Những người “chèo đò” trên rẻo cao

Theo dõi VGT trên

Trong số những thầy, cô giáo ở miền rẻo cao Nam Trà My ( Quảng Nam), có nhiều người từ dưới xuôi lên. Họ tình nguyện lên các thôn, nóc dưới chân núi Ngọc Linh quanh năm mây mù che phủ để dạy chữ cho con em đồng bào các dân tộc thiểu số miền rẻo cao, từ lúc còn thanh xuân, hừng hực bầu nhiệt huyết của t.uổi trẻ.

Và nhiều người, khi đến gần t.uổi hưu, lòng nhiệt huyết vẫn cháy mãi trên từng trang giáo án. Họ vẫn luôn gắn bó với đồng bào miền ngược như người thân trong gia đình mình, lặng thầm “gieo chữ” cho con, em nơi này…

Cô giáo Nguyễn Thị Hoạt, công tác tại Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Trà Tập đã có gần 30 năm gắn bó với miền rẻo cao Nam Trà My. Nhớ lại chặng đường đã qua, cô Hoạt kể rằng, ngày đó cô tốt nghiệp ra trường t.uổi mới đôi mươi. Khi được biết nhiều trường học ở Nam Trà My đang thiếu giáo viên, cô liền tự nguyện xin lên xã Trà Tập để dạy chữ cho con em đồng bào nơi đây.

Ngày đó, đường sá đi lại hết sức khó khăn. Phải vượt dốc cao, suối sâu, men theo những con đường mòn xuyên qua rừng rậm thâm u. Chỉ từ thị trấn Trà My lên tới điểm dạy, phải đi mất 3 ngày đường. Hầu như phương tiện chính chỉ là… đôi chân. Đó là chưa kể chuyện những điểm trường ở bên kia sông Tranh phải đi đò qua sông, trong mùa mưa lũ nước chảy khá xiết, rất nguy hiểm. Dù rất sợ, nhưng với nhiệt huyết và niềm đam mê, cô cũng như nhiều thầy, cô giáo khác ở miền xuôi đã vượt qua nỗi lo sợ để đến với các em học sinh.

Những người chèo đò trên rẻo cao - Hình 1

Cô Hoạt đã dành cả t.uổi thanh xuân của mình để “gieo chữ” nơi rẻo cao Nam Trà My.

“Lúc đó, chưa có cầu treo nối Tắc Pỏ qua Trà Tập, muốn qua những điểm trường này, tôi và các đồng nghiệp đều phải vượt sông Tranh để đến trường. Nếu có đò sang sông thì đỡ vất vả phần nào, nhưng những ngày không có đò, thì phải dùng thân chuối kết thành bè chèo qua sông. Những lúc không có bè, thì phải dùng bao nilon bỏ hết quần áo, đồ dùng dạy học bơi qua sông”, giọng cô Hoạt chùng xuống.

Cô kể tiếp, cũng trong chặng đường đến trường vất vả ấy cô đã mất đi đứa con chưa kịp chào đời của mình. Nhắc lại chuyện cũ, mắt cô Hoạt ngấn đỏ… Lát sau, cô Hoạt trầm ngâm bảo: “Bây giờ thay đổi nhiều quá, 11 điểm trường thôn đã ổn định, các trường có điện năng lượng mặt trời, đêm đến không tối om như ngày xưa. Tất cả đã dần thay đổi, thanh xuân ở đó mà giờ mình đã già thật rồi”.

Trải qua bao gian nan, vất vả, dù đôi lần có ý định bỏ cuộc, nhưng rồi vì tình yêu con trẻ, vì tấm lòng của đồng bào miền rẻo cao mà cô Hoạt và các đồng nghiệp đã ở lại, gắn bó với đất rừng này suốt một thời thanh xuân, đến tận bây giờ đã sắp đến t.uổi nghỉ hưu, họ vẫn gắn bó với nghề, vẫn muốn cống hiến.

“Người dân ở vùng núi họ rất quý giáo viên. Đầu năm học khi nghe giáo viên chuẩn bị vào nóc là họ xuống đến nơi dẫn lên đến nơi. Thậm chí còn sắm cả nồi nấu ăn cho giáo viên, thương lắm. Hơn nữa là các em học sinh rất thân, có hôm đi học cha mẹ bảo mang bó rau má, khúc mía tặng cho thầy, cô…”, cô Hoạt cười nhắc lại từng kỷ niệm…

Có cùng tâm sự như cô Hoạt, thầy giáo Lê Huy Phương cũng kể rằng, thầy đã có hơn 20 năm làm công tác giáo dục tại huyện Nam Trà My. Những ngày đầu mới xung phong lên giảng dạy, thầy Phương được phân công giảng dạy tại các điểm trường ở xã Trà Vân. Những ngôi trường xa xôi với nhiều cái… không, trong đó khó khăn nhất là đường sá, không có điện thắp sáng…

Những người chèo đò trên rẻo cao - Hình 2

Thầy Phương lặn lội đến các điểm trường thôn ở Trà Tập.

Thế nhưng, chừng ấy năm gắn bó, thầy vẫn không ngại khó, ngại khổ truyền con chữ cho các em học sinh. Năm 2015, thầy Phương được phân công về công tác tại Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Trà Tập. Nhận thấy nơi đây còn rất nhiều thiếu thốn, đặc biệt hầu hết các điểm trường đều đã xuống cấp, chỉ có một điểm trường duy nhất nằm vào diện “tạm bợ”, thầy đã đi khắp nơi vận động, kêu gọi, tranh thủ các nguồn giúp cho học sinh nơi đây có nơi học ổn định, khang trang hơn. Giờ đây, sau hơn 2 năm thực hiện, hầu hết các điểm trường Trà Tập đã được kiên cố hóa. Thầy Phương còn tổ chức thực hiện cải thiện bữa ăn cho các em học sinh.

Video đang HOT

“Các em học sinh ở trường đã được nhà nước hỗ trợ t.iền bán trú, nhưng để các em có thêm rau, thịt có thêm dinh dưỡng, trong 2 năm nay nhà trường tổ chức tăng gia sản xuất, trồng rau, nuôi lợn. Tranh thủ những giờ giải lao và ngoài giờ học, các giáo viên cùng những em học sinh sẽ cùng nhau chăm sóc”.

Thầy Phương thẳng thắn bày tỏ: “Quan điểm của tôi là nếu muốn nâng cao chất lượng dạy học cho học sinh miền núi, nhất là các miền rẻo cao như Nam Trà My, trước hết phải quan tâm đến giáo viên, xóa hết các điểm trường tạm, cho cả giáo viên và học sinh có chỗ ở, chỗ học ổn định, an toàn. Thú thật, bây giờ nếu có cho về miền xuôi dạy học tôi cũng không về, bởi đã quá quen với cuộc sống, con người và học sinh nơi đây. Ở nơi đây có biết bao kỷ niệm trong khoảng thời gian làm thầy mà tôi không thể nào quên”…

Hà Vy

Theo CAND

Tâm sự của cô giáo “bỗng dưng nổi tiếng” ở điểm trường Tăk Pổ lưng chừng núi

Vậy là đã tròn 5 năm cô giáo Trà Thị Thu nhận mang con chữ đến học trò ở vùng cao. Trong 5 năm đó, dù trải qua biết bao nhiêu vất vả, khó khăn không thể tả hết nhưng cô giáo trẻ ấy vẫn từng ngày chăm sóc cho các em nhỏ đồng bào Ca-dong, vẫn gieo con chữ đến cho các em với một tình yêu vô tận...

Còn nhớ đầu năm học 2019-2020 này, cô giáo trẻ Trà Thị Thu tại điểm trường Tăk Pổ (thuộc trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Trà Tập và trường mẫu giáo Phong Lan, xã Trà Tập, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) gây "bão mạng" với buổi lễ khai giảng đơn sơ nhưng vô cùng ấm cúng, giản dị tại điểm trường của mình.

Những hình ảnh từ buổi lễ khai giảng nơi "thâm sơn cùng cốc" này được cô chia sẻ lên trang cá nhân và được chia sẻ rất nhiều. Cô trở nên "nổi tiếng" với những hình ảnh mộc mạc nhưng đầy ắp tình cảm của cô dành cho học trò tại điểm trường Tăk Pổ.

Tâm sự của cô giáo bỗng dưng nổi tiếng ở điểm trường Tăk Pổ lưng chừng núi - Hình 1

Lễ khai giảng năm học 2019-2020 đơn sơ nhưng đầy ấm áp và ý nghĩa tại điểm trường Tăk Pổ

Nói về quyết định lên vùng núi cao Nam Trà My công tác, cô Thu chia sẻ: "Đến nhận công tác trong tâm trạng háo hức của một cô giáo trẻ, một người con trong gia đình khó khăn lần đầu đi làm để thỏa mãn đam mê dạy học và giúp đỡ gia đình đầy khó khăn của mình. Tuy nhiên, khác với sự hình dung của một tân sinh viên sư phạm ra trường bởi nơi tôi đến dạy thời điểm đó đầy khó khăn và gian khổ".

Tâm sự của cô giáo bỗng dưng nổi tiếng ở điểm trường Tăk Pổ lưng chừng núi - Hình 2

Có thể thấy tại buổi lễ khai giảng nơi vùng núi cao này được cô chuẩn bị tươm tất dù bàn ghế không đủ cho học sinh ngồi

Năm đầu khi vừa ra trường, cô dạy hợp đồng với trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Trà Tập và trường mẫu giáo Phong Lan, nơi cô nhận dạy là điểm trường mẫu giáo Tăk Pổ.

Đường đến điểm trường vô cùng gian khó vì phải đi bộ leo dốc gần 3 giờ đồng hồ trong thời tiết khắc nghiệt. Gọi là ngôi trường nhưng thật ra là một ngôi nhà nhỏ ẩm thấp với 40 em học trò lem luốc, không có những thứ cơ bản nhất như tivi, sóng điện thoại và điện.

Tâm sự của cô giáo bỗng dưng nổi tiếng ở điểm trường Tăk Pổ lưng chừng núi - Hình 3

Tâm sự của cô giáo bỗng dưng nổi tiếng ở điểm trường Tăk Pổ lưng chừng núi - Hình 4

Cô giáo Thu và các em học sinh chụp ảnh tại nơi đẹp nhất ở gần điểm trường, đó là đồi cỏ may.

Khó khăn càng thêm khó khăn với cô giáo trẻ vì các em học sinh ở đây vốn Tiếng Việt ít ỏi. Cô nói phần cô, học trò nói phần học trò. Tối đến những giọt nước mắt đã rơi vì nỗi sợ, nỗi cô đơn, nỗi nhớ nhà khôn nguôi.

Dạy học ở một nơi khó khăn ngoài sự tưởng tượng của bản thân, lúc ấy cô cứ tưởng rằng không thể vượt qua và đã có lần muốn bỏ việc dạy học mà bản thân đã yêu thích từ thuở bé. May mắn, cô được thầy cô đi trước, lãnh đạo nhà trường động viên.

Tâm sự của cô giáo bỗng dưng nổi tiếng ở điểm trường Tăk Pổ lưng chừng núi - Hình 5

Cô giáo trẻ Trà Thị Thu chăm chỉ đưa con chữ đến các em người Ca-dong ở huyện Nam Trà My

Cô Thu tâm sự: "Điều giữ chân và khơi dậy niềm đam mê dạy học của tôi tại nơi đầy gian khó này chính là tiếng ê a đọc bài của những em nhỏ vùng cao rất ngoan hiền, chúng ngây thơ, hồn nhiên và trong sáng đến lạ".

Và mỗi ngày cứ trôi qua trong ánh mắt ngây thơ của học trò và sự đùm bọc của bà con thôn bản, niềm vui ngày một lớn dần trong cô niềm đam mê, cũng vì thế mà lớn dần đến nỗi cứ nghĩ mình là một phần của vùng đất núi cao hùng vĩ này. Cứ như thế năm học đầu tiên đã trôi qua trong êm đềm và hân hoan.

Tâm sự của cô giáo bỗng dưng nổi tiếng ở điểm trường Tăk Pổ lưng chừng núi - Hình 6

Tâm sự của cô giáo bỗng dưng nổi tiếng ở điểm trường Tăk Pổ lưng chừng núi - Hình 7

Phút giây thư giãn của cô trò tại điểm trường

Tháng 1/2015, cô được kí hợp đồng dạy tiểu học và chuyển qua điểm trường Tu Gia cũng thuộc trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Trà Tập và trường mẫu giáo Phong Lan. Điểm trường mới này cũng phải lội bộ hàng giờ đường rừng núi, dốc cao mới đến được. Cô dạy học và ăn ở tại điểm trường này.

Đến năm học 2015-2016, 2016-2017 cô lại chuyển đến dạy điểm Răng Dí cũng thuộc trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Trà Tập và trường mẫu giáo Phong Lan.

Năm học 2017-2018, cô Thu lại tiếp tục đam mê của mình với một điểm dạy mới khó khăn hơn. Đó là điểm trường Mô Rỗi, cũng lội bộ hàng giờ mới đến được điểm trường. Tuy nhiên năm học này lại cho cô một dấu mốc mới trong con đường dạy học.

Tại đây, cô được tiếp xúc với các anh chị tình nguyện viên làm trường, thấy được việc làm đầy ý nghĩa của các anh chị, cô cùng tham gia với câu lạc bộ kết nối yêu thương huyện Nam Trà My và cứ thế, những chuyến tình nguyện vào các ngày nghỉ cùng các tình nguyện viên, bản thân cô lại có thêm một niềm đam mê mới.

Từ đây, cô học hỏi cách làm rồi bản thân vận động, kêu gọi những thứ mà học sinh và bà con dân bản còn thiếu tại nơi dạy học. Rồi đến chương trình bữa ăn dinh dưỡng, bầu sữa yêu thương cho học trò.

Tại điểm trường thôn nơi cô dạy học, bản thân cô và một giáo viên mẫu giáo đã nuôi dưỡng 10 em nhỏ từ 3-7 t.uổi, ở cách xa trường 2 giờ đồng hồ đi bộ, các cháu ở lại học cả tuần. Hằng ngày cô chăm sóc các em từng giấc ngủ đến việc học. "Đôi khi cứ nghĩ mình là một người mẹ của các em dù chưa lập gia đình", cô Thu bày tỏ.

Có những lúc vào ban đêm, các em khóc vì nhớ ba mẹ, cô phải ân cần, ôm ấp vào lòng để các em dễ ngủ, cứ nghĩ là không thể vượt qua, vì chăm sóc 10 đ.ứa t.rẻ cả năm học giống như những đứa em, đứa con thật sự rất khó đối với một giáo viên trẻ như cô; nhưng rồi cô đã làm tốt điều đó và mỗi năm đối với cô như một bài học, một kỉ niệm, một hạnh phúc mới.

Tâm sự của cô giáo bỗng dưng nổi tiếng ở điểm trường Tăk Pổ lưng chừng núi - Hình 8

Cô được Chủ tịch huyện Nam Trà My tặng giấy khen vì những đóng góp với ngành giáo dục địa phương ngay trong năm học 2019-2020 này

Năm học 2019-2020, cô Thu được quay lại giảng dạy ngay điểm trường Tăk Pổ nơi cô bắt đầu với những học trò lớp Mẫu giáo 5 t.uổi của cô ngày xưa giờ đã là học sinh lớp 5. Cô Thu cho đây là điều thật tuyệt vời.

Ở t.uổi 26, cô giáo trẻ Trà Thị Thu chuyển qua 4 điểm trường ở huyện vùng cao Nam Trà My trong khoảng thời gian 5 năm. Đó là khoảng thời gian đẹp nhất của t.uổi thanh xuân. Nhà ở huyện Thăng Bình, mỗi tháng cô lại một thân một mình đi xe máy cả trăm cây số về thăm nhà đôi lần. Có khi vài tháng mới được về nhà vì mưa bão, đường sá sạt lở.

Mà ở lại một mình nơi núi cao thì buồn không thể tả, nhất là trong những ngày mưa gió, đường lầy lội, nước lũ chảy xiết. Cô bảo cuộc sống như thế quen rồi. Ở vùng núi cao lạnh lẽo, cô đơn và buồn lắm.

Tâm sự của cô giáo bỗng dưng nổi tiếng ở điểm trường Tăk Pổ lưng chừng núi - Hình 9

Mỗi lần về quê là một mình một xe, cô đi cả trăm cây số mới đến nhà

Mỗi dịp cuối tuần, nhiều khi cô muốn xuống điểm trường chính để ở lại với đồng nghiệp trò chuyện cho đỡ buồn nhưng gặp mưa bão thì đành chịu, đường sá lại cách trở, đi bộ vài tiếng mới đến nơi. Học trò thì về hết nên cô đành chờ đến sáng thứ 2 gặp lại "các con" của mình mới đỡ buồn. Đường dây để cô kết nối với thế giới bên ngoài là chiếc điện thoại. Cũng may, điểm trường này có sóng 3G...

Dù hoàn cảnh rất khó khăn nhưng cô cũng cảm ơn gia đình, đồng nghiệp, những người bạn và cô cũng cảm ơn bản thân mình đã luôn mạnh mẽ vượt qua mọi thử thách, khó khăn, đã luôn tạo niềm tin cho bản thân, luôn khoan dung và thật hạnh phúc...

"Tình yêu thương, thử thách, khó khăn còn rất nhiều phía trước, nhưng tôi luôn giữ vững tâm - niềm vui - yêu thương - chia sẻ - nhân ái - lòng khoan dung", cô giáo trẻ ở t.uổi 26 chia sẻ.

Theo Dân Trí

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Sở GD-ĐT vào cuộc vụ giám thị ký nhầm giấy thi, làm thí sinh mất 20 phút làm bài
15:30:02 03/07/2024
Vũ Luân tuyên bố quỳ xuống tạ lỗi nếu có bằng chứng, khi Hồng Loan tố quay lưng
17:21:45 03/07/2024
NSX Anh Trai Say Hi im lặng trước việc sử dụng bản đồ không có Hoàng Sa - Trường Sa, khán giả kịch liệt tẩy chay
17:26:26 03/07/2024
Midu để lộ thái độ với chị em dâu trong đám cưới, hot hơn cả mẹ chồng - nàng dâu
16:33:09 03/07/2024
Nữ diễn viên công khai thông tin chiếm sóng MXH sau 7 năm người cũ đột ngột qua đời
15:19:15 03/07/2024
Khối tài sản chung hàng trăm tỷ của Midu và thiếu gia Minh Đạt
17:58:12 03/07/2024
Hoa hậu Hong Kong 2024: người thì tâm hồn ngoại cỡ, kẻ bị cười vì quê mùa
16:14:05 03/07/2024
Nam Em bất ngờ khoe ảnh cưới nhưng phản ứng từ cư dân mạng mới gây chú ý
16:26:01 03/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

2 mỹ nhân gợi cảm nhất phim Việt giờ vàng: Cưới cùng thời điểm, đến lúc li dị lại cùng 1 ngày

Sao việt

21:26:50 03/07/2024
Quỳnh Nga chia sẻ năm xưa cô với Huyền Lizzie làm đám cưới trong cùng thời điểm, ngày cưới của 2 người đẹp cách nhau tầm 1 tháng. Trùng hợp, đến lúc ly dị, 2 cô gái lại quyết định đến tòa án cùng ngày.

Dương Tử diễn xuất phong thần ở "Trường tương tư 2" nhưng ai cũng nói về nữ phụ

Phim châu á

21:23:54 03/07/2024
Xem xong đoạn video, điều đầu tiên hiện lên trong suy nghĩ của khán giả bất ngờ lại là việc nhân vật Tang Điềm Nhi lúc về già được hóa trang một cách giả trân.

Cặp đôi Hoa ngữ ngọt "xỉu" như từ ngôn tình bước ra đời thật: Nhà trai được khen nhìn cột điện cũng có "chemistry"

Hậu trường phim

21:06:06 03/07/2024
Không chỉ có nhan sắc đỉnh, cả hai còn tạo ra chemistry tràn màn hình. Trương Lăng Hách thậm chí được khen sở hữu ánh mắt hút hồn đến mức nhìn cột điện cũng thấy tình.

Phạm lỗi với James Rodriguez, Vinicius bị treo giò ở tứ kết Copa America 2024

Sao thể thao

20:59:41 03/07/2024
Vinicius bị treo giò ở vòng tứ kết Copa America 2024 vì pha phạm lỗi với James Rodriguez ở trận hòa 1-1 giữa Brazil và Colombia.

Hàng loạt sinh vật lạ lùng ra đời từ "Trái Đất trắng"

Lạ vui

20:51:07 03/07/2024
Trái Đất từng có giai đoạn biến thành một quả cầu tuyết trắng xóa, tưởng chừng như c.hết chóc. Nhưng nếu điều đó không xảy ra, có thể nền văn minh ngày nay của chúng ta, thậm chí loài chúng ta, chưa hoặc không thể xuất hiện.

Người yêu mâu thuẫn trên mạng xã hội, mang s.úng b.ắn đối thủ trọng thương

Pháp luật

20:33:00 03/07/2024
Chỉ vì xuất phát từ chuyện mâu thuẫn trên mạng xã hội, Lê Tuấn Kiệt đã mang s.úng ra b.ắn nhiều phát vào đối thủ khiến nạn nhân bị thương tích 24%.

Một "anh trai" bị tấn công sau phản ứng khó chịu của HIEUTHUHAI

Tv show

20:12:15 03/07/2024
Vũ Thịnh vướng làn sóng bức xúc vì ghi nguyện vọng về đội của HIEUTHUHAI nhưng khen Isaac là đội trưởng mẫu mực.

Nữ diễn viên đuổi chồng CEO hơn 15 t.uổi khỏi nhà, 1 nam ca sĩ đình đám phơi bày nguyên nhân đằng sau

Sao châu á

20:04:46 03/07/2024
Ngày 3/7, Wikitree đưa tin cuộc hôn nhân của nữ diễn viên So Yoo Jin và đầu bếp kiêm CEO nổi tiếng xứ Hàn Baek Jong Won trở thành tâm điểm chú ý.

'Mình yêu nhau, bình yên thôi' tập 88: Hân đồng ý không ly hôn?

Phim việt

19:57:13 03/07/2024
Mình yêu nhau, bình yên thôi tập 87 có những diễn biến cho thấy cuối cùng kế hoạch cua lại vợ của Đức Anh cũng thành công.

Tôi 68 t.uổi, sau khi trải qua 2 hình thức là thuê giúp việc chăm sóc và vào viện dưỡng lão, tôi mới hiểu ra nơi nào là tốt nhất trong những năm cuối đời

Góc tâm tình

19:42:17 03/07/2024
Cuối cùng tôi cũng hiểu, nơi tốt nhất để thuộc về những năm cuối đời thực sự là ở cạnh các con.Biết tôi không phải con ruột nhưng bố vẫn giấu giếm cho vợ,

Món 'đặc sản' khiến một người bị sán ký sinh khắp cơ thể

Sức khỏe

19:31:10 03/07/2024
Đồng thời, người dân cần ăn chín uống sôi, vệ sinh tay trước khi ăn. Người lớn, trẻ nhỏ cần tẩy giun định kỳ 6 tháng đến một năm một lần.