Những sáng kiến kinh nghiệm vì tình yêu nghề – yêu trò

Theo dõi VGT trên

Bằng tình yêu nghề, yêu trò, nhiều nhà giáo đã đưa thực tiễn, sản xuất vào bài giảng. Đồng thời, tích hợp nhiều môn học khác nhau giúp học sinh có những trải nghiệm thực tế, phát huy tính chủ động và tư duy.

Những sáng kiến kinh nghiệm vì tình yêu nghề - yêu trò - Hình 1

Cô giáo Lê Thị Ngân (người thứ 3 từ phải sang) trong buổi lễ vinh danh GV, HS có thành tích xuất sắc kỳ thi chọn HSG cấp tỉnh, năm học 2021-2022 của Trường THPT Triệu Sơn 4 (Thanh Hóa).

Lấy học trò làm trung tâm

Với sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) độc đáo, mang giá trị thực tiễn cao, cô Nguyễn Lệ Quyên rất vinh dự là một trong 30 giáo viên, nhà quản lý giáo dục có SKKN được xếp loại cấp tỉnh năm 2021.

Cô Quyên là giáo viên (GV) môn Sinh học của Trường THPT Bỉm Sơn (thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa). SKKN làm nên “thương hiệu” của nữ GV xứ Thanh là “Dạy học gắn liền với sản xuất kinh doanh: Ứng dụng kiến thức vi sinh vật lên men tạo rượu vang nho, nem chua và các sản phẩm khác”.

Với phương châm dạy học gắn liền với thực tiễn, đặc biệt từ những kiến thức đã được truyền dạy, học sinh (HS) có thể vận dụng để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn. Vì vậy, cô Quyên đã định hướng cho học trò vận dụng kiến thức vi sinh vật để làm nem chua, rượu vang nho, sữa chua…

“Việc truyền đạt kiến thức rồi HS trả bài lại chính kiến thức đó, tôi nghĩ rằng điều đó không còn nhiều ý nghĩa. Hơn nữa, cách dạy này không tạo được hứng thú, say mê của các em.

Khi định hướng cho HS vận dụng kiến thức đã học để làm ra các sản phẩm không chỉ giúp các em nâng cao kiến thức, mà còn có sự trải nghiệm, trau dồi các kỹ năng quan trọng như: Làm việc nhóm, tìm hiểu tài liệu, làm video, thuyết trình… Đặc biệt là giúp các em hình thành tư duy kinh doanh”, cô Quyên chia sẻ.

Ngoài vận dụng kiến thức vi sinh vật làm rượu vang nho, nem chua… cô Quyên còn truyền “lửa” say mê cho học trò tiếp tục thực hành cách làm kẹo mạch nha từ mầm lúa và tinh bột.

Không chỉ chú trọng dạy học gắn liền với thực tiễn, nữ nhà giáo còn luôn lấy học trò làm trung tâm. Để mang đến cho các em tiết học sinh động và hấp dẫn, cô Quyên đã tự bỏ kinh phí tham gia lớp học về nội dung dạy học tích cực từ 5 năm trước.

“Khi dạy học, điều quan trọng là phải tạo sự say mê, hứng khởi cho học trò chứ không chỉ đơn thuần là truyền giảng kiến thức. Cũng vì vậy, tôi luôn dành nhiều thời gian để nghiên cứu các dự án, sản phẩm để giúp học trò phát huy hết khả năng.

Chẳng hạn, cho HS đóng kịch truyền tải thông điệp về thế giới sống. Hoặc, thông qua các hình thức khác nhau như làm thơ, hát… Cũng bởi vậy, trong giờ học GV thường không nói quá nhiều.

Sau khi HS thực hành, GV sẽ kiểm tra và chốt kiến thức. Cách làm này, HS vừa dễ dàng ghi nhớ kiến thức nhưng không tạo áp lực nặng nề cho các em”, cô Quyên nói.

Không chỉ là GV cốt cán ở bộ môn Sinh học của trường, cô giáo Nguyễn Lệ Quyên còn được biết đến là một nhà giáo tận tâm, hết lòng vì học trò thân yêu. Một trong những học trò từng để lại nhiều ấn tượng cho nữ GV là em Lê Việt Hoàng (khóa học 2017-2020).

Những sáng kiến kinh nghiệm vì tình yêu nghề - yêu trò - Hình 2

Cô giáo Nguyễn Lệ Quyên và học trò khóa học 2017-2020, Trường THPT Bỉm Sơn (Thanh Hóa). Trong ảnh, bìa trái là n.am s.inh Lê Việt Hoàng.

Video đang HOT

Năm 2020, n.am s.inh xứ Thanh từng gây chú ý khi nhiều cơ quan thông tấn báo chí đưa tin suýt lỡ giấc mơ vào trường quân đội dù thừa điểm.

Nguyên nhân là do em đã điều chỉnh nguyện vọng từ Trường Sĩ quan Lục quân 1 sang Học viện Kỹ thuật Quân sự, trong khi đây là 2 nhóm trường không thể điều chỉnh nguyện vọng theo quy định của Bộ Quốc phòng.

Tuy nhiên, sau đó cậu học trò nghèo vượt khó của nữ nhà giáo đã được Trường Sĩ quan Lục quân 1 gửi thông báo nhập học theo nguyện vọng ban đầu.

Tạo đam mê, hứng khởi cho học trò

Trong số những SKKN được xếp loại cấp tỉnh mà UBND tỉnh Thanh Hóa công bố mới đây còn có SKKN của cô Lê Thị Ngân, GV môn Lịch sử, Trường THPT Triệu Sơn 4 (huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa).

Mặc dù, đã 6 năm liên tiếp có SKKN được đ.ánh giá, xếp loại song nữ GV Trường THPT Triệu Sơn 4 vẫn không khỏi vui mừng, hạnh phúc khi SKKN lần này vinh dự được xếp loại cấp tỉnh.

Xuất phát từ bài giảng khi tham gia thi GV giỏi cấp tỉnh năm 2017, cô Ngân đã xây dựng và phát triển thành đề tài SKKN với tên gọi: “Vận dụng kiến thức môn Ngữ văn, Giáo dục công dân, âm nhạc, hội họa để dạy bài 7: Những thành tựu văn hóa thời cận đại (Lịch sử 11 cơ bản) góp phần nâng cao hiệu quả giờ dạy”.

Theo cô Ngân, điểm độc đáo của SKKN này là sự tích hợp đồng thời kiến thức ở nhiều bộ môn từ Ngữ văn, Giáo dục Công dân cho đến âm nhạc, hội họa. Tất cả được lồng ghép khéo léo, tinh tế để tạo nên tiết học Lịch sử đầy hấp dẫn, lôi cuốn học trò.

“Nói đến Lịch sử nhiều khi chưa học, chưa đọc nhưng nhiều HS vẫn bị ám ảnh bởi những số liệu khô khan hay cách truyền đạt theo lối mòn truyền thống dễ gây nhàm chán.

Vì vậy, khi chuyển sang phương pháp tích hợp các môn liên quan một cách phù hợp, HS rất hứng thú. Các em cũng phát huy được tính chủ động và thúc đẩy khả năng tư duy, tìm tòi kiến thức”, cô Ngân chia sẻ.

Để đ.ánh giá hiệu quả của SKKN, nữ GV còn sử dụng phiếu thăm dò về độ hứng thú học tập của HS trước và sau khi vận dụng SKKN này vào dạy và học ở một số trường THPT trong tỉnh. Kết quả, mức độ hài lòng của HS đối với giờ học môn Lịch sử ngày càng tăng lên.

Những sáng kiến kinh nghiệm vì tình yêu nghề - yêu trò - Hình 3

Cô Nguyễn Lệ Quyên dạy học trên truyền hình trong thời gian bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19.

Đ.ánh giá về vai trò của SKKN trong dạy và học, nữ GV xứ Thanh bộc bạch: “SKKN mang tính chất đối phó thì khả năng áp dụng vào thực tiễn không cao.

Để có SKKN hiệu quả, ngoài việc đưa ra những giải pháp phù hợp còn phải tính toán đến tính khả thi của đề tài chứ không phải lựa chọn đề tài nghe thế nào cho hay. Bởi vì như vậy, giá trị vận dụng vào thực tiễn không cao”.

Những đổi mới trong phương pháp giảng dạy môn Lịch sử của GV Trường THPT Triệu Sơn 4 đã bước đầu mang lại kết quả vô cùng ấn tượng. Điều đó được thể hiện rõ ở kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT hàng năm của nhà trường.

Theo cô Ngân, những năm qua kết quả thi môn Lịch sử tại kỳ thi tốt nghiệp THPT không ngừng được cải thiện qua từng năm. Cụ thể, năm học 2019-2020, điểm trung bình môn Lịch sử của trường đạt 6,16 điểm, xếp thứ 4 toàn tỉnh. Năm học 2020-2021, điểm trung bình của môn này tiếp tục tăng lên 6,94 điểm, xếp thứ 3 toàn tỉnh.

“Có được kết quả như vậy đó là sự nỗ lực, đồng lòng của tất cả GV bộ môn Sử của nhà trường. Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là áp dụng phương pháp giảng dạy hợp lý, thực hiện đồng bộ nhất là với giáo dục đại trà”, cô Ngân nói.

Gần 20 năm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục, cô giáo Lê Thị Ngân đã có 8 SKKN được đ.ánh giá, xếp loại. Đặc biệt, liên tục từ năm 2006 đến nay trong vai trò bồi dưỡng HSG, nữ GV đã có trên 40 HS đoạt giải các môn văn hóa tại kỳ thi HSG cấp tỉnh.

“Trong công việc cũng như cuộc sống có thành công thì cũng có thất bại. Tuy nhiên, là nhà giáo tôi sẵn sàng chấp nhận khó khăn, đóng góp sức lực của mình cho sự nghiệp giáo dục của tỉnh Thanh nói riêng và cho đất nước nói chung”, nữ GV bộc bạch.

Ngày 31/3, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Quyết định về việc công nhận Sáng kiến cấp tỉnh thuộc lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo năm 2021. Theo Quyết định, có 30 SKKN của GV, nhà quản lý giáo dục được công nhận cấp tỉnh.

Khơi dậy tính sáng tạo và làm chủ kiến thức của học trò

Ngữ văn là một môn học đặc biệt, đòi hỏi người dạy và người học phải say mê, suy ngẫm, hào hứng.

Dạy và học Ngữ văn là cả một nghệ thuật. Nó vốn không ưa lặp lại nhàm chán mà cần đến sáng tạo và linh hoạt.

Khơi dậy tính sáng tạo và làm chủ kiến thức của học trò - Hình 1

Sân khấu hóa trong giờ học Ngữ Văn của cô Nga

Giáo viên - người truyền cảm hứng cho học trò

Đó là chia sẻ của cô Đặng Thị Thúy Nga - giáo viên Ngữ Văn, Trường THPT Hoàng Cầu (Đống Đa, Hà Nội). Cô Nga nhìn nhận, hiện nay tình yêu văn học trong học sinh giảm sút rất nhiều. Một phần, do Ngữ văn là bộ môn khó, dù các em yêu thích nhưng không phải em nào cũng tiếp thu và cảm nhận dễ dàng;

Vì vậy, giáo viên dạy bộ môn Ngữ văn cần đ.ánh thức niềm đam mê văn chương, yêu thích văn học, khơi dậy ở các em tính sáng tạo và khả năng làm chủ kiến thức.

Theo cô Nga, để làm được điều này, người giáo viên cần trở thành người truyền cảm hứng cho học sinh. Theo đó, giáo viên cần khởi động vào bài học tích cực, sáng tạo, tràn đầy năng lượng. Việc dành ra 3-5 phút để tổ chức hoạt động khởi động hấp dẫn sẽ tạo hứng khởi, tiếp thêm năng lượng cho học sinh tham gia học tập hiệu quả trong suốt tiết học. Đây là một trong những nội dung giáo dục tích cực, cũng là định hướng trong việc đổi mới, sáng tạo trong hoạt động dạy học mà Bộ GD&ĐT đã và đang khuyến khích.

Ngoài ra, giáo viên có thể tạo ấn tượng tích cực, đầy say mê, nhiệt huyết bằng ngoại hình, giọng nói, ánh mắt, khiếu hài hước trong mắt học sinh. Theo kinh nghiệm của cô Nga, nếu muốn tạo động lực cho học sinh thì phải chứng minh được mình là người đáng để học sinh lắng nghe.

"Đừng nói nhiều quá và cũng đừng khăng khăng giữ ý kiến của mình. Giáo viên cần tạo ấn tượng là một người hiểu biết, thông minh và là người không ngại nói ra chính kiến của mình chứ không phải một người kiêu ngạo và chỉ biết đến bản thân" - cô Nga chia sẻ, đồng thời nhấn mạnh: Hãy say mê những gì chúng ta đang dạy.

Khơi dậy tính sáng tạo và làm chủ kiến thức của học trò - Hình 2

Cô Đặng Thị Thúy Nga luôn có nhiều đổi mới, sáng tạo trong mỗi giờ lên lớp

Cô Nga chia sẻ, đôi mắt mở to cùng nụ cười lớn và sự nhiệt tình chân thành của giáo viên chắc chắn sẽ tạo nên hiệu quả rất lớn đối với học sinh. Ngay cả khi các em không hứng thú với môn học của bạn thì chính cách cư xử của giáo viên cũng có thể làm học sinh thích thú. Bởi điều quan trọng nhất là vì giáo viên kiên trì thể hiện tình yêu của mình đối với vấn đề nào đó, học sinh sẽ sớm nhận ra bạn là người chân thành.

"Hãy là người đầy nhiệt huyết" - cô Nga nhắn gửi, đồng thời chia sẻ, sự nhiệt huyết có khả năng lây lan, và học sinh sẽ khó ngủ gật trong lớp nếu giáo viên là người tràn đầy nhiệt huyết và không đứng yên một chỗ. Hãy đảm bảo rằng, bạn có đủ năng lượng để khiến vấn đề bạn đang nói cũng như bản thân bạn trở nên hấp dẫn trong mắt học sinh.

Linh hoạt, sáng tạo trong giờ dạy

Ngoài ra, khiếu hài hước của giáo viên sẽ dễ dàng thu hút học sinh, làm cho tài liệu học trở nên sống động hơn và giúp các em kết nối với bạn tốt hơn. Vấn đề là, nếu giáo viên luôn nghiêm túc thì học sinh sẽ thấy khó để quan tâm và thực sự kết nối với bạn.

"Thầy cô giáo không cần phải làm một anh hề và lúc nào cũng đùa được nhưng nếu tạo một môi trường học vui vẻ cho học sinh, các em sẽ có động lực và thấy hứng thú hơn khi học" - cô Nga bật mí và cho rằng, giáo viên cũng cần cải thiện ngoại hình của mình. Giáo viên cần tạo ấn tượng tốt, vì vậy hãy đảm bảo rằng mình thật đẹp khi bước vào lớp. Hãy cố gắng ăn mặc đẹp hơn hay khác hơn một chút so với người bình thường.

Khơi dậy tính sáng tạo và làm chủ kiến thức của học trò - Hình 3

Cô Nga trong một giờ lên lớp

Từ kinh nghiệm của bản thân, cô Nga cho rằng, giáo viên cần luôn ý thức mở rộng các thông tin mới về vấn đề của bài học bằng những bài tập khiến học sinh phải sáng tạo, biến các học sinh thành "chuyên gia" trong vấn đề của bài học.

Nếu muốn học sinh hứng thú với bài học của mình thì chúng ta cần mở rộng kiến thức ngoài chương trình học. Hãy giúp học sinh cập nhật những điều mới nhất trong bài học. Hãy tạo hứng thú cho học sinh chứ không chỉ là người cung cấp tài liệu cho học sinh. Có thể giao cho học sinh các dự án về bài học để các em là người tìm kiếm những điều mới lạ, thay đổi không khí trong lớp học.

"Ví dụ, học sinh có thể tổ chức diễn tiểu phẩm liên quan đến bài học hoặc có thể trình diễn một trò chơi mà các em thành thạo để minh họa cho bài học như: đệm đàn ghi ta, chơi khối rubic, hát múa, biểu diễn thời trang... Điểm mấu chốt của hoạt động này là, ý tưởng phải khác biệt, giáo viên cần thực hiện hoạt động này trong giờ học hoặc trong một giờ nào đó ở trường và cần đồng hành cùng cả lớp ở mỗi bước trong cả hoạt động này" - Cô Nga chia sẻ.

Cũng theo cô Nga, giáo viên cần bao quát lớp, để ý đến những học sinh cần được quan tâm. Nếu một học sinh đang gặp rắc rối nhưng nhận thấy mình được giáo viên quan tâm và chú ý thì sẽ tạo động lực cho em đó học tập chăm chỉ hơn. Nếu một học sinh nghĩ rằng, giáo viên chẳng quan tâm đến mức độ học hành chăm chỉ hay cảm xúc của mình thì em đó cũng sẽ cố gắng ít hơn.

"Hãy cân nhắc đến việc linh hoạt bỏ qua một số luật lệ nếu có học sinh đang thực sự gặp khó khăn. Điều này đòi hỏi giáo viên phải quan tâm nhưng sẽ tạo dựng được niềm tin vững chắc. Nếu một học sinh liên tục không nộp bài tập, đến lớp và nói với bạn rằng, em chưa hoàn thành bài tập thì giáo viên cần nhận ra học sinh đó có điều gì không ổn và giúp đỡ em đó" - cô Nga chia sẻ, đồng thời nhấn mạnh, cần phát huy tính tích cực, yêu cầu học sinh chia sẻ ý kiến của mình, khuyến khích các cuộc thảo luận sôi nổi trong lớp.

Khơi dậy tính sáng tạo và làm chủ kiến thức của học trò - Hình 4

Cô Nga luôn biết tạo hứng thú cho học trò trong giờ học

Theo cô Nga, học sinh sẽ ít có hứng thú nếu các em nghĩ rằng, cô giáo chỉ đang giảng bài và chẳng quan tâm đến suy nghĩ của mình. Nếu học sinh cảm thấy được thầy cô quan tâm thì các em sẽ tự tin hơn và có hứng thú muốn chia sẻ quan điểm.

Tuy nhiên, muốn học sinh có hứng thú và sẵn sàng học tập thì giáo viên cần tạo điều kiện cho các buổi thảo luận có giá trị diễn ra trong lớp học. Hãy trực tiếp đặt câu hỏi cho mỗi học sinh thay vì hỏi chung cả lớp và nhớ gọi tên từng học sinh.

"Thực tế là, không học sinh nào muốn bị gọi khi không biết câu trả lời, và nếu biết chuyện này có thể xảy ra thì các em sẽ chuẩn bị sẵn câu trả lời khi học và giúp các tập trung vào bài học hơn. Điều này không chỉ khiến học sinh tích cực đọc tài liệu và chuẩn bị trước khi đến lớp hơn, mà còn giúp học sinh thấy hứng thú khi đến lớp vì cảm thấy ý kiến của mình có giá trị" - cô Nga chia sẻ.

"Nếu bạn muốn tạo động lực cho học sinh thì những lời nhận xét của giáo viên phải đầy đủ, rõ ràng và có ý nghĩa. Nếu học sinh thấy được điểm mạnh và những điểm cần cải thiện của mình thì các em sẽ có nhiều động lực để học hơn so với việc chỉ nhận được một điểm số viết tay và một câu nhận xét không rõ ràng. Hãy dành thời gian để học sinh nhận thấy, thầy cô thực sự quan tâm đến thành công của mình và mong muốn giúp học sinh tiến bộ" - cô Đặng Thị Thúy Nga.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Diện mạo chồng sắp cưới hơn 17 t.uổi của Hoa hậu Khánh Vân
07:56:34 02/07/2024
Mỹ nam bị đuổi khỏi showbiz vì cả gan làm điều cấm kỵ, hết thời vẫn sống ung dung với gần 400 tỷ
06:45:15 02/07/2024
Vợ cũ Bằng Kiều bỏ 10 nghìn đô đi du lịch với 3 con trai: Tiết lộ lý do 4 mẹ con ở chung một phòng
07:59:17 02/07/2024
Sao Việt 2/7: Con trai Lệ Quyên gặp gỡ Mr.Đàm, Bảo Thanh khoe tủ g.iải t.hưởng
07:38:24 02/07/2024
Sao nữ Vbiz vướng tin chia tay bạn trai Việt kiều sau gần 8 năm yêu
06:41:31 02/07/2024
Nam NSƯT tiết lộ điều sợ nhất trong đời sống hôn nhân với vợ kém 22 t.uổi, dự định vào viện dưỡng lão
06:15:00 02/07/2024
Diva Hà Trần và Tùng Dương "gương vỡ lại lành"
08:03:01 02/07/2024
Nữ NSƯT kỳ cựu nhất nhì làng hài phía Bắc: U70 không lấy chồng sinh con, t.uổi xế chiều cô đơn nhưng lạc quan không ai bằng
08:02:07 02/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Kỳ thú động Thiên Cung Hạ Long (Quảng Ninh)

Du lịch

11:28:02 02/07/2024
Động nằm ở phía tây nam vịnh Hạ Long cách cảng tàu du lịch 4 km, trên đảo Đầu Gỗ ở độ cao 25 m so với mực nước biển.

Kỳ lạ loài hoa như mái tóc rối khiến khách hàng nữ lùng mua bằng được: Giá rẻ nhưng cắm lên bình "nghệ" vô cùng

Sáng tạo

11:22:55 02/07/2024
Ngay khi hình ảnh về loài hoa nhìn gần trông như mái tóc rối mà nhìn xa lại như làn khói đỏ khi được các tiệm hoa online đăng tải đã thu hút nhiều khách hàng. Rất nhiều người đã ngay lập tức tìm mua bằng được để về cắm.

Mỹ nam ghét Lưu Diệc Phi ra mặt

Hậu trường phim

11:20:59 02/07/2024
Theo 163, giới giải trí Hoa ngữ vẫn lưu truyền câu chuyện về việc nam diễn viên Trần Khôn từng ghét Lưu Diệc Phi như thế nào khi hợp tác trong phim Kim Phấn Thế Gia.

Đội trưởng Bruyne đau khổ giải nghệ sau trận thua Pháp tức tưởi

Sao thể thao

11:19:56 02/07/2024
Đội trưởng Bruyne của tuyển Bỉ quyết định về tương lai của mình vào cuối mùa hè này, sau khi bị Pháp đ.ánh bại ở vòng 16 đội tại Giải vô địch bóng đá châu Âu nhờ một pha đá phản lưới nhà của Vertonghen.

Tăng Thanh Hà công khai cận dung mạo của con trai út

Sao việt

11:18:30 02/07/2024
Tối 1/7, trên trang cá nhân, Tăng Thanh Hà gây chú ý khi đăng tải đoạn clip quay con trai út. Theo đó, quý tử nhà Louis Nguyễn đang tập trung chơi đàn piano, miệng thì ngân nga hát theo.

Tăng Thanh Hà U40 có làn da đẹp không tì vết nhờ cách hay đáng tham khảo

Làm đẹp

11:13:50 02/07/2024
Tăng Thanh Hà có làn da tươi trẻ mịn màng nhờ việc dùng dầu dưỡng, tập trung vào các dòng mỹ phẩm organic và quan trọng là chế độ ăn uống tốt bên trong đẹp bên ngoài.

Code Zenless Zone Zero mới nhất và cách nhập

Mọt game

11:13:40 02/07/2024
Tiếp nối những thành công vang dội của Honkai Star Rail, HoYoverse tiếp tục ra mắt siêu phẩm gacha tiếp theo mang tên Zenless Zone Zero (viết tắt: ZZZ).

Trận chiến "đẫm m.áu": Anh Trai Say Hi đạt Top 1 YouTube thì Anh Trai Chông Gai "flex" hẳn Top 1 rating đài Quốc gia!

Tv show

11:13:19 02/07/2024
Không khó để thấy 2 chương trình quyết tâm rượt đuổi nhau đến cùng trên mọi nền tảng, kênh phát sóng và các chỉ số sau khi lên sóng.

Con gái Đoàn Di Băng mắc hội chứng sợ trái cây, nhiều người mỉa mai "nhà giàu mới bị"

Netizen

11:12:36 02/07/2024
Nhắc đến Đoàn Di Băng, công chúng sẽ nghĩ ngay đến biệt danh nữ đại gia Quận 7 với sự nổi tiếng, giàu sang và mức độ chịu chơi khiến nhiều người phải nể phục.

Phan Đinh Tùng kể hậu trường làm nên bản hit sinh nhật "sống khỏe cả đời"

Nhạc việt

11:10:12 02/07/2024
Sau nhiều năm im ắng, gần đây Phan Đinh Tùng thu hút sự quan tâm của khán giả khi tham gia chương trình Anh trai vượt ngàn chông gai .

Bỏ vợ mới sinh ở bệnh viện, chồng chạy vội về nhà để cùng ả nhân tình có những phút giây mặn nồng, nào ngờ gặp phải tình huống trớ trêu

Góc tâm tình

10:56:46 02/07/2024
Tôi muốn ép anh phải nói ra sự thật nên nói có người chụp được hình của anh và nhân tình, anh có muốn tôi up lên mạng không? Chồng tôi nghe thế thì hoảng hồn, đành phải nói hết sự thật.