Nỗi niềm giáo viên hợp đồng: Lãnh đạo các trường và ngành Giáo dục nói gì?

Theo dõi VGT trên

Nhiều giáo viên miền núi Quảng Nam muốn thoát khỏi cái tên “hợp đồng” nhưng vì nhiều lý do, các cô thầy vẫn chưa được vào biên chế; cuộc sống của các “ giáo viên hợp đồng” rất vất vả, hàng ngày vẫn đến lớp với nỗi lo cơm, áo, gạo tiề.n, lo cho tương lai…

Như Dân trí đã phản ảnh trong bài viết Vất vả trăm bề của giáo viên vùng cao mang tên “hợp đồng”, nhiều giáo viên (GV) đứng lớp ở vùng cao Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam) nhiều năm nhưng hai chữ “biên chế” vẫn còn xa vời. Lương “hợp đồng” không đủ sống nhưng vì yêu nghề, yêu học sinh vùng núi thiếu thốn nên các cô vẫn say mê với nghề.

Nỗi niềm giáo viên hợp đồng: Lãnh đạo các trường và ngành Giáo dục nói gì? - Hình 1

Điểm trường Tăk Nầm thuộc trường Tiểu học Trà Don, xã Trà Don, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam. Điểm trường này nằm chơ vơ một bên là suối sâu, một bên là núi cao. Trường có 2 lớp ghép 1 và 2 nhưng chỉ có 9 em học sinh.

Thầy Võ Đăng Chín – Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú (PTDTBT) THCS Trà Don cho biết, trường có 26 GV, cán bộ quản lý và nhân viên. Trong số này có 2 GV hợp đồng. Vì GV chính nghỉ thai sản nên trường “hợp đồng” với 2 GV khác dạy thế chỗ, dạy “đỡ” mấy tháng.

Vậy lương các GV hợp đồng này ai trả? Thầy Chín cho hay, lương của các cô hợp đồng được lấy từ lương của các cô nghỉ thai sản trả. Một tháng sau khi trừ bảo hiểm, mỗi cô chỉ còn được 3 triệu đồng.

Nỗi niềm giáo viên hợp đồng: Lãnh đạo các trường và ngành Giáo dục nói gì? - Hình 2

Học sinh vùng cao đến trường kiếm con chữ đã rất vất vả, để giáo viên vùng cao có cuộc sống ổn định, yên tấm bám trường bám lớp hiện cũng còn nhiều vấn đề liên quan đến chính sách cần giải quyết

“Đời sống các cô khó khăn lắm, ở luôn trong trường chứ không về nhà, tiề.n ở đâu mà về. Cả tháng mới về nhà một lần ở TP Tam Kỳ, huyện Thăng Bình. Các cô có khi dạy không hết năm, khi nào GV chính thức đi dạy lại thì các cô “hợp đồng” phải nghỉ”, thầy Chín nói.

Theo thầy Chín, nhiều bộ môn như Mỹ thuật, Âm nhạc không có GV. Để dạy cho các em, trường phải phân GV trái môn dạy. Thầy Chín cho biết, hai môn này toàn huyện Nam Trà My chỉ có 2 trường có GV. Năm ngoái, trường tiết kiệm nên mời GV dạy được một năm, còn năm nay do không có tiề.n nên trường phân GV Âm nhạc dạy Mỹ thuật.

Ở huyện miền núi Nam Trà My, các GV hợp đồng vài tháng rất nhiều, cuộc sống rất vất vả. Thầy Chín kể có trường hợp cô giáo từ dưới đồng bằng lên đây công tác, khi có con thì chồng cô phải bỏ việc đi theo lên để giữ con. Cũng có nhiều trường hợp bố mẹ các cô phải đi lên giữ cháu cho con đi dạy…

Nỗi niềm giáo viên hợp đồng: Lãnh đạo các trường và ngành Giáo dục nói gì? - Hình 3

Video đang HOT

Một làng vùng cao huyện Nam Trà My. Để đến đây dạy học, giáo viên phải băng rừng lội suối rất vất vả

Trao đổi với PV Dân trí về các trường hợp “hợp đồng”, ông Võ Đăng Thuận – Trưởng Phòng Giáo dục Nam Trà My cho biết, toàn huyện có 714 cán bộ, GV; trong đó có hơn 500 GV. Ông Thuận ước tính có khoảng gần 10% là GV “hợp đồng huyện”. Còn số GV “hợp đồng trường” để bổ sung cho các GV nghỉ thai sản thì chưa thống kê.

Ông Thuận cho hay, tỉnh đang cắt giảm biên chế theo Nghị quyết 19, còn Phòng thì đang tính toán cân đối lại, nếu thiếu GV thì đăng kí thi tuyển viên chức, ai thi đậu thì mới được vô biên chế, còn ai không thi đậu thì cũng chịu dù có dạy lâu năm.

Để giải quyết số GV “hợp đồng” yên tâm công tác, ông Thuận cho hay vừa rồi tỉnh có họp và đưa ra kết luận cố gắng có điểm ưu tiên cho số GV hiện đang “hợp đồng”, cũng nhằm để giải quyết GV thiếu ở các huyện.

“Theo kết luận của lãnh đạo tỉnh, những GV hợp đồng mình sẽ có hướng ưu tiên cộng điểm thi, ví dụ một năm cộng 1 điểm hay 2 năm cộng 1 điểm gì đó để các cô có điều kiện hơn; hay là ưu tiên cho các GV này bằng cách nào đó để có điều kiện thi đậu”, ông Thuận chia sẻ.

Trưởng Phòng Giáo dục Nam Trà My cũng cho hay, huyện đang tổ chức sắp xếp tinh gọn bộ máy nên không cho biên chế về nữa, vừa rồi huyện cũng cắt giảm 83 biên chế sự nghiệp giáo dục. Huyện yêu cầu Phòng Giáo dục sắp xếp lại các điểm trường, đội ngũ cán bộ kiêm nhiệm… sau đó mới tính toán định biên thừa thiếu ra sao mới bổ sung.

Hiện nguồn kinh phí để nuôi các GV hợp đồng, Phòng Giáo dục huyện lấy từ nguồn các biên chế đã chuyển đi. Ông Thuận giải thích: Ví dụ tỉnh giao cho huyện 600 biên chế nhưng có 30 người chuyển đi nhưng không bị cắt thì huyện lấy nguồn từ đó để trả cho các GV hợp đồng.

Đây cũng chỉ là giải pháp trước mắt, giải pháp lâu dài vẫn là cần có chính sách ổn định để các thầy cô vùng cao yên tâm đứng lớp, cống hiến, đưa con chữ lên vùng cao, vùng đồng bào dân tộc khó khăn, đóng góp cho sự phát triển giáo dục ở địa phương.

Công Bính

Theo Dân trí

Quảng Nam: Vất vả trăm bề của giáo viên vùng cao mang tên "hợp đồng"

Giáo viên vùng cao đa số là khổ cực và vất vả; còn đối với những giáo viên chưa vào biên chế mà chỉ mới có "hợp đồng" thì vất vả trăm bề. Xa nhà, lương không đủ sống, đi dạy ở điểm trường xa... là những nỗi niềm của các giáo viên ở huyện miền núi Nam Trà My.

Toàn ăn đồ khô

Sau Tết, lên vùng cao huyện Nam Trà My, đến những điểm trường chênh vênh trên những ngọn núi cao, trò chuyện với các giáo viên ở đây nhưng chúng tôi cũng không thể diễn tả hết những vất vả mà các thầy cô ở vùng cao này đã và đang trải qua.

Quảng Nam: Vất vả trăm bề của giáo viên vùng cao mang tên hợp đồng - Hình 1

Một điểm trường nằm trên đồi ở xã Trà Nam, huyện Nam Trà My

Giáo viên vùng cao đã vất vả, mà giáo viên "hợp đồng" ở vùng cao càng vất vả gấp chục lần. Nếu giáo viên có "biên chế" thì cuộc sống đỡ hơn chút đỉnh, còn giáo viên "hợp đồng" thì giật gấu vá vai cũng không cách nào có thể đủ trang trải sinh hoạt cho cuộc sống của bản thân, chưa nói đến lo cho gia đình.

Trò chuyện với chúng tôi, hầu hết các cô đều không muốn đưa tên thật của mình vì ngại, sợ "nổi tiếng"... Tuy nhiên cũng có cô cũng sẵn sàng công khai tên thật của mình.

Cô H., một giáo viên dạy tại một điểm trường ở thôn 4 thuộc trường tiểu học Trà Tập, xã Trà Tập, Nam Trà My chia sẻ với chúng tôi rất nhiều về chuyện giáo viên "hợp đồng". Bản thân cô H. là một giáo viên hợp đồng từ năm 2015. Lúc cô mới lên, lương chỉ được 2,8 triệu đồng/tháng. Đến nay đã tăng lên được 3,8 triệu đồng/tháng.

Cô hiện đang mang bầu và gần đến ngày sinh, cũng vì khó khăn nên cô phải xin nghỉ sớm để về quê ở huyện Thăng Bình nghỉ ngơi và sinh nở. Cô chia sẻ: "Khó khăn thì nhiều lắm, không kể hết đâu. Giáo viên leo núi đứng điểm thôn rất xa, đi bộ leo núi hơn 2 tiếng mới đến nơi dạy. Đồng lương hạn hẹp nên ăn uống, chi tiêu rất tiết kiệm; toàn ăn đồ khô với mua ít cá hoặc thịt lên kho mặn để ăn cả tuần".

Cô cũng chia sẻ rất nhớ nhà nhưng cũng khó về thường xuyên được nên cứ vài tháng mới về thăm nhà một lần. Lý do đơn giản chỉ vì không có tiề.n và đường xa, khoảng cách từ điểm trường cô dạy chạy về nhà bằng xe máy hơn 100 cây số.

"Giáo viên vùng cao nhiều cái thiệt thòi lắm. Ngày nghỉ không thể trọn vẹn như dưới xuôi được vì phải tranh thủ lên sớm cho kịp hôm sau đi dạy. Nhiều cô có con nhỏ đem theo lên trên này ở, lỡ con đau phải đợi xe về tới dưới Tam Kỳ để khám. Có bầu thì không dám đi lại. Lỡ có bị gì cũng phải về dưới Tam Kỳ mới khám được", cô H. nói.

Bản thân cô cũng xa gia đình, xa chồng để đi dạy. Như cô, lúc mới cưới nhưng chồng đi làm một nơi, vợ đi làm một nẻo; 2-3 tháng, có khi nửa năm mới về gặp nhau được.

Cô H. đang dạy là "hợp đồng huyện", nghĩa là huyện trả lương cho cô nhưng cô nghe nói vài ngày nữa chuyển qua "hợp đồng trường" nên các cô càng hoang mang hơn. Nhiều giáo viên hợp đồng có ý định bỏ việc.

"Vì công việc, vì được "hợp đồng huyện" nên em nghỉ sẽ ổn định nên cố gắng. Với lại ở miết cũng có tình cảm với nơi mình dạy và ở, tình cảm với người dân và học sinh, học sinh không có gì ăn thì khi nào lên đi dạy cũng đem theo ít bánh kẹo lên làm quà, tuy khó khăn nhưng cũng vui. Nay nghe nói chuyển hợp đồng nên nhiều giáo viên rất nản. Tháng 6 này thi biên chế ở tỉnh nhưng cũng mong manh...", cô H. chia sẻ.

Quảng Nam: Vất vả trăm bề của giáo viên vùng cao mang tên hợp đồng - Hình 2

Điểm trường Tăk Nầm thuộc trường Tiểu học Trà Don, xã Trà Don, huyện Nam Trà My

Đối với Phòng Giáo dục và huyện cũng rất tạo điều kiện để những giáo viên hợp đồng lâu năm như cô H. được vào biên chế, ổn định cuộc sống và đỡ khó khăn hơn nhưng giờ biên chế đang muốn tinh giản, các giáo viên "hợp đồng" càng tâm tư hơn.

Chúng tôi gặp cô Nguyễn Thị Thảo, phụ trách điểm trường Tăk Nầm thuộc trường tiểu học Trà Don, xã Trà Don. Cô Thảo một mình đứng 2 lớp ghép 1 và 2 chỉ với 9 học sinh. Hôm chúng tôi đến, 2 lớp này vắng hết 4 em vì ốm đau, chỉ còn lại 5 em mà trong đó có 1 em bị khiếm khuyết về thần kinh, gia đình đưa con đến trường chỉ để hòa nhập với cộng đồng.

Quảng Nam: Vất vả trăm bề của giáo viên vùng cao mang tên hợp đồng - Hình 3

Cô Thảo phụ trách điểm trường với 9 em học sinh 2 lớp ghép 1 và 2. Nhưng hôm chúng tôi đến, lớp chỉ có 5 em

Cô Thảo cho biết, nhà ở huyện Bắc Trà My, cô được cử tuyển đi học rồi về dạy đã được 2 năm và vẫn đang "hợp đồng" với mức lương chỉ 3,5 triệu đồng mỗi tháng. Cô cho biết, chồng cô trước đây làm ở tận huyện Phước Sơn, cách xa cả trăm cây số. Trước tết, chồng cô xin nghỉ ở đó về huyện Nam Trà My xin việc để gần vợ.

Tuy nhiên, từ khi chuyển về huyện này, chồng cô thất nghiệp, xin vài chỗ nhưng chưa nơi nào nhận. Cô thuê căn phòng trọ giá 400 ngàn đồng ở trung tâm huyện để ở, hàng ngày cô chạy xe máy từ phòng trọ lên hơn 20 phút đến điểm trường. Ngày nào dạy 1 buổi thì trưa về, còn ngày nào dạy 2 buổi thì cô đùm cơm theo ăn.

Cô Thảo hiện cũng đang mang bầu, khó khăn chồng chất khi chồng không có việc làm, đồng lương ít ỏi không đủ trang trải cho hai vợ chồng. Đến tháng 6 này, tỉnh tổ chức thi biên chế cho giáo viên nhưng lúc đó cô đã sinh nên cơ hội để được vào biên chế ngày càng trở nên xa vời.

Cô Thảo mong ước chỉ mong được vào biên chế để ổn định cuộc sống, tiếp tục cống hiến, tiếp tục đưa con chữ đến với con em đồng bào Xê-đăng ở huyện vùng cao Nam Trà My này.

Còn nữa...

Kì sau: Lãnh đạo các trường và ngành giáo dục nói về "giáo viên hợp đồng"

Công Bính

Theo Dân trí

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Một mỹ nhân thừa nhận phải l.y hô.n vì quá nhiều người theo đuổi, có nhiều mối tình song 74 tuổ.i vẫn cô đơn
06:30:10 03/10/2024
"Người đẹp Tây Đô" Việt Trinh kể bị một đàn chị chử.i thẳng mặt và đòi "tác động vật lý"
06:25:08 03/10/2024
DJ Wukong mất điểm khi mang chuyện hẹn hò cá nhân đi kể công khai
06:37:56 03/10/2024
Trách em dâu keo kiệt, không mua sắm đồ cho chồng, tôi ngượng ngùng xấu hổ khi em mở tủ, để lộ những thứ đắt tiề.n bên trong
05:56:00 03/10/2024
Minh Dự nhờ pháp luật can thiệp sau khi bị "réo" tên vào loạt ồn ào
08:28:11 03/10/2024
Bỗng dưng chồng tặng tôi đôi hoa tai kim cương, biết chủ nhân thật sự của món quà mà tôi vội đem trả lại
05:35:40 03/10/2024
Biết tôi định mua nhà 3 tỷ, bạn gái ngỏ ý muốn góp 50 triệu, tôi từ chối nhận thì cô ấy đòi chia tay
05:45:16 03/10/2024
Tên cướp 'đội lốt' thợ sửa xe máy, vẽ tình huống không ai ngờ tới
06:00:36 03/10/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiề.n bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Nhờ sống tối giản, cô gái 32 tuổ.i đã tiết kiệm được 1,7 tỷ đồng trong 5 năm vì không mua những thứ sau

Sáng tạo

10:58:46 03/10/2024
Trước đây, có thể nói Huahua là người cầu kỳ. Cô ấy phải ăn mặc cẩn thận khi ra ngoài, mang theo nhiều túi xách sang trọng và không bao giờ đến quán ăn bình dân. Nhưng lần này chúng tôi gặp lại, cảm giác chung là hoàn toàn khác.

Na.m sin.h bỏ 30k mua vé số trúng gần 900 triệu, nửa đêm cả trường rầm rầm lao ra sân xem mặt mũi ra sao

Netizen

10:27:43 03/10/2024
Tại Trung Quốc, việc mua số do nhà nước kiểm soát được cấp phép từ những năm 1980. Chính phủ Trung Quốc coi mua số là công cụ nhằm đáp ứng một số nhu cầu cấp thiết như gây quỹ phúc lợi công cộng, kích cầu kinh tế.

Gam màu trung tính 'xâm chiếm' đường đua thời trang thu đông

Thời trang

10:22:44 03/10/2024
Vào mùa thu đông, các món đồ như áo khoác trench coat, áo sơ mi, quần jeans và bốt da là những món đồ không thể thiếu. Khi kết hợp với gam màu trung tính, chúng mang lại vẻ ngoài thanh lịch, phù hợp với không khí se lạnh.

Vụ 3 sao Vbiz bị gọi tên vào phốt căng: Minh Dự và 1 nhân vật lên tiếng, chồng Phương Lan có động thái lạ

Sao việt

10:18:38 03/10/2024
Những người bị réo tên vì cho là có liên quan đến ồn ào chèn ép, bắt nạt ở sân khấu trong bài viết do chồng diễn viên Phương Lan đăng tải lần lượt lên tiếng.

Những bệnh không nên đi bộ

Sức khỏe

10:07:05 03/10/2024
Điều cần thiết đối với những người có vấn đề về sức khỏe là phải tham khảo ý kiến chuyên gia chăm sóc sức khỏe trước khi bắt đầu, hoặc sửa đổi bất kỳ thói quen tập thể dục nào, bao gồm cả đi bộ.

Cựu trợ lý bóc trần Ten Hag 'thiếu lửa', lãng phí Ronaldo

Sao thể thao

10:00:15 03/10/2024
Một quả bom đã nổ chậm được gỡ bỏ khi cựu trợ lý của Erik ten Hag, Benni McCarthy, công khai chỉ trích chiến lược gia người Hà Lan.

Bí quyết đảo ngược tuổ.i sinh học của bà ngoại 64 tuổ.i

Làm đẹp

09:53:34 03/10/2024
Mặc dù phải giữ gìn sức khỏe về thể chất và tinh thần, bà Hardison cho biết, việc giữ cho trái tim mình luôn vui vẻ bằng cách dành thời gian bên người thân yêu cũng là một yếu tố quan trọng.

Phim 'Cám' kịch bản nhiều lỗ hổng nhưng tại sao vẫn thu về 85 tỷ?

Hậu trường phim

09:25:22 03/10/2024
Bộ phim Cám dù đứng đầu phòng vé nhưng vẫn vướng ý kiến trái chiều từ khán giả. Người xem đã chỉ ra nhiều tình tiết vô lý trong phim.

'Bà già đi bụi': Câu chuyện 'nỗi đau người già' từ hãng sản xuất 'Đào, phở và piano'

Phim việt

09:17:00 03/10/2024
Chuyển thể từ truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, bộ phim Bà già đi bụi của đạo diễn Trần Chí Thành là một tác phẩm nhẹ nhàng, thấm thía nhưng cũng đầy xúc cảm về nỗi đau người già.

"Hoàng tử indie" Vũ: Chỉ cần yêu một người là viết được 3 album

Nhạc việt

09:04:46 03/10/2024
Hiếm khi xuất hiện trên truyền thông, Vũ trải lòng về câu chuyện làm nghề, đằng sau các ca khúc tình yêu do anh viết và sự ngại ngùng trước danh xưng hoàng tử indie .

Biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng cao: Tác động và giải pháp

Thế giới

09:00:41 03/10/2024
Những thành phố lớn như Cairo, Lagos, Los Angeles, Mumbai và London đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng liên quan đến xói mòn bờ biển, ngập lụt và bão tàn phá.