Nhịn đi tiểu ảnh hưởng đến chuyện “chăn gối”
Trong thời tiết giá lạnh này nhiều người ngại đi tiểu mà không biết điều này không chỉ gây hàng loạt các bệnh về đường tiết niệu mà còn ảnh hưởng đến chuyện “chăn gối”.
Gần một tháng nay, chị Hoàng Ngọc Bích ở Hoài Đức (Hà Nội) đi tiểu thường xuyên bị ra máu. Chuyện ra máu khi đi tiểu chỉ xảy ra lúc chị nhịn tiểu, sau đó thì không ra nữa. Không chỉ vậy, chị còn cảm thấy chuyện chăn gối vợ chồng ngày càng khó khăn. Mỗi lần “yêu” là chị thấy đau, thậm chí chị còn cảm thấy “chán chồng”. Lo lắng sức khỏe và tình trạng lãnh cảm ngày một nặng, chị đi khám bác sỹ mới biết nguyên nhân là do thói quen nhịn tiểu.
Chị Mai Thị Bình ở Triều Khúc (Hà Nội) mắc phải chứng tiểu đêm. Thời tiết lạnh, mỗi khi buồn tiểu chị ngại chui ra khỏi chăn. Cố nhịn rồi chị ngủ quên luôn đến sáng hôm sau. Gần tháng nay chị thấy vùng kín hay bị ngứa, khí hư ra nhiều.
Tăng cường vệ sinh như rửa nước, rửa bằng các dung dịch vệ sinh nhưng tình trạng không cải thiện nhiều. Nghĩ mình bị bệnh phụ khoa, chị đi khám mới biết bị viêm đường tiết niệu. Bác sỹ cho biết, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do thói quen nhịn tiểu của chị.
Theo các bác sỹ, nữ giới dễ bị viêm đường tiết niệu khi nhịn tiểu do niệu đạo của nữ giới tương đối ngắn nên mầm bệnh có mặt ở vùng trực tràng – hậu môn, âm hộ có thể nhanh chóng xâm nhập vào bàng quang. Việc nhịn tiểu thường xuyên cũng gây ức chế lên vùng xương chậu.
Video đang HOT
Nước tiểu ứ đọng làm bàng quang căng đầy gây sức ép lên tử cung và các cơ quan sinh dục khác, gây nên cảm giác đau khi giao hợp. Từ đó giảm dần và mất hưng phấn “yêu”. Với nam giới, nhịn tiểu cũng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm tuyến tiền liệt gây nên hiện tượng xuất tính sớm, xuất tinh đau và làm giảm ham muốn tình dục…
Ảnh minh họa
TS. BSCC Nguyễn Cao Luận (Khoa Thận nhân tạo, Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, nước tiểu có chứa chất độc, nếu lưu trữ lâu trong cơ thể vi khuẩn không được bài tiết ra ngoài sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ xâm nhập vào cơ thể gây nhiễm trùng tiểu.
Việc nhịn tiểu lâu là nguyên nhân dẫn tới bệnh sỏi thận do các cặn canxi không được đào thải hết ra ngoài cơ thể, lưu lại và tạo thành sỏi thận… Người bình thường hiếm khi nhịn tiểu được lâu, bởi bàng quang chỉ chứa đựng được dung tích nhất định. Khi dung tích bàng quang khoảng từ 250 – 350 ml là bắt đầu có dấu hiệu căng giãn gây cảm giác mót tiểu. Trên 400 ml sẽ có cảm giác rất mót, 600 ml thì đau tức không thể chịu được.
Nhịn tiểu khiến nước tiểu ứđọng trong bàng quang, lâu có thể gây vỡ bàng quang. Nếu không được phát hiện vàphẫu thuật kịp thời sẽ dẫnđến viêm phúc mạc, viêm tấy vùng tiểu khung, viêm xương chậu, xơ hóa khoang sau phúc mạc, thậm chí có thể gây tử vong do sốc.
Bên cạnh đó việc nhịn tiểu lây còn làm cơ thể mất phản xạ tiểu theo đúng chu kỳ dẫn tới tiểu són, tiểu dắt. Đối với những người mắc bệnh mạn tính thì nhịn tiểu càng nguy hiểm như:Bệnh nhân tăng huyết áp nếu nhịn đi tiểu sẽ khiến thần kinh hưng phấn, dẫn đến huyết áp tăng, tim đập nhanh, lượng ôxy tiêu hóa gia tăng, gây ra xuất huyết não hoặc nhồi máu cơ tim…
Các bác sỹ khuyến cáo, mọi người không nên nhịn đi tiểu vì trời lạnh. Khi đi nên đi chậm, không nên dùng sức đột ngột. Nếu muốn đi tiểu ít, đặc biệt vào các buổi tối thì không nên uống nước trước 3 giờ sau ngủ và nên ăn nhạt. Khi có dấu hiệu bất thường sau khi nhịn tiểu, mọi người nên đến ngay bệnh viện khám và điều trị để tránh những hậu quả đáng tiếc.
Theo VNM
Nhịn tiểu có thể vỡ bàng quang
Nhịn tiểu là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý như nhiễm đường tiết niệu, viêm xương chậu, thậm chí vỡ bàng quang...
Người già nhiều khi buồn đi tiểu, đặc biệt vào ban đêm nhưng lại nhịn tiểu. Các cụ ở vùng nông thôn thì ngại đi tiểu vì nhà vệ sinh ở xa chỗ ngủ. Khi đi tiểu đêm, phải thức giấc, các cụ thường khó bắt lại giấc ngủ, nên nhịn tiểu... Tuy nhiên, đây có thể là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý như nhiễm đường tiết niệu, viêm xương chậu, thậm chí vỡ bàng quang...
Nhịn tiểu có thể vỡ bàng quang. (Ảnh minh họa)
Khi dung tích bàng quang khoảng từ 250 - 350ml thì có dấu hiệu căng giãn bàng quang và chúng ta buồn đi tiểu, nhưng vì một lý do gì đó mà chúng ta nhịn tiểu, khiến dung tích bàng quang tăng đến trên 500ml gây đau bàng quang, đau bụng dưới và có thể vỡ rất nguy hiểm.
Nước tiểu là chất thải của nhiều chất trong cơ thể, khi buồn tiểu, có nghĩa cơ thể bạn cần thải các chất độc đó ra. Việc nhịn tiểu một hai lần có thể không sao, nhưng lâu dần rất dễ bị nhiễm trùng tiểu, sỏi thận và dẫn tới suy thận mạn tính, nhẹ nhất là viêm đường tiết niệu, khiến chúng ta luôn có cảm giác buồn đi tiểu mà tiểu lại ít, đau, rát, ảnh hưởng đến sinh hoạt tình dục và sức khoẻ. Đặc biệt, đối với người cao huyết áp thì chứng nhịn tiểu còn nguy hiểm hơn nhiều.
Vì vậy, nếu muốn đi tiểu ít, đặc biệt vào các buổi tối thì không nên uống nước trước 3 giờ sau ngủ và nên ăn nhạt.
Theo PGS.TS Mai Xuân Hiên (Kiến thức)
Phòng bệnh trong tiết ấm miền Nam bằng thịt vịt Tháng chạp, thời tiết miền Nam ấm áp, nắng nóng kéo dài cùng với độ ẩm tăng cao làm cho hai khí nhiệt và thấp kết hợp, có thể gây ra những chứng bệnh mà đông y gọi là bệnh do nhiễm thấp nhiệt. Đó là các bệnh nhiễm trùng ngoài da, mụn nhọt, lở ngứa, sưng đau, phù nề; những bệnh viêm...