Nhà thờ trên đảo Thanh Lân – điểm đến bình an của người dân và du khách
Nhà thờ Thanh Lân (xã Thanh Lân, huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh) đã trở thành nơi thể hiện tình đoàn kết của người dân trên đảo.
Không chỉ là người theo đạo Thiên Chúa mà du khách đến đây đều không quên đến nhà thờ trên đảo để chụp cho mình, cho đoàn những bức ảnh kỷ niệm.
Hoạt động của “Hội thánh Đức Chúa trời mẹ” và những vấn đề cần quan tâm của các cấp Hội LHPN Việt NamMối quan tâm đến đạo Hồi gia tăng ở phương TâyThái Bình: Thu hút phụ nữ tôn giáo vào Hội để giúp nhau thoát nghèo
Huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh có 3 đơn vị hành chính gồm 2 xã và 1 thị trấn. Xã đảo Thanh Lân nằm cách biệt với xã và thị trấn, trên đảo Thanh Lân có 137 hộ theo đạo Thiên Chúa.
Nơi gắn kết người dân trên đảo
Cộng đồng dân cư trên đảo Thanh Lân được hình thành từ những người có quê ở các tỉnh Nam Định, Thái Bình đến đây tiếp quản đất của người Hoa từ năm 1979. Ban đầu, chỉ khoảng chục hộ nhỏ lẻ sau hình thành các thôn xóm và đa phần những người rời quê hương đến đây phát triển kinh tế đều theo đạo Thiên chúa.
Từ năm 2015 trở về trước, trên đảo không có nhà thờ. Bà con muốn đi lễ ngày chủ nhật, phải đi một chuyến đò khoảng 30 phút sang thị trấn Cô Tô ở đảo lớn. Trong khi đò chỉ chạy 3 chuyến/ngày, buổi sáng vào khoảng 8 giờ đến trưa, chiều mới có chuyến tiếp theo. Bà con đi nhà thờ đến nơi thì gần hết lễ, lễ xong không về nhà ngay được.
Nhà thờ xã đảo Thanh Lân
Nhiều người theo đạo Thiên Chúa ở xã Thanh Lân cho biết: “Chúng tôi đến Thanh Lân bám đảo nay tuổi đã cao, bố mẹ ở quê đã già yếu. Khi chúng tôi muốn bày tỏ đưa bố mẹ ở quê ra đảo để được phụng dưỡng, thế nhưng các cụ nhất quyết không ra, lại khuyên con cháu nên về quê sinh sống vì trên đảo không có nhà thờ. Nhiều cụ có nhu cầu đi lễ hàng ngày.
Nhất là vào các dịp lễ Noel, lễ Phục Sinh nhiều giáo dân đã phải đi đò sang đảo lớn Cô Tô ở nhờ nhà người quen. Có người vượt biển vào bờ hàng tuần để đi lễ ở nhà thờ thành phố Cẩm Phả hay thành phố Hạ Long – ảnh hưởng không nhỏ đến công việc.
Video đang HOT
Từ yêu cầu này, các giáo dân trên đảo Thanh Lân đã họp lại, viết đơn trình lên UBND huyện Cô Tô, để từ đó huyện trình lên các cấp có thẩm quyền khác về việc xây dựng nhà thờ trên đảo Thanh Lân. Được sự đồng ý của nhà nước, nhà thờ trên đảo Cô Tô đã được phép xây dựng do nhà nước cấp đất và giấy phép, người dân đóng góp công, của theo hình thức xã hội hóa.
Nhiều giáo dân cùng Ban hành giáo nhà thờ đã vận động người dân hiến đất, vậy là nhà thờ từ diện tích đất được cấp hơn 2.000m2 đã được mở rộng ra hơn 4.000m2, khởi công năm 2014 và đã đi vào hoạt động từ cuối năm 2015.
Ngày nay, nhà thờ Thanh Lân đã trở thành nơi thể hiện tình đoàn kết của người dân trên đảo, không chỉ là người theo đạo Thiên Chúa mà cả người theo Phật giáo cũng đến nhà thờ. Mấy năm nay, khách du lịch đến Cô Tô, nhiều đoàn cũng ghé qua xã Thanh Lân, họ đều không quên đến nhà thờ trên đảo để chụp cho mình, cho đoàn, những bức ảnh kỷ niệm.
Niềm vui khi xã đảo có nhà thờ
Bà Trần Thị Vui cùng chồng là ông Nguyễn Văn Công, Trùm cả Giáo xứ họ đạo xã Thanh Lân, đã rất tích cực cùng Ban hành giáo Nhà thờ xã Thanh Lân đi tuyên truyền vận động người dân hiến đất và đóng góp tiền của xây nhà thờ.
Bà Vui cho hay: “Nhà thờ giúp cho đời sống tâm linh của chúng tôi ổn định hơn, không chỉ là những người cao tuổi, mà ngay cả lớp trẻ cũng rất muốn được tổ chức đám cưới, trao nhẫn cho người bạn đời của mình trước tòa thánh”.
Bà Bùi Thị Ngát cùng chồng là ông Mai Công Đàm, đã góp nhiều công để xây dựng họ đạo và nhà thờ xã Thanh Lân. Năm 1993, bà Ngát cùng chồng từ quê hương huyện Nho Quan, tỉnh Nam Định tình nguyện đi xây dựng kinh tế mới ở thôn 1, xã Thanh Lân, huyện Cô Tô.
Bà Ngát kể: “Hồi ấy, nơi đây là bãi hoang chỉ là những cồn cát, cỏ lác xen lẫn với sú vẹt. Trước khi vợ chồng tôi đến lập nghiệp, nơi này cũng từng có người đến ở nhưng sau lại bỏ đi vì không biết làm ăn gì ở đây”.
Vợ chồng bà Ngát đã tích cực khai hoang chặt cây dại mở mang diện tích đất, do biết làm ăn, nên họ cũng đã tích được chút vốn và tính chuyện mở rộng khu dân cư. Vợ chồng bà Ngát lên trình báo UBND huyện Cô Tô về việc về quê vận động người ra đảo và được chấp thuận. Vậy là họ về vùng quê Nam Định kêu gọi người dân cùng quê ra Thanh Lân làm ăn sinh sống, dần dần đã hình thành xóm Đạo.
Ngoài việc đóng số tiền lớn để xây dựng nhà thờ, vợ chồng bà Ngát còn từ những mối quan hệ trong công việc làm ăn của gia đình để kêu gọi các doanh nghiệp, người hảo tâm cùng vào cuộc.
Từ khi xã đảo Thanh Lân có nhà thờ, người dân đã yên tâm bám đảo, cũng từ đó không còn hộ dân nào rời đảo về đất liền sinh sống nữa.
Đa phần giáo dân trên đảo Thanh Lân đều làm nghề biển
Bà Nguyễn Thị Phin, thôn 2, xã Thanh Lân mấy năm trước sống ở tỉnh Nam Định, nay được con là anh Nguyễn Đức Chi đón ra sinh sống ở Thanh Lân rất phấn khởi cùng con cháu hàng ngày làm ăn buôn bán từ tiệm tạp hóa của gia đình, chung sức xây dựng xã đảo Thanh Lân là quê hương của mình.
Nhà thờ xã Thanh Lân trở thành địa chỉ tin cậy của bà con giáo dân sống trên xã đảo
5 cửa ngõ lý tưởng khám phá Đồng bằng sông Cửu Long
TP HCM vẫn luôn thu hút nhiều du khách nước ngoài đổ về loạt điểm tham quan nổi tiếng bật nhất như Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn, Bưu điện Trung tâm, Địa đạo Củ Chi...
Đô thị lớn nhất Việt nam được Culture Trip nhận định là một thành phố nhộn nhịp, năng động và đôi khi có thể khơi dậy thêm niềm đam mê du lịch khám phá của du khách khi đồng bằng sông Cửu Long chỉ cách nơi này một chuyến xe buýt.
Đồng bằng sông Cửu Long là một "mê cung nước" rộng lớn, đẹp đẽ với những hòn đảo nhỏ, không khí trong lành và là điểm đến lý tưởng cho người dân cũng như du khách ở Sài Gòn mong muốn tìm kiếm một kỳ nghỉ cuối tuần thư thái. Dưới đây là năm "cửa ngõ" lý tưởng, nép mình trong khung cảnh cây cối xanh tươi, đưa du khách vào khám phá thế giới rộng lớn của vùng châu thổ lớn nhất Việt Nam.
CẦN THƠ
Cần Thơ là thành phố lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long. Mặc dù có quy mô lớn, Cần Thơ vẫn là một điểm đến yên bình nhờ cảm giác thư thái và những quán cà phê ven sông quyến rũ cũng như nhiều nhà hàng chuyên phục vụ hải sản tươi sống. Tiếp giáp với Campuchia, kiến trúc nhà ở của vùng đất này chịu ảnh hưởng bởi một số ngôi đền Khmer tuyệt đẹp. Cần Thơ nổi tiếng nhất với những chợ nổi luôn sôi động, tấp nập. Tuy nhiên, trong bối cảnh đô thị hóa diễn ra ngày càng nhanh hiện nay, các chợ nổi ở Cần Thơ cũng không còn nhiều như trước.
ĐÔNG HÒA HIỆP
Ngôi làng cổ kính này nằm ẩn mình ở tỉnh Tiền Giang, miền nam Việt Nam. Đông Hòa Hiệp nổi tiếng với những dinh thự cổ kính dành cho du khách trải nghiệm sự xa hoa của những người Việt giàu có trong quá khứ. Bao quanh các biệt thự cổ là những vườn cây ăn trái sum suê tỏa bóng mát giúp du khách thoát khỏi cái nắng chói chang của miền Tây. Du khách không nên bỏ qua ngôi nhà cổ của Ba Đức, xây dựng vào năm 1850. Công trình kiến trúc lộng lẫy này là sự pha trộn lãng mạn giữa phong cách phương Tây và phương Đông. Chợ nổi Cái Bè nằm gần đó cũng là điểm đến đáng chú ý khi có dịp ghé thăm làng Đông Hòa Hiệp.
BẾN TRE
Bến Tre vốn được biết đến với những bờ sông tuyệt đẹp cùng hình ảnh ngư dân bận rộn đánh cá trên những chiếc thuyền truyền thống của Việt Nam. Theo phong tục địa phương, người dân thường vẽ một đôi mặt trước thuyền để ngăn chặn bão, cá sấu và cướp biển ẩn nấp trên sông Mekong. Trong chuyến thăm Bến Tre của mình, du khách không nên bỏ lỡ cơ hội tham quan Bảo tàng Cách mạng thuộc địa, cũng như đến những xưởng sản xuất kẹo dừa địa phương. Bến Tre cũng có một khu chợ ven sông tấp nập, nơi bạn có thể mua nhiều loại trái cây tươi và hải sản để làm quà cho người thân.
MỸ THO
Mỹ Tho là thành phố thủ phủ của tỉnh Tiền Giang. Các nhà hàng ngoài trời dọc sông phục vụ hải sản ngon. Tuy nhiên, điểm thu hút chính đối với bất kỳ ai đang tìm kiếm một nơi nghỉ ngơi thư giãn là Mỹ Tho nằm gần ba hòn đảo cấm ô tô ở sông Mekong mà bạn chỉ có thể đến bằng thuyền. Các hòn đảo này được đặt tên là Cồn Tân Long, Cồn Quy và Cồn Thới Sơn (mang nghĩa đảo Rồng, Rùa và Kỳ lân). Hãy xin lời khuyên của những người lái thuyền hay người dân địa phương để đến được những đồn điền trái cây rộng lớn ở đây. Tới Mỹ Tho, du khách cũng có thể bắt gặp nhiều loại chim nhiệt đới đa dạng hay thậm chí nhìn thấy cả cá sấu.
SA ĐÉC
Sa Đéc là một thị trấn nhỏ xinh xắn ở đồng bằng sông Cửu Long. Nơi đây cũng từng là bối cảnh xuất hiện trong cuốn tiểu thuyết Người tình của Marguerite Duras. Nhà ở và ngôi trường của mẹ nhân vật chính trong tiểu thuyết cho tới ngày nay vẫn là những điểm thu hút khách du lịch. Có một khu chợ địa phương gần sông và cũng như nhiều ngôi nhà đầy màu sắc được xây dựng từ thời thuộc địa để du khách tham quan. Chùa Kiến An Chung giàu lịch sử ở trung tâm thị trấn cũng là một điểm đến không nên bỏ qua. Sa Đéc còn được mệnh danh là vựa hoa lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long.
Điểm du lịch Mười Ngọt vào mùa đón khách Vườn dâu da vàng, dâu xanh gần 100 gốc tại Điểm du lịch sinh thái cộng đồng Mười Ngọt (Ấp 4, xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời) đang vào mùa chín rộ, chua ngọt, thơm ngon. Đặc biệt, là du khách được vào thăm quan, vui chơi miễn phí vé vào cổng. Đây là năm cây dâu cho sản lượng...