Nỗi lo phía sau tham vọng Vành đai và Con đường của Trung Quốc

Theo dõi VGT trên

Kenya là quốc gia mới nhất trên thế giới khiến Trung Quốc phải ráo riết tìm cách xoa dịu “cơn bão” dư luận liên quan tới các siêu dự án gây tranh cãi trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và Con đường của Bắc Kinh.

Nỗi lo phía sau tham vọng Vành đai và Con đường của Trung Quốc - Hình 1

Người Kenya nhảy múa bên cạnh đầu tàu do công ty Trung Quốc sản xuất cho dự án đường sắt Mombasa- Nairobi năm 2017. (Ảnh: Xinhua)

Trong thông báo phát đi ngày 28/12, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã bác bỏ nhiều thông tin mà Bắc Kinh cho là “không chính xác”, trong đó nói rằng một cảng then chốt ở thành phố Mombasa, Kenya đang có nguy cơ bị Trung Quốc thâu tóm do quốc gia châu Phi không đủ khả năng trả nợ Bắc Kinh.

Phát biểu với các nhà báo hồi tuần trước, Tổng thống Kenya Uhuru Kenyatta cũng phủ nhận những thông tin trên và khẳng định đây chỉ là những thông tin mang tính “tuyên truyền” dựa trên một bức thư được cho là rò rỉ từ Văn phòng Tổng Kiểm toán Kenya (AG). Bức thư cảnh báo những tài sản thuộc sở hữu của Cơ quan Quản lý Cảng Kenya, bao gồm cảng Kilindini ở thành phố Mombasa – cảng lớn nhất tại khu vực Đông Phi, đã được sử dụng làm tài sản thế chấp cho khoản vay trị giá hàng tỷ USD của Kenya với Trung Quốc để thực hiện một dự án đường sắt.

“Ngay cả chính phủ Trung Quốc cũng nói rằng thông tin này là vô nghĩa”, Tổng thống Kenyatta nói.

Văn phòng Tổng kiểm toán Kenya cũng phủ nhận việc công bố bất kỳ bức thư nào có nội dung như vậy, trong khi bản sao của bức thư này đã xuất hiện tràn lan trên mạng.

Theo CNN, bất chấp sự phủ nhận thẳng thừng của chính quyền Trung Quốc và Kenya, những mối lo ngại về các khoản vay của Bắc Kinh đã cho thấy tâm lý sợ hãi ngày càng tăng tại nhiều quốc gia đang phát triển. Chính phủ các nước này lo sợ rằng khi vội vã chạy theo các khoản vay trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc, chính họ có thể rơi vào tình trạng vỡ nợ. Khi các con nợ không có khả năng chi trả, các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc sẵn sàng thâu tóm các cảng biển, đường sắt và cơ sở hạ tầng trọng yếu khác, dù ở bất cứ đâu trên thế giới.

Nỗi lo vỡ nợ

Nỗi lo phía sau tham vọng Vành đai và Con đường của Trung Quốc - Hình 2

Kenya được cho là đã “gán” cảng Mombasa cho Trung Quốc do không đủ khả năng trả nợ. (Ảnh: Citizentv)

Đối với những ý kiến chỉ trích Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc, cảng Hambantota của Sri Lanka là ví dụ điển hình nhất cho thấy nguy cơ các nước đang phát triển mắc kẹt trong các khoản vay từ Bắc Kinh.

Vào tháng 12/2017, Trung Quốc đã giành được quyền thuê cảng Hambantota, một cảng nằm ở vị trí chiến lược trọng yếu tại Ấn Độ Dương, trong thời hạn 99 năm để xóa một phần khoản nợ hàng tỷ USD do Sri Lanka nợ Trung Quốc.

Động thái này đã làm dấy lên lo ngại rằng Trung Quốc sẽ lợi dụng tình trạng vỡ nợ tương tự tại các quốc gia khác để giành quyền kiểm soát cơ sở hạ tầng mới tại những nơi có lợi ích về quân sự và kinh tế, từ đó “vượt mặt” các đối thủ trong khu vực như Ấn Độ và Mỹ.

Vào giữa năm 2018, chính phủ Zambia đã lên tiếng bác bỏ thông tin nói rằng, nước này đang chuẩn bị trao quyền kiểm soát nhiều tài sản công, bao gồm đài truyền hình nhà nước và sân bay quốc tế Kenneth Kaunda, cho Trung Quốc.

Đối với Kenya, vấn đề của nước này nảy sinh từ năm 2014 khi bắt đầu ký một thỏa thuận hàng tỷ USD với Tập đoàn Cầu Đường thuộc sở hữu nhà nước Trung Quốc để xây dựng một tuyến đường sắt nối thủ đô của Kenya với thành phố Mombasa. Mặc dù mang lại lợi ích cho người dân sau khi hoàn thiện vào năm 2017, song dự án đường sắt tại Kenya được cho là không tạo ra một nửa doanh thu như kỳ vọng, từ đó đặt ra nguy cơ Kenya không thể trả nợ cho Bắc Kinh. Dự án cũng bị chỉ trích vì đội giá quá cao, được cho là gấp 3 lần so với mức giá tiêu chuẩn quốc tế.

Sáng kiến gây tranh cãi

Nỗi lo phía sau tham vọng Vành đai và Con đường của Trung Quốc - Hình 3

Video đang HOT

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (giữa) chụp ảnh chung với các nhà lãnh đạo châu Phi tại Diễn đàn Hợp tác Trung Quốc – châu Phi ở Bắc Kinh ngày 3/9 (Ảnh: SCMP)

Theo Cơ quan Tình báo Kinh tế (EIU), trong nửa đầu năm 2018, các công ty Trung Quốc đã cho vay nước ngoài khoảng 50 tỷ USD, bổ sung hơn 8.000 tỷ USD vào khoản đầu tư được công bố trước đó. Tuy nhiên con số này đã giảm so với cùng kỳ năm ngoái, trước khi xuất hiện những lo ngại về Sáng kiến Vành đai và Con đường.

“(Cuối năm 2018) chứng kiến nhiều dự án quan trọng bị đình chỉ (trong đó có dự án ở Malaysia) hoặc bị thu hẹp lại (trong đó có dự án tại Myanmar) trong bối cảnh xuất hiện ngày càng nhiều lo ngại về tính ổn định và minh bạch của các khoản nợ”, báo cáo của EIU cho biết.

Nhiều quốc gia ban đầu sẵn sàng tiếp nhận các khoản t.iền từ Trung Quốc nhưng sau đó đã lo ngại về viễn cảnh có thể xảy ra nếu họ bị vỡ nợ, đặc biệt sau sự việc tại Sri Lanka.

Theo báo cáo của Trung tâm Phát triển Toàn cầu (CDG), một phần của vấn đề bắt nguồn từ “cách tiếp cận khó đoán” của Trung Quốc trong việc xử lý các khoản nợ. Điều này có liên quan tới sự thiếu nhất quán của Bắc Kinh trong việc ứng xử với các quốc gia vỡ nợ. Trước đây, Trung Quốc từng sẵn sàng xóa nợ, tái cấu trúc nợ hoặc gia hạn tín dụng cho các nước, nhưng cũng có khi Bắc Kinh đòi các nước phải thế chấp tài sản để trừ nợ.

Cách tiếp cận của Trung Quốc đã tạo ra sự bất ổn đáng kể, buộc chính phủ các nước từng mượn t.iền của Trung Quốc phải trông cậy vào việc duy trì mối quan hệ gần gũi với Bắc Kinh để đảm bảo các khoản vay trong tương lai.

Các nhà lãnh đạo châu Phi đã hết lời ca ngợi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sau Diễn đàn Hợp tác Trung Quốc – châu Phi tại Bắc Kinh hồi tháng 9. Tuy nhiên, tâm lý lo lắng về Sáng kiến Vành đai và Con đường cũng làm dấy lên làn sóng phản đối Trung Quốc tại một số quốc gia, đặc biệt ở Maldives và Malaysia – nơi các đảng đối lập chỉ trích Trung Quốc lên nắm quyền điều hành gần đây.

Chính quyền Trung Quốc đã phản bác mạnh mẽ những lời chỉ trích, cho rằng đây là tiêu chuẩn kép của các nước nhằm vào Bắc Kinh.

“Thật vô lý khi t.iền từ các nước phương Tây được ca ngợi là tốt đẹp và đáng quý, trong khi t.iền từ Trung Quốc bị coi là xấu xa và là cái bẫy”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh phát biểu hồi tháng 9.

Tương lai của sáng kiến

Nỗi lo phía sau tham vọng Vành đai và Con đường của Trung Quốc - Hình 4

Thủ tướng Papua New Guinea Peter O’Neill (phải) bắt tay Chủ tịch Tập Cận Bình tại lễ khánh thành Đại lộ Độc lập do Trung Quốc tài trợ ở thủ đô Port Moresby ngày 16/11. (Ảnh: Reuters)

Mặc dù những quan điểm chỉ trích Sáng kiến Vành đai và Con đường mạnh mẽ nhất xuất phát từ nước ngoài, nhưng thực tế cho thấy ngày càng nhiều lo ngại về sáng kiến này nảy sinh từ nội bộ Trung Quốc.

Kể từ khi Sáng kiến Vành đai và Con đường ra đời, giới chỉ trích đã cảnh báo rằng kế hoạch này có thể khiến Trung Quốc bị vay nợ quá mức khi lãng phí hàng tỷ USD vào các dự án không bao giờ có khả năng hoàn vốn. Ngay cả khi Trung Quốc có thể giành được quyền kiểm soát một số dự án nhất định đi chăng nữa để xóa nợ, lợi nhuận mà Bắc Kinh thu được từ các dự án này cũng không đáng kể.

Một cuộc khảo sát gần đây do Đại học Bắc Kinh và Viện nghiên cứu Taihe tại Bắc Kinh thực hiện cho thấy, gần một nửa trong số 100 quốc gia khảo sát được đ.ánh giá không phù hợp với các dự án Vành đai và Con đường do sự yếu kém về tài chính và cơ sở hạ tầng. Cuộc khảo sát cho rằng chính phủ Trung Quốc nên “đ.ánh giá lại và ngăn ngừa các nguy cơ” trước khi tiếp tục triển khai các dự án tại những nước này.

Ngoài ra, Sáng kiến Vành đai và Con đường cũng đối mặt với sức ép từ Mỹ và các quốc gia đối thủ – những nước muốn ngăn Trung Quốc “hất cẳng” tầm ảnh hưởng của họ tại các quốc gia đang phát triển.

Mặc dù lực lượng ủng hộ Sáng kiến Vành đai và Con đường vẫn đông đảo và kế hoạch này được cho là chưa thể đổ vỡ trong tương lai gần, song đã có những dấu hiệu cho thấy sự thay đổi đang diễn ra. Số lượng thỏa thuận được ký trong năm 2018 đã giảm so với các năm trước đó, trong khi các ngân hàng phát triển lớn của Trung Quốc được yêu cầu phải hợp tác với Ngân hàng Thế giới và các nhà cho vay khác trong các dự án tương lai tại các nước.

Là dự án mang dấu ấn của Chủ tịch Tập Cận Bình, Sáng kiến Vành đai và Con đường được kỳ vọng sẽ đưa Trung Quốc trở lại vị thế sức mạnh và tầm ảnh hưởng truyền thống của nước này ở cả châu Á cũng như trên toàn cầu. Tuy nhiên bước sang năm 2019, sáng kiến này đang “lung lay” hơn bao giờ hết và chính phủ Trung Quốc cần xem xét lại. Theo nhà phân tích Nisid Hajari của Bloomberg, nếu không thực hiện được điều này, Trung Quốc có thể thất bại trong việc đạt được mục tiêu đề ra ban đầu, đó là sử dụng Sáng kiến Vành đai và Con đường để mở rộng sức mạnh, tầm ảnh hưởng và thương mại của Bắc Kinh ra toàn thế giới.

Thành Đạt

Tổng hợp

Theo Dantri

Hệ lụy xã hội từ các dự án đầu tư của Trung Quốc tại Kenya

Đằng sau những cơ hội việc làm mà các công ty Trung Quốc mang lại khi đầu tư sang Kenya, người dân quốc gia châu Phi này đang phải đối mặt với các hệ lụy xã hội mới khi họ bị kì thị và phân biệt chủng tộc ngay tại chính đất nước mình.

Hệ lụy xã hội từ các dự án đầu tư của Trung Quốc tại Kenya - Hình 1

Richard Ochieng, một nhân chứng người Kenya bị người Trung Quốc kỳ thị chủng tộc (Ảnh: New York Times)

Trước năm 2017, Richard Ochieng, 26 t.uổi, không có khái niệm về phân biệt chủng tộc. Anh chưa từng trải nghiệm qua điều này khi sinh ra và lớn lên ở ngôi làng gần hồ Victoria, nơi mọi người anh quen biết là người da đen. Anh chưa bao giờ bị kỳ thị khi đi học đại học, khi tốt nghiệp và đi tìm việc làm.

Chỉ khi anh tới Ruiru, một khu vực tăng trưởng nóng ở cạnh thủ đô Nairobi, và xin việc vào một công ty xe máy của Trung Quốc, Ochieng mới trải nghiệm sự kỳ thị từ chính người "sếp" Trung Quốc. Người này đã gọi Ochieng là "một con khỉ".

Điều đó xảy ra khi Ochieng và lãnh đạo công ty cùng đi khảo sát địa bàn bán hàng và nhìn thấy một đàn khỉ đầu chó đứng ven đường.

"Những người anh em của cậu kìa", người đàn ông Trung Quốc nói, thúc giục Ochieng mang chuối cho những con khỉ.

Sau đó, trò đùa đầy tính kỳ thị tiếp diễn khi người sếp trên tiếp tục có ý gọi toàn bộ người dân Kenya là loài linh trưởng, Ochieng nói.

Người đàn ông Kenya đã ghi lại đoạn video có ngôn từ xúc phạm trên và đưa chúng lên mạng xã hội. Ngay lập tức, chính quyền Kenya đã yêu cầu người đàn ông Trung Quốc hồi hương. Cách xử lý này đã làm dấy lên những bàn luận trong nội bộ dư luận Kenya.

Trong bối cảnh Trung Quốc mang t.iền tới đầu tư và mở rộng hiện diện tại khu vực, nhiều người dân Kenya quan ngại rằng việc đưa người Trung Quốc vào Kenya dường như đang khiến người dân nước này hứng chịu thái độ kỳ thị và phân biệt chủng tộc tại chính quê hương của họ.

Kenya từng là một quốc gia thuộc địa. Vào thời điểm đó, những người theo chủ nghĩa da trắng thượng đẳng thống trị và ép những người da đen phải đeo giấy tờ tùy thân trên cổ. Tuy nhiên, sau khi giành được độc lập vào năm 1963, người dân Kenya tự hào rằng họ đã xây dựng được nền dân chủ ổn định so với các quốc gia láng giềng trong khu vực.

Ngày nay, nhiều người dân Kenya cho biết kỳ thị chủng tộc là một hiện tượng mà họ chỉ biết thông qua các bài học lịch sử và tin tức. Tuy nhiên, câu chuyện từ sự kỳ thị của người Trung Quốc tại đây đã khiến người Kenya cảm thấy hoang mang và băn khoăn.

"Họ là những người có nguồn vốn, nhưng dù chúng tôi rất mong muốn họ đầu tư vào Kenya, chúng tôi không muốn họ đối xử với chúng tôi như thể chúng tôi không phải là con người tại chính đất nước này", anh David Kinyua, 30 t.uổi, người đang quản lý một khu công nghiệp ở Ruiru, nơi có công ty của Ochieng đang làm việc, cho biết.

Hệ lụy xã hội từ các dự án đầu tư của Trung Quốc tại Kenya - Hình 2

Một quán mì Trung Quốc ở Kenya (Ảnh minh họa: New York Times)

Trong 10 năm qua, Trung Quốc đã bắt đầu hoạt động cho vay vốn xây dựng cơ sở hạ tầng trên khắp các quốc gia châu Phi. Để trả các khoản nợ, nhiều nước đã chấp nhận vay mượn hoặc dùng tài nguyên thiên nhiên để trao đổi. Giới chuyên gia đã không ít lần cảnh báo về quyền lực mềm của Trung Quốc ở các quốc gia này.

Tuy nhiên, ngoài những quan ngại trên, người dân tại Kenya còn quan tâm tới thái độ kỳ thị và phân biệt chủng tộc từ người Trung Quốc.

Ở Nairobi, các công nhân ở độ t.uổi 20-30 chia sẻ các câu chuyện về kỳ thị chủng tộc mà họ gặp phải. Một người kể lại rằng cô đã nhìn thấy một giám đốc Trung Quốc thẳng tay tát một nữ đồng nghiệp Kenya vì một lỗi lầm nhỏ nhặt.

Những công nhân khác cho biết phòng vệ sinh của họ được chia thành 2 loại: nhà vệ sinh cho người Trung Quốc và nhà vệ sinh cho người Kenya.

Chưa có thống kê chính thức về số người Trung Quốc đang sống tại Kenya, dù một nghiên cứu cho thấy con số này vào khoảng 40.000. Một số người chỉ làm việc trong thời gian ngắn ngày, một số thiết lập nên các khu vực sống riêng của người Trung Quốc và hạn chế tiếp xúc xã hội với người dân địa phương. Sự cách biệt và thiếu gắn kết đã khiến nhiều người Trung Quốc không hiểu rõ cuộc sống người Kenya. Một số người tới Kenya với tâm lý coi thường người dân địa phương, theo ông Howard French, một cây bút của New York Times.

Cáo buộc về kỳ thị chủng tộc xuất hiện ngay trên những công trình trọng điểm quốc gia như đoạn đường sắt nối giữa Nairobi và Mombasa. Đoạn đường trị giá 4 tỷ USD được coi là biểu tượng của sự hợp tác xây dựng giữa Trung Quốc và Kenya.

Tuy nhiên, vào tháng 7, tờ báo địa phương The Standard đăng một bài viết mô tả không khí giống như "chủ nghĩa thực dân" ở dự án hữu nghị này. Theo đó, những người Kenya dường như không được phép vận hành tàu, trừ khi có nhà báo xuất hiện tại hiện trường.

Ngoài ra, các nhân viên người Kenya còn bị trực tiếp xúc phạm. "Mặc đồng phục vào, trông cậu không còn giống mấy con khỉ nữa", Fred Ndubi, 24 t.uổi, nhớ lại câu nói xúc phạm mà anh nhận được từ một người quản lý Trung Quốc.

"Tại sao ông có thể gọi chúng tôi là khỉ", Ndubi đáp trả. Sau đó, anh xin nghỉ việc dù cha mẹ anh đã phải bán đi 1/4 diện tích đất để cho con trai tham gia khóa đào tạo trở thành người vận tải hệ thống đường sắt.

Hệ lụy xã hội từ các dự án đầu tư của Trung Quốc tại Kenya - Hình 3

Đường sắt hữu nghị Trung Quốc và Kenya (Ảnh minh họa: BBC)

Đó không phải là lần đầu các công ty Trung Quốc bị cáo buộc có hành động kỳ thị chủng tộc. Hai năm trước, một công ty sản xuất xà phòng giặt ở Trung Quốc đã cho chạy một đoạn quảng cáo ca ngợi công dụng của một loại xà phòng khi có thể biến một người đàn ông da màu trở thành một người châu Á da vàng. Năm ngoái, ứng dụng nhắn tin Wechat của Trung Quốc phải xin lỗi vì phần mềm dịch của nước này đã chuyển ngữ từ "du khách da đen" trong tiếng Trung thành một từ lóng khiếm nhã trong tiếng Anh.

Ochieng nói, trong công việc người Kenya bị đối xử khá hà khắc với những điều lệ như cấm không được cười trong giờ làm việc, phạt t.iền cho mỗi phút đi muộn. Tuy nhiên, với anh, điều đau lòng nhất khi người dân nước Anh bị gọi là con khỉ, cách gọi đầy miệt thị và khinh thường.

Ochieng nói anh đã nhiều lần lên tiếng phản đối nhưng những người sử dụng cách gọi này vẫn tảng lờ. Anh này nói rằng anh buộc phải ghi âm lại để có bằng chứng.

Ngày mà đoạn video của Ochieng được tung lên mạng cũng là ngày mà người "sếp" Trung Quốc của Ochieng bị trục xuất. Sự bức xúc bùng nổ tới mức Đại sứ quán Trung Quốc ở Kenya phải lên tiếng rằng: "Cách nhìn và biểu đạt của người đàn ông trong đoạn video không đại diện cho quan điểm của phần lớn người Trung Quốc".

Đức Hoàng

Theo Dantri

Theo New York Times

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tại sao các hãng hàng không Mỹ đang phải 'trả giá' dù lượng khách du lịch phá kỷ lục?
07:00:05 05/07/2024
Mưa lũ ảnh hưởng đến trên 1,5 triệu người ở Trung Quốc
13:36:48 05/07/2024
Nghĩa trang ở Thái Lan chiếu phim cho người đã khuất
22:42:21 05/07/2024
Nga phản ứng về việc Azerbaijan và Armenia được mời dự hội nghị thượng đỉnh NATO
06:12:45 05/07/2024
Tổng thống Nga: Thế giới đa cực đã trở thành hiện thực
07:06:35 05/07/2024
Tổng thống Hàn Quốc công bố bổ nhiệm nhiều nhân sự mới
06:31:58 05/07/2024
Tóc giả làm từ thân chuối tại châu Phi
17:58:42 04/07/2024
Doanh thu từ dầu khí của Nga dự kiến giảm mạnh trong năm 2024
12:01:19 05/07/2024

Tin đang nóng

Hé lộ cuộc gặp gỡ định mệnh của Midu - Minh Đạt vào 3 năm trước, Lan Ngọc và dàn sao Vbiz chứng kiến
06:27:15 06/07/2024
Tài tử Song Il Gook kể chuyện mất việc sau khi có Daehan - Minguk - Manse, ai dè nhận phản ứng "1 trời 1 vực" với Song Joong Ki
07:31:09 06/07/2024
"Cỗ xe tăng" Đức đổ gục và bật khóc sau trận thua Tây Ban Nha, Toni Kroos kết thúc sự nghiệp đầy nghiệt ngã
08:21:11 06/07/2024
Xót xa: Ronaldo thất thần, cố nén những giọt nước mắt cay đắng trong trận đấu cuối cùng tại Euro
08:18:18 06/07/2024
Nam thần Hoa ngữ cao 1,88m Trương Lăng Hách gây sốt
05:56:51 06/07/2024
"Chị đẹp" MLee ghi danh dự thi Miss Universe Vietnam 2024, chấn động cõi mạng
07:15:07 06/07/2024
Nam Thư bị tố đột nhập tài khoản chính thất, gây sức ép lên mẹ để xoá phốt
10:42:34 06/07/2024
Hành trình 5 năm Baifern - Nine: Từ friend zone hoá người yêu như phim, ai dè kết thúc bằng drama "mẹ chồng"
07:26:08 06/07/2024

Tin mới nhất

6 tháng đầu năm, hacker đ.ánh cắp 1,4 tỷ USD t.iền mã hóa

09:48:41 06/07/2024
Trong báo cáo công bố hôm 5/7, các chuyên gia của TRM Labs cho biết tin tặc đã đ.ánh cắp hơn 1,38 tỷ USD t.iền mã hóa tính đến ngày 24/6, so với 657 triệu USD một năm trước đó.

Ukraine than bị chậm viện trợ, ông Putin muốn 'chấm dứt hoàn toàn' xung đột

07:23:54 06/07/2024
Ukraine và các nước đồng minh phương Tây đã bác bỏ đề xuất trên, dù ông Putin khẳng định vẫn để ngỏ cơ hội xem xét kế hoạch này. Điện Kremlin đã khuyến khích giới lãnh đạo Ukraine dành thời gian để cân nhắc các đề xuất.

Sai lầm trong việc triển khai máy bay khiến Ukraine trả giá đắt?

07:19:04 06/07/2024
Tại Mirgorod, máy bay không được đặt trong các boongke kiên cố hay nhà chứa nằm sâu dưới lòng đất mà ở ngoài trời. Hơn nữa, chúng thậm chí còn không được che phủ bằng lưới ngụy trang.

Liên hợp quốc đ.ánh giá thiệt hại nghiêm trọng của bão Beryl

07:03:44 06/07/2024
Cũng theo người đại diện của LHQ, cơn bão đã gây tác động thảm khốc cho hoạt động du lịch vốn rất cần thiết trên các quần đảo ở khu vực Caribe.

Hamas phản đối việc lực lượng nước ngoài hiện diện tại Gaza

06:33:13 06/07/2024
Trong khi đó, Ủy ban Kháng chiến nhân dân (PRC), một nhóm vũ trang liên minh với Hamas, cũng phản đối mọi nỗ lực nhằm triển khai các lực lượng quốc tế hoặc các lực lượng khác ở Gaza.

Ông Keir Starmer trở thành thủ tướng mới của Anh

22:40:25 05/07/2024
Ngày 5/7, ông Keir Starmer, lãnh đạo Công đảng Anh, đã chính thức trở thành thủ tướng mới của nước này sau khi diện kiến Vua Charles III tại Cung điện Buckingham ở thủ đô London.

Giá lương thực thế giới ổn định trong tháng 6

22:37:25 05/07/2024
Trong báo cáo khác, FAO đã nâng dự báo sản lượng ngũ ngốc toàn cầu năm 2024 thêm 7,9 triệu tấn (0,3%), lên 2,854 tỷ tấn, tăng nhẹ so với mức năm 2023 và đ.ánh dấu mức dự báo cao kỷ lục mới.

Nga thông báo số lượng cuộc tấn công vào mục tiêu của Ukraine trong tuần

22:35:53 05/07/2024
Ngoài ra, tên lửa và thiết bị bay không người lái của Nga cũng phá hủy các kho nhiên liệu dùng cho vũ khí của Ukraine và các xưởng lắp ráp thiết bị bay không người lái cũng như xuồng không người lái.

Lãnh đạo nhiều nước chúc mừng tân Thủ tướng Anh Keir Starmer

22:33:39 05/07/2024
Bài bình luận trên tờ the Guardian cho rằng dù đảng Bảo thủ thất bại nhưng vẫn có dấu hiệu tích cực khi đảng này tránh được thảm họa số ghế dưới mức 100 như nhiều cuộc thăm dò trước đó.

Kyrgyzstan chặn đứng âm mưu đảo chính

22:31:40 05/07/2024
Các nghi phạm đang bị tạm giam trước khi đưa ra xét xử. Trong khi đó, cơ quan chức năng cũng đang tiến hành các cuộc điều tra mở rộng liên quan vấn đề này.

Mỹ nhận định đề xuất ngừng b.ắn mới của Hamas là 'bước đột phá'

22:29:14 05/07/2024
Cho đến thời điểm hiện tại, rào cản chính trong các cuộc đàm phán là quan điểm khác biệt về cách thức chuyển từ giai đoạn đầu sang giai đoạn thứ hai của thỏa thuận.

Nguyên nhân Anh nghiêng về cánh tả, đi ngược xu hướng ở châu Âu

22:27:08 05/07/2024
Nhiều quốc gia Tây Âu đang diễn ra xu hướng các đảng theo chủ nghĩa dân tộc, dân túy và chủ nghĩa hoài nghi châu Âu chiếm ưu thế trong các cuộc thăm dò cử tri và bước vào hành lang quyền lực.

Có thể bạn quan tâm

Trót 'ăn cơm trước kẻng' với bạn trai, tôi xin cưới chạy bầu, nào ngờ đến ngày lên bàn sinh, tôi mới nghe được câu nói chát đắng của mẹ chồng

Góc tâm tình

11:42:42 06/07/2024
Sau khi cưới, mang tiếng là được ở riêng nhưng thực ra cuộc sống chẳng khác nào phận làm dâu thông thường. Tôi lỡ có bầu trước cưới.

Khám phá nét độc đáo ở chùa Địch Lộng, Ninh Bình

Du lịch

11:41:34 06/07/2024
Du khách thăm chùa Địch Lộng, từ Hà Nội theo đường quốc lộ 1Avề phía Nam, qua cầu Đoan vĩ, còn gọi là cầu Khuất, rẽ tay phải đi khoảng 1 km nữa là đến.

Chị Giang Taiwan nàng dâu xứ Đài, chê trai Việt trên sóng nước bạn gây bức xúc

Netizen

11:34:59 06/07/2024
Mạng xã hội lan truyền đoạn video gây bức xúc, cụ thể một người có tên là Chị Giang Taiwan đã lên sóng truyền hình nước bạn để chê trách giá trị đàn ông Việt, ngược lại cô đề cao người chồng ngoại quốc của mình khiến dư luận cảm thấy kh...

Ốc Thanh Vân nhắc tin đồn ly hôn ngay khi về nước, nói đúng 6 chữ về hôn nhân

Sao việt

11:32:52 06/07/2024
Sau thời gian sinh sống tại Úc, Ốc Thanh Vân cùng 3 con đã trở về Việt Nam. Ngay sau khi về nước, nữ diễn viên đã đăng ảnh cùng ông xã Trí Rùa khẳng định một điều về hôn nhân hiện tại.

Lưu Đức Hoa mở màn tour lưu diễn ca nhạc tại Trung Quốc sau hơn chục năm

Nhạc quốc tế

11:32:35 06/07/2024
Thiên vương Hồng Kông Lưu Đức Hoa chính thức trở lại với sân khấu ca nhạc sau nhiều năm và bắt đầu chuyến lưu diễn ca nhạc mới nhất tại Trung Quốc.

Review The Secret Of Us tập 3: Earn khờ vì yêu, quyết lấy thân để "dụ tình" bác sĩ

Phim châu á

11:26:54 06/07/2024
Earn chưa bao giờ ngừng yêu bác sĩ. Ban đầu, cô không muốn trở thành đại diện của bệnh viện vì sợ sẽ gặp lại người cũ, sinh ra đau lòng.

Trồng hoa giấy trước nhà phải nhớ điều này để cây nở hoa rực rỡ và tránh đại kỵ phong thủy

Trắc nghiệm

11:18:30 06/07/2024
Hoa giấy ngày càng được nhiều người yêu thích trồng trong nhà làm cây phong thủy nhưng nếu không biết tránh những điều này có thể phạm kỵ. Cây kim t.iền hút tài lộc

Người đàn ông ở Thái Bình bịt mặt, cầm dao ra đường cướp xe máy

Pháp luật

11:17:40 06/07/2024
Tối nay (5/7), trao đổi với PV VietNamNet, lãnh đạo Công an huyện Thái Thụy (tỉnh Thái Bình) cho biết, đơn vị vừa bắt giữ một đối tượng manh động, dùng dao cướp xe máy của người đi đường.

Plastique Tiara - drag queen gốc Việt lần đầu kết hợp cùng nghệ sĩ Việt - Orange

Nhạc việt

11:16:07 06/07/2024
Trước đó, Plastique Tiara đã tập trung phát triển sự nghiệp ở nước ngoài và hợp tác cùng nhiều nghệ sĩ danh tiếng thế giới.

Sự khác biệt giữa áo blazer và áo vest? Chị em nên sắm món nào để mặc hợp mọi hoàn cảnh?

Thời trang

11:10:59 06/07/2024
Đến hiện tại vẫn có rất nhiều chị em nhầm tưởng rằng áo vest và áo blazer là một nhưng hai kiểu áo này lại hoàn toàn khác nhau.

Nhà phố đậm chất Bắc Bộ giữa Tây Nguyên

Sáng tạo

10:51:53 06/07/2024
Căn nhà phố nằm ngay trung tâm thành phố Pleiku, đậm chất kiến trúc Bắc Bộ, là nơi sinh sống của gia đình 3 thế hệ.