Ở nơi giáo viên kiêm “xe ôm” đón trò đến lớp

Theo dõi VGT trên

Để có được con chữ, hàng trăm HS ở làng Kon Pia, Ngọc Leang… phải thức dậy từ tờ mờ sáng đến trường.

Ở nơi giáo viên kiêm xe ôm đón trò đến lớp - Hình 1

Cô học trò Y Yong ước mơ lớn lên làm thợ mộc như bố.

Khi lũ trẻ băng qua 4 quả đồi với những con dốc cheo leo cũng là lúc người mệt lả vì đói. Những hôm mưa gió, GV kiêm nhiệm vụ “ xe ôm” đón các em đến lớp.

Đến trường từ tờ mờ sớm

Hơn 4 giờ sáng, hàng chục nóc nhà ở làng Kon Pia (xã Đắk Hà, huyện Tu Mơ Rông, Kon Tum) đã sáng đèn. Tiếng cười đùa, nói chuyện rôm rả, vang vọng khắp nẻo đường. A Thái (HS lớp 5C, Trường Tiểu học xã Đắk Hà, huyện Tu Mơ Rông, Kon Tum) ăn cơm nguội còn sót lại từ đêm qua trước khi lên đường đi tìm con chữ.

Nhà cách trường hơn 7km, đều đặn mỗi ngày cứ 5 giờ sáng, A Thái cùng các bạn hẹn nhau ở đầu làng để vượt dốc đến trường tìm con chữ. Lũ trẻ ra khỏi nhà khi trời vẫn còn chưa sáng tỏ. Cả nhóm hơn chục em chỉ có chiếc đèn pin đội đầu le lói sáng. Một số em thức dậy trễ vừa đi vừa ăn vội chiếc bánh mì khô khốc trên tay.

A Thái cho hay: “Cứ 5 giờ sáng mỗi ngày, em cùng các bạn đi bộ đến trường. Hôm nào không có đèn đội đầu, cả nhóm lò dò tìm đường trong bóng tối. Chúng em đi mãi cũng thành quen nên không sợ lạc đường. Những ngày mưa, chúng em mặc áo mưa đi bộ đến lớp. Có hôm đến trường người em ướt hết, thầy cô đưa chiếc áo để khoác rồi học bài”.

Gương mặt tái đi vì cái lạnh của cơn mưa rừng, cô bé Y Kiệt (lớp 4D) chỉ mặc trên mình chiếc áo mỏng và khoác chiếc áo mưa. Nói là áo mưa, nhưng nó được cắt từ túi nilong đã cũ mà bố mẹ em xin được. Y Kiệt cho biết: Hơn 5 giờ sáng, em cùng các bạn lội bộ hơn 7km từ làng Kon Pia để đến trường học con chữ. Chặng đường đến trường xa nên nhiều hôm em lả đi vì đói và lạnh.

Ở nơi giáo viên kiêm xe ôm đón trò đến lớp - Hình 2

Con đường dốc cheo leo mà học sinh phải “chinh phục” mỗi ngày để đi tìm con chữ.

“Bố mẹ bận đi làm nên trời mưa hay nắng em cũng tự đến trường. Nhà nghèo nên sáng đi học em ăn cơm nguội hoặc nhịn đói đến lớp. Hôm nay nhà không còn gì ăn nên em nhịn. Mệt quá, em đi được một đoạn rồi lại phải dừng chân nghỉ. Mỗi ngày đến lớp em vượt qua 4 con dốc cao nên có hôm đến lớp trễ. Dù có trễ giờ đến lớp, có đói, lạnh em vẫn muốn đi học để sau này đỡ nghèo, khổ”, Y Kiệt vừa nói vừa gạt giọt nước mưa đang lăn dài trên gò má.

Đến lớp với với bộ quần áo lấm lem, Y Yong (lớp 3B) co ro ngồi trong góc lớp. Y Yong kể: Em cùng anh trai đang học lớp 5 đi bộ gần 8km để đến trường. Nhà Y Yong có 6 anh chị em, em là con thứ 3 trong gia đình. Bố mẹ làm nông quanh năm nên kinh tế gia đình còn nhiều khó khăn.

“Bữa ăn của gia đình chỉ có cơm trắng và rau. Đến mùa nhổ mì cả nhà mới có một bữa thịt để ăn. Có nhiều hôm đến trường chúng em phải nhịn đói. Em muốn cố gắng học thật giỏi, sau này làm nghề thợ mộc như bố”, Y Yong hồn nhiên chia sẻ.

Video đang HOT

Đón học trò ra lớp

Ở nơi giáo viên kiêm xe ôm đón trò đến lớp - Hình 3

Giáo viên Trường Tiểu học xã Đắk Hà đi vận động học sinh ra lớp.

Cô Nguyễn Thị Mỹ Liên, GV cụm Ngọc Leang- Trường Tiểu học xã Đắk Hà cho hay: HS nơi đây đa số là người Xê Đăng. Kinh tế của người dân phụ thuộc vào rẫy mì nên còn nhiều khó khăn. Phụ huynh cũng ít chú trọng đến việc học của con em.

Theo cô Liên, HS lớp 1 và 2 theo học ở điểm trường tại thôn. Tuy nhiên, từ lớp 3 trở đi các em phải ra điểm trường chính để học tập. Do đó, quãng đường đến trường của các em từ 4 – 8km. Hoàn cảnh khó khăn, bố mẹ bận làm nương rẫy nên đa số các em đi bộ đến trường. Những hôm mưa lớn, các em đến lớp với bộ quần áo ướt sũng, lấm lem bùn đất.

Ở nơi giáo viên kiêm xe ôm đón trò đến lớp - Hình 4

Trời nắng hay mưa, Y Kiệt cũng vượt hơn 7km để đến trường. – Ảnh: TG

“Nhìn học trò ngồi co ro trong lớp chúng tôi thấy thương vô cùng, vội lấy chiếc áo ấm cho các em khoác để có thể học con chữ”, cô Liên chia sẻ.

Nghĩ đến học trò, cô Dương Thị Anh chực trào nước mắt. Cô tâm sự: Các em chủ yếu đi bộ đến trường nên ngày mưa vắng học rất nhiều. Do đó, chúng tôi thường xuyên đến nhà vận động các em đến lớp để học con chữ. Những hôm mưa lớn, chúng tôi tranh thủ vào làng từ sáng sớm để chở các em ra lớp. Cuộc sống của bố mẹ các em đã khổ nên tôi mong các em được đi học đến nơi đến chốn. Có học các em mới có hy vọng thoát khỏi cái đói nghèo. Do đó, nếu có thể làm được điều gì giúp ích các em trong học tập, chúng tôi luôn sẵn lòng.

Cô Hồ Thị Thùy Vân – Hiệu trưởng Trường Tiểu học xã Đắk Hà thông tin: Năm học 2020 – 2021 trường có 622 HS. Để đến trường, hơn 200 HS của trường ở các làng Kon Pia, Ngọc Leang, Đắk Hà, Đắk Pơ Trang phải vượt chặng đường từ 4 – 8km. Có những em không có áo ấm để đến lớp, mặt tái nhợt, đói lả người. Thương học trò, GV lại mang áo, bánh mì cho các em ăn để lấy sức học bài.

GV trong trường đang lên kế hoạch góp tiề.n lập quỹ nấu cơm trưa cho học trò ở các cụm trong làng. Bữa cơm trưa sẽ giúp các em đỡ vất vả hơn trên con đường tìm con chữ. Qua đó, sĩ số các lớp được bảo đảm và chất lượng học tập được nâng cao. Tuy nhiên, số lượng HS đông nên kinh phí còn hạn chế. Do đó, nhà trường cũng mong muốn các mạnh thường quân quan tâm, hỗ trợ để tiếp thêm động lực giúp học trò đến lớp. Cô Hồ Thị Thùy Vân

Hành trình đi tìm chữ của lũ trẻ làng Kon Pia

Từ tờ mờ sáng, những đứ.a tr.ẻ Xê Đăng ở đại ngàn Tây Nguyên đã bắt đầu hành trình "cuốc bộ" vượt qua những con dốc, quả đồi trùng điệp để đến lớp.

Vượt dốc tìm chữ

Ngôi làng Kon Pia nằm bao bọc bởi những ngọn đồi nối nhau tít tắp, thuộc xã Đăk Hà (huyện Tu Mơ Rông, Kon Tum) là nơi sinh sống của những gia đình người Xê Đăng.

Hành trình đi tìm chữ của lũ trẻ làng Kon Pia - Hình 1

Hàng ngày, học trò làng Kon Pia phải vượt qua những dốc dài hun hút để đến trường. Ảnh: MT

Sau chiến tranh, những bản làng Xê Đăng nằm ẩn mình giữa núi rừng, hầu như ít ai biết đến. Lũ trẻ con của bản cũng lớn lên như cây dại giữa rừng, chỉ biết theo cha mẹ lên nương đốt rẫy.

Cách đây mấy năm, một con đường từ trung tâm huyện nối thẳng đến làng Kon Pia hoàn thành, đã mang đến hy vọng về một cuộc sống tốt đẹp, đầy đủ hơn cho bà con dân bản.

Nhưng điều mà già làng ở Kon Pia vui sướng nhất chính là lũ trẻ con sẽ được đến trường, được học con chữ.

Họ động viên con trẻ đến lớp, gác lại những chuyến đi nương, đi rẫy dài ngày để về trường với thầy cô. Nhìn thấy cảnh ấy, ai cũng mừng cho làng Kon Pia.

Trở lại Kon Pia vào một ngày giữa tháng 11, khi những cơn mưa mang đến cái lạnh tê tái của núi rừng, chúng tôi gặp những đứ.a tr.ẻ làng Kon Pia trên đường đến lớp.

Từng tốp nhỏ 5-6 em, quấn tạm chiếc áo mưa màu trắng đục giản đơn vội vã vượt qua những con dốc dài hun hút.

Gương mặt tím tái vì lạnh nhưng mồ hôi lại nhễ ra trên trán của Y Thu (học sinh lớp 5C, Trường tiểu học Đăk Hà). Cô bé đã dậy từ lúc con gà rừng chưa gáy, ăn tạm chén cơm nguội rồi ra cổng làng cùng đám trẻ vượt dốc đến trường.

"Từ làng đến trường dài hơn 7km, đường nhiều đồi dốc hun hút nên tụi em phải xuất phát từ sớm. Nhiều bạn có áo mưa cũ để mặc, còn nhiều bạn phải trùm tạm bằng những chiếc bao phân bón".

Y Thu chia sẻ, rời nhà từ sáng nên hầu như bạn nào cũng phải mang chiếc bụng rỗng đến trường, may mắn lắm mới có được chén cơm nguội hay củ khoai, củ mỳ mang theo.

"Ngày trước, trong bản cũng có nhiều bạn được bố mẹ mua cho xe đạp cũ để đi học cho đỡ mỏi chân. Nhưng đường dốc như vậy thì đạp xe không lên nổi, còn mệt hơn đi bộ", Y Thu cho hay.

Ngồi thở hổn hển sau khi đã vượt qua được con dốc dài, Y Yong (lớp 3B, trường tiểu học Đăk Hà) vui vẻ cười đùa:

"Hồi lớp 1, lớp 2 còn học trường làng thì sướng lắm, không phải đi bộ xa. Giờ lên lớp 3 rồi phải ra điểm trường chính học nên tụi em phải đi xa hơn. Mệt lắm nhưng cũng phải cố gắng thôi.

Hôm nào may mắn có ai đi xe máy chạy về xuôi thì xin đi nhờ. Chúng em chỉ ước con đường đến trường bằng phẳng hơn để cái chân không bị mỏi".

Y Yong cũng tâm sự, mỗi lần xem tivi, thấy học sinh ở dưới xuôi đi học bằng xe bus, bạn nào cũng hào hứng: "ước gì đưa cái xe bus dưới xuôi lên đây nhỉ".

Khát vọng

"Học trò ở làng Kon Pia nghèo lắm, gia đình đủ cái ăn là may mắn lắm rồi. Cuộc sống phụ thuộc vào việc trồng mỳ, trồng lúa nên ba mẹ các em phải thường xuyên ở lại canh rẫy, không có thời gian để quan tâm đến việc học các em.

Hành trình đi tìm chữ của lũ trẻ làng Kon Pia - Hình 2

Dù khó khăn, đói rét nhưng học trò của làng Kon Pia vẫn cháy bừng ngọn lửa hiếu học. Ảnh: MT

Nhiều em đến lớp chỉ với manh áo cọc, ngồi co ro vì lạnh. Nhưng có một điều may mắn là trẻ làng Kon Pia rất ham học, chịu khó.

Hiếm có bản làng nào lại có tinh thần học tốt như Kon Pia", cô Dương Thị Anh (giáo viên chủ nhiệm lớp 5C, Trường tiểu học Đăk Hà) cho hay.

Trò chuyện với những cô bé, cậu bé người Xê Đăng ngày ngày vượt dốc tìm chữ mới thấy được khát khao, ước mơ vượt ra khỏi cái đói, cái dốt của bản làng bao năm.

Nhà nghèo, đông anh em, đến trường lúc nào cũng với cái bụng chưa được no nhưng Y Lan (lớp 4B) chưa một ngày tự ý nghỉ học. Những cơn mưa rừng tầm tả hay nhưng con dốc dài hun hút cũng không ngăn nổi bước chân em đến trường.

"Gia đình nghèo khó nhưng bố mẹ vẫn muốn em đến trường học tập để sau này lớn lên thi vào đại học. Em ước mơ trở thành một cô giáo để trở về dạy cho bọn trẻ trong bản", Y Lan tâm sự.

Thương học trò, vào những ngày mưa rét, cô Anh cùng các giáo viên khác lại chạy xe vào tận bản Kon Pia đón con em ra trường.

"Các thầy cô đang lên kế hoạch gom góp tiề.n, gạo để nấu cơm trưa cho các em ở lại trường học hai buổi.

Nhưng sĩ số học sinh khá đông nên cũng không kham hết nổi, chỉ mong lo đủ cho các em không bị đói", cô Hồ Thị Thùy Vân, Hiệu trưởng trường Tiểu học xã Đăk Hà chia sẻ.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Cô giáo xin ủng hộ laptop: "Chỉ những phụ huynh hiểu chuyện, có ăn học mới thích tôi thôi"
18:41:04 30/09/2024
Bóc giá outfit Nguyễn Phương Hằng, số tiề.n nữ CEO dát lên người làm CĐM sốc nặng
17:14:31 30/09/2024
Team Quang Linh hé lộ lý do cho anh Quý nghỉ việc: Lạm quyền và lười biếng?
16:49:55 30/09/2024
Tóm dính cặp đôi Vbiz "phim giả tình thật" hẹn hò ở nước ngoài, để lộ bằng chứng khó chối cãi
17:35:45 30/09/2024
Hằng Du Mục tổ chức sinh nhật hoành tráng cho con trai, quẩy tung cùng 4 quý tử
16:56:35 30/09/2024
Phùng Thiệu Phong tái hôn?
16:57:18 30/09/2024
Tại sao phát ngôn bỏ học của Negav trở thành chuỗi khủng hoảng lan rộng?
22:13:22 30/09/2024
Một mỹ nhân điện ảnh: Từng được Chánh Tín tán tỉnh, 74 tuổ.i vẫn có người theo đuổi
20:46:10 30/09/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiề.n bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Trương Minh Cường ôm chặt Trác Thúy Miêu mừng dịp đặc biệt

Sao việt

23:27:53 30/09/2024
Thưởng thức show thực cảnh do Trác Thúy Miêu dẫn dắt tại Đà Lạt, Trương Minh Cường bất ngờ cùng đội ngũ diễn viên và khán giả tổ chức sinh nhật cho nữ MC khiến cô bật khóc vì xúc động.

'Kiều nữ làng hài' Rebel Wilson kết hôn với bạn gái

Sao âu mỹ

23:24:54 30/09/2024
Sau 2 năm công khai hẹn hò, nữ diễn viên hài Rebel Wilson và bạn gái Ramona Agruma vừa tổ chức đám cưới riêng tư tại Ý.

Nhạc sĩ Vũ Quốc Việt ra mắt ca khúc mới hợp tác cùng nhóm V Music

Nhạc việt

23:20:51 30/09/2024
Ngoài chăm chỉ đi hát, nhạc sĩ Vũ Quốc Việt còn ra mắt các sản phẩm âm nhạc gửi đến khán giả sau khi đổi nghệ danh.

Man Utd thảm bại trước Tottenham, HLV Erik ten Hag không sợ bị sa thải

Sao thể thao

23:17:57 30/09/2024
Huấn luyện viên Erik ten Hag tin tưởng rằng ban lãnh đạo Man Utd không sa thải ông sau trận thua Tottenham 0-3 ở vòng 6 Ngoại Hạng Anh.

Khán giả bình phim Việt: Vì sao 'Độc đạo' hay nhưng chưa 'đạt đỉnh'?

Hậu trường phim

23:15:34 30/09/2024
Dù đang gây chú ý trên sóng phim giờ vàng nhưng Độc đạo vẫn lộ sự non tay về kịch bản, đặc biệt là xây dựng tính cách nhân vật.

Hiệu trưởng đã ra quyết định với giáo viên "xin hỗ trợ cái laptop"

Netizen

23:13:58 30/09/2024
Liên quan đến vụ việc cô T.P.H. (giáo viên Trường Tiểu học Chương Dương, quận 1, TP.HCM) xin phụ huynh ủng hộ tiề.n để mua laptop đang gây xôn xao dư luận

Hà Giang: Người livestream, cảnh báo vụ sạt lở QL2 đã qua đời trước khi tìm thấy

Xã hội

22:53:12 30/09/2024
Vụ sạt lở xảy ra ở Hà Giang đã khiến nhiều người bị thương, qua đời và mất tích. Lực lượng chức năng vừa tìm thấy n.ạn nhân từng livestream và đưa ra lời cảnh báo trước khi bị vùi lấp.

"Đụng độ" cùng 1 show diễn: Jung Kook được khen hết lời, Lisa bị gọi là "nữ hoàng hát nhép"

Nhạc quốc tế

22:10:00 30/09/2024
Lisa bị chỉ trích vì hát nhép tại Đại nhạc hội Công dân Toàn cầu 2024 (Global Citizen Festival) khiến cư dân mạng nhớ đến Jung Kook.

BLACKPINK và 2NE1 trở lại cứu sống YG, lộ thêm 2 nhóm nữ khác cả gan cạnh tranh

Sao châu á

21:30:21 30/09/2024
Ở K-pop có một cột mốc đáng sợ mang tên lời nguyền 7 năm , bởi ít có nhóm nhạc nào vượt qua được ngần ấy năm ở nền giải trí có tỉ lệ đào thải bậc nhất trên thế giới. Trong đó có thể kể đến sự tan rã như 2NE1, GFriend và Lovelyz.

Triều Tiên nhanh chóng khắc phục hậu quả do lũ lụt

Thế giới

21:20:31 30/09/2024
Cũng theo nhà lãnh đạo Triều Tiên, việc xây dựng lại nhà ở, cơ sở vật chất cho khu vực bị ảnh hưởng do thiên tai cũng góp phần vào chương trình phát triển khu vực theo chủ trương của đảng Lao động Triều Tiên.

Hạnh Nguyên: Hot teen đến người mẫu sáng giá, từng "thân mật" với Hồ Quang Hiếu

Trẻ

21:05:05 30/09/2024
Hạnh Nguyên từng gây chú ý trên mạng xã hội khi còn là sinh viên ĐH Tôn Đức Thắng. Năm 2022, cô bất ngờ trở thành tâm điểm bàn luận sau bộ ảnh tình tứ cùng Hồ Quang Hiếu.