt khí độc. Vụ việc khiến 2 nạn nhân t.ử v.ong, 1 người đã qua cơn nguy kịch.

Sống Để Yêu Thương quy tụ dàn diễn viên thực lực 2 miền, Ngọc Huyền, Diệp Bảo Ngọc làm chị em

Phim việt

20:29:12 01/07/2024
Bộ phim Sống Để Yêu Thương quy tụ dàn diễn viên thực lực của cả 2 miền Nam Bắc, hứa hẹn sẽ là một làn gió mới cho khung giờ phim quen thuộc của kênh THVL1.

Lại thêm nhóm thiếu nữ tố bị hàng xóm đặt camera quay lén khi thuê trọ

Pháp luật

20:16:29 01/07/2024
Chị Ngọc Mai (tên nhân vật đã thay đổi) phản ánh tới phóng viên Báo Sức khỏe và Đời sống về việc bị quay lén trong nhà vệ sinh chung.

"Em gái quốc dân" Kim Yoo Jung tổ chức fanmeeting hợp tác cùng Vinfast, sắp hé lộ vai trò đặc biệt?

Sao châu á

19:56:32 01/07/2024
Sau chuyến công tác tại Việt Nam hồi đầu tháng 6, em gái quốc dân Kim Yoo Jung mới đây tiếp tục khuấy đảo thị trường Đông Nam Á với buổi fanmeeting tại Bangkok

Phát hiện sốc về một loài người khác tiến hóa vượt bậc

Lạ vui

19:54:49 01/07/2024
Neanderthals đã tuyệt chủng khoảng hơn 30.000 năm trước và là loài cùng chi Homo (chi Người) với người hiện đại Homo sapiens.

Đổi khẩu vị với 6 món trộn miền Trung - Nam Bộ mê hoặc thực khách ở Hà Nội

Ẩm thực

19:50:56 01/07/2024
Nếu bạn đã quá quen với các món bánh đa trộn, miến ngan trộn, ngay tại Hà Nội, bạn cũng có thể đổi gió bằng menu hương vị miền Trung - Nam Bộ vô cùng đặc sắc dưới đây!

Giảm cân nên tránh 3 loại thực phẩm màu trắng

Sức khỏe

19:37:50 01/07/2024
Gạo trắng sẽ tốt khi dùng với số lượng hạn chế và kết hợp với nhiều rau và protein để làm cho nó bổ dưỡng và phức tạp hơn. Khi muốn giảm cân, thay vì gạo trắng, nên lựa chọn các loại ngũ cốc nguyên hạt như:

Hé lộ "thế lực" kì bí giúp nhà tiên tri mù Vanga "nhìn thấu" tương lai thế giới

Netizen

18:42:02 01/07/2024
Vanga có lẽ không còn là cái tên xa lạ đối với những người tin tưởng và quan tâm đến thế giới tâm linh. Bà là nhà tiên tri, nhà nghiên cứu thảo dược nổi tiếng của Bulgaria, sinh ngày 31/01/1911 và mất ngày 11/8/1996.

Ngày cưới 3 cô người yêu cũ của chồng đến tặng quà, đến tối vừa mở ra xem mà tôi đỏ hết mặt

Góc tâm tình

18:36:14 01/07/2024
Vì cả ba người đó dù sao cũng là khách mời, họ còn nhiệt tình chúc mừng chúng tôi trăm năm hạnh phúc. Lúc mở quà ra xem, tôi và chồng trố mắt nhìn nhau.