Nhìn nhận lại môn lịch sử – Dạy gì về Phan Châu Trinh ?

Theo dõi VGT trên

Cần đán.h giá lại tầm vóc của nhà cách mạng Phan Châu Trinh.

Có phải là người “lạc lối trời Âu”?

SGK Lịch sử lớp 11, phần viết về Phan Châu Trinh dài hơn một trang, có kèm ảnh ông. Tiêu đề của mục là “Phan Châu Trinh và xu hướng cải cách”, nằm trong bài 23 có tên “Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914)”.

Trong một bài viết gần đây, Giáo sư Phạm Duy Hiển kể chuyện ông tò mò tìm xem người ta đang dạy cho lớp trẻ ngày nay về Phan Châu Trinh như thế nào. Ông tìm SGK môn sử lớp 11, và đọc được nguyên văn như sau: “Ông (Phan Châu Trinh) là người sớm tiếp thu những tư tưởng tiến bộ, chủ trương cứu nước bằng biện pháp cải cách như nâng cao dân trí, dân quyền, dựa vào Pháp để đán.h đổ ngôi vua và bọn phong kiến hủ bại, xem đó như là điều kiện tiên quyết để giành độc lập” (chữ nghiêng của Pham Duy Hiển). Kể tội nhà chí sĩ nổi tiếng đầu thế kỷ 20 chừng đó sợ chưa đủ, cuối bài, người viết sách còn quyết nhét thêm vào đầu học trò: “Hãy nêu những sự kiện chứng minh Phan Châu Trinh chủ trương cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản…”.

Nhìn nhận lại môn lịch sử - Dạy gì về Phan Châu Trinh ? - Hình 1

Nguyên Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình cùng các nhà nghiên cứu đoạt Giả.i thưởn.g Phan Châu Trinh năm 2011 – Ảnh: Ngọc Thắng

Mấy mươi năm trước, một nhà thơ nổi tiếng đã mỉ.a ma.i: “Phan Châu Trinh lạc lối trời Âu”. May thay, từ đó đến nay (thật ra cả trước đó nữa) có những người khiêm tốn, biết tôn trọng lịch sử, chịu khó nghiên cứu nghiêm túc hơn về nhân vật lớn này của nước ta. Huỳnh Thúc Kháng từng viết: “Phan Châu Trinh là nhà cách mạng đầu tiên của Việt Nam”. Chắc chắn cụ Huỳnh không hồ đồ. Cụ viết thế vì cụ hiểu nhà cách mạng không chỉ là người mưu đồ một cuộc khởi nghĩa, lật đổ một chính quyền…, mà là người muốn thay đổi số phận một dân tộc, căn cứ trên những suy ngẫm sâu xa… Như để cắt nghĩa rõ hơn nhận định của Huỳnh Thúc Kháng, học giả Hoàng Xuân Hãn nói: “Sau khi phong trào Cần Vương bị đàn áp tan rã hoàn toàn, Phan Châu Trinh đã đi sâu nghiên cứu những nhược điểm cơ bản về văn hóa xã hội Việt Nam, cụ thấy rõ nguyên nhân sâu xa đã đưa đến mất nước là sự thua kém của xã hội ta so với phương Tây. Phan Châu Trinh đã đưa ra đường lối mới để tìm lối thoát cho con đường cứu nước…”.

Nhà cách mạng, văn hóa, giáo dục lớn

Nghĩa là ít nhất có 2 điều: khác với tất cả những người đi trước và những người đồng thời, Phan Châu Trinh là người đầu tiên đi tìm nguyên nhân mất nước không phải ở đâu khác mà là chính trong sự thua kém về văn hóa của ta. Thứ hai, ông cũng là người đầu tiên, sớm một cách khác thường, cách đây hơn một thế kỷ, nhận ra điều mà ngày nay ta gọi là toàn cầu hóa. Cuộc toàn cầu hóa thứ nhất, hiểu rằng thế giới đã rộng ra mênh mông, thời đại đã khác về cơ bản. Vì vậy, ông cho rằng cần đặt vấn đề độc lập không phải là bước cuối cùng, mà như một bước trong tầm đi xa hơn là phát triển dân tộc, phát triển dân tộc cho kịp với toàn cầu, với thời đại. Thì độc lập mới có ý nghĩa, và lâu bền.

Những éo le của lịch sử đã dẫn chúng ta đi theo con đường khác, cho đến độc lập và thống nhất hôm nay. Nhưng đúng như nhà sử học Pháp Daniel Héméry nói: “Những nan đề Phan Châu Trinh từng thấy và trằn trọc tìm cách giải quyết cho đất nước trăm năm trước thì nay vẫn còn nguyên đấy, Các thế hệ người Việt Nam vẫn còn phải tiếp tục đảm nhận”.

Video đang HOT

Vậy đó, Phan Châu Trinh không chỉ là “nhà cách mạng đầu tiên”, ông còn là nhà văn hóa lớn, cũng là nhà giáo dục lớn.

Nói chuyện lịch sử bao giờ cũng cần rất thận trọng. Nói lịch sử với lớp trẻ càng cần thận trọng hơn. Về Phan Châu Trinh, nhân vật sáng chói đầu thế kỷ XX của chúng ta, ít ra cũng cần cố gắng nói với những người trẻ hôm nay rằng ông từng thống thiết nhận ra những câu hỏi sâu sắc nhất của phát triển dân tộc, mà lịch sử éo le đã buộc phải bỏ dở dang. Vậy thì chính lớp trẻ hôm nay phải tiếp tục.

Đừng biến một bài học lịch sử quan trọng và hay như thế thành một phê phán bừa bãi và đầy thiên kiến.

Theo thanh niên

Giáo dục ĐH Việt Nam hội nhập quốc tế: Liều để ra "biển lớn"?

Giáo dục đại học nước nhà còn quá nhiều điểm yếu, khiếm khuyết... là thách thức với quá trình hội nhập quốc tế. Nhưng nếu ngồi chờ cho "đủ chuẩn" mới nghĩ đến việc hội nhập thì những khiếm khuyến càng sâu sắc.

Các nhà giáo dục, nhà khoa học trong nước và thế giới đã chỉ ra các vấn đề của giáo dục đại học (GDĐH) Việt Nam trong tiề.n trình hội nhập quốc tết tại hội thảo "Giáo dục đại học Việt Nam hội nhập quốc tế" do Quỹ phát triển ĐH Quốc gia TPHCM tổ chức ngày 9/11.

Giáo dục ĐH Việt Nam hội nhập quốc tế: Liều để ra biển lớn? - Hình 1

Đông đảo các nhà quản lý giáo dục, nhà khoa học tham dự hội thảo "Giáo dục đại học Việt Nam hội nhập quốc tế".


Giáo dục đại học... yếu đều

GS Nguyễn Văn Tuấn (Viện nghiên cứu Y khoa Garvan, Australia) cho hay nghiên cứu khoa học (NCKH) là yếu tố liên quan chặt chẽ đến kinh tế tri thức và ảnh hưởng lớn đến thứ hạng của một ĐH trên thế giới. Tuy nhiên, sự hiện diện của khoa học Việt Nam trên trường quốc tế hiện nay quá khiêm tốn nếu không muốn nói là quá lu mờ.

Trong thời gian 41 năm (từ 1970 - 2011), Việt Nam công bố được 10.745 bài báo khoa học trên các tạp san khoa học quốc tế. Con số này chỉ bằng 22% của Thái Lan, 27% của Malaysia và 11% của Singapore. Tầm ảnh hưởng của các công trình NCKH của Việt Nam cũng thấp nhất trong các nước được đề cập trên.

Giáo dục ĐH Việt Nam hội nhập quốc tế: Liều để ra biển lớn? - Hình 2
PGS.TS Lưu Tiến Hiệp chỉ ra những hạn chế cho việc hội nhập quốc tế của GDĐH Việt Nam.

Chưa kể trong con số kể trên, khoảng 80% bài báo khoa học từ Việt Nam là do hợp tác với đồng nghiệp với nước ngoài. Sự phụ thuộc vào "ngoại lực" quá nhiều nên trí thức khoa học và thành quả không còn dựa trên chất liệu Việt Nam mà ông Tuấn ví rằng chúng ta giống như "lính đán.h bộ".

"Có dạo, hàng loạt báo chí "đánh" khoa học nước nhà. Nghe thì buồn nhưng thấy cũng không hẳn là oan, chúng ta có hơn 9.000 GS, PGS và hơn 8.000 tiến sỹ trong các ĐH nhưng mỗi năm chỉ công bố được khoảng 1.100 bài báo khoa học, người ta không kêu mới lạ", ông Tuấn thẳng thắn.

Theo bài báo cáo của PGS.TS Lưu Tiến Hiệp (Trưởng văn phòng đại diện trường University Preparation College (UPC) Sydney, Australia), GDĐH Việt Nam khó hòa nhập do yếu kém trải đều gần như toàn diện. Khả năng tiếng Anh yếu từ lãnh đạo xuống sinh viên, ít hiểu biết về đối tác, không nắm bắt được chuẩn mực quốc tế dẫn đến thái độ ngán ngại, mất tự tin khi hội nhập và hợp tác quốc tế.

Ông Hiệp nhấn mạnh việc quản lý GDĐH hiện nay chưa bài bản, còn chắp vá tràn lan trong khi cơ chế tự quản của ĐH còn rất hạn chế. Các trường muốn thoát được chương trình khung đã tồn tại từ lâu không phải dễ, khó để học được những cái hay từ những trường có cơ chế tự trị và tự do học thuật mà mình muốn liên kết.

TS Hồ Vũ Khuê Ngọc (ĐH Ngoại ngữ thuộc ĐH Đà Nẵng) cho rằng việc thiếu nguồn lực có chuyên môn là trở ngại lớn nhất đối với sự phát triển cũng như hội nhập khu vực và quốc tế của GDĐH Việt Nam. Tình trạng chảy chất xám khỏi ngành giáo dục khi nhiều người giỏi từ chối làm việc ở trường học.

Phải liều?

Từ phân tích thẳng thắn của các chuyên gia trong hội thảo có thể thấy GDĐH Việt Nam đang mang thân thể yếu ớt mà như có người còn so sánh như là "thân thể khuyết tật" để ra với biển lớn. Thế nhưng trong 26 tham luận tại hội thảo của các chuyên gia giáo dục, nhà quản lý giáo dục và các nhà nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước đều có tinh thần xây dựng, tìm phương án để GDĐH Việt Nam hội nhập mạnh mẽ hơn.

Các phương án như cần đầu tư hiệu quả cho nghiên cứu khoa học, tập trung phát triển nhân lực, tăng quyền tự chủ cho ĐH, chính sách cởi mở, chú trọng phát triển đào tạo từ xa, xây dựng đại học mở ... được nhiều đại biểu chia sẻ.

Giáo dục ĐH Việt Nam hội nhập quốc tế: Liều để ra biển lớn? - Hình 3
Sinh viên ĐH tại TPHCM.

Trước tâm huyết mong muốn GDĐH Việt Nam "ra biển" của các chuyên gia, một đại biểu đến từ Hà Nội đặt câu hỏi: "Nếu xem GDĐH Việt Nam như một học sinh trung bình - tôi không muốn dùng từ yếu - thì khi cố để hội nhập có giống như ép một học sinh đó ngồi vào lớp chọn? Học trò đó có thể khá hơn nhưng cũng có thể vì áp lực nên đã kém sẽ lại càng đuối?".

Trước câu hỏi, đại diện của trường ĐH Quốc gia TPHCM cho hay biết mình đang ở đâu là điều cần thiết. Nhưng không có nghĩa mình luôn nghĩ rằng mình không làm được mà cần giải quyết từng vấn đề và biết con đường nào để đi.

Đồng tình với ý kiến này, PGS.TS Lưu Tiến Hiệp cho rằng, ĐH là nơi nghiên cứu và giảng dạy kiến thức không có giới hạn về quốc tịch, chủng tộc, giới tính nên khi thành lập bản thân nó đã phải là "đại học quốc tế". Nhưng các trường vì ngán ngại mà định vị mình ra khỏi sự hội nhập quốc tế, tự đặt mình ra khỏi quan niệm được thiết lập từ lâu về vai trò của ĐH.

Ông Hiệp cho rằng lỗi hệ thống của ngành giáo dục làm quá trình hội nhập quốc tế của các trường chậm hơn nhưng không thể vì thế mà ngồi chờ cho đủ điều kiện rồi mới dám thực hiện. Vì nếu dừng lại thì các khiếm khuyết sẽ càng sâu sắc hơn.

"Nếu dừng lại các khiếm khuyết sẽ càng sâu sắc hơn. Nên các trường nên tự lực cánh sinh trong vấn đề này, định vị mình trong hội nhập quốc tế từ những tác phong nhỏ nhất trong việc đào tạo giáo dục, nghiên cứu rồi hãy nghĩ đến những việc lớn hơn", ông Hiệp chia sẻ.

Bên dưới phòng hợp, phó hiệu trưởng của một trường học hóm hỉnh nói nhỏ rằng quyết tâm hội nhập dù yếu thế của các đại biểu là quá hợp lý. Cũng như cậu học trò kém vào lớp chọn có thể yếu đi cũng không đáng tiếc bằng việc không dám thử, cam chịu mà không dám thử để biết mình có tiến bộ hơn. Vì như ông nói, cứ liều thôi có gì để mất đâu mà phải tiếc.

Hoài Nam

Theo dân trí

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

NÓNG: Negav xin lỗi sau phát ngôn "Mẹ thấy đúng khi cho con nghỉ học chưa"
06:05:54 29/09/2024
Công chúa tai tiếng nhất Tây Du Ký 1986 ngày càng trẻ đẹp sau 38 năm, vướng ồn ào bá.n dâ.m vẫn được cả showbiz kiêng nể
06:45:10 29/09/2024
BTC Miss Cosmo lên tiếng về việc sập sân khấu chính tại TP.HCM tối 28/9
06:01:21 29/09/2024
Thái tử showbiz diễn dở đến mức bị yêu cầu giải nghệ, biểu cảm khoa trương không xứng được o bế
05:53:08 29/09/2024
Tấm cũng dở như Cám
06:53:29 29/09/2024
Kiểu túi Hermès bà Trương Mỹ Lan xin lại: Trên thế giới ai từng sở hữu?
08:04:34 29/09/2024
Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã sống một cuộc đời thanh bạch, cao đẹp
07:46:25 29/09/2024
Fan1 "Anh trai say hi" phẫn nộ vì bị phân biệt đối xử tại concert
07:06:03 29/09/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiề.n bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Tặng mẹ chồng túi xách hàng hiệu gần 10 triệu, ngày hôm sau, tôi ngỡ ngàng khi thấy bà đi chợ, mua thịt cá bỏ đầy túi

Góc tâm tình

08:53:53 29/09/2024
Ngủ dậy, tôi thấy mẹ chồng vừa đi chợ về. Điều bất ngờ là bà đi chợ bằng cái túi hàng hiệu tôi mua tặng. Mẹ chồng tôi thuần nông nên chân chất, đáng mến, gần gũi lắm.

Cần làm gì khi trẻ bị mụn trứng cá?

Làm đẹp

08:16:52 29/09/2024
Trẻ bị mụn trứng cá nặng dễ bị trầm cảm, ngại kết bạn và hạn chế học các kỹ năng xã hội vì tự ti về ngoại hình của mình.

Miss Cosmo 2024: Sân khấu bất ngờ đổ sập, 1 người bị thương, BTC lên tiếng?

Tv show

08:14:55 29/09/2024
Mới đây, hệ thống dàn đèn trên sân khấu Miss Cosmo 2024 vừa bất ngờ sập xuống khiến nhiều người hoang mang. Ngay trong đêm, BTC cuộc thi đã lên tiếng trấn an khán giả, đồng thời thông tin rõ vụ việc.

B.é gá.i 3 ngày tuổ.i đã bị teo thực quản

Sức khỏe

08:12:26 29/09/2024
Ngày 27/9, đại diện BVĐK tỉnh Khánh Hòa thông tin, bác sĩ của bệnh viện vừa phối hợp với kíp phẫu thuật của Bệnh viện Nhi Đồng TP HCM phẫu thuật thành công chobé gái 3 ngày tuổ.i bị teo thực quản.

Showbiz 29/9: 'Bà trùm hoa hậu' bênh vực Quế Anh khi bị chỉ trích nhan sắc

Sao việt

08:02:24 29/09/2024
Trước những ý kiến trái chiều về nhan sắc của Hoa hậu Quế Anh, bà trùm hoa hậu Phạm Kim Dung Phạm Kim Dung đã không ngần ngại lên tiếng bênh vực.

"Chuyến công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đạt được tất cả các mục tiêu"

Tin nổi bật

07:57:15 29/09/2024
Theo Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, chuyến công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại Hoa Kỳ thành công tốt đẹp, đạt được ở mức cao tất cả các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

Hãng tin AFP bị tấ.n côn.g mạng

Thế giới

07:55:04 29/09/2024
Trong khi đang phân tích và xử lý sự cố, hãng khẳng định phòng tin tức của AFP và tất cả các dịch vụ của hãng vẫn tiếp tục đưa tin trên toàn thế giới.

Sao Hàn 29/9: Son Ye Jin hé lộ nơi ở, phim mới của Park Seo Joon b.ị ch.ê

Sao châu á

07:47:56 29/09/2024
Son Ye Jin khoe không gian riêng của con trai trong căn nhà mới, phim của Park Seo Joon, Han So Hee vừa lên sóng đã b.ị ch.ê.

MC Concert "Anh trai say hi" nhận bão phẫn nộ vì "ồn như cái chợ"

Nhạc việt

07:30:22 29/09/2024
Nhiều khán giả xem Võ Tấn Phát làm MC đã thể hiện sự khó chịu vì nam diễn viên ồn ào, nói chuyện theo kiểu la hét ầm ĩ.

Công chúa đẹp nhất phim Hoa ngữ hiện tại, nhan sắc cực phẩm xứng đáng phong thần

Hậu trường phim

07:11:58 29/09/2024
Mỹ nhân 33 tuổ.i trông vô cùng trẻ trung, xinh đẹp. Tạo hình của cô trong vai nữ chính Phùng Diệu Quân dù đơn giản nhưng vẫn ấn tượng, khiến công chúng mong chờ.

Love Next Door tập 13: Jung Hae In bị ta.i nạ.n chưa sốc bằng bí mật chấn động của nam phụ

Phim châu á

06:48:01 29/09/2024
Seok Ryu nói lời yêu và thừa nhận việc mình không nên tự ti trước tình yêu. Hai người ôm nhau và hứa sẽ luôn ở bên nhau.