Nông dân đã phải gánh chịu những hy sinh to lớn

Theo dõi VGT trên

Nước ta là nước nông nghiệp, người nông dân chiếm số lượng đông đảo nhất. Họ có những đóng góp vô cùng to lớn cho cách mạng nói chung, cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nói riêng.

Họ gần như đã trở thành lực lượng quyết định cho thắng lợi của ngày 30.4.1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, Thượng tướng Võ Tiến Trung, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Giám đốc Học viện Quốc phòng nói khi trao đổi với NTNN.

Sự đóng góp to lớn của nông dân

Để lãnh đạo một đất nước đại đa số là nông dân thực hiện cách mạng xây dựng hậu phương ở miền Bắc, chiến đấu giải phóng đất nước ở miền Nam, Đảng và Nhà nước ta đã thể hiện vai trò lãnh đạo thế nào, thưa Thượng tướng?

- Vai trò lãnh đạo của Đảng rất to lớn, từ đảng tiên phong của giai cấp công nhân nhưng Đảng đã liên minh được công nhân với nông dân và đội ngũ trí thức. Đảng có đường lối lãnh đạo đúng đắn phát động cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam đúng thời cơ.

Mặc dù Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân nhưng lợi ích của Đảng đã gắn liền với lợi ích dân tộc nên đã huy động được toàn bộ sức lực của dân tộc trong đó huy động được sự đóng góp to lớn của nông dân để giải phóng miền Nam.

Đảng đã có chính sách rõ ràng động viên toàn dân đán.h giặc, làm cho toàn dân thấy rõ mục tiêu thiêng liêng là giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Đảng đã chuyển khát vọng giải phóng đất nước đến toàn dân, chính vì thế nó đã trở thành sức mạnh vô cùng to lớn.

Nông dân đã phải gánh chịu những hy sinh to lớn - Hình 1

Nữ quân dân Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá đeo sún.g khi làm ruộng. Ảnh tư liệu chụp ngày 18.10.1967.

Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước đến ngày thắng lợi, đất nước ta một nửa là chiến trường, một nửa là hậu phương lớn. Trong bối cảnh này, người nông dân đã thể hiện vai trò như thế nào thưa ông?

- Nói đến vai trò và sự đóng góp của người nông dân trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, trước hết chúng ta ngược thời gian nhìn lại câu chuyện lịch sử. Trước khi Cách mạng tháng Tám thành công, đất nước chúng ta đang ở giai đoạn nửa phong kiến, nửa thuộc địa, mặc dù nói giai cấp công nhân lãnh đạo cách mạng nhưng thực tế giai cấp công nhân của chúng ta chưa được lớn mạnh, trong khi nông dân chiếm đại đa số.

Lịch sử đã khẳng định sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là kết quả của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước chứ không phải phong trào công nhân hoàn toàn như cách mạng ở các nước tư bản hay những nước công nghiệp phát triển. Nói bối cảnh như thế để thấy một đất nước nông nghiệp, người nông dân chiếm đại đa số nên tất nhiên nông dân có vai trò và đóng góp rất lớn cho thành công của cách mạng.

Trở lại với cuộc kháng chiến chống Mỹ, miền Bắc chúng ta được sự giúp đỡ của các nước XHCN nhưng phải tập trung tập sức người, sức của, lương thực, thực phẩm cho chiến trường miền Nam. Bên cạnh sự đóng góp của các giai tầng (trí thức, công nhân, tiểu thương…) trong xã hội, có thể khẳng định người nông dân có đóng góp lớn nhất.

Ở miền Nam, chúng ta giải phóng vùng rừng núi trước, sau đó mới đến giải phóng đồng bằng nông thôn, lấy nông thôn bao vây thành thị. Nông thôn trở thành bàn đạp và lực lượng tham gia cuộc chiến đấu chủ yếu là nông dân hoặc những người xuất thân từ nông dân.

Ở miền Bắc, người nông dân chiếm tỷ lệ rất lớn về dân số, họ vừa sản xuất đảm bảo lương thực, thực phẩm, xây dựng hậu phương lớn, vừa chi viện con người cho chiến trường miền Nam. Những người lính cầm sún.g chiến đấu đa phần xuất thân từ nông dân, thanh niên xung phong cũng từ nông dân, người công nhân, trí thức cũng xuất phát nông dân mà ra. Ở miền Nam, thanh niên tham gia quân giải phóng cũng chủ yếu từ người nông dân.

Đóng góp của nông dân trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước

- Trong bản Di chúc Bác Hồ sửa chữa năm 1968, có đoạn Người nói về nông dân: Trong bao năm kháng chiến chống thực dân Pháp, tiếp đến chống đế quốc Mỹ, đồng bào ta, nhất là đồng bào nông dân đã luôn hết sức trung thành với Đảng và Chính phủ ta, ra sức góp của, góp người, vui lòng chịu đựng mọi khó khăn gian khổ”.
- Cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh nói tại Đại hội 1 Hội Nông dân Việt Nam (tháng 3.1988): “Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi mà chúng ta đã giành được, thực chất là thắng lợi của đội quân nông dân mặc áo lính”, thắng lợi của toàn dân đán.h giặc chủ yếu là nông dân. Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ thực chất đã chẳng những không thay đổi mà còn tô đậm thêm, rạng rỡ hơn bao giờ hết”.
- Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, hậu phương lớn miền Bắc đã động viên một nguồn nhân lực trên 3 triệu người phục vụ chiến tranh (chiếm trên 12% số dân miền Bắc), trong đó gia nhập quân đội trên 1,5 triệu người. Năm 1959, miền Bắc đưa vào miền Nam 5.000 người, năm 1964 là 17.000 người, năm 1968 là 141.000 người, năm 1972 là 153.000 người, năm 1975 là 117.000 người.
Có đến 70% số gia đình miền Bắc (chủ yếu là nông dân) có người thân chiến đấu ngoài mặt trận, nhiều gia đình hai thế hệ cha, con cùng chiến đấu ở miền Nam; trên ruộng đồng, 63% là lao động nữ. Ngoài nhân lực, hậu phương lớn miền Bắc đã chi viện cho miền Nam trên 700.000 tấn vật chất, trong đó có trên 180.000 tấn vũ khí, trang bị kỹ thuật…
Ngọc Lương (tổng hợp)

Vừa cày ruộng vừa chiến đấu

Video đang HOT

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, hình ảnh người phụ nữ nông dân có nét rất đặc biệt, vừa động viên chồng, con đi chiến đấu, vừa ra sức bám ruộng đồng sản xuất để làm ra lúa gạo chi viện cho chiến trường. Đây có phải là đặc trưng riêng của người phụ nữ Việt Nam, thưa ông?

- Trước hết phải nói bất cứ cuộc chiến tranh nào thì người phụ nữ chính là người phải gánh chịu hậu quả nặng nề nhất. Nhưng phụ nữ Việt Nam nói chung, người phụ nữ là nông dân nói riêng lại có điều đặc biệt hơn tất cả phụ nữ ở các nước. Không có người phụ nữ nào lại động viên chồng, con đi chiến đấu, rồi xa chồng, con, chờ đợi chồng, con lâu như người phụ nữ Việt Nam (chỉ riêng cuộc kháng chiến chống Mỹ kéo dài 21 năm).

Ở miền Nam, người phụ nữ tiễn chồng, con ra Bắc tập kết (năm 1954) rồi ở lại nuôi con, sản xuất, tham gia hoạt động làm cơ sở cho cách mạng, chờ đợi chồng, con trong suốt 21 năm.

Ở miền Bắc, người phụ nữ cũng phải tiễn chồng, con vào chiến trường miền Nam chiến đấu, vừa cáng đáng công việc đồng ruộng thay chồng, con, vừa phải cầm sún.g chiến đấu chống chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ. Rất nhiều chị em đã xung phong trực tiếp vào chiến trường, phục vụ trên tuyến đường Trường Sơn.

Ở miền Nam, rất nhiều người phụ nữ xuất thân từ nông thôn tham gia du kích, tham gia biệt động. Họ phải chịu sự bắt bớ, tù đày, tr.a tấ.n dã man. Nhiều người anh dũng hy sinh hoặc phải chịu những vết thương nặng nề cả về thể xác và tinh thần. Nếu đến các tỉnh miền Nam thăm các nghĩa trang liệt sĩ, chúng ta sẽ thấy những nữ liệt sĩ nhiều không kém gì so với nam liệt sĩ.

Hình ảnh người nông dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ vừa ra đồng sản xuất, vừa khoác cây sún.g để sẵn sàng chiến đấu cũng là hình ảnh rất hiếm gặp với nông dân các nước thế giới, ông nghĩ sao?

- Vì Việt Nam là chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện cho nên từ thanh niên, người già, công nhân, nông dân, phụ nữ… đều tham gia. Ở miền Bắc lúc đó người nông dân là chủ trên những cánh đồng nên họ vừa sản xuất vừa phải khoác sún.g chống lại chiến tranh phá hoại của kẻ thù.

Có thể nói nông dân Việt Nam khác với nông dân các nước, ở các nước dân ra dân, còn lính ra lính nên hình ảnh người nông dân vừa vác cày, dắt trâu, vai đeo sún.g rất hiếm có trên thế giới. Khi đang cày đồng máy bay địch đến né.m bo.m là họ nấp ngay bờ ruộng để chiến đấu. Thực tế đã có rất nhiều trường hợp những người nông dân bắt được phi công khi máy bay địch b.ị bắ.n hạ.

Còn ở miền Nam ở vùng ta giải phóng, người nông dân cũng vừa cày ruộng, vừa phải cầm sún.g sẵn sàng cùng lực lượng vũ trang chiến đấu chống lại quân địch đi càn, chống quân địch đổ bộ đường không, trực thăng vũ trang…

Anh hùng Từ Đễ – nguyên Phó Cục trưởng Cục Quân huấn:
Đóng góp của nông dân là không thể đong đếm
“Những đóng góp của người nông dân trong các cuộc chiến tranh ở Việt Nam không gì có thể đong đếm, tính toán được. Trong những cuộc chiến tranh xảy ra trên dải đất hình chữ S, người nông dân luôn là những người vất vả, nhưng họ đã dành tất cả cho tiề.n tuyến, ủng hộ cả về vật chất, tinh thần. Hình ảnh những người phụ nữ nông thôn phải xa chồng đi chiến đấu, những người mẹ còm cõi chờ tin con ở chiến trường là những hình ảnh đặc biệt mà không ngôn từ nào có thể diễn tả.
Nếu nói đến người nông dân trong chiến tranh, phải nói về 3 lĩnh vực: Thứ nhất cung cấp sức người (cung cấp lính) cho quân đội. Thứ hai là cung cấp lương thực cho tiề.n tuyến. Thứ ba, quan trọng nhất là cung cấp tình cảm cho chiến sĩ.
Đặc biệt, sự hy sinh của người phụ nữ nông thôn cho cuộc chiến giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước là hình ảnh đại diện tiêu biểu nhất. Họ bỏ qua hạnh phúc riêng để tạo nên một hạnh phúc lớn lao của dân tộc, hy vọng một ngày mai thắng lợi, gia đình đoàn tụ.
Hình ảnh những người phụ nữ hăng hái tham gia sản xuất trên đồng ruộng để có lương thực, thực phẩm cung cấp ra tiề.n tuyến cũng là minh chứng cho sự đóng góp không thể đong đếm của người nông dân. Những người chồng, người con đều ra trận chiến đấu, ở quê nhà, người phụ nữ phải gánh vác tất cả mọi công việc.
Nếu nói đóng góp của người nông dân như thế nào trong chiến tranh, tôi khẳng định một lần nữa là không thể đán.h giá được. Bởi nó gắn liền với số phận từng con người, từng gia đình người nông dân trong 70% tổng số người dân Việt Nam”.
Nguyễn Hòa (ghi)
*Đại tá Từ Đễ là phi công của Phi đội Quyết Thắng, người từng dùng máy bay thu được của địch, né.m bo.m xuống sân bay Tân Sơn Nhất ngày 28.4.1975

Theo ông, trong công cuộc đổi mới đất nước ngày nay, Đảng và Nhà nước cần phải phát huy vai trò của người nông dân thế nào để họ có những đóng góp to lớn trong sự nghiệp phát triển đất nước?

- Trước hết chúng ta nói xây dựng đất nước trong thời đại mới, thời đại của hội nhập, mục tiêu là đất nước giàu mạnh, muốn vậy trước hết phải làm cho người dân giàu, dân giàu thì nước mới mạnh. Còn làm sao cho dân giàu, nghĩa là Đảng và Nhà nước phải quan tâm xây dựng kinh tế thế nào, đặc biệt đối với người nông dân, giúp cho họ thoát khỏi cách sản xuất bình thường để họ vươn lên, không chỉ đủ ăn mà phải tiến tới giàu có.

Bên cạnh những chính sách lãnh đạo toàn dân tham gia xây dựng đất nước, cần có sự quan tâm đến đời sống người dân đúng mức. Độc lập tự chủ phải đi đôi với cuộc sống ấm no, giàu có cho nhân dân.

Thời gian qua Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương rất sáng suốt để chăm lo phát triển kinh tế vùng nông thôn như Chương trình quốc gia xây dựng nông thôn mới; đưa công nghệ cao vào phát triển nông nghiệp; xây dựng công nghiệp ở nông thôn, chăm lo đời sống của người dân ở vùng sâu, vùng xa. Hàng năm chúng ta bỏ ra 9,8% tổng thu nhập để lo cho những vấn đề xã hội như xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới để nông thôn tiến kịp thành thị.

Kết quả từ những chủ trương, chính sách đó khi đã đến được với người dân, trước hết với người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn, những người đã có những đóng góp lớn cho cách mạng họ sẽ thấy những lợi ích mà Đảng và Nhà nước đem lại. Từ đó người nông dân sẽ thêm tin tưởng vào sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước. Đó là cách để xây dựng vững chắc thế trận lòng dân, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc.

Xin cảm ơn Thượng tướng (!)

Theo Danviet

Kết quả chấm chung khảo Giải báo chí toàn quốc Tự hào Nông dân Việt Nam 2017-2018

Chiều 24.9, tại trụ sở Báo Nông Thôn Ngày nay (Dương Đình Nghệ, Hà Nội), Báo Nông Thôn Ngày Nay đã tổ chức Chấm chung khảo Giải báo chí toàn quốc Tự hào Nông dân Việt Nam 2017-2018.

Tham dự chấm chung khảo có nhà thơ Trần Đăng Khoa, Phó Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam, Trưởng Ban Giám khảo, cùng các thành viên Ban Giám khảo.

Cuộc thi có sức lan tỏa rộng khắp

Tại buổi chấm chung khảo Giải báo chí toàn quốc "Tự hào Nông dân Việt Nam 2017-2018", ông Nguyễn Văn Hoài - Trưởng Ban Sơ khảo, Phó TBT Báo Nông thôn Ngày nay/ Dân Việt cho biết, qua 5 năm tổ chức và là năm thứ 2 được nâng lên thành giải báo chí quốc gia, Tự hào nông dân Việt Nam luôn được giới báo chí đán.h giá là một cuộc thi uy tín, có chất lượng, thu hút sự tham gia đông đảo của các nhà báo và những tác giả không chuyên khác.

Kết quả chấm chung khảo Giải báo chí toàn quốc Tự hào Nông dân Việt Nam 2017-2018 - Hình 1

Toàn cảnh buổi Chấm chung khảo Giải báo chí toàn quốc Tự hào Nông dân Việt Nam 2017-2018.

Sau gần 1 năm phát động Giải báo chí toàn quốc Tự hào Nông dân Việt Nam 2017-2018, Ban Tổ chức đã nhận được gần 1.500 tác phẩm dự thi, trong đó có: 1.132 tác phẩm gửi đến để đăng trên Báo NTNN/Dân Việt và 368 tác phẩm từ các chi hội Nhà báo cả nước gửi về (gồm cả gửi đến Báo NTNN và gửi về Hội Nhà báo Việt Nam).

Trong số các tác phẩm gửi về, Báo NTNN đã lựa chọn và đăng tải được 200 tác phẩm trên các số báo hàng tuần, báo điện tử Dân Việt. Sau khi nghiên cứu, lựa chọn kỹ lưỡng, Ban Sơ khảo Giải đã chọn ra 77 tác phẩm đã đăng tải trên Báo NTNN và các tác phẩm từ các chi hội Nhà báo gửi về để chấm sơ khảo lần 1. Kết quả, sau khi chấm sơ khảo lần 1, Ban Sơ khảo Giải đã lựa chọn ra được 25 tác phẩm lọt vào chung khảo để Ban Giám khảo tiến hành chấm điểm.

Bước chuyển mình mạnh mẽ trong thời đại nông nghiệp 4.0

Tại buổi chấm chung khảo, các thành viên Ban Giám khảo đều đán.h giá cao việc tổ chức cuộc thi này, nhiều tác phẩm đã khai thác được các chân dung với những cách làm mới, độc đáo như mô hình nuôi gà trên cát của ông Hoàng Công Điền ở Thái Bình hay nông dân mạnh dạn trồng rừng gỗ lớn, một bước đi đột phá trong phát triển lâm nghiệp hiện nay. Chưa kể, vấn đề ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp, nông nghiệp 4.0 cũng được phản ánh khá đậm nét, thể hiện sự chuyển biến mạnh mẽ trong phát triển nông nghiệp và cho thấy nông dân đã dần theo kịp xu hướng như mô hình của ông Oanh 4.0 với phòng nuôi cấy mô các giống hoa quý ở Hưng Yên".

Mặc dù tiêu chí của giải là gương chân dung người thực, việc thực nhưng đối tượng phản ánh trong các bài dự thi năm nay rất phong phú, không chỉ bó hẹp ở một chân dung điển hình mà đó còn là những hợp tác xã kiểu mới làm ăn hiệu quả, những mô hình tổ - đội hợp tác, là những nhóm người cùng say mê làm nông nghiệp sạch đã bắt tay với nhau để đưa thịt lợn sạch, gà sạch, rau sạch đến người tiêu dùng...

Văn phong, cách thể hiện của các tác giả cũng rất hấp dẫn và đầy chất thơ, chứ không bình bình, nhàm chán như hầu hết các bài viết về gương người tốt, việc tốt lâu nay. Đáng lưu ý, cuộc thi còn thu hút được những tác giả không phải là nhà báo chuyên nghiệp mà làm ngành nghề khác như giáo viên...

Kết quả chấm chung khảo Giải báo chí toàn quốc Tự hào Nông dân Việt Nam 2017-2018 - Hình 2

Nhà thơ Trần Đăng Khoa - Trưởng Ban Giám khảo. Ảnh: Đ.D

Nhà thơ Trần Đăng Khoa - Trưởng Ban Giám khảo thẳng thắn bày tỏ: "Ban giám khảo chúng tôi chấm độc lập, không hề có cuộc gặp gỡ, bàn bạc, nhưng khi khớp điểm lại với nhau lại khá đồng đều và thống nhất, thậm chí trùng khớp với nhau.

Nhìn chung mặt bằng đồng đều và khá thú vị, tôi đán.h giá cao những tấm gương làm giàu từ chính quê hương mình và đi lên từ 2 bàn tay trắng, thậm chí có những nông dân bắt đầu từ 500.000 đồng, đây chính là những động lực truyền cảm hứng vô cùng lớn lao, giúp những người nông dân khác thêm tự tin và tiếp tục kiên trì với mô hình làm giàu tại chính quê hương mình".

11 cây viết và 11 gương nông dân xuất sắc nhất

11 gương mặt nông dân được giới thiệu qua các bài báo đều là những nhân tố điển hình ở địa phương, có những đóng góp to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương và chương trình xây dựng nông thôn mới. Mỗi người trong số họ đến với nghề nông theo một cách khác nhau, con đường làm giàu ít nhiều đều gian nan vất vả nhưng họ đều có một điểm chung là, không dễ dàng khuất phục khó khăn, quyết tâm vươn lên tìm một con đường khác. Và qua ngòi bút của các nhà báo, hình ảnh của họ trở nên mạnh mẽ biết chừng nào.

Kết quả chấm chung khảo Giải báo chí toàn quốc Tự hào Nông dân Việt Nam 2017-2018 - Hình 3

Ông Trần Bá Dung, Trưởng ban Nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam, Phó Ban Giám khảo. Ảnh: Đ.D

Tại buổi chấm chung khảo, ông Trần Bá Dung, Trưởng ban Nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam, Phó Trưởng Ban Giám khảo chia sẻ: "Tôi thực sự ấn tượng với 3 tác phẩm có cách viết rất hay, có sức nặng về ngôn ngữ báo chí. Có những câu chuyện có thể dựng làm phim ví dụ như "Ông Điền không... điên", "Chuyện làm giàu "ngược đời" của lão nông Huỳnh Văn Hòa"... đặc biệt là bài "Chủ tịch Hội Cựu chiến binh "bao đồng" việc làm giàu".

Đây là tác phẩm có cách viết cũng ít chỗ nào chê được và có nhiều điểm thú vị. Những bài viết đoạt giải đều có điểm chung là ghi nhận nhưng sáng kiến vô cùng độc đáo của người nông dân, trong hoàn cảnh còn đầy khó khăn họ vẫn có những sáng tạo tuyệt vời. Những tác phẩm này đều có sức thuyết phục lớn...

Đó là hình ảnh ông Trịnh Văn Tiến, thôn 12, xã Đông Sơn, TP.Tam Điệp (Ninh Bình) một mình vác dao, rựa tiến về phía núi khai hoang mở đất cách đây hơn 20 năm để lập nên một trang trại nuôi con đặc sản (hươu, nai, dê, nhím, ngựa bạch...) giữa chốn "thâm sơn cùng cốc". Đến nay, trang trại nhà ông đã có 250 con hươu, nai, dê; 110 con ngựa; 100 con nhím; chưa kể lợn cắp nách, gia cầm các loại. Để chủ động nơi tiêu thụ sản phẩm, ông mở hệ thống cửa hàng cung cấp thực phẩm sạch và nhà hàng ở TP.Tam Điệp. Nhờ cách làm ăn khép kín này, doanh thu của gia đình ông đạt hơn 10 tỷ đồng/năm, tạo việc làm cho 24 lao động.

Hình ảnh nông dân thời đại mới không chỉ có vậy mà còn có những người trẻ dám nghĩ dám làm, áp dụng công nghệ cao vào sản xuất như anh Nguyễn Văn Kết ở thôn Bắc Vọng, xã Bắc Phú (Sóc Sơn, Hà Nội) xây hẳn nhà kính cho ếch ở, từ đó chế ngự được cả mùa đông băng giá khi nuôi được ếch ở cả bốn mùa. Hiện, trang trại của anh Kết cung cấp ếch giống và ếch thịt ổn định cho các siêu thị, trường học trên địa bàn 13 tỉnh phía Bắc.

Phát biểu kết luận buổi chấm chung khảo cuộc thi, nhà báo Lưu Quang Định- Tổng Biên tập Báo NTNN/ Điện tử Dân Việt, Phó Trưởng ban Tổ chức cuộc thi cho biết: "Sang năm BTC chúng tôi mong muốn cuộc thi sẽ có nhiều đổi mới về cả nội dung lẫn hình thức để cuộc thi có thể phong phú hơn hơn và phản ánh những bước đi mạnh mẽ của bức tranh nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam thời đại 4.0 một cách chân thực và sinh động".

Đồng thời, ông Lưu Quang Định cũng gửi lời cám ơn đến các thành viên Ban Giám khảo, nhà tài trợ đã luôn đồng hành cùng Giải báo chí toàn quốc "Tự hào Nông dân Việt Nam" trong suốt thời gian vừa qua.

Kết quả chấm chung khảo Giải báo chí toàn quốc Tự hào Nông dân Việt Nam 2017-2018 - Hình 4

Ông Hoàng Trọng Thủy - nguyên TBT Tạp chí Nông thôn mới - Thành viên Ban Giám khảo:

25 bài viết đều có một điểm chung là bám được "trục" chuyển động từ thúc đẩy sản xuất sang điều chỉnh sản xuất, hướng đến giá trị kinh tế cao. Đây chính là xu hướng chuyển mình đầy mạnh mẽ của ngành nông nghiệp và cũng là điểm độc đáo mà các bài viết năm nay đã bám sát và tập trung làm rõ.

Một điểm chung nữa là các bài viết đều tập trung vào trồng trọt, chăn nuôi, phản ánh chân thực bức tranh sản xuất và kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp. Các nhân vật đều ở lứa tuổ.i trung niên - độ tuổ.i sung sức nhất và có thể bám trụ với nông nghiệp lâu hơn.

Tuy nhiên, 25 bài viết năm nay thực sự chưa có bài nào nổi bật và xuất sắc, tinh thần bền bỉ làm giàu chưa rõ ràng, chưa trở thành động lực truyền cảm hứng cho bạn đọc... Trên "mặt trận" chế biến điển hình tương đối nhiều nhưng chưa có bài viết nào xuất sắc về lĩnh vực chế biến. Tính phát hiện mới chỉ dừng lại ở phát hiện nhân vật chứ chưa có phát hiện về tính giải pháp như làm cách nào để làm giàu; làm cách nào để ứng phó với những khó khăn trong sản xuất...

Kết quả chấm chung khảo Giải báo chí toàn quốc Tự hào Nông dân Việt Nam 2017-2018 - Hình 5

Nhà văn, nhà báo Văn Chinh - Thành viên Ban Giám khảo: Loạt bài năm nay có chuyển động tinh tế hơn, cụ thể đều chung tinh thần sản xuất ngon và sạch. Ví dụ như bài về anh kỹ sư bỏ nghề về nuôi lợn sạch, đây cũng chính là bước chuyển biến lớn trong tư duy của nông dân về làm sạch, nuôi sạch và cho ra sản phẩm sạch.

Điều này minh chứng cho việc người nông dân đang từng bước công nghiệp hóa nền nông nghiệp, sử dụng ít đất đai nhưng vẫn mang lại giá trị kinh tế cao. Hay như anh nông dân nuôi lợn bằng chip, đã biết ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao giá trị trên đơn vị diện tích nhỏ.

Tôi đán.h giá đây chính là chuyển động đầy tốt đẹp, đưa nông dân từ bị động sang chủ động và từng bước... Các bài tương đối đồng đều, chất lượng, cách viết giản dị nhưng thu hút, gần gũi với nông dân.

Kết quả chấm chung khảo Giải báo chí toàn quốc Tự hào Nông dân Việt Nam 2017-2018 - Hình 6

Các thành viên Ban Tổ chức và Ban Giám khảo chụp hình lưu niệm. Ảnh: Đ.D

Theo Danviet

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Cô giáo xin ủng hộ tiề.n mua máy tính: "Tôi không dỗi phụ huynh"
15:14:14 30/09/2024
Bão Krathon mạnh cấp 15, sẽ đi vào Biển Đông?
13:33:26 30/09/2024
Bão Krathon có khả năng đi vào Biển Đông trong 24 giờ tới
18:14:21 30/09/2024
Tài xế xe khách ở Hà Giang kể phút bất lực khi nhìn quả đồi 'đán.h úp'
10:21:38 30/09/2024
Sạt lở ở Hà Giang: Tạm dừng tìm kiếm các nạ.n nhâ.n mất tích
07:04:15 30/09/2024
Bão Krathon vào Biển Đông thành bão số 5, giật trên cấp 17
08:18:31 01/10/2024
Người thoát chế.t sạt lở Hà Giang: "Vừa nghe hô hoán, đất đã ào ào đổ xuống"
06:48:03 30/09/2024
Chị gái nạ.n nhâ.n vụ sạt lở: 'Em tôi mất tích khi đang giúp dân sơ tán đồ'
10:04:09 30/09/2024

Tin đang nóng

Danh sách sao Vbiz xuất hiện trong nhóm content bẩn của Negav bị lộ, người trong cuộc lần lượt lên tiếng!
20:47:54 01/10/2024
Thu Trang chính thức lên tiếng khi chồng Phương Lan nhắc tên trong lùm xùm bị nó.i xấ.u
22:05:40 01/10/2024
Em họ của chồng xin ở nhờ, nửa đêm tôi chế.t sững trước cảnh 'nóng mắt' của hai người
19:09:42 01/10/2024
Vợ Quách Phú Thành sống trong nhung lụa nhưng vẫn bị chồng từ chối một điều
19:59:14 01/10/2024
Phan Đạt - chồng diễn viên Phương Lan là ai mà náo loạn Vbiz?
21:32:28 01/10/2024
Thông tin chính thức vụ NS Hữu Châu bị gọi tên giữa drama chèn ép, có hành động sai lệch với diễn viên trẻ
20:24:01 01/10/2024
Thương vợ đau bụng nên mình tôi về giỗ mẹ, nào ngờ tiếng nhạc chát chúa từ điện thoại của con gái khiến cả nhà 'ngã ngửa'
21:56:14 01/10/2024
Ngọc Hiệp "Cô gái xấu xí" tuổ.i 59: Thích đi phượt, viên mãn bên chồng
19:44:10 01/10/2024

Tin mới nhất

Phối hợp điều tra nguyên nhân hổ chế.t tại Khu du lịch Vườn Xoài

21:22:34 01/10/2024
Tại tỉnh Long An xác định có 3 nhân viên vườn thú Mỹ Quỳnh tiếp xúc trực tiếp hổ. Tại tỉnh Đồng Nai, thông tin nhanh sơ bộ có khoảng 30 người tiếp xúc với hổ.

Chưa rõ nguồn gốc chai nước phát miễn phí khiến nhiều học sinh Hà Nội phải nhập viện

21:08:40 01/10/2024
Cụ thể, theo Ban giám hiệu Trường THCS Bình Minh, khoảng 13h45 ngày 30/9, nhà trường phát hiện một số học sinh được cho miễn phí một số sản phẩm nước uống đóng chai ngoài cổng trường.

Vụ nhiều học sinh nhập viện nghi ngộ độc ở Hà Nội: Sức khỏe các em ra sao?

14:11:26 01/10/2024
Trong đó, có 9 trường hợp nhẹ đã được chuyển xuống Khoa Truyền nhiễm, 3 trường hợp nặng hơn được điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực.

Quy định mới đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 10

10:41:32 01/10/2024
Từ tháng 10, nhiều quy định mới liên quan đến cấp phiếu lý lịch tư pháp trên VNeID, quy chuẩn đèn chiếu sáng của phương tiện giao thông, hành nghề công tác xã hội, đán.h số nhà chính thức có hiệu lực.

"Ăn sáng Hà Nội, ăn trưa Sài Gòn" nhờ đường sắt tốc độ cao

10:01:40 01/10/2024
Viễn cảnh đi tàu tốc hành Bắc - Nam để ăn sáng Hà Nội, ăn trưa Sài Gòn sẽ được hiện thực hóa thế nào? Kết quả nghiên cứu của Tư vấn lập dự án cho thấy điều này là khả thi.

Công bố hết dịch bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò tại xã Hà Hiệu

09:54:30 01/10/2024
Sau nhiều tháng chữa trị và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, đến nay 05 thôn vùng xảy ra dịch bệnh đã qua 30 ngày không phát sinh ổ dịch mới, đàn bò 12 con mắc bệnh của các hộ đã khỏe trở lại.

Lũ ống đổ về trong đêm, sơ tán khẩn cấp học sinh và giáo viên

09:44:36 01/10/2024
Đêm 30/9, mưa lớn kéo dài nhiều giờ, lũ ống bất ngờ từ trên núi đổ xuống khiến Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Lượng Minh ở huyện biên giới Kỳ Sơn (Nghệ An) ngập gần hết các phòng học

Nguy cơ sạt lở ở miền núi Quảng Trị đ.e dọ.a cuộc sống người dân

18:22:54 30/09/2024
Các địa phương tăng cường theo dõi diễn biến mưa lũ, cung cấp thường xuyên thông tin cảnh báo, dự báo và chỉ đạo, hướng dẫn người dân chủ động phòng ngừa, ứng phó hiệu quả với nguy cơ trượt, lở đất, đá.

Tìm kiếm người đàn ông mất tích khi chèo thuyền qua sông Lấp

18:17:38 30/09/2024
Trong lúc hai vợ chồng đang chèo thuyền đến giữa sông, ông N có biểu hiện co giật nên bất ngờ bị ngã xuống sông và bị nước cuốn trôi mất tích.

Vụ sạt lở nghiêm trọng tại Hà Giang: Gấp rút cứu người và thông tuyến giao thông

18:10:03 30/09/2024
Ông Phùng Viết Vinh, Chủ tịch UBND huyện Bắc Quang cho biết: Huyện đã hỗ trợ tiề.n cho các gia đình có người thiệ.t mạn.g, mất tích và bị thương do sạt lở đất.

Giải cứu an toàn hai du khách đi lạc trên đỉnh Langbiang

17:30:42 30/09/2024
Trong quá trình tham gia tìm kiếm người bị nạn, anh Krasan Sroan thuộc Đội an ninh của Khu du lịch Langbiang bị trượt ngã chấn thương, được lực lượng cứu nạn, cứu hộ đưa đến nơi an toàn.

Rãnh áp thấp nối với bão Krathon gây mưa giông trên Biển Đông, sóng cao tới 6m

10:50:57 30/09/2024
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay (30/9) có rãnh áp thấp có trục ở khoảng 19-22 độ vĩ Bắc nối với cơn bão Krathon lúc 7h có vị trí ở vào khoảng 20,2 độ Vĩ Bắc, 122,1 độ Kinh Đông.

Có thể bạn quan tâm

Nghệ sĩ Bảo Chung nói thẳng về tin đồn là đại gia bất động sản

Sao việt

23:28:21 01/10/2024
Nghệ sĩ Bảo Chung phủ nhận chuyện là đại gia bất động sản. Ông nói lý do từ Mỹ về Việt Nam vì muốn hết mình với nghệ thuật.

Diễn viên Lê Giang tuổ.i 52 hóa 'phú bà phông bạt', đắt show phim ảnh bậc nhất

Hậu trường phim

22:50:03 01/10/2024
Lê Giang vui vì tuổ.i 52 vẫn nhận nhiều lời mời đóng phim. Hiện chị là nữ diễn viên trung niên đắt show bậc nhất với vai diễn trong các dự án doanh thu trăm tỷ.

Màn ảnh Việt có 1 phim ngôn tình cực đáng hóng: Nữ chính trong trẻo tựa tình đầu, bối cảnh đẹp như tranh vẽ

Phim việt

22:17:40 01/10/2024
Bộ phim nhận nhiều phản hồi tích cực từ khán giả nhờ màu sắc trong trẻo, tươi mới đậm chất thanh xuân vườn trường mà dàn diễn viên trẻ đem đến.

Thiếu gia nổi tiếng gâ.y số.c khi thú nhận 22 tuổ.i có 10 mối tình

Netizen

22:15:52 01/10/2024
Đảo Thiên Đường đang là show hẹn hò hot nhất hiện tại khi ghép cặp các người chơi trai xinh gái đẹp. Khi chương trình càng về cuối, các cặp đôi dần lộ diện thì có một cái tên vẫn bị coi là mỹ nam lu mờ

Triển khai thành công kỹ thuật chụp động mạch vành qua da

Sức khỏe

22:02:04 01/10/2024
Chụp động mạch vành qua da là thủ thuật cơ bản và sử dụng rộng rãi trong các quy trình can thiệp về tim mạch với mục đích đán.h giá toàn bộ hệ động mạch vành.

Ngôi sao số 1 Việt Nam - người duy nhất không sợ bị vạ miệng hồi "trẻ trâu", nhân cách là thứ không thể phủ nhận!

Nhạc việt

22:01:46 01/10/2024
Ngôi sao này đã luôn được ca ngợi hết mình vì nhân cách vàng và EQ cao xuyên suốt hơn 1 thập kỷ trong showbiz.

Diễn biến mới về cuộc đấu tố giữa NewJeans và tập đoàn giải trí số 1 Hàn Quốc

Nhạc quốc tế

21:58:17 01/10/2024
Ngày 30/9, Uỷ ban Lao động và Môi trường đã thông qua yêu cầu triệu tập Hanni (người tham chiếu) và CEO đương nhiệm của ADOR là Kim Joo Young (nhâ.n chứn.g) vào hôm 25/10 tới.

Phát hiện tên chồng trong khai sinh của đứ.a tr.ẻ lạ, vợ bàng hoàng vì sự thật sốc ngất

Góc tâm tình

21:49:08 01/10/2024
Bạn tôi cứ vòng vo hỏi vợ chồng tôi dạo này có gì mới không, rồi chồng tôi có gì lạ không? Cô ấy ấp úng một hồi thì mới chịu nói rõ. Hóa ra là sự thật về người chồng ngoạ.i tìn.h sau lưng tôi bấy lâu nay.

Điểm 10 cho cameraman của Anh Trai Chông Gai: Góc máy quá ảo như đang xem MV bom tấn Hàn Quốc, MXH "phát cuồng"!

Tv show

21:47:05 01/10/2024
Công diễn 5 Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai đang làm cộng đồng fan Kpop điên đảo , được ví như EXO, DBSK Việt Nam.

Uyên Endy 'bạn gái' Ngô Kiến Huy, khoe dáng nuột, cơ ngơi 'chanh sả'?

Trẻ

21:32:09 01/10/2024
Uyên Endy tên thật là Nguyễn Thu Uyên, sinh năm 1997. Cô là một hot girl có gần 20 nghìn người theo dõi trên mạng xã hội. Cô không hoạt động nghệ thuật, mà hiện tại, cô nàng đang có công việc kinh doanh riêng.

Trương Mỹ Lan đổi ý xoành xoạch, xin rồi bán, cái kết cho túi Hermes gây bất ngờ

Xã hội

21:18:00 01/10/2024
Tại phiên xét xử mới nhất của vụ án Vạn Thịnh Phát, Trương Mỹ Lan tiếp tục nói về 2 chiếc Hermès bạch tạng. Bà cho rằng, có tiề.n cũng không mua được dòng túi rất hiếm này.