Nỗi khổ của sinh viên “ăn nhờ ở đậu”

Theo dõi VGT trên

Nóng nực, nhếch nhác, tù túng… là những từ mà sinh viên theo học tại các cơ sở mượn, liên kết thường dùng để than trời.

Trường học không có sân chơi

“Trước khi đăng kí dự tuyển mình nghĩ mình sẽ được học tại một cơ sở khang trang, tiện nghi. Nhưng lúc đến nơi mới ngã ngửa, trường học mới còn thua xa trường cấp 3 dưới quê!” - bạn N.V.M, SV ngành công nghệ thông tin, Trường CĐ Nghề số 8, bộc bạch.

Nơi SV này theo học là địa điểm mà Trường CĐ Nghề số 8 (trụ sở chính cổng 11 Long Bình Tân, Biên Hòa, Đồng Nai) liên kết đào tạo với Trường CĐ Giao thông Vận tải 3 TP.HCM (số 511 An Dương Vương, P.An Lạc, Q.Bình Tân). Diện tích trường rất nhỏ, chỉ vỏn vẹn 8 phòng học, trong đó có 3 phòng học vi tính với hơn 1.000 SV theo học hai buổi sáng, chiều. Tuy số lượng SV đông là vậy nhưng cả trường chỉ có một nhà vệ sinh. Và thậm chí, phòng vệ sinh nam kế bên phòng vệ sinh nữ không hề có cửa che chắn. Nhiều SV cho biết rất bất tiện khi đi vệ sinh. Vì đông người đi nên các bạn SV, nam cũng như nữ phải chen nhau qua lối đi chưa đầy 1,5m. Để tránh gặp phải vấn đề tế nhị này một cách thường xuyên, không ít SV phải “nhịn”, chờ về nhà “giải quyết”.

Do lịch học khá dày nên buổi trưa, các bạn SV thường ở lại trường. Thế nhưng, sân trường vốn đã nhỏ nay càng ngột ngạt hơn khi có quá nhiều xe gắn máy, xe đạp và cả xe hơi choán gần hết diện tích. Nhiều SV bức xúc: “Ngay cả lối đi vào phòng vệ sinh thỉnh thoảng cũng được dùng để xe máy nên không gian rất bức bối, chật chội”. Theo quan sát, hành lang dành cho SV đi lại trước lớp học cũng được dùng vào việc để xe, chất những thùng sách, bàn ghế lỉnh kỉnh, trông rất nhếch nhác. Tại điểm học này, chỉ có vài chiếc ghế đá đặt dưới sân trường và trên lầu 1, sân chơi cho SV hoàn toàn không có. Thường ngày vào giờ nghỉ giữa buổi, các bạn SV đều chọn một trong hai cách, hoặc ở lại lớp hoặc chạy ra quán nước trước trường ngồi hóng mát.

Khi được hỏi về thư viện của trường mình, một nhóm SV năm 3 Trường CĐ Kinh tế – Kỹ thuật Sài Gòn, chuyên ngành kế toán tỏ ra ngán ngẩm: “Chúng tớ mong ước trường có một thư viện nhỏ cung cấp các tài liệu chuyên ngành cần thiết để tiện tham khảo trong quá trình học tập cũng không được chứ đừng nói gì tới một thư viện đúng nghĩa”.

Một nhóm SV khác cũng cho hay, trong suốt ba năm học ở cơ sở 3 của Trường CĐ Giao thông Vận tải 3, các bạn hầu như không biết hiệu trưởng trường mình mặt mũi như thế nào. Và lạ đời hơn khi khá nhiều SV không biết cơ sở chính trường mình học nằm ở đường nào, quận mấy? “Năm nay là năm cuối rồi, nhưng cả thời SV chúng tớ phải học tập ở những cơ sở liên kết, thuê mượn tạm bợ như vậy đấy” – một SV nữ ngậm ngùi.

Nỗi khổ của sinh viên ăn nhờ ở đậu - Hình 1

Ngôi trường thuê mướn này đón chào SV của rất nhiều trường liên kết học tại đây.
Trong ảnh là biểu ngữ chào đón tân sinh viên hai trường giăng liền kề nhau khá bắt mắt.

4 trường thuê chung một chỗ

Hiện nay, tại TP.HCM có khá nhiều trường đào tạo bậc ĐH, CĐ chưa có cơ sở chính thức để SV có thể an tâm theo học. Việc các trường thuê mướn cơ sở dạy ở nhiều nơi khiến người học vô cùng vất vả trong việc di chuyển.

Video đang HOT

Bạn N.A.T, SV ngành tài chính ngân hàng Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng, tâm sự: “Năm đầu mình và các bạn trong lớp theo học tại cơ sở của trường trên đường Điện Biên Phủ, Q.Bình Thạnh. Sang năm 2, phải chuyển qua học tại cơ sở Nguyễn Đình Chiểu, Q.1. Và năm 3 khi mới học được nửa kỳ, trường lại luân chuyển SV về học tại cơ sở nằm trên đường Hòa Bình, Q.11. Trường chuyển cơ sở học xoành xoạch như vậy đồng nghĩa với việc SV tụi mình phải di chuyển nơi trọ”.

Tương tự, tuy có số lượng tuyển sinh cả ngàn SV/năm nhưng từ khi thành lập đến nay, Trường ĐH Mở TP.HCM phải thuê mướn và liên kết với gần 10 cơ sở. Cơ sở vật chất ở những địa điểm thuê mượn, liên kết mặc dù không xuống cấp như một số trường khác nhưng vẫn chưa đảm bảo được chất lượng học tập tốt nhất cho SV. Các cơ sở liên kết của trường nằm rải rác ở các quận 1, 3, 4, Bình Thạnh, Bình Tân với cùng cảnh ngộ là hầu như không có thư viện và thiếu sân chơi dành cho SV một cách đáng báo động.

Không chỉ vậy, nhiều trường do thiếu cơ sở còn phải “liều mình” mượn lại địa điểm của các doanh nghiệp, nơi tổ chức tiệc cưới, hội nghị… để SV có chỗ theo học. Thế nhưng, những nơi này không có chức năng thiết kế cho việc dạy học nên chất lượng sẽ không được đảm bảo. Tình trạng mướn cơ sở rồi liên kết đào tạo SV với nhiều trường khác cũng đang có dấu hiệu phát triển mạnh mẽ tại thành phố.

Đơn cử như cơ sở 3 của Trường CĐ Giao thông Vận tải 3 (trụ sở chính 189, Kinh Dương Vương, P.12, Q.6, TP.HCM) mượn cơ sở của Trường Trung học Thủy sản, ngụ tại 511 An Dương Vương, P.An Lạc, Q.Bình Tân. Như đã đề cập ở trên, hệ thống cơ sở này đã xuống cấp, về cơ bản không đáp ứng được các tiêu chí về cơ sở vật chất cho việc đào tạo SV bậc ĐH, CĐ. Mặc dù diện tích trường này khá hạn chế về phòng ốc, trang thiết bị dạy học nhưng hiện tại có đến 4 trường ĐH, CĐ liên kết đào tạo ở đây. Cụ thể là Trường ĐH Duy Tân (có trụ sở chính tại Đà Nẵng), Trường ĐH Huế, Trường CĐ Nghề số 8 và Trường CĐ Kinh tế – Kỹ thuật Sài Gòn. Trường nhỏ, SV đông nên cơ sở này thường được gọi là trường “tả bí lù” hay ” trường ba rọi”.

Việc liên kết nhiều cơ sở tại một điểm trường hoặc việc thuê mướn tràn lan nhưng cơ sở chưa đạt chuẩn của các trường ĐH, CĐ tại TP.HCM vẫn tiếp diễn từ năm này sang năm khác. Và không ai khác, SV chính là người chịu thiệt thòi nhiều nhất.

Theo Giáo dục Online

"Lạc lối" trên Đại lộ Thăng Long

Lạc lối trên Đại lộ Thăng Long - Hình 1

Đại lộ Thăng Long giống như... đường làng

Chỉ sau hai tuần Đại lộ Thăng Long chính thức thông xe, cả người đi đường và người dân sống hai bên Đại lộ mới cảm nhận được những điều "phiền toái" mà con đường mang đến.

"Mua thêm" gần... 4 km mỗi ngày

Dường như, chỉ đến khi đường cao tốc Láng - Hoà Lạc chính thức được thông tuyến, đặt tên là Đại lộ Thăng Long, những người dân quê sống hai bên đường có đèn cao áp sáng thâu đêm mới có cảm giác mình "thực sự" trở thành "người thành phố".

Dù trên phương diện quản lý hành chính, họ đã trở thành công dân Thủ đô từ trước đó cả mấy năm rồi.

Lạc lối trên Đại lộ Thăng Long - Hình 2

Một người đi đường "lạc lối" phải nhờ đến dịch vụ thoát hiểm trên Đại lộ Thăng Long

Thế nhưng, niềm vui "ngắn chẳng tày gang". Vì ngay sau khi thông xe, người dân sống hai bên đường bắt đầu cảm thấy những "phiền toái" và cuộc sống một phần bị xáo trộn, khi những đường ngang ngõ dọc hai bên đường dần dần bị bịt kín.

Chị Nguyễn Thị Lan, người thôn Quyết Tiến, xã Vân Côn (huyện Hoài Đức, Hà Nội) cho biết: Quyết Tiến là thôn duy nhất của xã Vân Côn bị Đại lộ Thăng Long chia cắt khỏi trung tâm hành chính xã.

Trước kia, khi những lối ngang đi tắt qua đường cao tốc chưa được bịt kín, việc đến UBND xã và đi chợ của người dân hay đến trường đi học của con cái chị còn dễ dàng. Nhưng từ khi Đại lộ thông xe, những lối đi tắt ngang đường bị bịt kín, người thôn Quyết Tiến chịu cảnh "gần nhà xa ngõ", muốn đi chợ hay con em đi học phải đi vòng thêm gần 2 km mới đến hầm chui dân sinh, rồi quay lại bằng đó quãng đường. Nghĩa là đoạn đường họ phải đi hàng ngày xa thêm gần 4 km nữa.

Những hộ dân thuộc Xóm Mới, thị trấn Quốc Oai, do nằm ở bên này đại lộ, giáp với thị trấn huyện Thạch Thất, ngày ngày cũng phải đi vòng thêm vài cây số để đưa con em sang thị trấn Quốc Oai học, đưa con cái đi tiêm phòng hay đưa người ốm đi trạm y tế.

Tương tự, nhiều hộ dân sống ở làn đường bên kia, nghĩa là nằm ngay cạnh thị trấn, nhưng khi đại lộ hoàn thành, muốn đến thị trấn, nếu không chấp nhận vi phạm giao thông bằng cách đi ngược đường thì họ cũng phải đi vòng đường xa thêm 4,5km nữa.

Lạc lối trên Đại lộ Thăng Long - Hình 3

Làn đường dành cho xe mô tô nhếch nhác là lý do khiến nhiều người tham gia giao thông không đi đúng phần đường, càng làm cho giao thông trên Đại lộ Thăng Long thêm rối loạn!

Chị Nguyễn Thị Mai, nhà ở ngay sát Đại lộ Thăng Long, thuộc thị trấn Quốc Oai cho biết: Khi đại lộ chưa hoàn thành, chị chỉ mất vài phút để đưa con đến lớp hay đi chợ. Nhưng giờ, nếu không đi ngược chiều đường, chị phải đi vòng thêm 3,4 km nữa mới đến điểm rẽ vào thị trấn vốn chỉ cách nhà chị có mấy chục mét. Đường đi lối lại có nhiều thay đổi nên cuộc sống sinh hoạt người dân gặp nhiều xáo trộn.

Dở khóc, dở cười trên Đại lộ

Không chỉ những người dân địa phương sống hai bên đường mới gặp khó khăn trong đi lại và sinh hoạt, rất nhiều người tham gia giao thông trên tuyến đường này đã phải gặp những chuyện dở khóc dở cười.

Tại điểm đầu của Đại lộ Thăng Long, giáp Trung tâm Hội nghị Quốc gia hay điểm cuối Đại lộ là ngã tư Hoà Lạc, phóng viên quan sát thấy rất nhiều người điều khiển xe gắn máy, vì không muốn đi vào phần đường dành cho xe mô tô và xe thô sơ vốn chật trội, bụi bẩn, thậm chí có cả gia súc đi lại nên đã chọn làn đường dành cho xe ô tô để đi.

Lạc lối trên Đại lộ Thăng Long - Hình 4

Và Đại lộ Thăng Long giống như... đường làng, khi xe cộ thoải mái đi ngược chiều mà không bị xử lý.

Thế nhưng, vì làn đường dành cho xe ô tô có rất ít lối thoát. Vì vậy, nhiều người trót đi vào phần đường này vẫn phải đi... miên man, lạc lối thêm hàng chục cây số mối có lối thoát. Nhiều người, vì muốn chuyển đường sớm thì phải chấp nhận móc túi, mất từ 10 đến 15 nghìn đồng để nhờ dịch vụ khiêng xe thoát hiểm.

Cũng chính vì có quá nhiều người đi xe gắn máy tham gia giao thông thiếu ý thức đi vào làn đường dành cho xe ô tô nên "dịch vụ thoát hiểm" trên Đại lộ Thăng Long mọc lên như nấm và làm ăn rất phát đạt trong những ngày qua.

Anh Nguyễn Văn Luân, người thôn Quyết Tiến, xã Vân Côn, tự nhận là người đầu tiên bắc cầu gỗ làm dịch vụ thoát hiểm cho xe máy lạc lối trên Đại Lộ Thăng Long tiết lộ: Mỗi ngày, anh vẫn kiếm được bạc triệu nhờ vào dịch vụ thoát hiểm đặc biệt này.

Thế nhưng, chính vì anh làm ăn được nên dọc tuyến Đại lộ, giờ cũng có vài nhóm người bắt trước, dựng cầu gỗ làm dịch vụ thoát hiểm cho xe gắn máy. Và giá cước thoát hiểm thì muôn hình ngàn vẻ, tuỳ đối tượng mà nhà chủ dịch vụ hét nhiều hay ít.

Sau hai tuần thông xe Đại lộ Thăng Long, chúng tôi nhận thấy trên toàn tuyến đường, nhất là làn đường nhỏ dành cho xe mô tô và xe thô sơ, những chiếc xe tải hạng nặng vẫn nối đuôi nhau chạy ngược chiều, nhưng không hề có ai xử lý.

Trong khi đó, người dân sống hai bên đường, vì sợ phải đi xa và vì theo thói quen nên hầu hết không chịu đi vòng theo hướng đường cầu chui dân sinh. Hầu hết họ vẫn coi Đại lộ hiện đại và dài nhất Việt Nam như con "đường làng", đi ngược chiều vô tư, khiến những đoạn đại lộ chạy qua khu dân cư, tình trạng giao thông rất hỗn loạn và vô cùng nguy hiểm.

Theo Vietnamnet

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Độc quyền bên trong đám cưới Midu: Thiếu gia Minh Đạt sẽ làm 1 điều độc đáo, không gian xa hoa được hé lộ
12:54:57 29/06/2024
Trần Hiểu lần đầu lộ diện sau drama ly hôn Trần Nghiên Hy, đụng độ "bồ nhí" Lâm Duẫn ở sự kiện
12:00:13 29/06/2024
Hôn lễ hào môn của Midu trước giờ G: Cô dâu tung bộ ảnh cưới cuối cùng, Lan Khuê - Puka và dàn khách mời nôn nao!
12:50:08 29/06/2024
Vụ tông xe nghiêm trọng ở Vũng Tàu: Xác định danh tính, tạm giam nữ tài xế
15:12:14 29/06/2024
Son Ye Jin - Hyun Bin hẹn hò sang chảnh tựa cảnh phim ở quán cafe, khiến khách du lịch thốt lên 1 câu
12:37:08 29/06/2024
Phương Oanh gây tá hỏa, mới sinh con đã ăn một món nhạy cảm, sự thật bất ngờ
14:45:31 29/06/2024
Hoa hậu Thùy Tiên lạ lẫm sau "chia tay", nghi lạm dụng thẩm mỹ, fan tiếc nuối
14:02:26 29/06/2024
Em chồng Hằng Du Mục tỏ thái độ lạ với chị dâu khi anh ruột "quậy đục nước"
14:31:32 29/06/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc khai trừ đảng hai cựu Bộ trưởng Quốc phòng

Thế giới

17:30:55 29/06/2024
Ông Lý Thượng Phúc cũng bị phát hiện đã đưa t.iền cho người khác để trục lợi, cấu thành tội đưa hối lộ. Cuộc điều tra cũng tìm ra manh mối về những vi phạm khác của ông Lý Thượng Phúc.

Biết chồng là người thích giữ gìn cho đêm tân hôn, tôi hồi hộp đợi anh trong phòng, ai ngờ chồng nhìn chằm chằm vào tôi rồi xô ngã xuống giường

Góc tâm tình

17:29:07 29/06/2024
Tôi và chồng quen biết nhau qua mai mối. Khi đó tôi 28 t.uổi, vừa kết thúc mối tình 3 năm với người yêu cũ. Ngay trong đêm tân hôn, tôi bị chồng trả ngay về nhà mẹ đẻ.

Chồng Hằng Du Mục về Việt Nam 1 mình, đi chơi với gái xinh, vợ lủi thủi theo sao

Netizen

17:27:27 29/06/2024
Câu chuyện hôn nhân của Hằng Du Mục (Nguyễn Thái Hằng, sinh năm 1995) và chồng - Tôn Bằng (sinh năm 1981) vẫn chưa có kết quả rõ ràng. Vì vậy cư dân mạng đang tiếp tục theo dõi sát sao.

Hồng Vân xót xa cô vợ chịu biến cố phá sản, chồng ngoại tình

Tv show

17:23:43 29/06/2024
Trong Mảnh ghép hoàn hảo , câu chuyện hôn nhân của chị Hồng Phi và anh Ngọc Cường khiến NSND Hồng Vân không khỏi xót xa.

Zingplay chính thức ra mắt game 'Cờ Tỷ Phú 2 - Zingplay' trong tháng 6.2024

Mọt game

17:12:23 29/06/2024
Cờ Tỷ Phú 2 - ZingPlay là một phiên bản hoàn toàn mới của trò chơi Cờ Tỷ Phú truyền thống, kết hợp yếu tố chiến thuật với cách chơi thẻ bài độc đáo, tạo nên trải nghiệm hấp dẫn và mới mẻ cho người chơi.

Bella mờ nhạt cạnh bạn trai, hé lộ phản ứng lần đầu gặp nhà chồng

Sao châu á

17:10:41 29/06/2024
Công chúa Disney Bella và bạn trai doanh nhân vừa có chuyến du lịch đến Mỹ, cả hai đã đăng một bức ảnh chụp chung khá mờ nhạt, khiến fan cười không ngớt. Nữ chính sau đó đã lên tiếng, còn tiết lộ về phản ứng đáng yêu khi lần đầu ra mắt ...

Nam ca sĩ bật khóc nói về ý định từ bỏ ca hát: Từng mời Chi Pu hỗ trợ, áp lực làm nghề lâu năm mà chưa nổi tiếng

Nhạc việt

17:03:32 29/06/2024
Vòng Live Stage 1 của Anh trai say hi đã chứng kiến sự vươn lên dẫn đầu của team No far, no star với đội hình hùng hậu gồm toàn những rapper cộm cán như HURRYKNG, Tage, Captain, Rhyder.

Mâm cơm nhà ai nhìn vào cũng thích mê

Ẩm thực

17:00:20 29/06/2024
Mâm cơm này thích hợp cho gia đình có 2-3 người, toàn món ngon ai cũng thích. Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé!

Nước non Ghềnh Ráng (Quy Nhơn, Bình Định)

Du lịch

16:58:28 29/06/2024
Nằm cách trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng 3 km về phía Đông Nam, Ghềnh Ráng là một trong những danh thắng bậc nhất của tỉnh Bình Định.

Rộ nghi vấn Bảo Ngọc bắt chước Thơ Nguyễn phẫu thuật thẩm mỹ, liền lên tiếng

Sao việt

16:50:11 29/06/2024
Được mệnh danh là hoa hậu tương lai bởi thần thái và nhan sắc thuộc hàng top, hoa khôi nhí Lê Huỳnh Bảo Ngọc luôn là cái tên thu hút sự quan tâm của nhiều người hâm mộ sắc đẹp.

Vùng Đất Câm Lặng thể loại kinh dị đặc sắc, được fan mong đợi vì 1 lý do

Phim âu mỹ

16:36:08 29/06/2024
Vùng Đất Câm Lặng được nhiều cây bút phê bình có cùng nhận định là nét chấm phá đặc sắc của thể loại kinh dị lôi cuốn. Sức hút tác phẩm không chỉ đến từ nội dung, mà nó còn nằm ở dàn diễn viên chất lượng dù đó là vai phụ