Nguy cơ xảy ra xung đột vì chiến lược mới của Mỹ ở Bắc Cực

Theo dõi VGT trên

Bộ Quốc phòng Mỹ đã công bố Chiến lược Bắc Cực mới, tuyên bố rằng tình hình trong khu vực đang thay đổi nhanh chóng, đồng thời gọi Trung Quốc là “thách thức đang gia tăng” và Nga là “ mối đe dọa cấp tính”.

Nguy cơ xảy ra xung đột vì chiến lược mới của Mỹ ở Bắc Cực - Hình 1
Lực lượng đặc nhiệm của Mỹ hoạt động trong điều kiện khắc nghiệt ở Bắc Cực. Ảnh: Hải quân Mỹ

Theo đài Sputnik (Nga), mặc dù Chiến lược Bắc Cực năm 2024 của Lầu Năm Góc là bản cập nhật đầu tiên cho cách tiếp cận của Bộ Quốc phòng đối với khu vực này kể từ năm 2019, song nó cũng dựa trên Chiến lược An ninh Quốc gia năm 2022 và Chiến lược Quốc phòng Quốc gia năm 2022.

Ông Alexander Vorotnikov, điều phối viên của Hội đồng Chuyên gia thuộc Trung tâm Chuyên gia PORA (Văn phòng Dự án Phát triển Bắc Cực), bình luận: “Lầu Năm Góc sẽ mở rộng khả năng tình báo và chia sẻ thông tin, hợp tác với các đồng minh và đối tác để kiềm chế Nga ở Bắc Cực, thường xuyên tiến hành các cuộc tập trận, hoạt động theo kế hoạch có tác động đến quốc phòng và răn đe”.

Ông nhấn mạnh cách tiếp cận của học thuyết mới này tiềm ẩn nguy cơ đối đầu với Nga và Trung Quốc.

Theo chiến lược mới, Lầu Năm Góc sẽ tăng cường nhận thức về lĩnh vực thông tin liên lạc, tình báo, giám sát và khả năng trinh sát ở Bắc Cực. Lầu Năm Góc cũng sẽ hợp tác với các đồng minh và đối tác để duy trì khả năng phòng thủ và răn đe ở Bắc Cực. Cuối cùng, Bộ Quốc phòng sẽ “thực hiện sự hiện diện được hiệu chỉnh ở Bắc Cực bằng cách thường xuyên huấn luyện trong khu vực và tiến hành các hoạt động quan trọng để duy trì khả năng răn đe”.

Quân đội Mỹ cho biết khu vực Bắc Cực đang trải qua sự thay đổi nhanh chóng. Một mặt, Nga và Trung Quốc đang tăng cường hợp tác trong khu vực. Mặt khác, việc Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO đã tạo ra những cơ hội mới cho liên minh quân sự phương Tây ở Bắc Cực.

Theo chuyên gia Vorotnikov, mặc dù Trung Quốc không phải là một quốc gia Bắc Cực, nhưng nước này đóng vai trò rất lớn trong chính sách Bắc Cực của tất cả các quốc gia – cả Nga và các quốc gia thành viên NATO.

Chiến lược của Lầu Năm Góc cũng đề cập đến thực tế là Nga tiếp tục đầu tư vào cơ sở hạ tầng quân sự mới và hiện đại hóa các căn cứ thời Liên Xô trong khu vực, trong thời gian tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Nguy cơ xảy ra xung đột vì chiến lược mới của Mỹ ở Bắc Cực - Hình 2
Chiến lược Bắc Cực của Bộ Quốc phòng Mỹ năm 2024. Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ

Ông Vorotnikov chỉ ra rằng đường bay ngắn nhất cho tên lửa hoặc máy bay n.ém b.om giữa Mỹ và Nga chính là qua Bắc Cực. Hơn nữa, việc hai quốc gia Bắc Âu – Phần Lan và Thụy Điển – gia nhập NATO cũng đồng nghĩa với việc NATO đã mở rộng ở Bắc Cực, tạo động lực mới khiến Nga phải hành động để bảo vệ các vùng lãnh thổ Bắc Cực của nước này.

Video đang HOT

Cuối tháng 12/2023, đài CBS News dẫn tuyên bố của các chuyên gia an ninh cho biết “dấu chân” quân sự của phương Tây ở Bắc Cực chậm hơn khoảng 10 năm so với Nga. Trong khi đó, bán đảo Kola – chủ yếu nằm ở phía tây bắc nước Nga và một phần ở Phần Lan và Na Uy – là nơi đặt Hạm đội phương Bắc của Nga.

Một vấn đề khác có tầm quan trọng đặc biệt cũng được học thuyết đề cập đến là việc Nga kiểm soát Tuyến đường biển phía Bắc (NSR), có ý nghĩa là tuyến đường vận chuyển ngắn nhất giữa phần phía tây của Âu Á và khu vực Châu Á – Thái Bình Dương trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang diễn biến khó lường.

Tuyến NSR hầu như hoàn toàn đi qua vùng biển lãnh thổ của Nga hoặc vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của quốc gia này. Luật pháp Nga quy định rằng NSR là “hành lang vận tải quốc gia phát triển theo lịch sử”. Về phần mình, Mỹ đã nhiều lần cố gắng thách thức lập trường này bằng cách tuyên bố rằng tuyến đường này là “eo biển quốc tế”.

Chuyên gia Vorotnikov chỉ ra rằng vào ngày 11/7, các nhà lãnh đạo Mỹ, Canada và Phần Lan đã công bố ý định thành lập Nỗ lực hợp tác phá băng, hay Hiệp ước ICE, để tăng cường hiện diện ở Bắc Cực.

“Phần Lan, Mỹ và Canada có ý định cùng xây dựng một hạm đội phá băng, sẽ hoạt động ở vùng Bắc Cực. Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hành động của Nga ở vùng Bắc Cực”, ông Vorotnikov bình luận.

Ngoài ra, học thuyết này cũng đề cập đến tình trạng nóng lên toàn cầu như một yếu tố quan trọng của khu vực về mặt kinh tế, an ninh và địa chính trị.

“Khi băng tan, tầm quan trọng chiến lược chung của khu vực thay đổi, vì eo biển Bering giữa Alaska và Nga và biển Barents phía bắc Na Uy trở nên dễ điều hướng hơn và quan trọng hơn về mặt kinh tế và quân sự. Chiến lược cũng lưu ý rằng đến năm 2030, chúng ta có thể kỳ vọng rằng khí hậu ở đây sẽ thay đổi rất lớn đến mức không thể sử dụng tàu phá băng”, ông nói.

Thụy Điển gia nhập NATO là mảnh ghép quan trọng cuối cùng trong chiến lược Bắc Cực của Mỹ

Washington đang thúc đẩy việc Thụy Điển gia nhập NATO để đạt được lợi thế chiến lược ở Bắc Cực.

Thụy Điển gia nhập NATO là mảnh ghép quan trọng cuối cùng trong chiến lược Bắc Cực của Mỹ - Hình 1

Một chiếc trực thăng Merlin trên boong tàu chiến HMS Albion của Hải quân Hoàng gia Anh trong cuộc tập trận chung Viking với lực lượng NATO ở biển Na Uy gần Bắc Cực hồi tháng 3/2023. Ảnh: Getty Images

Tổng thống Mỹ Joe Biden mới đây đã nhắc lại sự ủng hộ đối với việc Thụy Điển gia nhập NATO trong cuộc gặp với Thủ tướng quốc gia Bắc Âu này, ông Ulf Kristersson.

Cụ thể, Nhà Trắng đã kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ, nước phản đối mạnh mẽ nhất, bật đèn xanh cho việc Stockholm gia nhập khối quân sự trước Hội nghị thượng đỉnh NATO ở Vilnius dự kiến diễn ra vào ngày 11-12/7. Tuy nhiên, Ankara một lần nữa khẳng định rằng họ chưa sẵn sàng phê chuẩn tư cách thành viên của Thụy Điển do nước này không đáp ứng các yêu cầu của Ankara liên quan đến cuộc chiến chống lại "các tổ chức khủng bố" người Kurd và phong trào bài Hồi giáo.

Nikita Lipunov, một chuyên gia phân tích tại Viện Nghiên cứu Quốc tế, Đại học MGIMO đ.ánh giá: "Mỹ đã cố gắng để các nước Bắc Âu hội nhập đầy đủ vào NATO trong nhiều năm qua bằng cách tích cực phát triển quan hệ quốc phòng với họ. Kết quả là, cả Phần Lan và Thụy Điển đều đã hội nhập sâu vào hệ thống liên minh quân sự này vào thời điểm họ nộp đơn xin gia nhập NATO".

Ông Lipunov nhấn mạnh: "Bằng cách đẩy NATO về phía đông, Washington tìm cách kiềm chế Nga. Việc mở rộng liên minh thông qua Thụy Điển sẽ củng cố sườn đông bắc của NATO vì nó sẽ bao gồm toàn bộ khu vực Bắc Âu-Baltic, biến Biển Baltic trở thành một vùng biển gần như nội bộ của khối".

Sườn Đông Bắc của NATO

Theo chuyên gia Lipunov, với sự hội nhập chặt chẽ của các quốc gia Bắc Âu trong các lĩnh vực chính trị, quốc phòng, giao thông vận tải và các lĩnh vực khác, sườn đông bắc sẽ trở nên gắn kết và có sự kết nối quân sự tốt hơn và điều này làm thay đổi thực chất tình hình chiến lược quân sự ở châu Âu và đặt ra mối đe dọa đối với an ninh của Nga dọc theo toàn bộ biên giới phía tây.

Cùng với đó, việc Thụy Điển gia nhập khối sẽ có tác động gián tiếp đến Bắc Cực, đáng chú ý nhất là vùng biển Barents - Bắc Cực liền kề, nơi hoạt động quân sự và căng thẳng sẽ gia tăng.

Ông Lipunov cho rằng, đến nay NATO đã có một lập trường kín đáo về vấn đề hiện diện và các hoạt động ở Bắc Cực với các hoạt động chính tập trung vào các vùng biển lân cận của Bắc Đại Tây Dương, có tầm quan trọng sống còn đối với tổ chức này. Tuy nhiên, về lâu dài, NATO có thể xem xét lại cách tiếp cận của mình, bao gồm cả sau khi mở rộng sang Thụy Điển.

Mỹ xoay trục sang Bắc Cực

Từ thời chính quyền Donald Trump cho đến khi Tổng thống Biden lên nắm quyền hiện nay, Mỹ luôn đặc biệt chú trọng đến Bắc Cực. Chính sách xoay trục mới của Mỹ sang vùng cao phía Bắc đã được phản ánh rõ trong Chiến lược Bắc Cực năm 2019 của Bộ Quốc phòng Mỹ. Sau đó, Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Mỹ đã công bố Triển vọng Chiến lược Bắc Cực vào tháng 4 cùng năm đó. Không quân Mỹ đã đưa ra kế hoạch chi tiết vào tháng 7/2020. Hải quân Mỹ đã vạch ra chiến lược Bắc Cực vào tháng 1/2021. Quân đội Mỹ đã công bố tài liệu mang tên "Giành lại sự thống trị ở Bắc Cực" vào tháng 3/2021.

Theo chiến lược của mình, Washington đã ký Thỏa thuận hợp tác quốc phòng bổ sung với Na Uy vào tháng 4/2021, trong đó cho phép Mỹ xây dựng cơ sở hạ tầng tại ba căn cứ không quân và một cơ sở hải quân dọc theo bờ biển Na Uy. Lầu Năm Góc và các đồng minh NATO cũng tăng cường các cuộc tập trận hải quân và không quân chung trong khu vực.

Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine được sử dụng như một cái cớ để thuyết phục các quốc gia trung lập trước đây là Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO và từ đó biến 7 quốc gia Bắc Âu, vốn là chìa khóa cho "sự thống trị" của Washington trong khu vực, trở thành đồng minh NATO. Trong khi tư cách thành viên NATO của Phần Lan đã được các quốc gia thành viên của khối phê chuẩn, đơn xin gia nhập NATO của Thụy Điển vẫn đang treo lơ lửng.

Chuyên gia Lipunov chỉ ra rằng Bắc Cực được Mỹ coi là khu vực "kiềm chế chiến lược" và là khu vực "răn đe hạt nhân chiến lược giữa Liên Xô/Nga và Mỹ".

"Do biến đổi khí hậu và băng tan, khu vực Bắc Cực đang trở nên dễ tiếp cận hơn, buộc các quốc gia ven biển phải tăng cường sự hiện diện quân sự ở đó", ông Lipunov giải thích.

Ông Lipunov cũng đ.ánh giá: "Đối với Nga, Bắc Cực là một khu vực chiến lược quan trọng vì nhiều lý do và vì vậy họ đang tích cực tăng cường phòng thủ ở khu vực Bắc Cực. Trong bối cảnh cạnh tranh giữa các cường quốc mới và điều kiện khí hậu thay đổi, Mỹ coi Bắc Cực là một sân khấu đối đầu khác với Nga và Trung Quốc. Bắc Cực liên kết các khu vực châu Âu-Đại Tây Dương và châu Á-Thái Bình Dương, vốn rất quan trọng đối với an ninh của Mỹ. Những hoàn cảnh này đã quyết định một chính sách Bắc Cực tích cực hơn của Mỹ trong những năm gần đây".

Sự thống trị mạnh mẽ của Nga ở Bắc Cực

Nga trải dài trên 53% đường bờ biển Bắc Băng Dương và mặc dù phải đối mặt với 7 quốc gia Bắc Cực trong khu vực, họ vẫn duy trì vị trí mạnh mẽ và kiểm soát hoàn toàn các vùng lãnh thổ Bắc Cực của mình.

Theo các nhà quan sát quốc tế, quân đội phương Tây vẫn đứng sau Nga ở Bắc Cực khoảng mười năm về quốc phòng và sự sẵn sàng.

Thụy Điển gia nhập NATO là mảnh ghép quan trọng cuối cùng trong chiến lược Bắc Cực của Mỹ - Hình 2
Lực lượng thuộc Hạm đội phương Bắc của Nga trong một cuộc tập trận.

Chuyên gia Samu Paukkunen, Phó Giám đốc Viện Các vấn đề Quốc tế Phần Lan, cho biết: "Kể từ thời Liên Xô, Moskva đã tích cực tăng cường sự hiện diện quân sự và phòng thủ ở vùng cao phía Bắc, và trong những năm gần đây đã có sự hiện đại hóa tích cực của các lực lượng vũ trang đóng quân ở khu vực Bắc Cực của Nga. Nhờ vậy, Moskva đã trở thành một nhà lãnh đạo trong lĩnh vực này. Các quốc gia phương Tây đang nỗ lực bắt kịp và đã tích cực tăng cường sự hiện diện của họ ở miền Bắc, tăng chi tiêu quốc phòng và phát triển các công nghệ quân sự đặc biệt".

Trong bối cảnh đó, sự gia nhập của Phần Lan và khả năng Thụy Điển gia nhập NATO sẽ giúp thu hẹp khoảng cách này với chi phí cho các lĩnh vực công nghệ phát triển cao của họ. Một tài sản quý giá đối với NATO sẽ là công nghệ của Phần Lan và Thụy Điển trong lĩnh vực thông tin liên lạc, vũ khí và chế tạo tàu phá băng.

Về phần mình, Nga đã hợp tác với Trung Quốc để duy trì hòa bình và ổn định khu vực ở Bắc Cực. Cả hai nước đã nhiều lần nhấn mạnh rằng sự hợp tác của họ không nhằm vào bất kỳ quốc gia bên thứ ba nào.

Trong khi đó, sách trắng "Chính sách Bắc Cực của Trung Quốc" mà Bắc Kinh đã công bố bày tỏ ủng hộ việc sử dụng Bắc Cực vì mục đích hòa bình. Vào tháng 4/2023, Moskva và Bắc Kinh đã ký một biên bản ghi nhớ về việc tăng cường hợp tác thực thi pháp luật hàng hải ở thành phố Murmansk, phía bắc Nga.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Hong Kong (Trung Quốc) cho học sinh nghỉ học, hoãn gần 40 chuyến bay đề phòng bão Yagi
05:38:51 06/09/2024
Rúng động vận động viên dự Olympic Paris bị bạn trai t.hiêu s.ống
21:03:43 05/09/2024
Trung Quốc: Đóng cửa trường học, hủy chuyến bay nhằm ứng phó siêu bão Yagi
21:38:28 06/09/2024
Con trai Tổng thống Mỹ Joe Biden nhận tội trốn thuế
10:11:30 06/09/2024
Đảo Hải Nam của Trung Quốc chuẩn bị đối phó với siêu bão Yagi
22:24:24 06/09/2024
Đức kích hoạt hệ thống phòng không, xây dựng 'lá chắn' phòng thủ châu Âu
21:00:18 05/09/2024
ILO: Thu nhập của lao động toàn cầu tiếp tục giảm
20:46:56 06/09/2024
Thủ tướng Ấn Độ nhấn mạnh thông điệp về Biển Đông khi công du Đông Nam Á
13:09:58 07/09/2024

Tin đang nóng

Vợ Đức Tiến về VN làm điều này, thuê chỗ ở vì mẹ chồng không cho vào nhà?
13:41:02 07/09/2024
Trương Quỳnh Anh làm mẹ đơn thân gợi cảm, hàn gắn gia đình sau biến cố với Tim
10:48:27 07/09/2024
Lưu Thi Thi như nữ thần trước khi ra tòa ly dị Ngô Kỳ Long, đếm ngược giải thoát
14:08:07 07/09/2024
Những hình ảnh thiệt hại đầu tiên do bão số 3 ở Hạ Long
14:28:43 07/09/2024
Hà Nội: 15-16 giờ chiều nay gió sẽ mạnh nhất, giật cấp 10
14:01:33 07/09/2024
Gehlee (UNIS): Thánh nữ điệu nhất Kpop, sở hữu đôi mắt buồn ngủ không giống ai
14:31:37 07/09/2024
Ông bà ngoại Hằng Du Mục ra mặt bảo vệ cháu gái, CĐM xúc động vì 1 điều
14:52:14 07/09/2024
Dịch Dương về VN làm việc cật lực, Nhất Dương được Hằng Du Mục thiên vị thấy rõ
11:38:38 07/09/2024

Tin mới nhất

Chính phủ Mỹ truy thu 1,3 tỷ USD t.iền thuế từ nhóm người giàu có

12:15:22 07/09/2024
Trong khi đó, một sáng kiến khác được khởi động vào đầu năm 2024 để truy thu những người có thu nhập cao không nộp hồ sơ thuế kể từ năm 2017 đã mang về khoản t.iền thuế 172 triệu USD.

Bầu cử Mỹ: Bà Harris vượt trội về gây quỹ so với ông Donald Trump

12:12:38 07/09/2024
Cả hai ứng cử viên sẽ sử dụng t.iền gây quỹ cho các chiến dịch quảng bá hình ảnh cũng như vận động cử tri đi bỏ phiếu cho mình vào đầu tháng 11 tới.

Nhật bản lên tiếng về vụ công dân bị cáo buộc làm gián điệp tại Belarus

11:13:54 07/09/2024
Chương trình cũng cho biết đây là lần đầu tiên phát hiện được hoạt động tình báo của Nhật Bản tại Belarus. Tuy nhiên, truyền thông Nhật Bản vẫn tỏ ra nghi ngờ về tính xác thực của thông tin.

Bộ Quốc phòng Ukraine không còn ngân quỹ chi trả cho các hoạt động

11:11:50 07/09/2024
Bà Pidlasa nêu rõ Kiev đang đối mặt với nhiều khó khăn do Mỹ chậm trễ giải ngân các khoản viện trợ từ đầu năm nay. Điều này buộc Ukraine đã phải huy động ngân quỹ chi cho hoạt động của lực lượng vũ trang để mua vũ khí.

Đích thân đến hội nghị các nhà tài trợ vũ khí, ông Zelensky đi thẳng vào vấn đề

11:06:39 07/09/2024
Tổng thống Ukraine cho biết đất nước ông cần phải tiếp cận mọi gói hỗ trợ đã được các đồng minh phương Tây công bố cho đến nay một cách không chậm trễ .

Anh cung cấp tên lửa trị giá 162 triệu bảng cho Ukraine

11:04:17 07/09/2024
Quyết định này được đưa ra sau hai tuần Nga tiến hành các cuộc không kích vào các cơ sở công nghiệp, năng lượng và quân sự của Ukraine, khi lực lượng Nga đang tiến quân vào khu vực Donbass.

Litva đặt chướng ngại vật cố định chống xe tăng ở biên giới với Nga

10:19:39 07/09/2024
Quân đội Litva cũng đang lắp đặt các hệ thống rào cản, chướng ngại vật trên bờ sông Nemen, nơi tạo thành biên giới tự nhiên giữa quốc gia Baltic này với tỉnh Kaliningrad và Belarus.

Lực lượng Israel rút khỏi Jenin

10:15:53 07/09/2024
Các làng của người Palestine như Khader Kayed Bani Odeh and Khader Shahada Bani Odeh ở phía bắc Thung lũng Jordan cũng bị tấn công bởi binh lính và người dân Israel.

Tân Thủ tướng Pháp M.Barnier cam kết tiến hành thay đổi

07:35:55 07/09/2024
Ông được biết đến nhiều nhất trên trường quốc tế với vai trò làm trung gian cho tiến trình Vương quốc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu, sự kiện còn được gọi là Brexit.

Siêu bão Yagi đổ bộ miền Nam Trung Quốc, giới chức gia hạn cảnh báo cao nhất

07:33:12 07/09/2024
Dự kiến cơn bão sẽ đổ bộ lần thứ hai vào chiều 7/9 dọc theo các khu vực ven biển từ thành phố Phòng Thành Cảng, tỉnh Quảng Tây đến miền Bắc Việt Nam.

Mỹ và Trung Quốc lên kế hoạch cho hội nghị thượng đỉnh về khí hậu

07:30:55 07/09/2024
Ông Podesta đưa ra thông tin như vậy khi trả lời báo giới tại Bắc Kinh, sau cuộc gặp với người đồng cấp Trung Quốc Lưu Chấn Dân và Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị.

Moskva chỉ ra điểm tương đồng giữa Nga và Triều Tiên

07:00:49 07/09/2024
Sau các cuộc hội đàm, ông Putin và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã ký Hiệp ước Đối tác Chiến lược Toàn diện, trong đó có cam kết rằng Nga và Triều Tiên sẽ hỗ trợ lẫn nhau trong trường hợp bị nước ngoài tấn công.

Có thể bạn quan tâm

Cường Seven về chung 'nhà' với Binz, Soobin

Nhạc việt

16:36:18 07/09/2024
SpaceSpeakers thông báo Cường Seven trở thành nghệ sĩ trực thuộc của công ty. Nhiều năm qua, anh hoạt động độc lập, nhưng vẫn hợp tác với Binz, Soobin Hoàng Sơn.

Ngọc Lan giải nghệ vẫn ngang nhiên lên sân khấu, nhận trái ngọt sau ly dị

Sao việt

16:33:07 07/09/2024
Nữ diễn viên Ngọc Lan sau tuyên bố giải nghệ, cuộc sống của cô được nhiều người quan tâm, đặc biệt là trong công cuộc làm mẹ. Mới đây, cô còn lên sân khấu vì con trai, lần hiếm hoi lộ diện sau thông báo rời xa showbiz.

Đường phố Hà Nội xơ xác do ảnh hưởng của bão số 3 Yagi

Tin nổi bật

16:21:14 07/09/2024
Trong khi bão số 3 Yagi vào tới Quảng Ninh, Hải Phòng thì nhiều cây xanh và nhà mái tôn trên đường phố Hà Nội cũng bị đổ, sập. Lực lượng chức năng có mặt kịp thời dọn dẹp để đảm bảo an toàn giao thông.

Ngân 98 lộ tình trạng đáng lo của chiếc mũi, chưa thể làm lại, cầu xin 1 điều!

Netizen

16:13:55 07/09/2024
Sau 1 tháng đ.ập mặt xây lại , tưởng chừng diện mạo của Ngân 98 đã dần hoàn thiện và ổn hơn. Thế nhưng mới đây cô lại tiết lộ điều liên quan đến chiếc mũi khiến nhiều người lo lắng.

Sancho bị chỉ trích dữ dội vì động cơ đằng sau việc chia tay MU

Sao thể thao

16:01:47 07/09/2024
Jadon Sancho bị chỉ trích dữ dội khi cựu ngôi sao Chelsea Emmanuel Petit phơi bày động cơ thật sự đằng sau việc ngôi sao người Anh này chia tay MU.

Cách làm bánh Trung thu nướng nhân thập cẩm trứng muối truyền thống thơm ngon, ý nghĩa cho Rằm tháng 8

Ẩm thực

16:00:41 07/09/2024
Ngay tại nhà bạn cũng có thể làm được những chiếc bánh Trung thu nướng nhân thập cẩm trứng muối vừa ngon, thơm nức lại đảm bảo an toàn.

Ca sĩ, diễn viên Selena Gomez trở thành tỉ phú

Sao âu mỹ

15:47:43 07/09/2024
Nữ diễn viên, ca sĩ, nhà đầu tư và doanh nhân trẻ Selena Gomez (32 t.uổi) vừa đạt được cột mốc tài chính, trở thành một trong những tỉ phú tự thân trẻ nhất tại Mỹ với giá trị tài sản ròng 1,3 tỉ USD

Mỹ nhân đóng chung phim với Âu Dương Chấn Hoa đăng quang Miss Universe Malaysia 2024

Sao châu á

15:41:29 07/09/2024
Sandra Lim đăng quang Hoa hậu Hoàn vũ Malaysia 2024. Người đẹp nhận được nhiều sự quan tâm khi từng tham gia bộ phim điện ảnh Money Games , hợp tác với nhiều ngôi sao Hoa ngữ.

Mai Ngô sốc khi Hoàng Thùy, Lê Thu Trang bị loại khỏi 'The Next Gentleman'

Tv show

15:36:32 07/09/2024
Kết thúc tập 6 The Next Gentleman (Quý ông hoàn mỹ), hai huấn luyện viên Lê Thu Trang và Hoàng Thùy phải rời chương trình vì bị loại hết thí sinh.

Phim kinh dị 'Quỷ án' đạt 96% 'cà chua tươi' có đáng xem?

Phim âu mỹ

15:27:08 07/09/2024
Quỷ án (Oddity) là bộ phim kinh dị siêu nhiên hiếm hoi được các nhà phê bình trên Rotten Tomatoes đ.ánh giá cao, đạt 96% cà chua tươi .

Địch Lệ Nhiệt Ba được cứu

Hậu trường phim

14:47:54 07/09/2024
Ngày 6/9, Sina đưa tin bộ phim cổ trang ngôn tình Mộ Tư Từ do Địch Lệ Nhiệt Ba và Trần Phi Vũ đóng chính vẫn miệt mài trên trường quay.