Nhà trường và câu chuyện dạy bơi… ‘trên giấy’

Theo dõi VGT trên

Ngay đầu tháng tư vừa qua, liên tiếp xảy ra những vụ đuối nước thương tâm, khi học sinh trở lại trường học sau thời gian dài phải ở nhà học trực tuyến.

Cùng với mùa hè cận kề, cũng là thời điểm các vụ tai nạn đuối nước gia tăng. Nhiều năm qua, việc dạy bơi đã được phổ cập trong nhà trường, nhưng thực tế, các em chỉ phần lớn học lý thuyết… trên giấy, bởi trường không có bể bơi…

Nhà trường và câu chuyện dạy bơi... trên giấy - Hình 1

Dạy bơi trong nhà trường chưa thể khả thi là môn học bắt buộc. (Ảnh minh họa)

Có thầy cô, nhưng không có… bể bơi

Ngày 11/4, ba học sinh lớp 4, 5 và 8 ở Đắk Lắk bị c.hết đ.uối khi đi bắt ốc ở ao. Cơ quan chức năng nhận định một em bị trượt chân, hai em còn lại ra cứu và cùng bị đuối nước. Ngày 5/4, năm n.ữ s.inh lớp 6 THCS Thiệu Duy, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa t.ử v.ong khi tắm sông. Trước đó một ngày, bốn n.ữ s.inh THCS Hòa Hiệp, huyện Xuyên Mộc, Bà Rịa – Vũng Tàu đuối nước khi chơi đùa ở hồ thủy lợi Suối Các…

Đuối nước là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây t.ử v.ong đối với t.rẻ e.m Việt Nam trong độ t.uổi 2-15. Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), từ tháng 5 đến 9/2021, cả nước xảy ra 54 vụ đuối nước làm 89 trẻ t.ử v.ong. Số liệu thống kê cũng cho thấy, tỷ lệ t.ử v.ong do đuối nước ở t.rẻ e.m xảy ra chủ yếu tại cộng đồng với hơn 76%, tại gia đình 22% và hơn 1% xảy ra tại các trường học.

Còn thống kê của Cục Quản lý môi trường, Bộ Y tế thì trung bình mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 370.000 t.rẻ e.m bị tai nạn, thương tích. Trong đó, số t.rẻ e.m t.ử v.ong do đuối nước lên tới 3.500 em. Riêng năm 2022, dù chỉ mới đầu hè nhưng đã liên tiếp xảy ra các vụ đuối nước thương tâm.

Thực tế lý giải từ “người trong cuộc” thì nguyên nhân là do thiếu cơ sở vật chất, thiếu quỹ đất, thiếu nhân lực nên chưa thể đưa môn bơi lội trở thành môn học bắt buộc trong nhà trường và được chú trọng giảng dạy như các môn văn hóa khác. Và số t.rẻ e.m bị đuối nước vẫn tăng hằng năm, đặc biệt là dịp nghỉ hè, nhu cầu đi bơi, đi tắm nhiều hơn, nên các trường hợp t.ử v.ong do đuối nước xảy ra nhiều hơn.

Theo cô Lê Thị Thu Lý, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Xuân Nộn (Đông Anh, TP Hà Nội) thì trường dạy bơi cho học sinh trong điều kiện nhà trường chưa có bể bơi xây, cũng chưa có bể bơi bạt. Dù trường đã có ba giáo viên giáo dục thể chất đều có chứng chỉ đào tạo bơi. Hằng năm, ba giáo viên tham gia đào tạo trung tâm huấn luyện học sinh trong dịp hè xung quanh địa bàn. “Vì thế, trong trường, chúng tôi tuyên truyền, tổ chức các hoạt động tập thể phòng, chống đuối nước để học sinh có kỹ năng chống đuối, cứu đuối và có những bài tuyên truyền về kỹ năng bơi trên giấy. Tức là dạy về lý thuyết, sau đó khuyến khích các em đến các trung tâm dạy bơi trên địa bàn để tập luyện”.

Đồng thời, trường cũng hỗ trợ bằng cách lập danh sách học sinh có nguyện vọng học bơi, gửi sang trung tâm dạy bơi. Sau đó, có thời khóa biểu thì trung tâm sẽ bố trí xe đưa đón học sinh từ trường đến nơi học bơi thực hành. Một khóa khoảng tối thiểu 15 buổi, mỗi tuần có hai buổi và diễn ra trong dịp hè. Tuy vậy, hai năm nay, vì ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên tỷ lệ học sinh biết bơi của trường rất thấp do các em không được học thực hành tại bể bơi.

Không ít học sinh chia sẻ: “Muốn biết bơi thì gia đình phải cho các bạn đi học ở trung tâm chứ ở trường học, tụi em chỉ được dạy kiến thức lý thuyết về phòng, chống đuối nước. Trong khi việc thành thạo kỹ năng mới là quan trọng”…

Thầy Nguyễn Văn Hòa, Chủ tịch HĐQT Trường THCS&THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (Cầu Giấy – Hà Nội) cho biết, hiện việc dạy bơi cho học sinh không phải ngành giáo dục muốn là làm được vì còn phụ thuộc vào cơ sở vật chất, nhân lực. Tại trường thầy, suốt 15 năm qua, nhà trường đã kiên trì dạy bơi, phòng chống đuối nước được nhà trường đưa vào chương trình giáo dục thể chất, với mục tiêu học sinh hoàn thành cấp tiểu học, hoặc chậm nhất là THCS phải biết bơi. Để thực hiện mục tiêu này, nhà trường phải bỏ kinh phí thuê dài hạn bể bơi gần trường để lấy chỗ dạy học sinh.

Video đang HOT

Tuy nhiên, không phải trường nào cũng có điều kiện để thực hiện được việc này, đặc biệt là với hệ thống trường công lập. Ngay ở Hà Nội, rất nhiều trường không có bể bơi, các tỉnh, thành khác cũng tương tự. Thậm chí, hiện nay, nhiều nơi còn thiếu giáo viên chuyên trách, hoặc có người thì lại thiếu bể bơi. Các thầy cô còn phải dạy bơi… trên giấy, chỉ dạy lý thuyết vì không có chỗ để thực hành.

Làm sao để vượt… khó?

Thống kê của Vụ Giáo dục thể chất (Bộ GD-ĐT), tính đến cuối năm 2020, nước ta chỉ đạt 0,47 bể bơi/trường học. Ngay cả ở bậc đại học, chỉ có khoảng 13% các trường có xây dựng bể bơi trong trường. Đó là chưa kể việc vận hành, duy trì, bảo dưỡng bể khi đi vào hoạt động là một thách thức không nhỏ với các nhà trường. Chủ trương dạy bơi trong nhà trường và phổ cập bơi cho học sinh bậc tiểu học và THCS đã có, nhưng đến nay rất ít trường học có đủ điều kiện để triển khai thực hiện. Nhiều nơi, việc dạy bơi cho học sinh mới chỉ dừng lại ở việc dạy chay, dạy lí thuyết trên giấy.

Có thể nói, việc phổ cập kỹ năng bơi lội cho học sinh được xem là một trong những giải pháp quan trọng để giảm thiểu tình trạng t.rẻ e.m bị tai nạn thương tích do đuối nước, nhưng sau nhiều năm triển khai, kết quả vẫn chưa đạt được như kỳ vọng. Theo đại diện Bộ GD-ĐT, việc tổ chức dạy bơi tại các trường học chưa được triển khai đại trà do thiếu điều kiện cơ sở vật chất, kinh phí để duy trì hoạt động hiệu quả của bể bơi, tỷ lệ bể bơi có trong trường còn rất thấp. Kể cả hệ thống bể bơi ngoài cộng đồng cũng mới chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu dạy, học bơi.

Do đó, để phòng, chống tai nạn đuối nước cho học sinh, Bộ GD-ĐT luôn chú trọng, chỉ đạo thường xuyên việc tuyên truyền, trang bị kiến thức, kỹ năng đảm bảo an toàn trong môi trường nước và coi đây là giải pháp chủ yếu về phòng, chống tai nạn đuối nước, kỹ năng sinh tồn quan trọng nhất trong các nhóm kỹ năng sống cần trang bị cho học sinh.

Cụ thể, Bộ GD-ĐT đã ban hành công văn về tăng cường phòng, chống đuối nước cho t.rẻ e.m, học sinh, trong đó yêu cầu các cơ sở giáo dục ở đợt cao điểm triển khai công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức để học sinh biết và tuân thủ các quy định về phòng, chống đuối nước, nhất là nhận biết các địa điểm tiềm ẩn nguy cơ đuối nước. Hiện nay, bộ đang tiến hành rà soát, hoàn thiện quy định về tiêu chí trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích. Bên cạnh đó, Bộ GD-ĐT đã khảo sát tại một số địa phương, cơ sở giáo dục để nghiên cứu, xây dựng thông tư về xây dựng trường học an toàn phòng, chống tai nạn thương tích trong các trường phổ thông phù hợp với thực tế.

Song song với đó, triển khai, hướng dẫn việc phổ biến kiến thức, kỹ năng phòng, chống đuối nước đến từng trường học, lớp học trước khi học sinh nghỉ hè; đẩy mạnh phong trào dạy bơi, dạy kỹ năng an toàn cho học sinh trong trường học. Ngoài việc mở đợt cao điểm dạy và phổ biến kỹ năng bơi lội cho học sinh, Bộ GD-ĐT cũng đề nghị các Sở GD-ĐT chỉ đạo tăng cường hơn nữa công tác phối hợp giữa nhà trường với gia đình, đoàn thể và chính quyền địa phương để quản lý, giám sát học sinh trong thời gian nghỉ học, nghỉ hè, bảo đảm an toàn, phòng, chống đuối nước.

Đặc biệt, các Sở GD-ĐT phải tham mưu UBND tỉnh, thành phố ban hành chương trình, kế hoạch, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất đảm bảo các điều kiện dạy, học bơi trong các cơ sở giáo dục. Đồng thời phải có chính sách hỗ trợ, giảm giá vé, chi phí học bơi, rèn luyện kỹ năng bơi an toàn, các dịch vụ liên quan cho học sinh.

Rõ ràng, rất cần đưa bơi lội thành môn bắt buộc trong chương trình giảng dạy ở trường học. Nhưng thực tế ai cũng nhìn thấy là nhà trường đang gặp những khó khăn không thể khắc phục một sớm một chiều để phổ cập ngay kỹ năng bơi lội cho trẻ. Họ thiếu giáo viên, thiếu kinh phí, kể cả cái bể dạy bơi cũng không có… Mọi khó khăn đều có thể khắc phục nhưng khi mọi thứ trong tay đều thiếu, việc khắc phục sẽ cần rất nhiều thời gian.`

Nhiều ý kiến cho rằng, trong khi chờ bơi lội được phê duyệt là môn học bắt buộc, chờ trường học khắc phục khó khăn, trẻ vẫn đi bơi và đối diện với nguy cơ đuối nước mỗi mùa hè đến. Chúng ta không thể đổ lỗi hoàn toàn cho nhà trường. Hơn ai hết, ở những vùng sông nước cận kề, phụ huynh cần chú ý hơn đến con em mình, dạy các em những kỹ năng cần thiết về sinh tồn, tránh những tổn thất thương tâm…

Dạy bơi cho t.rẻ e.m, cần thiết thực từ mỗi địa phương

Năm 2018, khi thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung Luật Thể dục thể thao, các đại biểu đã tranh luận về việc quy định môn bơi trở thành môn học bắt buộc trong nhà trường, bên cạnh các môn văn hóa khác. Khi thực hiện việc này thì mới đạt được mục tiêu phổ cập kỹ năng bơi lội cho học sinh, giảm các vụ đuối nước thương tâm.

Mặc dù bơi không chỉ là môn thể thao rèn luyện sức khỏe, thể chất mà còn là kỹ năng sinh tồn. Tuy nhiên, với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội ở nước ta hiện nay, việc quy định bơi là môn bắt buộc trong chương trình chính khóa là khó khả thi. Hầu hết các trường chưa có bể bơi, giáo viên dạy bơi. Việc tổ chức cho học sinh học bơi sẽ làm phát sinh chi phí, tạo gánh nặng cho học sinh, phụ huynh và nhà trường, đặc biệt đối với vùng sâu, vùng xa, miền núi.

Dù bơi không được quy định là môn học bắt buộc, nhưng Luật sửa đổi, bổ sung Luật Thể dục thể thao đã quy định trách nhiệm của bộ, cơ quan ngang bộ, UBND cấp tỉnh trong việc phối hợp giữa cơ sở thể thao công lập do mình quản lý với cơ sở giáo dục để sử dụng công trình thể thao phục vụ giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong nhà trường. Nếu các địa phương thực hiện đúng trách nhiệm của mình thì việc phổ cập bơi cho học sinh sẽ không còn là câu chuyện kéo dài nhiều năm qua…

Nghệ An: Nhiều trường học đưa môn bơi lội vào giảng dạy

Việc dạy bơi trong nhà trường vừa tăng cường kỹ năng bơi lội và phòng chống đuối nước cho học sinh.

Đây cũng là một hình thức giải trí bổ ích, giúp học sinh giảm áp lực căng thẳng khi đến trường.

Nghệ An: Nhiều trường học đưa môn bơi lội vào giảng dạy - Hình 1

Chủ trương dạy bơi trong trường học đã được ngành giáo dục Nghệ An phát động nhiều năm nay. Tuy vậy, trong điều kiện kinh phí còn hạn hẹp, việc triển khai gặp nhiều khó khăn.

Nghệ An: Nhiều trường học đưa môn bơi lội vào giảng dạy - Hình 2

Hiện, thành phố Vinh là đơn vị tiên phong trong việc tổ chức dạy bơi trong trường học. Tuy nhiên, việc đưa dạy bơi trở thành môn học chính khóa chủ yếu chỉ mới thực hiện được ở một số trường ngoài công lập hoặc trường tư thục. Tại Trường Tiểu học Việt Anh - bắt đầu từ đầu tháng 4, một tuần hai buổi học sinh lớp 1 đến lớp 5 sẽ được dạy bơi trong tiết thể dục. Với học sinh lớp 1, những buổi học đầu tiên làm quen với nước không khiến ít học sinh lo lắng. Để đảm bảo an toàn, nhà trường phải bố trí 2 giáo viên dạy bơi và giáo viên chủ nhiệm trực tiếp hướng dẫn, động viên các em. Cô giáo Nguyễn Thị Thu Trang chia sẻ: Học sinh rất thích bơi lội và hào hứng mỗi khi đến tiết học bơi. Ảnh Mỹ Hà

Nghệ An: Nhiều trường học đưa môn bơi lội vào giảng dạy - Hình 3

Theo thầy giáo Nguyễn Văn Thắng thì dạy bơi ở lứa t.uổi nào cũng bắt đầu từ những kỹ năng đơn giản như tập nín thở trên không, tập nín thở dưới nước. Dạy bơi ở tiểu học sẽ khó khăn hơn vì các em chưa biết tư duy. Vì thế, một lớp học bơi chỉ dạy từ 7 - 10 em sẽ phát huy được hiệu quả.

Nghệ An: Nhiều trường học đưa môn bơi lội vào giảng dạy - Hình 4

Sau những tiết học bơi, học sinh được tham gia các trò chơi dưới nước.

Nghệ An: Nhiều trường học đưa môn bơi lội vào giảng dạy - Hình 5

Trường THPT Nghi Lộc 2 là ngôi trường công lập đầu tiên của tỉnh tiên phong đưa bể bơi vào nhà trường. Bể bơi rộng 800m2 được đầu tư quy mô là công trình được thực hiện hoàn toàn bằng hình thức xã hội hóa do cựu học sinh nhà trường chung tay đóng góp.

Nghệ An: Nhiều trường học đưa môn bơi lội vào giảng dạy - Hình 6

Từ cuối tháng 4 đến nay, bể bơi là nơi luyện tập của học sinh toàn trường. Với đặc thù của học sinh THPT, nhà trường dành một tháng để các em tự luyện tập. Dự kiến đến ngày 25/5 nhà trường sẽ kiểm tra từng lớp. Những học sinh chưa thành thạo sẽ được nhà trường tập trung bồi dưỡng trong dịp hè. Sau khi có bể bơi, Trường THPT Nghi Lộc 2 sẽ đặt mục tiêu hết năm học sau tất cả học sinh trong trường có thể bơi thành thạo.

Nghệ An: Nhiều trường học đưa môn bơi lội vào giảng dạy - Hình 7

Bể bơi được phân biệt khu nam - nữ để đảm bảo an toàn, phù hợp với lứa t.uổi.

Nghệ An: Nhiều trường học đưa môn bơi lội vào giảng dạy - Hình 8

Ngoài tổ chức bơi cho học sinh trong trường, cựu học sinh của trường cũng mong muốn bể bơi được sử dụng để tổ chức dạy bơi cho học sinh toàn khu vực. Hiện, bể bơi được mở của vào các buổi chiều và mở cả ngày (đối với ngày thứ 7, CN). Từ ngày bể bơi đi vào hoạt động, chưa khi nào vắng khách. Kinh phí để vận hành đều do nhà trường hỗ trợ miễn phí.

Nghệ An: Nhiều trường học đưa môn bơi lội vào giảng dạy - Hình 9

Học sinh và phụ huynh huyện Nghi Lộc vui mừng khi có bể bơi gần nhà và các em được thỏa mãn sở thích bơi lội.

Nghệ An: Nhiều trường học đưa môn bơi lội vào giảng dạy - Hình 10

Anh Nguyễn Huy Hùng hướng dẫn con trai học bơi. Với anh, dù các cháu còn nhỏ t.uổi nhưng việc trang bị sớm kỹ năng bơi lội sẽ giúp con hạn chế được tình trạng đuối nước và tăng cơ hội để rèn luyện sức khỏe.

Nghệ An: Nhiều trường học đưa môn bơi lội vào giảng dạy - Hình 11

Nghệ An đã tổ chức lễ phát động toàn dân tập luyện môn bơi và phòng chống đuối nước. Vì thế, những mô hình bơi được triển khai tại các nhà trường sẽ là những tín hiệu tích cực giúp cho việc học bơi của học sinh ngày một hiệu quả và khoa học hơn, đáp ứng được đông đảo nguyện vọng của phụ huynh và học sinh. Theo báo cáo của Sở GD - ĐT, hiện trên địa bàn toàn tỉnh đã xây dựng và đưa vào hoạt động 121 bể bơi, trong đó có 64 bể bơi cố định và 63 bể bơi thông minh. Tuy nhiên, số bể bơi trong trường học đang đếm trên đầu ngón tay và chưa hoạt động hiệu quả như mong muốn.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Lộ địa điểm Midu hưởng tuần trăng mật sang chảnh
06:33:28 04/07/2024
Cô đào có cuộc đời bi đát nhất: Uống thuốc vì chồng bỏ rơi, 21 t.uổi ôm con ngã quỵ bởi câu nói như dao găm
07:00:00 04/07/2024
Dàn thí sinh gây bất ngờ tại Sơ khảo Miss Grand Vietnam 2024, 1 nhân vật 2 lần out top cũng có mặt
06:52:53 04/07/2024
Ly hôn chồng cũ vì không sinh được con, vừa cưới chồng mới thì có bầu, nhưng xét nghiệm ADN xong chị tôi lại phải ly hôn tiếp
08:31:31 04/07/2024
Mỹ nhân cổ trang gây bão MXH với nhan sắc đẹp hơn tranh vẽ, netizen tấm tắc khen "tạo hình xuất sắc nhất sự nghiệp"
06:27:13 04/07/2024
Sao nam vô duyên bậc nhất showbiz
06:47:05 04/07/2024
Trạm Cứu Hộ Trái Tim tập cuối: Tất cả các nhân vật đều có cái kết đẹp trừ một người
06:18:43 04/07/2024
"Bạn trai quốc dân" Hoa ngữ sau 8 năm giờ già như ông chú hói đầu gây choáng, netizen "lác mắt" không nhận ra
06:21:41 04/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Du lịch biển đảo "chữa lành", cách tiết kiệm chi phí di chuyển cực hữu ích

Du lịch

10:55:07 04/07/2024
Mùa hè là thời điểm lý tưởng để thăm thú các hòn đảo xinh đẹp như Phú Quý, Côn Đảo, Phú Quốc, Nam Du... áp dụng ngay các mẹo dưới đây để di chuyển tiết kiệm mà vẫn tận hưởng được chuyến đi trọn vẹn.

Bỏ vợ theo bồ, 'ngày tàn' anh trở về nhà tìm vợ, cánh cửa vẫn rộng mở chào đón nhưng câu nói của cô khiến anh đau thấu xương

Góc tâm tình

10:51:42 04/07/2024
Chồng tôi cúi gằm mặt xuống, nước mắt anh ta rơi, nhưng anh ta cũng vội vã bỏ đi dù cánh cửa nhà vẫn đang mở rộng. Tôi đang chuẩn bị làm thủ tục ly hôn với chồng.

Trạm cứu hộ trái tim - Tập 51: Ngân Hà hạnh phúc viên mãn, An Nhiên bị tâm thần

Phim việt

10:43:59 04/07/2024
Kết phim Trạm cứu hộ trái tim làm hài lòng người xem khi người đã làm những việc sai trái thì đã phải trả giá, người xứng đáng được hạnh phúc thì đã có cái kết viên mãn.

Đằng sau việc Armenia công nhận nhà nước Palestine và phản ứng của Israel

Thế giới

10:40:47 04/07/2024
Đây là thời điểm thử thách đối với quan hệ Armenia - Israel. Hành động của Armenia được đưa ra khi cuộc xung đột ở Gaza vẫn tiếp diễn đã gửi đi những tín hiệu sai đến những bên đang giao chiến.

Lớp tiếng Anh đặc biệt của thầy giáo 9X khiến xã phải phát loa giúp chiêu sinh

Netizen

10:39:28 04/07/2024
3 năm nay, nhiều học sinh nghèo tại vùng nông thôn ở Quảng Nam đã được học tiếng Anh miễn phí nhờ sự nhiệt tình và tận tâm của thầy giáo trẻ.

Khi mỹ nhân Việt đeo kim cương đắt giá do chồng tặng, người cuối cùng xỏ nhẫn 22 tỷ "gây sốt" cõi mạng

Phong cách sao

10:39:22 04/07/2024
NSND Trịnh Kim Chitừng đăng tải hình ảnhmón trang sức khủng mà ông xã tặng cho cô. Nữ nghệ sĩđược ông xã là doanh nhân Võ Trấn Phương tặng chiếc nhẫn kim cương lấp lánh và tinh khiết vô cùng.

Southgate vẫn đang đúng

Sao thể thao

10:32:19 04/07/2024
Đội tuyển Anh đang chơi thứ bóng đá buồn tẻ dưới thời của HLV Gareth Southgate, nhưng vẫn lọt vào vòng tứ kết Euro 2024.

Loại sen rực rỡ được các chị em săn đón, cực khó chiều vì 'không tự nở' nhưng biết cách cắm thì ai cũng mê

Sáng tạo

10:13:56 04/07/2024
Sen Nghi Lương không chỉ là một loài hoa, mà còn là biểu tượng của sự kiên nhẫn và lòng yêu mến cái đẹp mà các chị em phụ nữ ngày dành mỗi ra để chăm sóc và ngắm nhìn.

Bày trí phong thủy đơn giản mà vẫn "hút tài lộc"

Trắc nghiệm

10:09:55 04/07/2024
Ngoài việc bố trí nội thất đẹp không gian sống, việc đặt các đồ vật phong thủy dưới đây được cho là sẽ giúp vượng khí, mang lại nhiều tài lộc và may mắn

Dân dã mà ngon với 3 món từ tép khô thơm ngon, giúp mâm cơm hè trở nên hấp dẫn hơn

Ẩm thực

09:45:29 04/07/2024
Tép là một nguyên liệu gắn liền và truyền thống trong ẩm thực Việt Nam. Từ thời xa xưa, tép khô không chỉ được sử dụng để chế biến các món ăn ngon mà còn mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng.