Nỗi lo của Nga từ việc Trung Á tìm cách thu hút thương mại và đầu tư phương Tây

Theo dõi VGT trên

Các quốc gia Trung Á đang đơn giản hóa thủ tục hải quan để thu hút nhiều thương mại và đầu tư từ phương Tây hơn.

Nhưng Moskva lo ngại rằng thương mại tự do hơn ở Trung Á sẽ tạo điều kiện cho việc mở rộng mạng lưới kinh doanh “bỏ qua” Nga.

Nỗi lo của Nga từ việc Trung Á tìm cách thu hút thương mại và đầu tư phương Tây - Hình 1
Phó Thủ tướng Kazakhstan kiêm Bộ trưởng Kinh tế Nurlan Baibazarov phát biểu tại lễ khai mạc diễn đàn B5 1 ở Almaty ngày 14/3. Ảnh: Chính phủ Kazakhstan (gov.kz)

Theo mạng tin Eurasianet, các quốc gia Trung Á đang nỗ lực dỡ bỏ các rào cản thương mại, giải quyết điều kiện tiên quyết cho việc hình thành một thị trường khu vực thống nhất. Những nỗ lực ngoại giao gần đây dường như đã thu hút sự chú ý của Điện Kremlin, vốn lo ngại rằng thương mại tự do hơn ở Trung Á sẽ tạo điều kiện cho việc mở rộng mạng lưới kinh doanh “bỏ qua” Nga.

Việc tạo ra một thị trường Trung Á thống nhất cho phép hàng hóa và dịch vụ di chuyển liên tục là mục tiêu trọng tâm của kế hoạch kinh tế khu vực do Mỹ hỗ trợ, được gọi là quy trình B5 1. Kế hoạch này, được đưa ra vào tháng 3 năm nay, kêu gọi năm quốc gia Trung Á – Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Turkmenistan và Uzbekistan – đi đầu trong việc thúc đẩy thương mại tự do trong khu vực và đa dạng hóa các tuyến xuất khẩu.

Với các hoạt động ngoại giao sôi động vào giữa tháng 4 vừa qua, các nhà lãnh đạo Trung Á dường như có ý định khám phá tiềm năng của B5 1. Cơ sở lý luận của B5 1 cho rằng một Trung Á với thủ tục hải quan được đơn giản hóa, cùng với các cơ chế hiệu quả để bảo vệ quyền sở hữu và giải quyết tranh chấp thương mại, sẽ thu hút thêm thương mại và đầu tư của phương Tây. Điều đó sẽ giúp tuyến đường thương mại “Hành lang giữa” (Tuyến đường vận tải quốc tế xuyên Caspian -TITR) trở thành lựa chọn sinh lợi nhất cho chính quyền và doanh nghiệp khu vực.

Vào ngày 18/4, tại cuộc gặp giữa Tổng thống Uzbekistan Shavkat Mirziyoyev và người đồng cấp Tajikistan Emomali Rahmon, hai bên đã đạt được 28 thỏa thuận trên nhiều lĩnh vực chính trị, kinh tế và xã hội, trong đó có hai thỏa thuận nhằm mục đích tạo thuận lợi cụ thể cho thương mại Uzbekistan – Tajikistan, một thỏa thuận nhằm đơn giản hóa thủ tục hải quan tại các cửa khẩu biên giới đường bộ, đường sắt và đường hàng không, và một thỏa thuận khác bao gồm các quyền “sở hữu công nghiệp”.

Trước chuyến thăm của ông Mirziyoyev, khoảng 600 quan chức và giám đốc điều hành doanh nghiệp từ cả hai nước đã tham dự một diễn đàn đầu tư ở Dushanbe, thủ đô của Tajikistan. Theo Bộ Thương mại Uzbekistan, những người tham gia quan tâm nhất đến việc phát triển các dự án chung trong lĩnh vực khai thác mỏ và năng lượng xanh. Họ cũng tập trung vào việc mở rộng thương mại.

Video đang HOT

Hãng tin Tajikistan Asia-Plus đưa tin hai nước đang hợp tác để tạo ra một khu vực thương mại tự do tại cửa khẩu biên giới Oybek-Fotekhobod, cũng như xây dựng một trung tâm hậu cần tại Andarkhan ở Thung lũng Ferghana. Ngoài ra, hãng thông tấn Khovar chính thức của Tajikistan cho biết hai nước đang chuẩn bị loại bỏ các giấy phép gây tốn thời gian tại các điểm biên giới Uzbekistan – Tajikistan với xe tải chở hàng quá cảnh qua hai nước. Số liệu thống kê thương mại chỉ ra rằng lưu lượng vận chuyển hàng hóa bằng xe tải liên quốc gia đã tăng lên ở Trung Á vào đầu năm 2024.

Theo các số liệu chính thức của Tajikistan, kim ngạch thương mại song phương đạt tổng cộng 505 triệu USD vào năm 2023. Tuy nhiên, các quan chức đặt mục tiêu tăng kim ngạch hàng năm lên 2 tỷ USD “trong những năm tới”.

Con số tương tự – 2 tỷ USD – là mục tiêu kim ngạch song phương được Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev đề cập sau khi ông ký một loạt thỏa thuận song phương với Tổng thống Kyrgyzstan Sadyr Japarov vào ngày 19/4. Hai trong số đó liên quan đến các biện pháp nhằm giảm bớt rào cản vận chuyển xuyên biên giới.

Sau cuộc hội đàm với ông Japarov, Tổng thống Tokayev đã tổ chức điện đàm với người đồng cấp Uzbekistan Mirziyoyev vào ngày 23/4. Mặc dù có rất ít thông tin chi tiết về nội dung của cuộc điện đàm đó, nhưng thương mại khu vực có thể là một chủ đề. Cơ quan báo chí của Tổng thống Tokayev lưu ý: “Sự phát triển năng động của quan hệ song phương và hợp tác ở cấp khu vực đã được nhấn mạnh”.

Tất cả những động thái ở Trung Á nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại dường như đang khiến Nga lo lắng. Một báo cáo về những diễn biến ngoại giao gần đây ở Trung Á, được xuất bản ngày 21/4 bởi tờ Nezavisimaya Gazeta của Điện Kremlin, đã tìm cách hạ thấp tiềm năng của một thị trường tự do trên toàn khu vực.

Nezavisimaya Gazeta dẫn lời chuyên gia về Trung Á Serdar Aitkov chỉ ra rằng Turkmenistan sẽ vẫn là trở ngại lớn trong tương lai gần đối với những nỗ lực thúc đẩy kết nối khu vực. Một trong những vấn đề của Turkmenistan là nguồn cung “nhân sự có trình độ chuyên môn để tổ chức hợp tác quốc tế” đang thiếu trầm trọng. Mặc dù điều đó có thể xảy ra, nhưng mối quan tâm của Ashgabat trong việc mở rộng thương mại khu vực dường như tương đối cao, được chứng minh thông qua phái đoàn lớn mà chính Phủ Turkmenistan đã cử đến dự hội nghị B5 1 khai mạc ở Almaty.

Trong khi đó, Alexander Knyazev, nhà nghiên cứu tại Đại học Quan hệ Quốc tế Moskva (MGIMO), một trong những trường đại học uy tín nhất của Nga, mô tả cuộc thảo luận về hội nhập kinh tế khu vực là quá sớm, lưu ý rằng không có cuộc thảo luận thương mại đa phương nào đạt được tiến bộ trong việc hình thành một thị trường chung. Theo chuyên gia Knyazev, sự kết hợp của các hiệp định song phương chứ không phải là “các khuôn khổ đa phương ảo tưởng” sẽ định hình thương mại khu vực và chúng sẽ chi phối đến tầm nhìn của B5 1. Cụ thể, các hiệp định song phương giúp các quốc gia trong khu vực dễ dàng tìm thấy điểm chung hơn.

Kazakhstan, Uzbekistan tăng cường hợp tác năng lượng với Nga

Nhiều yếu tố đã làm thay đổi quan điểm của Uzbekistan và Kazakhstan trong hợp tác với Nga về khí đốt.

Kazakhstan, Uzbekistan tăng cường hợp tác năng lượng với Nga - Hình 1

(Từ trái sang) Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Uzbekistan Shavkat Mirziyoyev tại cuộc gặp ở Moskva ngày 7/10/2023. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo nhận định của chuyên gia Cosimo Antonio Strusi thuộc Viện Phân tích Quan hệ Quốc tế (IARI), việc hợp nhất liên minh ba bên với Kazakhstan và Uzbekistan cho phép Nga tìm ra một lối thoát mới để xuất khẩu khí đốt tự nhiên, sau khi Moskva ngày càng rời xa thị trường châu Âu. Ở cấp độ địa chính trị, thỏa thuận này sẽ cho phép Nga khai thác vị thế là nhà cung cấp năng lượng để tăng cường ảnh hưởng ở Trung Á.

Cụ thể, cuối tháng 2 vừa qua, hãng thông tấn Gazeta.uz (Uzbekistan) đưa tin Chính phủ Uzbekistan dự định phân bổ 500 triệu đô la Mỹ để hiện đại hóa cơ sở hạ tầng năng lượng nhằm tăng hiệu quả. Khoản đầu tư này sẽ tạo điều kiện thuận lợi và tăng cường nhập khẩu khí đốt của Nga vào quốc gia Trung Á này, từ 9 tỷ mét khối như thỏa thuận ban đầu với Gazprom, lên 32 tỷ mét khối mỗi ngày.

Các bên đã đạt thỏa thuận chính thức hóa việc Nga gia nhập thị trường năng lượng Trung Á vào tháng 6/2023, nhân dịp Diễn đàn Kinh tế St. Petersburg với sự tham gia của Tổng thống Nga Vladimir Putin cùng người đồng cấp Uzbekistan là Shavkat Mirziyoyev và người đồng cấp Kazakhstan là Kassym-Jomart Tokayyev.

Thỏa thuận đã thiết lập liên minh khí đốt ba bên giữa Nga, Kazakhstan và Uzbekistan. Đây là một dự án do Điện Kremlin đề xuất nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển nguồn năng lượng này trong không gian hậu Xô Viết. Nga bắt đầu cung cấp khí đốt cho hai nước trên chính thức từ ngày 7/10/2023.

Nguồn gốc thỏa thuận và tác động địa chính trị

Ý tưởng thành lập liên minh khí đốt trên nảy sinh trong cuộc gặp giữa Tổng thống Putin và ông Tokayev vào tháng 11/2022, với khả năng có sự tham gia của nước láng giềng Uzbekistan. Tuy nhiên, trong những tuần tiếp theo, chính phủ hai nước Trung Á tỏ ra không quan tâm nhiều đối với dự án, có lẽ do lo ngại bị trừng phạt từ phương Tây trong thời điểm nhạy cảm liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine.

Sau đó, cả hai nước dần dần từ bỏ thái độ thờ ơ ban đầu, chấp nhận đề xuất của Nga và tham gia vào các cuộc đàm phán và ký kết thỏa thuận lịch sử.

Có rất nhiều lý do khiến cả Uzbekistan và Kazakhstan từ bỏ quan điểm ban đầu, bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng ảnh hưởng đến toàn bộ Trung Á trong khoảng thời gian từ năm 2022 đến năm 2023. Bất chấp nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, cả Kazakhstan và Uzbekistan cũng như những nước khác trong khu vực đã phải đối mặt với tình trạng mất điện và thiếu khí đốt liên tục trong những tháng mùa đông.

Nguyên nhân của tình trạng thiếu năng lượng có thể khác nhau, nhưng trong số các yếu tố quan trọng nhất, nhu cầu nội địa tăng lên và cơ sở hạ tầng yếu kém đã đóng một vai trò quan trọng. Hơn nữa, ở Uzbekistan, cuộc khủng hoảng càng trở nên trầm trọng hơn do lựa chọn của chính phủ loại bỏ một phần khí đốt sản xuất trong nước khỏi tiêu dùng trong nước, với mục đích phân bổ cho thị trường nước ngoài, đặc biệt là thị trường Trung Quốc. Chỉ trong giai đoạn gay gắt nhất của cuộc khủng hoảng mùa đông, Tashkent mới quyết định đình chỉ xuất khẩu sang Trung Quốc, trước sự phản ứng của người dân.

Thứ hai là thực tế không có đối tác và giải pháp thay thế khí đốt Nga nào mà đủ khả năng đáp ứng nhu cầu năng lượng của khu vực.

Việc thành lập liên minh khí đốt ba bên sẽ cho phép Nga vượt qua, ít nhất một phần, những khó khăn kinh tế mà nước này phải đối mặt sau khi quan hệ với châu Âu ngày càng xấu đi.

Trong ngắn hạn, nguồn cung khí đốt từ Moskva chắc chắn cũng sẽ hữu ích cho Uzbekistan và Kazakhstan, giúp tránh được một cuộc khủng hoảng năng lượng mùa đông mới, cũng như được hưởng lợi từ các khoản đầu tư do Nga thúc đẩy để tăng cường cơ sở hạ tầng địa phương. Đồng thời, nguồn cung cấp năng lượng của Nga có thể cho phép các nước Trung Á này khởi động lại xuất khẩu sang Trung Quốc, từ đó sẽ có thể hưởng lợi từ việc mua khí đốt với mức giá phải chăng để đáp ứng nhu cầu của mình.

Trong trung và dài hạn, thỏa thuận này dường như củng cố vai trò của Nga trong các động lực địa chính trị ở Trung Á, tái khẳng định vị thế của Moskva với tư cách là đối tác kinh tế, đồng thời là nhà bảo đảm an ninh năng lượng trong khu vực.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Phát hiện 200 viên sỏi trong khớp vai, bác sĩ cảnh báo căn bệnh nguy hiểm
06:34:12 24/06/2024
Mỹ nới lỏng giới hạn cho phép Ukraine tấn công vào lãnh thổ Nga
17:20:57 23/06/2024
Ấn Độ nêu lý do từ chối nối lại chuyến bay thẳng với Trung Quốc
14:52:57 23/06/2024
Thành phố Sevastopol ở Crimea ban bố tình trạng khẩn cấp sau vụ tấn công của Ukraine
20:28:38 24/06/2024
Fed có khả năng hạ lãi suất sớm nhất là vào tháng 9/2024
18:08:08 23/06/2024
Máy bay Boeing 777 quay đầu hạ cánh khẩn cấp tại Hà Lan
05:59:00 24/06/2024
Hàn Quốc ghi nhận tháng 6 có nhiều ngày nóng nhất từ trước đến nay
06:19:50 24/06/2024
AP: Ukraine đang thúc giục Washington cho phép tấn công sâu hơn vào lãnh thổ Nga
06:23:07 24/06/2024

Tin đang nóng

Nóng: Rộ tin Baifern Pimchanok và Nine Naphat đã chia tay
17:39:43 24/06/2024
Những điều tâm linh ngành tiếp viên hàng không, loạt quy tắc ngầm khó ai dám cãi
17:58:45 24/06/2024
Harry Lu làm rõ lý do đột ngột "biến mất" trong đám hỏi của Midu và chồng thiếu gia
16:49:54 24/06/2024
Tôn Diệu Kỳ: Triệu Lệ Dĩnh xem như chị em lại đi nói xấu sau lưng, giờ chật vật
16:34:25 24/06/2024
Kiều nữ trùm sòng bạc Macau lần đầu lộ diện bên Đậu Kiêu, tình trạng hôn nhân hậu ồn ào đổ vỡ gây chú ý
17:58:39 24/06/2024
Sự kiện hot nhất hôm nay: Trần Nghiên Hy lộ diện gây hoang mang, Địch Lệ Nhiệt Ba tự dìm dáng, một mỹ nhân mặt sưng phù
19:43:09 24/06/2024
Ốc Thanh Vân ngày nào cũng khóc kể từ khi sang Úc định cư, CĐM xót xa
17:46:30 24/06/2024
Put Puttichai công bố tin vui, bà xã tiếp tục mang thai lần hai, CĐM ngưỡng mộ
17:40:00 24/06/2024

Tin mới nhất

Hàn Quốc điều tra bác sĩ tham gia đình công tập thể

20:38:10 24/06/2024
Đại diện của các bác sĩ và Chính phủ Hàn Quốc dự kiến sẽ ngồi lại đàm phán sớm nhất trong tuần này vì cả hai bên đều muốn có bước đột phá nhằm chấm dứt tình trạng bế tắc kéo dài nhiều tháng về cải cách y tế.

Tìm thấy 20 t.hi t.hể trong vụ cháy nhà máy pin tại Hàn Quốc

20:36:08 24/06/2024
Trước đó, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã chỉ thị Bộ trưởng Lee nỗ lực hết sức để tìm kiếm và giải cứu những người mất tích bằng cách huy động tất cả nhân lực và thiết bị sẵn có.

Quân đội Mỹ tìm 'kế hoạch B' tại Nam Phi sau khi rút khỏi Niger

20:26:56 24/06/2024
Một quan chức cấp cao Lầu Năm Góc đã có chuyến thăm hiếm hoi đến châu Phi để thảo luận các biện pháp nhằm giữ một phần sự hiện diện của Mỹ tại Tây Phi sau khi quân đội nước này rút khỏi Niger.

Dự báo mưa lớn tiếp tục trên diện rộng ở Trung Quốc

20:23:29 24/06/2024
Tại Trung Quốc, hệ thống cảnh báo thời tiết được mã hóa bằng màu, với 4 cấp, trong đó màu đỏ là cảnh báo nghiêm trọng nhất, tiếp sau đó là màu cam, vàng và xanh.

Cơ sở quân sự ở Romania thành căn cứ không quân lớn nhất châu Âu của NATO

20:21:06 24/06/2024
Quân đội Mỹ sử dụng căn cứ này từ năm 1999 và sắp tới, nó dự kiến được nâng cấp đạt diện tích tương đương một thành phố nhỏ với sức chứa 10.000 binh sĩ NATO và thành viên gia đình họ.

Xung đột Israel-Hamas khiến hơn 20.000 t.rẻ e.m ở Dải Gaza bị mất tích

20:18:07 24/06/2024
Theo bà Saieh, hiện chưa rõ số lượng t.rẻ e.m đã bị các lực lượng Israel bắt giữ, buộc phải rời khỏi Dải Gaza hoặc bị chôn trong những ngôi mộ không có dấu vết.

Nhật Bản sẵn sàng can thiệp vào thị trường t.iền tệ nếu cần

20:15:07 24/06/2024
Ông Kanda cho biết các nhà chức trách toàn cầu đang trao đổi với nhau hàng ngày về nhiều vấn đề, trong đó có cả t.iền tệ. Quan chức này cho hay thị trường đang chú ý đến tỷ giá hối đoái và có sự thận trọng cao về việc can thiệp ngoại hối...

Lý do Mỹ chuyển hướng cung cấp tên lửa phòng không cho Ukraine

20:11:32 24/06/2024
Quyết định chuyển hướng cung cấp hệ thống phòng không của Mỹ phản ánh những hạn chế của nền công nghiệp quốc phòng phương Tây, vốn đang phải vật lộn để cung cấp đủ vũ khí đáp ứng nhu cầu toàn cầu.

Cuba đón lượng du khách 'khủng' trong 5 tháng đầu năm

20:10:52 24/06/2024
Trong số du khách tới thăm đảo quốc Caribe này trong khoảng thời gian nêu trên, 46% là khách Canada, tiếp theo là cộng đồng người Cuba ở nước ngoài, Mỹ, Nga và Anh.

Tổng thống Venezuela tin tưởng vào mô hình phát triển mới

20:06:33 24/06/2024
Trong khi đó, Quỹ T.iền tệ quốc tế (IMF) và Ủy ban Kinh tế Mỹ Latinh và Caribe (ECLAC) dự báo GDP của Venezuela sẽ tăng trưởng 4% trong năm nay.

Thái Lan khuyến cáo nông dân khi Trung Quốc tự trồng được sầu riêng

20:04:41 24/06/2024
Thông thường, sầu riêng là loại cây ăn quả lớn, lâu năm, phát triển mạnh ở nhiệt độ từ 25 độ C đến 30 độ C, khiến chúng phù hợp nhất với khí hậu nhiệt đới, giống như ở khu vực Đông Nam Á.

Nguy cơ xung đột lan rộng nếu căng thẳng Israel - Hezbollah leo thang

20:00:30 24/06/2024
Các cuộc pháo kích giữa Israel và lực lượng Hezbollah gia tăng trong những ngày gần đây, sau khi một chỉ huy cấp cao của lực lượng này t.hiệt m.ạng trong vụ không kích của Israel.

Có thể bạn quan tâm

Minh Tú tung ảnh lễ cưới riêng tư cực ngọt ngào bên chồng Tây

Sao việt

23:36:09 24/06/2024
Minh Tú chia sẻ những hình ảnh trong buổi tiệc cưới riêng tư vào tháng 3 với sự tham dự của người thân và bạn bè thân thiết.

Mạng xã hội bùng nổ thông tin cặp tình nhân "Yêu nhầm bạn thân" chia tay

Sao châu á

23:15:06 24/06/2024
Thông tin mỹ nhân của làng giải trí Thái Lan Baifern Pimchanok và bạn trai kém t.uổi, Nine Naphat, chia tay đang là tâm điểm truyền thông châu Á.

Lisa (Blackpink) ăn tối cùng gia đình bạn trai tỷ phú

Nhạc quốc tế

23:10:16 24/06/2024
Lisa (Blackpink) đã có dịp hội ngộ với gia đình bạn trai Frédéric Arnault tại một nhà hàng ở Paris (Pháp). Khoảnh khắc cặp đôi ngồi cạnh nhau, thưởng thức rượu và trò chuyện vui vẻ đã thu hút sự chú ý của người hâm mộ.

Con rể gia tộc cải lương nổi tiếng, ra ngoài là sếp về nhà vẫn thần tượng vợ là ai?

Tv show

23:09:37 24/06/2024
Dẫu sinh ra và lớn lên trong gia đình có truyền thống 3 đời làm nghệ thuật, song nghệ sĩ Điền Trung lại bị mẹ dọa đuổi khỏi nhà nếu theo nghề ca hát.

Nam thần cổ trang g.ây s.ốc vì gầy trơ xương đến báo động, khán giả ầm ầm đòi bỏ phim

Hậu trường phim

23:05:30 24/06/2024
Trang 163 đưa tin bộ phim cổ trang Nhan Tâm Ký do La Vân Hi và Tống Dật đóng chính lên sóng nhưng không gây được tiếng vang.

Hailey Bieber mặc như không mặc outfit xuyên thấu khoe bụng bầu 7 tháng, nhan sắc lên hương hẳn vì điều này

Sao âu mỹ

23:00:14 24/06/2024
Mới đây, bà xã Justin Bieber đã chiếm trọn spotlight khi diện jumpsuit ren xuyên thấu gợi cảm đi ăn tối với bạn bè ở New York, Mỹ.

"Bản sao Lưu Diệc Phi" đẹp xuất sắc ở phim mới, khoe hai thần thái đối lập cực đỉnh

Phim châu á

22:53:53 24/06/2024
Ngày hôm nay (24/6), bộ phim cổ trang Liễu chu ký đã tung poster và trailer mới trong Đại hội chiêu thương của nền tảng Tencent Video.

Cảnh giác trước tour 'gây bão' trên mạng xã hội ở đảo Cô Tô

Du lịch

22:52:54 24/06/2024
Chính quyền huyện đảo Cô Tô (Quảng Ninh) vừa yêu cầu các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra các tour trái phép ra các đảo trên địa bàn, đồng thời khuyến cáo du khách không sử dụng dịch vụ chui để tránh t.iền mất tật mang .

Giả danh Công an để "lòe" các n.ữ s.inh viên đại học

Pháp luật

22:10:50 24/06/2024
Chiều 24/6, Công an TP Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế) cho biết, đơn vị vừa tiến hành xác minh, làm rõ đối tượng Văn Hữu Long (SN 1997, trú tại xã Thủy Bằng, TP Huế) để xử lý về hành vi giả danh Công an.

4 nguồn caffeine âm thầm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhiều người vẫn dùng hàng ngày

Sức khỏe

22:05:58 24/06/2024
Caffeine là chất kích thích quen thuộc giúp bạn tỉnh táo và tập trung hơn. Tuy nhiên, việc tiêu thụ quá nhiều caffeine có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.

Phát hiện sói cổ đại với hàm răng nguyên vẹn từ lớp băng vĩnh cửu sau 44.000 năm

Lạ vui

21:48:05 24/06/2024
Các chuyên gia cho biết, con sói đực trưởng thành được tìm thấy ở sông Tirekhtyakh, quận Abyi của vùng Yakutia (vùng lạnh nhất nước Nga).