Nỗi lo ở một vùng cuối Sông Hậu

Theo dõi VGT trên

Những ngày cuối tháng 6, chúng tôi đi dọc con sông Mái Dầm (ấp Phú Xuân, xã Phú Hữu A, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang) để chứng kiến cuộc sống người dân nơi đây khi Nhà máy Giấy Lee & Man sắp được vận hành.

Trái với nhận định ban đầu, một nhà máy to lớn, bề thế mọc lên giữa vùng quê nghèo hoạt động sẽ mở ra nhiều cơ hội việc làm, làng quê sẽ giàu có hơn nhưng chúng tôi đã thất vọng. Người dân ở vùng đất này đang sống trong một nỗi lo lắng tột độ. Mặc dù gần đây, người dân đã có phần nào yên tâm hơn khi được biết Chính phủ đã chỉ đạo các cơ quan chức năng vào thanh tra, kiểm tra việc xử lý chất thải và công tác bảo vệ môi trường của nhà máy.

Nỗi lo ở một vùng cuối Sông Hậu - Hình 1

Nhà máy Giấy Lee & Man

Nước thải xử lý ra sao chưa ai biết, nhưng tiếng ồn ở nhà máy thì thật đáng sợ. Hơn một tháng qua, tiếng ồn liên tục phát ra từ nhà máy khiến cuộc sống người dân đảo lộn. Người dân ở đây nhẩm tính, nhà máy giấy có 4 đến 5 máy phát điện cho từng khâu: Xay, chế biến… Nếu các máy phát điện đồng loạt hoạt động hết công suất thì tiếng ồn tăng gấp 4-5 lần so với hiện tại. Đêm đến, tiếng ồn càng trở nên dữ dội hơn.

Bà Tư Khâu, bán tạp hóa ở con đường dọc sông Mái Dầm than thở, vì bị tiếng ồn “tr.a tấ.n” suốt ngày.

Ngày 17-6, UBND tỉnh Hậu Giang đã có báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ về Dự án Nhà máy Giấy của Công ty TNHH Giấy Lee & Man Việt Nam.

Theo báo cáo đán.h giá tác động môi trường thì nhà máy sản xuất giấy cứng bao bì cao cấp không sử dụng NaOH; nhà máy sản xuất bột giấy tẩy trắng có sử dụng NaOH với lượng khoảng 215 tấn/ngày và được thu hồi trong quy trình sản xuất bột giấy.

Ngoài ra, trong quy trình xử lý của hệ thống xử lý nước thải tập trung cho 2 nhà máy có sử dụng NaOH với lượng khoảng 22 tấn/ngày. Công ty cam kết trong công đoạn sản xuất giấy cứng bao bì cao cấp không sử dụng xút (NaOH), nhưng có sử dụng xút (NaOH) cho xử lý nước thải với liều lượng cao nhất khoảng 1 tấn/ngày (dùng để trung hòa pH khi cần thiết).

Căn cứ Quy định tại Khoản 6 Điều 16 Nghị định 18/2015/NĐ-CP ngày 14-2-2015 của Chính phủ thì Dự án Xây dựng nhà máy sản xuất giấy cứng bao bì cao cấp sản lượng 420.000 tấn/năm và nhà máy bột giấy tẩy trắng sản lượng 330.000 tấn/năm của Công ty TNHH Giấy Lee & Man Việt Nam thuộc diện phải báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường.

Từ tháng 4 năm ngoái đến hơn 1 tháng qua, bụi than bay vào nhà, bàn ghế ám đen chưa kịp lau chùi là nó đã đóng thành từng lớp. Sau khi hết phải hứng những cơn bụi từ nhà máy thì người dân lại tiếp tục bị tr.a tấ.n bởi tiếng ồn. Ban đêm, nhiều xe cơ giới luân phiên hoạt động, đóng cọc ven bờ sông phát ra những tiếng “ình, ình” đinh tai, nhức óc. Mặt đất như rung lên bởi những cú nện đóng cọc nhồi của xe cơ giới. Bà Tư cùng nhiều người dân trấn an nhau, xe cơ giới đóng xong cọc nhồi rồi cuộc sống người dân sẽ trở lại bình yên như xưa. Nhưng nỗi muộn phiền này chưa dứt thì “tai họa” khác lại ập đến.

Khoảng một tháng nay, tiếng ồn phát ra từ ống thông gió khiến cuộc sống của và người dân ấp Phú Xuân bị đảo lộn. Bà Tư nói: “Người dân chúng tôi mới chỉ chịu đựng trong giai đoạn nhà máy đang xây dựng và chạy thử 1 máy phát điện đã phát điên lên. Đên thời gian tới, nhà máy giấy đi vào hoạt động tiếng ồn như thế này liệu người dân chúng tôi sẽ sống ra làm sao?”.

Thế rồi chưa nói đến nước thải ra sông Mái Dầm có đảm bảo đủ điều kiện xả thải ra môi trường hay không? Người dân nơi đây sinh hoạt, ăn uống đều dựa vào nguồn nước của con sông này. Gia đình bà Tư Khâu có 6 người cùng sinh sống trên con sông. Chồng bà Tư đã ở tuổ.i thất tuần, ông mong sao cuối đời có một cuộc sống bình an… Hằng ngày, ông xem tivi để giải trí, nhưng phải mở hết âm lượng mới có thể nghe rõ. Muốn nghe điện thoại, bà Tư Khâu phải chạy ra phía sau nhà tắm để may ra bớt được tiếng ồn. Những đứa cháu của bà không thể tập trung tâm trí cho việc học từng con chữ, đọc từng con số. Tiếng trẻ bi bô đán.h vần như bị lấn át bởi tiếng ồn phát ra từ nhà máy. Bà Tư đồng ý với chủ trương, chính sách của Nhà nước khi các cụm công nghiệp, nhà máy, công ty được đầu tư về địa phương sẽ tạo công ăn việc làm cho người dân. Nhưng xem ra hoạt động của Nhà máy Giấy Lee & Man khiến người dân nơi đây chỉ thấy bất ổn.

Gia đình bà Lư Ngọc Vững và ông Trần Văn Long ở ấp Phú Xuân thuộc diện khá giả. Vợ chồng ông bà sống bằng nghề bán xăng dầu cho các ghe tàu đi ngang sông Mái Dầm. Từ ngày máy phát điện của nhà máy giấy hoạt động, bà phải cho người đến đo cắt kính bịt hết các lỗ thông gió trong phòng. Ông bà bảo, chấp nhận “chế.t ngạt” để thoát khỏi cảnh chịu đựng tiếng ồn mỗi ngày. Bà Vững nói như gào lên để lấn át tiếng máy phát điện đang hoạt động: “Dân không có quyền cấm nhà máy hoạt động, nhưng cũng phải tìm cách để giảm tiếng ồn. Chỉ mong giảm tiếng ồn đến mức còn 20% thì đỡ quá rồi”.

Nỗi lo ở một vùng cuối Sông Hậu - Hình 2

Cận cảnh hệ thống xả thải và nhà máy phát điện

Bà Vững cùng hàng trăm hộ dân ven sông Mái Dầm sống ở vùng đất này từ lâu. Nhiều người bám vùng đất “chôn nhau cắt rốn” để lập nghiệp, tạo dựng cuộc sống với mảnh đất, vườn rau và có những người sống bằng nghề nuôi cá bè… Niềm vui chưa đến thì nỗi âu lo lại bắt đầu bằng tiếng ồn của máy phát điện. Rồi “phập phồng” lo sợ nguồn nước xả thải ra môi trường. Bà con chưa dám “kêu ca” do không biết tác hại đến môi trường như thế nào? Những khi sự việc xảy ra thì người dân hết tin vào những lời cam kết từ phía Nhà máy Giấy Lee & Man.

Gia đình ông Huỳnh Đình Thành và bà Trần Thị Dung đán.h cược với nỗi lo cơm áo gạo tiề.n bằng chục bè cá trên sông Mái Dầm. Dọc mé sông phía đối diện nhà máy giấy, khoảng 20 hộ dân làm nghề cá bè mưu sinh. Ông Thành nhẩm tính, mỗi bè gần 10 tấn cá, mỗi tấn cá khoảng 30 triệu đồng nên trung bình mỗi bè cá khoảng 300 triệu đồng. Điều ông bà lo nhất là cá chế.t khi nguồn nước xả thải không được xử lý.

Nỗi lo ở một vùng cuối Sông Hậu - Hình 3

Bà Tư Khâu

Cách đây không lâu, Hiệp hội Nghề cá đã lên tiếng về việc khả năng Nhà máy Giấy Lee & Man xả nước thải ra sông có thể đ.e dọ.a đến môi trường. Ông Thành nhận định: “Hậu Giang từng bước công nghiệp hóa nên nghề nông cũng bị ảnh hưởng. Người dân ở ấp Phú Xuân hiện nằm trong đất có dự án. Nếu nhà máy giấy đi vào hoạt động sản xuất, có thể tiếng ồn còn lớn hơn rất nhiều”.

Anh Đỗ Hữu Thiết (sinh sống tại TP HCM) thường xuyên về quê thăm mẹ già ở ấp Phú Xuân, xã Phú Hữu A, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang. Anh Thiết rời vùng quê nghèo khó lên thành phố lập nghiệp để có cuộc sống khá hơn. Anh còn mẹ già hơn 70 tuổ.i sinh sống cùng bà con, chú bác dọc ven bờ sông Mái Dầm. Rời quê hơn 24 năm, nhiều lần về quê, anh muốn đưa mẹ lên thành phố sum vầy với gia đình mình, nhưng mẹ anh bởi vì không chịu được tiếng ồn nên nhất định không chịu rời quê, mong muốn của mẹ anh sẽ ở lại quê hương đến ngày cuối đời. Đến bây giờ mẹ anh đã đồng ý lên thành phố.

Video đang HOT

Trò chuyện với người dân xa quê hàng chục năm, anh Thiết nêu loạt câu hỏi liên quan đến tính khả thi của Nhà máy Giấy Lee & Man đối với kinh tế của tỉnh nhà. Những câu hỏi hợp logic của một người từng sinh ra, lớn lên và trăn trở với quê hương: “Nguyên liệu đầu vào để làm giấy được nhập từ nước ngoài về hay có sẵn ở trong nước? Nhà máy giấy mang nguồn lợi kinh tế gì cho Việt Nam? Đóng được bao nhiêu tiề.n thuế hay được miễn thuế trong thời gian 3-5 năm? Bao nhiêu người dân ở Việt Nam sẽ được làm việc trong nhà máy giấy hay lực lượng lao động từ nước ngoài sang?”.

Nỗi lo ở một vùng cuối Sông Hậu - Hình 4

Ông Huỳnh Đình Thành và bà Trần Thị Dung

Trước thực trạng nêu trên, ngày 16-6, ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) đã có công văn kiến nghị rà soát công nghệ xử lý nước thải và công tác giám sát môi trường Nhà máy sản xuất Giấy Lee & Man. Công văn gửi đến Quốc hội và Chính phủ nêu rõ, mới đây, người dân và các doanh nghiệp thủy sản hội viên VASEP tại Đồng bằng sông Cửu Long hoang mang trước thông tin Dự án xây dựng nhà máy giấy của Công ty TNHH Giấy Lee & Man Việt Nam.

Nhà máy giấy nằm ở vị trí cặp bờ sông Hậu (hạ nguồn Mekong). Quy mô nhà máy giấy lớn nhất Việt Nam và thứ 5 trên thế giới. Công nghiệp giấy chủ yếu là xả thải xút (NaOH), đứng hàng thứ 2 sau cyanuya, thạch tín. Hiện khu vực này không có hệ thống xử lý nước thải trung tâm đảm bảo yêu cầu an toàn.

Dự án này chuyên sản xuất, gia công, mua bán các loại giấy, bao bì bột giấy và sản phẩm từ giấy, diện tích sử dụng 200ha, nay đã giảm xuống còn khoảng 82ha. Trong đó, khoảng 41ha hoạt động sản xuất giấy và còn lại dành cho sản xuất bột giấy. Tháng 3-2015, Dự án Nhà máy Giấy Lee & Man chính thức khởi công và dự kiến đi vào hoạt động từ tháng 8-2016. Khi đi vào hoạt động sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, đặc biệt là thải ra khoảng 28.500 tấn xút (NaOH)/năm xuống sông Hậu.

Từ năm 2007, sau khi biết thông tin Dự án xây dựng nhà máy giấy và bột giấy Lee & Man đang xin cấp phép thành lập tại Cụm công nghiệp Nam Sông Hậu, VASEP đã gửi văn bản báo cáo tới Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị báo cáo với Chính phủ, các bộ, ngành liên quan đến việc này. Các doanh nghiệp thủy sản rất lo ngại vì dự án có thể hủy hoại nguồn lợi thủy sản vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.

Nhà máy được đặt tại vùng trũng nhất khu vực nên rất khó rửa trôi một khối lượng xút lớn. Để sản xuất 1 tấn giấy hoặc bột giấy cần 50kg xút làm chất tẩy. Nếu lượng xút được đổ ra sông Hậu và biển thì sẽ gây hại nguồn thủy sản ở sông và biển, ảnh hưởng tới việc nuôi trồng thủy sản ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.

Kiểm tra kỹ công nghệ xử lý nước thải

Nỗi lo ở một vùng cuối Sông Hậu - Hình 5

Bè cá của người dân cận kề Nhà máy Giấy Lee & Man

Ngày 26-6, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) phát đi Thông cáo báo chí liên quan đến công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của Công ty TNHH Giấy Lee & Man Việt Nam. Bộ trưởng Trần Hồng Hà đã giao Tổng cục Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở TN&MT Hậu Giang, Phòng Cảnh sát Môi trường tỉnh Hậu Giang và các cơ quan liên quan tiến hành thanh tra, xem xét và đán.h giá việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với Công ty TNHH Giấy Lee & Man.

Ngày 22-6, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường đã thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng về việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Ngày 30-6, Đoàn công bố quyết định thanh, kiểm tra. Ngày 1-7, Đoàn bắt đầu thực hiện công việc.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà cũng yêu cầu ngoài đại diện các cơ quan trong nước thì phải mời một số chuyên gia đầu ngành ở nước ngoài về công nghệ sản xuất, công nghệ xử lý nước thải trong sản xuất giấy tham gia đoàn thanh, kiểm tra. Bộ trưởng đã chỉ đạo phải kiểm tra quy trình phê duyệt, nội dung đán.h giá tác động môi trường Giấy phép xả thải nước thải, công nghệ và xử lý nước thải đặc biệt là công nghệ xử lý nước thải. Đoàn phải kiểm tra việc chấp hành pháp luật của Công ty TNHH Giấy Lee & Man Việt Nam trong việc thực hiện quy định tác động môi trường, Giấy phép xả thải, áp dụng quy chuẩn môi trường, việc thiết kế, thẩm định, xây dựng, kế hoạch vận hành thử nghiệm…

Bộ đề nghị kiểm tra phương án, công trình ứng phó sự cố môi trường, hồ chỉ thị sinh học, hệ thống giám sát tự động, trực tuyến kết nối với các cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường địa phương, đảm bảo nước thải trước khi thải ra môi trường được kiểm soát đầy đủ các thông số về môi trường theo quy định. Hệ thống này phải dễ dàng tiếp cận và được sự giám sát của người dân.

Qua kiểm tra, thanh tra nếu phát hiện các vi phạm phải được xử lý nghiêm theo quy định pháp luật, kể cả đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan. Đoàn phải đề xuất cho phép hay chưa cho phép nhà máy đi vào giai đoạn vận hành thử nghiệm sản xuất, các giải pháp yêu cầu nhà máy phải tiếp tục hoàn thiện, xử lý triệt để trước khi vận hành.

Theo PetroTimes

Người dân "run rẩy" vì nhà máy giấy lớn bậc nhất thế giới sắp vận hành ở miền Tây

Nhà máy giấy Hậu Giang đang trở thành câu chuyện thời sự ở miền Tây. Nhắc đến nó, nhiều người rùng mình, khi biết nó sẽ vận hành vào cuối năm nay. Vì sao nhà máy giấy này đã bắt đầu xây từ gần 10 năm nay, mà giờ người miền Tây mới sợ

Người dân run rẩy vì nhà máy giấy lớn bậc nhất thế giới sắp vận hành ở miền Tây - Hình 1

Người dân "run rẩy" vì nhà máy giấy lớn bậc nhất thế giới sắp vận hành ở miền Tây

Dân miền Tây sẽ sống cạnh "quả bom hóa chất"

Trước thông tin Nhà máy giấy Hậu Giang (nằm trong cụm công nghiệp Phú Hữu A, xã Phú Hữu A, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang) sẽ đi vào hoạt động cuối năm nay, nhiều người tỏ ra lo ngại cư dân xung quanh và những người sống nhờ nước trên con sông Hậu ở cả những tỉnh khác sẽ đứng trước thảm họa.

Anh Trần Văn Tí (tài xế, ngụ thị trấn Mái Dầm, ngay sát xã Phú Hữu A) chia sẻ: "Phía nhà máy "ém" thông tin dữ lắm! Nghe đâu hóa chất rò rỉ, gây sự cố. Mấy ngày nay, người làm việc trong nhà máy lo sợ, bỏ việc nhiều lắm".

Thông tin mà anh Tí nói chỉ mới là tin đồn, chưa có cơ quan chức năng nào khẳng định.

Nhưng từ tin đồn này cũng có thể hiểu rằng, người dân đang rất lo sợ việc nhà máy giấy đi vào hoạt động. Và nếu thông tin càng bị bưng bít, người dân càng hoang mang hơn.

Bởi ngày 23/6 vừa qua, khi được hỏi trong cuộc họp báo về các hóa chất, số lượng hóa chất... mà nhà máy sẽ sử dụng khi hoạt động, lãnh đạo nhà máy né tránh không cung cấp.

Người dân run rẩy vì nhà máy giấy lớn bậc nhất thế giới sắp vận hành ở miền Tây - Hình 2

Người dân lo sợ do quá gần nguồn nước, nhà máy giấy sẽ gây ô nhiễm

Đã hóa chất là không an toàn với môi trường. Mà nước thải sẽ xả thẳng ra sông, càng giấu, người dân càng lo sợ!

Dự án nhà máy giấy này gồm 2 hạng mục chính: Nhà máy sản xuất bột giấy tẩy trắng công suất 330.000 tấn/năm và nhà máy sản xuất giấy cứng bao bì cao cấp công suất 420.000 tấn/năm. Đây là 1 trong 5 nhà máy giấy lớn nhất thế giới.

Tuy nhiên các nhà máy sản xuất giấy, hóa chất, thép... được xếp vào loại báo động vì chất xả thải độc hại ra môi trường, càng lớn càng sợ! Công nghiệp giấy được xếp vào loại gây ô nhiễm còn hơn cả công nghiệp khai khoáng, bởi phải khai thác các nguồn selulo tự nhiên (rừng), sử dụng nhiều chất tẩy (độc hại) trong quá trình sản xuất.

Đặc biệt, việc tái chế giấy như nhà máy ở Hậu Giang càng thải ra nhiều chất độc hại, nguy hiểm...

Liệu cơ quan chức năng có giám sát nổi việc xả thải của Nhà máy giấy Hậu Giang? Thực tế, các nhà máy chế biến thủy sản ở miền Tây đều có xây dựng hệ thống xử lý nước thải, nhưng rất nhiều nơi lén lút xả thẳng ra sông.

Chỉ khi cơ quan chức năng kiểm tra, họ mới vận hành hệ thống xử lý để qua mắt.

Một cán bộ cảnh sát môi trường của TP. Cần Thơ cho biết: "Vận hành đúng và đều đặn hệ thống xử lý, tùy quy mô, phải mất hàng tỷ, thậm chí hàng chục tỷ đồng mỗi tháng. Vì lợi nhuận, họ "tiết kiệm" nên xả luôn nước thải chưa qua xử lý".

Giả như nhà máy này làm đúng cam kết, như ông Chung Wai Fu (Tổng Giám đốc đơn vị này) cho biết, nước thải từ nhà máy có chỉ số các chất độc hại rất nhỏ.

Nhưng với tổng lượng nước thải của nhà máy giấy xả ra môi trường là 10.000m3/ngày đêm, nhỏ cũng tích thành lớn và sông Hậu lãnh đủ!

Nước sinh hoạt của người dân các tỉnh như An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Sóc Trăng, Hậu Giang, Trà Vinh lại lấy từ chính sông Hậu. Nhưng nguy hiểm nhất là cá tôm.

"Nhà máy giấy xả thải xuống hạ lưu nhưng cũng sẽ tống ngược lên thượng lưu theo thủy triều, ảnh hưởng cả vùng nuôi cá tra trên sông Hậu.

Thậm chí, cây trồng sử dụng nước này tưới lâu ngày cũng không an toàn vì những chất thải nguy hiểm", một nhà khoa học nhận định.

Nhưng vì sao bây giờ mới lo sợ?

Giờ đây, khi hàng triệu người dân miền Tây đang "run rẩy" vì nhà máy giấy, có người đặt vấn đề: "Vì sao nhà máy xây gần 10 năm, không ai lên tiếng? Đến khi nhà máy sắp hoạt động, lại nói phải ngừng vì sợ, ai đền bù cho nhà đầu tư?".

Thực ra, ngay khi nhà máy vừa khởi công, dư luận đã lên tiếng! Trong năm 2007, Cục Lâm nghiệp từng kiến nghị Thủ tướng xem xét, có thể cho dừng dự án này.

Người dân run rẩy vì nhà máy giấy lớn bậc nhất thế giới sắp vận hành ở miền Tây - Hình 3

Nhiều công trình vẫn đang tiếp tục được thi công

Một phần nội dung văn bản số 1311/CV- SDR do Cục trưởng Cục Lâm nghiệp khi đó, ông Nguyễn Ngọc Bình, ký ngày 6/9/2007, báo cáo lên Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát: "Có thể đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho dừng ngay việc xây dựng nhà máy giấy và bột giấy Lee & Man khi còn chưa muộn để cứu lấy vùng ĐBSCL và nguồn tài nguyên vô cùng quý của tổ quốc ở khu vực này".

Cũng theo văn bản này, Cục Lâm nghiệp cho rằng: "Vùng đặt nhà máy là vùng trũng nhất khu vực nên rất khó rửa trôi một khối lượng xút lớn (để sản xuất một tấn giấy cần 50kg xút làm chất tẩy và nếu quy theo công suất thì sẽ có 28.500 tấn xút đổ ra môi trường hàng năm từ nhà máy giấy và bột giấy của Hậu Giang).

Nếu đổ ra sông Hậu và biển thì sẽ tiê.u diệ.t nguồn thủy sản ở sông và biển phía Nam, đồng thời ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản trong khu vực ĐBSCL...

Một điều chắc chắn là khi nhà máy đi vào hoạt động sẽ gây ô nhiễm môi trường nặng nề và hủy hoại môi trường sống ở ĐBSCL".

Người dân run rẩy vì nhà máy giấy lớn bậc nhất thế giới sắp vận hành ở miền Tây - Hình 4

Toàn cảnh nhà máy giấy Hậu Giang bên bờ sông Hậu

Thời đó, Hậu Giang mới chia tách. Việc thu hút được dự án nhà máy giấy với kinh phí 1,2 tỷ đô la Mỹ là niềm hãnh diện của Hậu Giang, bởi TP. Cần Thơ sầm uất ngay cạnh còn chưa có được dự án nào "đồ sộ" như thế.

Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang khi đó, ông Nguyễn Phong Quang, bất chấp mọi hậu quả quyết tâm bảo vệ "trái bom hóa chất" này.

Ông cho đại diện nhà máy tổ chức hội thảo, cam kết, phân bua, mời hàng loạt cán bộ sang Trung Quốc vừa du lịch vừa tham quan nhà máy bên đó...

Chủ nhà máy hứa vậy cũng êm tai, "đối xử" cũng "tốt"... nên cơ quan chức năng và dư luận dần nguôi ngoai.

Nhưng vì sao bây giờ người ta sợ nhà máy giấy này? Đó là do vụ cá chế.t ở miền Trung khiến người dân miền Tây lo sợ thảm họa môi trường cũng xảy ra tại nơi đây. Hơn nữa, miền Tây là vựa lúa, vựa cá tôm lớn nhất nước.

Nếu nước sông bị ô nhiễm hóa chất thì mức độ ảnh hưởng còn khủng khiếp hơn nhiều.

Đợt hạn mặn vừa qua, miền Tây thiệt hại hàng ngàn tỷ đồng chỉ vì thiếu nước. Hàng trăm ngàn hộ dân thiếu nước, có khi phải mua mỗi mét khối nước với giá hàng trăm ngàn đồng. Nước qúy lắm!

Bởi vậy, khi "trái bom hóa chất" là nhà máy giấy luôn đ.e dọ.a nguồn nước của con sông Hậu bất cứ lúc nào. Cơ quan chức năng và chủ nhà máy trấn an: "An tâm, chúng tôi kiểm soát tốt".

Nhưng người dân vẫn cần một sự đảm bảo vững chắc hơn nữa cho an toàn môi trường nước sông Hậu, thay cho những lời hứa suông.

Lợi ích khi nhà máy giấy đi vào hoạt động?

Khi nhà máy giấy này đi vào hoạt động, người được lợi trước hết là chủ đầu tư - nhà sản xuất. Cũng sẽ có khoảng 750 lao động địa phương có công ăn việc làm.

Còn Nhà nước những năm đầu sẽ thu ngân sách chẳng bao nhiêu (chỉ khoảng 12 triệu USD/năm).

Như vậy, cái lợi nhờ Nhà máy giấy Hậu Giang quá nhỏ, còn nỗi lo thì trăm bề. 12 triệu USD thu ngân sách của Hậu Giang nhờ nhà máy giấy - tương đương chưa tới 300 tỷ/năm. Nhưng chỉ cần "mất" nguồn nước 2-3 tháng như vừa qua, người miền Tây đã mất hàng ngàn tỷ đồng!

Nhà máy giấy nên đặt ở nơi thích hợp với nó, đừng đặt ở vùng trũng nhưng rất trù phú miền Tây, vùng mà hàng triệu người dân sống nhờ sông nước!

Bộ trưởng Bộ TN-MT Trần Hồng Hà đã chỉ đạo tiến hành thanh tra, xem xét và đán.h giá việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với Công ty TNHH Giấy Lee & Man Việt Nam.

Đoàn thanh tra sẽ tiến hành công bố quyết định thanh, kiểm tra vào ngày 30/6 và bắt đầu thực hiện công việc từ ngày 1/7.

Theo Tuổ.i Trẻ & Đời Sống

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Cô giáo xin ủng hộ tiề.n mua máy tính: "Tôi không dỗi phụ huynh"
15:14:14 30/09/2024
Bà Nguyễn Phương Hằng xuất hiện, ủng hộ 10 tỷ đồng giúp đỡ đồng bào lũ lụt
20:10:46 29/09/2024
Bão Krathon mạnh cấp 15, sẽ đi vào Biển Đông?
13:33:26 30/09/2024
Bão Krathon có khả năng đi vào Biển Đông trong 24 giờ tới
18:14:21 30/09/2024
Lũ quét, sạt lở đất tại Hà Giang khiến 5 người chế.t và mất tích
18:08:30 29/09/2024
Tài xế xe khách ở Hà Giang kể phút bất lực khi nhìn quả đồi 'đán.h úp'
10:21:38 30/09/2024
Sạt lở ở Hà Giang: Tạm dừng tìm kiếm các nạ.n nhâ.n mất tích
07:04:15 30/09/2024
Lũ lịch sử 53 năm qua ở sông Hồng do đâu?
11:13:57 29/09/2024

Tin đang nóng

Đoạn chat của người chồng đã l.y hô.n với con gái khiến vợ uất ức: Có những người không xứng được gọi là bố!
06:45:31 01/10/2024
Kasim Hoàng Vũ vẫn chưa được phẫu thuật, phải cắt bỏ toàn bộ xương hàm, trên mặt toàn đồ giả
06:47:31 01/10/2024
Thanh Bùi: "Con tôi là người Việt Nam thì phải ở Việt Nam"
06:40:04 01/10/2024
Sao Hoa ngữ 30/9: Rộ tin Châu Tấn bị bạn trai kém 13 tuổ.i bỏ rơi
07:17:48 01/10/2024
Độc lạ chuyện bố chồng 34 - con dâu 31 ở Việt Nam: Lộ danh tính nhiều người ngỡ ngàng
06:30:42 01/10/2024
Quá khứ ồn ào của tiểu thư từng góp mặt tại bữa tiệc trắng của Diddy
07:49:36 01/10/2024
Khuyên chồng đưa lương để vợ giữ, anh đưa tôi 2 cuốn sổ tiết kiệm trị giá 1,5 tỷ
06:01:30 01/10/2024
Mẹ chồng U60 trẻ trung, khóc vì con dâu 'chặn' tài khoản mạng xã hội
07:05:10 01/10/2024

Tin mới nhất

Quy định mới đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 10

10:41:32 01/10/2024
Từ tháng 10, nhiều quy định mới liên quan đến cấp phiếu lý lịch tư pháp trên VNeID, quy chuẩn đèn chiếu sáng của phương tiện giao thông, hành nghề công tác xã hội, đán.h số nhà chính thức có hiệu lực.

"Ăn sáng Hà Nội, ăn trưa Sài Gòn" nhờ đường sắt tốc độ cao

10:01:40 01/10/2024
Viễn cảnh đi tàu tốc hành Bắc - Nam để ăn sáng Hà Nội, ăn trưa Sài Gòn sẽ được hiện thực hóa thế nào? Kết quả nghiên cứu của Tư vấn lập dự án cho thấy điều này là khả thi.

Công bố hết dịch bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò tại xã Hà Hiệu

09:54:30 01/10/2024
Sau nhiều tháng chữa trị và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, đến nay 05 thôn vùng xảy ra dịch bệnh đã qua 30 ngày không phát sinh ổ dịch mới, đàn bò 12 con mắc bệnh của các hộ đã khỏe trở lại.

Lũ ống đổ về trong đêm, sơ tán khẩn cấp học sinh và giáo viên

09:44:36 01/10/2024
Đêm 30/9, mưa lớn kéo dài nhiều giờ, lũ ống bất ngờ từ trên núi đổ xuống khiến Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Lượng Minh ở huyện biên giới Kỳ Sơn (Nghệ An) ngập gần hết các phòng học

Bão Krathon vào Biển Đông thành bão số 5, giật trên cấp 17

08:18:31 01/10/2024
Sáng sớm nay (1/10), bão Krathon đã đi vào vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông, trở thành cơn bão số 5 trong năm 2024.

Nguy cơ sạt lở ở miền núi Quảng Trị đ.e dọ.a cuộc sống người dân

18:22:54 30/09/2024
Các địa phương tăng cường theo dõi diễn biến mưa lũ, cung cấp thường xuyên thông tin cảnh báo, dự báo và chỉ đạo, hướng dẫn người dân chủ động phòng ngừa, ứng phó hiệu quả với nguy cơ trượt, lở đất, đá.

Tìm kiếm người đàn ông mất tích khi chèo thuyền qua sông Lấp

18:17:38 30/09/2024
Trong lúc hai vợ chồng đang chèo thuyền đến giữa sông, ông N có biểu hiện co giật nên bất ngờ bị ngã xuống sông và bị nước cuốn trôi mất tích.

Vụ sạt lở nghiêm trọng tại Hà Giang: Gấp rút cứu người và thông tuyến giao thông

18:10:03 30/09/2024
Ông Phùng Viết Vinh, Chủ tịch UBND huyện Bắc Quang cho biết: Huyện đã hỗ trợ tiề.n cho các gia đình có người thiệ.t mạn.g, mất tích và bị thương do sạt lở đất.

Giải cứu an toàn hai du khách đi lạc trên đỉnh Langbiang

17:30:42 30/09/2024
Trong quá trình tham gia tìm kiếm người bị nạn, anh Krasan Sroan thuộc Đội an ninh của Khu du lịch Langbiang bị trượt ngã chấn thương, được lực lượng cứu nạn, cứu hộ đưa đến nơi an toàn.

Rãnh áp thấp nối với bão Krathon gây mưa giông trên Biển Đông, sóng cao tới 6m

10:50:57 30/09/2024
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay (30/9) có rãnh áp thấp có trục ở khoảng 19-22 độ vĩ Bắc nối với cơn bão Krathon lúc 7h có vị trí ở vào khoảng 20,2 độ Vĩ Bắc, 122,1 độ Kinh Đông.

Cẩu xe khách và nhiều ô tô khỏi hiện trường vụ sạt lở ở Hà Giang

10:37:35 30/09/2024
Lực lượng chức năng đã huy động cần cẩu cỡ lớn để đưa xe khách và nhiều ô tô, xe máy ra khỏi hiện trường vụ sạt lở tại xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang.

Chị gái nạ.n nhâ.n vụ sạt lở: 'Em tôi mất tích khi đang giúp dân sơ tán đồ'

10:04:09 30/09/2024
Chị Phạm Thị Hiển (xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang, Hà Giang) cho biết, em trai chị đã mất tích trong vụ sạt lở khi đang giúp dân sơ tán đồ đạc.

Có thể bạn quan tâm

Chelsea móc mỉa Man Utd bằng Sancho

Sao thể thao

10:43:46 01/10/2024
Chelsea đăng ảnh Jadon Sancho sau khi Man Utd nhận thất bại 0-3 trước Tottenham tại vòng 6 Ngoại hạng Anh rạng sáng 30/9 (giờ Việt Nam).

Ai bảo tủ giày nhỏ là khó sử dụng? Học ngay 8 mẹo lưu trữ "cực đỉnh" đến từ các bà nội trợ Hàn

Sáng tạo

10:40:12 01/10/2024
Lưu trữ đồ đạc, đặc biệt là khu cất giữ giày dép vẫn luôn là điều khiến hội chị em nhức đầu lo lắng. Tuy nhiên, bài viết này sẽ gợi ý cho bạn những mẹo cực kỳ hay ho của các bà nội trợ Hàn Quốc để áp dụng vào cuộc sống thường nhật!

Game mới ra mắt đã nhận điểm tuyệt đối bất ngờ phát sinh lỗi khó đỡ, game thủ ức chế cực kỳ

Mọt game

10:40:10 01/10/2024
Phiên bản Dragon s Dogma đầu tiên đã được phát hành cách đây 12 năm và quả thật, các fan hâm mộ của series này có lý do để háo hức chờ đợi sự xuất hiện của Dragon s Dogma 2.

Bạn gái HIEUTHUHAI lộ ra 2 thứ ít khi công khai, thái độ của netizen mới đáng bàn

Netizen

10:33:57 01/10/2024
Tăng Mỹ Hàn (biệt danh: Babyboo, SN 2003) là bạn gái của HIEUTHUHAI và tất nhiên nhận được rất nhiều sự quan tâm của công chúng.

Thúy Ngân thần thái cuốn hút khi diễn vedette tại Tuần lễ thời trang Paris

Thời trang

10:33:01 01/10/2024
Đặc biệt, BST đề cao kết cấu cầu kì và phức tạp, chẳng hạn sợi tự nhiên thô mộc được tạo hình thủ công cùng tuyn lưới ráp nối vào chi tiết bay bổng của thiết kế.

Uống trà hoa tam thất giúp tăng cường bản lĩnh đàn ông?

Sức khỏe

10:23:45 01/10/2024
Về câu hỏi của bạn, uống hoa tam thất thường xuyên có giúp tăng cường bản lĩnh đàn ông thì đến nay vẫn chưa có nghiên cứu chính thức nào khẳng định điều đó

Ngày 2 tháng 10 năm 2024 là ngày tốt hay xấu? Xem ngày âm lịch 2/10/2024

Trắc nghiệm

10:13:09 01/10/2024
Xem lịch âm ngày 2/10/2024 (Thứ 4), lịch vạn niên ngày 2/10/2024. Xem ngày tốt xấu, giờ đẹp xuất hành, khai trương, động thổ,... trong ngày 2/10/2024

Phim Hàn b.ị ch.ê tơi tả vẫn đứng top 1 Việt Nam, nữ chính diễn dở chỉ được mỗi nhan sắc

Phim châu á

10:00:19 01/10/2024
Sau gần một năm chờ đợi kể từ khi mùa 1 kết thúc, Sinh Vật Gyeongseong 2 của cặp đôi cực phẩm nhan sắc Han So Hee - Park Seo Joon đã lên sóng chính thức vào ngày 27/09 vừa qua.

Vì sao chúng ta nên tẩy tế bào chế.t cho da đầu thường xuyên?

Làm đẹp

09:42:35 01/10/2024
Hiện nay có rất nhiều sản phẩm tẩy tế bào chế.t cho da đầu. Tuy nhiên, bạn cũng có thể tự tẩy tại nhà bằng các nguyên liệu tự nhiên, an toàn nhưng vẫn hiệu quả.

Phát hiện thêm một "Thụy Sỹ thu nhỏ" cách Hà Nội chỉ 400km: Mê mẩn cảnh thảo nguyên xanh bạt ngàn hoa cỏ, du khách đi chẳng muốn về

Du lịch

09:41:00 01/10/2024
Miền Bắc nước ta có một thảo nguyên sở hữu vẻ đẹp thơ mộng và ngọt ngào. Nơi đây đang thu hút nhiều bạn trẻ đến chụp ảnh sống ảo .

Trả hồ sơ điều tra bổ sung vụ truy tố anh em chủ đậu phộng Tân Tân

Pháp luật

09:29:13 01/10/2024
Các bị cáo là Trần Quốc Tân (SN 1963, Giám đốc Công ty cổ phần Tân Tân) và Trần Quốc Tuấn (SN 1968, thành viên HĐQT công ty, em trai ông Tân).