Nguy cơ hít sặc do bất cẩn trong ăn uống

Theo dõi VGT trên

Hít sặc thường xảy ra do sơ suất, bất cẩn trong ăn uống. Tai nạn này gây tình trạng viêm phổi hít nặng, nguy kịch, thậm chí t.ử v.ong.

Nguy cơ hít sặc do bất cẩn trong ăn uống - Hình 1

Bệnh nhân 90 t.uổi đang được điều trị tích cực tại Bệnh viện Thống Nhất (TPHCM). Ảnh: BVCC

Hít sặc thường xảy ra do sơ suất, bất cẩn trong ăn uống. Tai nạn này gây tình trạng viêm phổi hít nặng, nguy kịch, thậm chí t.ử v.ong. Người già thường có tỷ lệ hít sặc cao hơn.

Liên tiếp 2 ca t.ử v.ong trước nhập viện

Hiện tượng người già bị hít sặc còn gọi là viêm phổi do rối loạn nuốt. Khi ăn uống không tập trung, vừa ăn vừa nói chuyện, các dị vật như: Nước bọt, đờm, thức ăn, dịch vị trào ngược vào đường hô hấp, tác động gây phản ứng viêm nhiễm, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn vào phổi.

Nằm một chỗ do di chứng tai biến, trong quá trình ăn, bệnh nhân N.V.N (90 t.uổi, ngụ Vĩnh Long) có biểu hiện hít sặc, sốt, ho, khó thở, tím tái, được gia đình đưa đến Bệnh viện Thống Nhất (TPHCM) cấp cứu.

BS.CKI Trịnh Hải Hoàng – Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Thống Nhất cho biết, bệnh nhân N. nhập viện trong tình trạng suy hô hấp, phải hỗ trợ thở máy. Các bác sĩ tiến hành nội soi súc rửa phế quản, ghi nhận có nhiều thức ăn bên trong. Sau 3 ngày điều trị, bệnh nhân N. tỉnh táo hơn, tim mạch tạm ổn, còn thở máy.

ThS.BS Nguyễn Thụy Trang – Phụ trách Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Thống Nhất cho hay, tuần qua có 2 ca t.ử v.ong do hít sặc nặng trước khi nhập viện. Trong đó có trường hợp ngưng tim hoặc phải điều trị ICU.

Theo thống kê, thời gian gần đây, số người hít sặc đường thở tăng, mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận 1 – 2 ca. Trong đó, các trường hợp hít sặc thức ăn, nước uống hầu hết đều là người lớn t.uổi, có bệnh nền suy giảm khả năng ho, rối loạn chức năng nuốt gây hít sặc.

Liên quan đến vấn đề rối loạn nuốt, BS Trang cho biết thêm, đây là một trong những rối loạn khá phổ biến ở người lớn t.uổi, đặc biệt là những người có vấn đề về sa sút trí tuệ, những người có sức khỏe suy giảm do bệnh mạn tính (bệnh phổi mạn tính, các loại bệnh ung thư…).

“Rối loạn nuốt cũng có thể là di chứng của đột quỵ não, u não, bệnh Parkinson, lạm dụng t.huốc a.n t.hần, t.huốc n.gủ. Người được chăm sóc, sinh hoạt trên giường, đặt ống thông dạ dày cũng là một trong những yếu tố gây tăng tỷ lệ hít sặc”, BS Trang nói.

Người trẻ cũng hít sặc do nghiện rượu bia

Video đang HOT

Có đến 52% bệnh nhân bị rối loạn nuốt sau đột quỵ não cấp. Sau đột quỵ não một tuần, rối loạn nuốt xảy ra ở 25 – 30% bệnh nhân. Sau đột quỵ não 6 tháng, rối loạn nuốt xảy ra ở 11 – 50% bệnh nhân. 30% bệnh nhân hít sặc sẽ dẫn đến viêm phổi. Viêm phổi do hít sặc làm t.ử v.ong 3 – 6% bệnh nhân trong năm đầu tiên. Các tai biến khác của rối loạn nuốt là gây sụt cân, mất nước, suy dinh dưỡng, thay đổi thói quen ăn uống, gây trầm cảm và giảm khả năng hòa nhập xã hội.

Thực tế, người trung niên, người trẻ thường xuyên sử dụng rượu bia gây rối loạn khả năng nuốt. Những người này lúc không tỉnh táo, khó kiểm soát cơ thể sẽ dễ hít sặc nước, thức ăn.

Người lạm dụng rượu bia cũng có nguy cơ sặc nước bọt cao do việc tiêu thụ quá nhiều chất cồn có thể làm giảm phản xạ cơ. Việc không kiểm soát được mức độ bia rượu có thể gây nên ứ đọng nước bọt ở phía sau họng thay vì trôi xuống dưới. Tuy nhiên, nhóm người dễ hít sặc nhất vẫn là người già và trẻ nhỏ.

Đối với người già, nhất là những người có bệnh nền, di chứng của bệnh tật, để tránh những tình huống đáng tiếc xảy ra, khi chăm sóc phải chú ý lúc ăn uống. Người già phải ngồi thẳng 90 độ, có tựa lưng.

Trường hợp không ngồi được, có thể nằm nhưng độ dốc ít nhất 60 độ, cằm hơi cúi xuống. Người chăm sóc cho ăn lượng thức ăn nhỏ, quan sát để điều chỉnh tốc độ ăn, cho ăn luân phiên giữa thức ăn lỏng và thức ăn đặc; không nên cho ăn quá nhiều cùng một lúc, chia nhỏ phần ăn và ăn nhiều lần trong ngày.

Đối với trẻ nhỏ, BS.CKII Nguyễn Trần Nam – Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TPHCM) cho rằng, đặc điểm phát triển của trẻ nhỏ là nhai chưa kỹ và nuốt dễ dàng. Do đó, thức ăn dễ bị mắc kẹt trong đường thở. Những loại như hạt, đậu phộng, nho, xúc xích… dễ làm bé hít sặc. Lý do, đây là thực phẩm dạng cứng, tròn, nhỏ, dễ bị trôi về phía sau họng khi có nước bọt.

Đặc biệt, với trẻ nhỏ vừa ăn vừa chơi, chạy nhảy, nói chuyện, nguy cơ hít sặc sẽ tăng. “Chăm sóc trẻ nhỏ cần chú ý và hướng dẫn trẻ cẩn thận. Đó là ăn uống đúng cách, phải nhai kỹ mới nuốt, nuốt thức ăn trước khi nói chuyện hoặc cười đùa.

Phụ huynh cần chọn lựa thực phẩm phù hợp với lứa t.uổi, cắt nhỏ thức ăn, nấu chín mềm. Đặc biệt, giám sát trẻ khi ăn. Người lớn tuyệt đối không để trẻ vừa ăn vừa chạy nhảy và phải theo dõi quá trình ăn uống và biểu hiện của trẻ để có hướng xử lý sớm, kịp thời”, BS Nam lưu ý.

ThS.BS Nguyễn Thụy Trang cho rằng, khi một bệnh nhân hít sặc, việc xử trí nhanh chóng, đúng cách là vô cùng quan trọng để ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm. Đầu tiên, cần đ.ánh giá tình trạng sặc để xác định mức độ nghiêm trọng.

Trường hợp bệnh nhân không có dấu hiệu suy hô hấp nghiêm trọng, hãy yêu cầu bệnh nhân không nói, tránh làm tắc nghẽn đường hô hấp nhiều hơn. Tiếp theo, dùng dụng cụ hoặc tay khều các dị vật nhìn thấy ra; không dùng dụng cụ hoặc đưa tay sâu vào đường thở của bệnh nhân để tìm kiếm dị vật. Điều này có thể vô tình đẩy dị vật vào sâu hơn trong đường thở.

“Nếu bệnh nhân tỉnh táo, có khả năng ho thì cần hướng dẫn và khuyến khích bệnh nhân ho mạnh bằng bụng để cố gắng tự đẩy chất lỏng, thức ăn hoặc dị vật ra khỏi đường hô hấp. Nếu bệnh nhân khó thở nghiêm trọng, không tỉnh táo, tím tái, có dấu hiệu suy hô hấp, mất ý thức, cần gọi người hỗ trợ, tiến hành cấp cứu và đưa đến cơ sở y tế gần nhất”, BS Trang nhấn mạnh.

Vai trò vận chuyển mầm sống của chim và thú trong biến đổi khí hậu

Khác với thú thường trữ thức ăn lâu trong ruột, chim có tốc độ tiêu hóa rất nhanh, có loài chỉ cần 20 phút sau khi nuốt hạt là thải ra luôn.

Liệu chim có giữ được hạt đủ lâu để mang chúng đi đủ xa không?

Các nhà nghiên cứu ước tính rằng hơn một nửa số thực vật có hạt trên thế giới phụ thuộc vào việc phát tán hạt qua động vật trung gian và nếu tính riêng các khu rừng nhiệt đới, con số này là 75% hoặc cao hơn. Theo nhà sinh thái học tại Virginia Tech, Haldre Rogers, sự phụ thuộc đó diễn ra với nhiều hình thức khác nhau.

Ví dụ, như ở đảo Guam, động vật ăn trái cây đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo cho thực vật bản địa được duy trì liên tục. Hạt giống được động vật phát tán ngẫu nhiên có thể rơi xuống những điểm phát triển mới tươi tốt và đảm bảo tính đa dạng của hệ sinh thái. Bởi những quả rơi rụng thì chỉ biết nằm dưới cái bóng của cây mẹ.

Và những hạt rơi như vậy cũng đã mất đi bước quan trọng thường là quá trình đi qua ruột động vật. Quá trình tiêu hóa có thể rửa trôi các phân tử ức chế sự nảy mầm và loại bỏ "thịt" xung quanh hạt mà nếu để nguyên có thể thúc đẩy nấm và các mầm bệnh khác phát triển.

Vai trò vận chuyển mầm sống của chim và thú trong biến đổi khí hậu - Hình 1

Mỗi loài động vật đều có vai trò trong hệ sinh thái

Trong Đ.ánh giá thường niên về Hệ thống Sinh thái và Tiến hóa năm 2021, Rogers và các đồng nghiệp đã mô tả một hoạt động sinh thái khác sẽ rất quan trọng để thực vật vẫn tồn tại sau biến đổi khí hậu: vận chuyển hạt giống vượt ra ngoài phạm vi hiện tại của cây cha mẹ.

Khi nhiệt độ tăng lên, thực vật sẽ phải tuân theo điều kiện khí hậu bị biến đổi mà chúng cần thích nghi. Nói đơn giản thì thực vật ở Bắc bán cầu sẽ dịch chuyển về phía Bắc càng sớm càng tốt và các loài ở Nam bán cầu cần Nam tiến càng nhanh càng hay, hoặc chuyển đến phát triển ở những nơi có cao độ lớn hơn.

Tại sao lại vậy? Juan P. González-Varo, nhà sinh thái học tại Đại học Cadiz ở Tây Ban Nha, giải thích rằng vì nhiệt độ trung bình thay đổi theo vĩ độ - càng xa xích đạo thì càng mát hơn. Từ đó, dựa trên dữ liệu về tốc độ nóng lên toàn cầu, các nhà sinh thái học có thể tính toán tốc độ mà một loài thực vật cần di chuyển về những vùng có khí hậu mát hơn để tồn tại. Ước tính tốc độ hiện tại là 4,2km mỗi thập niên.

Tốc độ đó là quá chậm với chúng ta nhưng là tốc độ di cư chóng mặt với thực vật. González-Varo cho biết tốc độ di chuyển cần thiết sẽ lớn hơn đối với cây đậu quả thân gỗ vì chúng thường mất nhiều năm hoặc thậm chí nhiều thập niên để trưởng thành và có khả năng sinh sản. Các nhà sinh thái học đang đặt câu hỏi liệu quần thể động vật hiện hữu có đủ sức giúp thực vật đạt được điều này hay không.

Ví dụ, công trình nghiên cứu của González-Varo tập trung vào các loài chim. Ông nói rằng vào giữa những năm 2010, khi các nhà sinh thái học mô tả tầm quan trọng của sự di cư của thực vật trong tương lai, một số đã nói rằng các loài chim di cư có lợi thế để di chuyển hạt giống đi những khoảng cách cần thiết.

Nhưng mặc dù các loài chim di cư thực hiện những hành trình dài nhưng hạt giống thường phải đi qua đường tiêu hóa của loài chim. Khác với thú thường trữ thức ăn lâu trong ruột, chim có tốc độ tiêu hóa rất nhanh, có loài chỉ cần 20 phút sau khi nuốt hạt là thải ra luôn. Liệu chim có giữ được hạt đủ lâu để mang chúng đi đủ xa không?

Các nhà nghiên cứu kiểm tra thành phần ruột của các loài chim di cư trên Quần đảo Canary của Đại Tây Dương và đã tìm thấy hạt giống từ đất liền cách đó khoảng 170 km. Điều đó cho thấy sự phát tán tầm xa vẫn có thể xảy ra. Nhưng González-Varo vẫn cảm thấy có vấn đề và vào năm 2021, ông cùng các đồng nghiệp đã công bố kết quả khảo sát các khu rừng ở châu Âu mà trong đó đưa ra kết luận đầy bi quan: Các loài chim di cư sau khi ăn trái cây thường đi sai hướng mà chúng ta mong muốn.

Các nhà nghiên cứu đã thu thập dữ liệu từ 949 trường hợp về 46 loài chim ăn trái cây của 81 loại cây khác nhau. Họ quan sát thấy rằng các loài chim di cư có xu hướng ăn trái cây châu Âu khi chúng đi về phía nam vào mùa đông, tức là di chuyển từ nơi có khí hậu lạnh hơn đến nơi ấm hơn.

Hướng di chuyển đó rõ ràng ngược lại với mục tiêu cần thiết để thoát khỏi biến đổi khí hậu. Chỉ khoảng 1/3 số loài thực vật được nghiên cứu, gồm các loài thực vật như nhựa ruồi, ô liu dại và cây thường xuân, ra quả vào mùa xuân khi chim bay về phía bắc - thời điểm chúng di chuyển đến những vĩ độ mát mẻ hơn.

Vì vậy, nếu các loài chim di cư từng được coi là giải pháp giúp thực vật thoát khỏi biến đổi khí hậu, thì González-Varo cho biết nghiên cứu này cho thấy chúng chỉ là "một giải pháp rất cục bộ", không phải là giải pháp cho cuộc di cư tổng thể.

Nhiệt độ tăng, khoảng cách ngắn hơn

Một phần mềm mô phỏng khổng lồ được trình làng vào năm 2022 đã kiểm tra kỹ hơn khả năng di chuyển hạt giống trên toàn cầu của tất cả các loài động vật. Kết quả cũng đáng lo ngại.

Nhà sinh thái học Evan Fricke của MIT, Rogers và các đồng tác giả lần đầu tiên xây dựng cơ sở dữ liệu về mọi nghiên cứu thực địa mà họ có thể truy cập từ khoảng 18.000 tương tác giữa động vật và thực vật. Trong đó, các nhà nghiên cứu đã định lượng tỉ mỉ từng khía cạnh về việc phát tán hạt giống của động vật. Con vật nào ăn quả của cây nào? Động vật nào có thói quen nuốt, lột, tích trữ hoặc phá hủy hạt giống? Từng loài động vật vận chuyển hạt đi bao xa? Và trong trường hợp nào hạt giống sẽ nảy mầm thành công?

Tiếp theo, nhóm bổ sung dữ liệu mô tả từng loài động thực vật; nhóm cũng đưa vào dữ liệu về phạm vi địa lý tự nhiên của các loài, gồm cả ước tính về nơi các loài đã tuyệt chủng sẽ sống ngày nay nếu chúng không bị tuyệt chủng.

Cuối cùng, họ sử dụng công nghệ AI để mô phỏng mức độ mà các loài động vật phân phối hạt giống trên toàn cầu ngày nay cũng như mức độ suy giảm môi trường sống của chúng ảnh hưởng đến quá trình di chuyển của hạt giống như thế nào.

Điều đầu tiên xuất hiện từ mô phỏng là mối tương quan chặt chẽ giữa kích thước của một loài động vật - đặc biệt là động vật có vú - và khoảng cách mà loài đó phát tán hạt giống. Thông thường, động vật có vú lớn có phạm vi hoạt động rộng hơn và do đó, hạt giống có nhiều thời gian trong truột chúng hơn. Ngược lại, khi không di cư thì phạm vi hoạt động của các loài chim khá hẹp. Đó là một vấn đề, bởi vì các loài động vật có vú lớn thường bị con người săn b.ắn nhiều hơn, dễ bị tuyệt chủng hơn so với chim.

Sau đó, nhóm của Fricke đã xem xét các vùng phân tán cách xa hơn 1km từ phạm vi của cây mẹ - khoảng cách cần thiết để thay đổi phạm vi của thực vật. Mô phỏng của họ cho thấy sự vắng bóng của động vật là "shipper chuyên nghiệp" và suy giảm môi trường sống đã làm giảm đáng kể khả năng phát tán hạt giống ở khoảng cách xa.

Fricke nhận định: "Đã có sự suy giảm trầm trọng trong việc phát tán hạt giống ở khoảng cách xa do sự mất mát lớn của các loài động vật lớn khỏi hệ sinh thái".

Cho dù đó là những bức tranh hang động ở Pháp hay những ghi chép về hóa thạch, dữ liệu lịch sử cho thấy các loài động vật có vú lớn đã từng có độ phủ rộng rãi trong quá khứ, liên tục thực hiện việc di chuyển mang hạt giống đi xa. Fricke nói: "Chính động vật lớn đã giúp giải quyết những biến đổi khí hậu đã xảy ra trong khoảng 10.000 năm qua. Nhưng hiện tại chúng không còn giúp thực vật chống lại biến đổi khí hậu nữa vì chúng đã hoàn toàn tuyệt chủng hoặc bị giới hạn ở những khu vực thực sự nhỏ so với phạm vi trước đây của chúng".

Nhóm nghiên cứu đã thực hiện một mô phỏng khác, trong đó, tất cả các loài chim và động vật có vú hiện đang gặp nguy cấp đều bị tuyệt chủng. Theo kịch bản này, việc phát tán hạt giống trên phạm vi hơn 1km sẽ còn bị ảnh hưởng nặng nề hơn, với hậu quả tồi tệ như đã xảy ra ở Madagascar và các đảo ở Đông Nam Á.

Nói tóm lại, khi nhiệt độ tăng lên, sự di chuyển của hạt giống sẽ giảm đi và đáng buồn thay là lại rơi đúng vào thời điểm chúng ta cần nhất.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Phản ứng nhanh của người vợ cứu chồng chỉ còn 1% sự sống
12:44:54 08/07/2024
Lựa chọn thuốc kiểm soát cơn đau do viêm khớp
09:15:51 07/07/2024
Căn bệnh hiểm nghèo khiến chồng nghi ngờ vợ ngoại tình
16:46:02 08/07/2024
Tác dụng bất ngờ khi ăn rau, canh trước thịt, cá, cơm
10:48:42 08/07/2024
Người phụ nữ phải đi cấp cứu sau khi nộp 50 triệu đồng cho spa
23:11:32 08/07/2024
Tiếp xúc thân mật với người đàn ông lạ, cô gái phải đi cấp cứu
18:30:35 08/07/2024
N.am s.inh đi cấp cứu sau khi biết điểm thi vào lớp 10
21:55:36 08/07/2024
Nữ bác sĩ cấp cứu sốc phản vệ cho bệnh nhân ngay tại nhà thuốc
20:49:22 08/07/2024

Tin đang nóng

Con gái út Quyền Linh t.uổi 16: Nhan sắc rạng rỡ, chiều cao 1,7m nổi bật
20:30:08 08/07/2024
Nghệ sĩ guitar Minh Mon qua đời ở t.uổi 34
20:22:03 08/07/2024
Bắc Giang cách ly ca bệnh bạch hầu, ngăn ngừa lây lan rộng
20:08:56 08/07/2024
Nữ NSƯT lừng lẫy: Nhan sắc đẹp như công chúa, búp bê, 42 t.uổi mới kết hôn, giờ lại sống xa chồng
20:41:15 08/07/2024
Nữ diễn viên xuất thân trâm anh bí mật kết hôn với nam tài xế, sinh con từ 3 năm trước mà không ai biết
20:34:50 08/07/2024
Mẹ Lee Byung Hun hết lời khen ngợi con dâu
22:58:02 08/07/2024
2 thiếu gia ngành nhựa đẹp trai, giàu có nức tiếng Việt Nam: Vợ cũng là mỹ nhân showbiz tài sắc vẹn toàn
23:11:55 08/07/2024
Phạm Quỳnh Anh tiết lộ một chuyện khi chồng thứ hai cầu hôn: "Bây giờ tôi mới dám kể"
23:04:35 08/07/2024

Tin mới nhất

Người phụ nữ mắc ung thư phải nằm trên sàn phòng cấp cứu

21:54:16 08/07/2024
Dù mắc ung thư giai đoạn cuối, bà Madeleine vẫn phải nằm trên sàn nhà do bệnh viện không thể bố trí giường, xe đẩy, ghế ngả lưng.

Người phụ nữ đẻ rơi con trên đường, đầu trẻ mắc kẹt trong cơ thể mẹ

20:35:09 08/07/2024
Trên đường đi đến viện, người phụ nữ bất ngờ chuyển dạ sinh con. Thai nhi ngôi ngược, nửa thân người ra trước, đầu mắc kẹt trong cơ thể mẹ.

Người phụ nữ trẻ phải cấp cứu sau khi ăn một viên kẹo

18:48:47 08/07/2024
Khi vào viện, H. hôn mê sâu, sốt cao 41-42 độ C, co giật toàn thân, mạch nhanh, huyết áp tụt, oxy tụt, vô niệu và nhanh chóng rơi vào tình trạng sốc, suy đa tạng, phổi tổn thương, suy hô hấp cấp tính kém đáp ứng với thở máy.

Người phụ nữ cao 1,3m sinh con nặng 3,5kg

18:43:15 08/07/2024
Người phụ nữ này luôn tự ti về bản thân nhưng vẫn khao khát được làm mẹ. Ở t.uổi 30, chị Q. quyết định làm IVF, xin mẫu t.inh t.rùng từ ngân hàng.

Thường xuyên ăn rau cải ngăn chặn 4 bệnh ung thư

17:33:50 08/07/2024
Ăn uống được xem là phương tiện phòng và chữa bệnh, giúp điều hòa thể trạng. Bạn nên chọn ăn đa dạng các thực phẩm vì dinh dưỡng không chỉ duy trì sự sống mà còn gắn với sức khỏe của mỗi người.

Phát hiện cành cây trong họng vì thói quen nhiều người Việt hay làm

16:09:20 08/07/2024
Bệnh nhân 54 t.uổi vào Trung tâm Y tế huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ. Bà cho biết các triệu chứng trên xuất hiện sau khi uống thuốc nam ở nhà để chữa bệnh xương khớp.

Đang đi chơi với bạn, người đàn ông trẻ nhập viện cấp cứu vì tai nạn hy hữu

16:04:19 08/07/2024
Đi câu cá cùng bạn bè, người đàn ông trẻ t.uổi bất ngờ phải đi cấp cứu do điện cao thế phóng qua cần câu dẫn tới bỏng nặng, tiêu cơ vân.

Táo bổ dưỡng nhưng có một phần tuyệt đối không được ăn

15:51:27 08/07/2024
Táo là một trong những loại trái cây phổ biến nhất trên thế giới, được hàng triệu người ăn mỗi ngày. Các nước phương Tây có câu nói: Ăn một quả táo mỗi ngày giúp bạn không phải đi gặp bác sĩ

Người phụ nữ hồi sinh sau khi tắt thở, ngừng tim

13:35:23 08/07/2024
Các bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam vừa cứu sống cụ bà 70 t.uổi ngừng tim, tắt thở do bị nhồi m.áu cơ tim cấp.

Chỉ vì con côn trùng nhỏ, mỗi ngày hàng chục người ở TPHCM phải đi khám

13:27:15 08/07/2024
Thời gian gần đây, trung bình mỗi ngày Bệnh viện Da liễu TPHCM tiếp nhận từ 50-70 trường hợp bệnh nhân bị viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang.

Người phụ nữ hôn mê sau khi đặt túi ngực tại thẩm mỹ Sao Hàn hiện ra sao?

12:54:44 08/07/2024
Hội chẩn của các chuyên gia ghi nhận, bệnh nhân bị phù phổi cấp áp lực âm với tỷ lệ rất hiếm gặp, gây hội chứng cơ tim choáng.

Thiếu nữ 17 t.uổi bị viêm não tự miễn do u quái buồng trứng, mất cả tỷ để phẫu thuật

12:52:18 08/07/2024
Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM hôm nay thông tin về tình trạng gia tăng đột biến các ca viêm não tự miễn NMDAR liên quan đến u quái buồng trứng, trong đó có bệnh nhân 17 t.uổi.

Có thể bạn quan tâm

Nữ chính 'Về nhà đi con' t.uổi 34 vẫn có làn da căng mọng nhờ 2 điều cực dễ làm

Phong cách sao

05:29:00 09/07/2024
Bảo Thanh ở t.uổi 34 nhưng cô vẫn chưa có dấu hiệu bị lão hóa. Làn da của nữ diễn viên vẫn cực kỳ mịn màng, căng bóng.

Nga chặn âm mưu đ.ánh cắp oanh tạc cơ rồi tập kích sân bay Ukraine

Thế giới

00:20:57 09/07/2024
Cơ quan An ninh Liên bang (FSB) của Nga thông báo ngăn chặn nỗ lực của đặc nhiệm Ukraine nhằm tuyển mộ phi công Nga để đ.ánh cắp một máy bay n.ém b.om chiến lược Tu-22M3.

Hai người hùng thầm lặng của đội tuyển Anh trong loạt đá luân lưu với Thụy Sỹ

Sao thể thao

00:13:24 09/07/2024
Kyle Walker đưa ra lời khuyên cho thủ môn đội tuyển Anh Jordan Pickford, Declan Rice giúp những người thực hiện quả phạt đền bình tĩnh.

Vợ Ưng Hoàng Phúc vào nhân vật bí ẩn trong MV "Đi sai nước cờ" của chồng

Nhạc việt

23:55:04 08/07/2024
Ca sĩ Ưng Hoàng Phúc chính thức giới thiệu tới người yêu nhạc một sản phẩm mới nhất được anh đầu tư công phu, đó là MV Đi sai nước cờ .

Kỳ lạ ngỗng 'bướu cổ' giá gần nửa lượng vàng, được ví như Rolls-Royce của giới gia cầm

Lạ vui

23:49:17 08/07/2024
Nếu như ngỗng bình thường có cân nặng chỉ khoảng 6-10kg thì loài ngỗng kỳ lạ này có vóc dáng khổng lồ hơn nhiều với cân nặng lên tới 20-25 kg. Nếu được nuôi dưỡng đúng cách, chúng có thể nặng tới 40kg, nặng ngang một chú chó.

Món ăn chỉ "lên ngôi" vào mùa nóng ở Hà Nội: Mách bạn 4 địa chỉ cực chất lượng rất ít người biết

Ẩm thực

23:38:05 08/07/2024
Bánh đúc nộm thường được bán trên những gánh hàng rong, nhưng nếu ghé Hà Nội vào mùa nắng nóng, muốn tìm đến món ăn mát lịm này thì bạn có thể tham khảo một số địa chỉ sau.

T1 kiếm được bao nhiêu t.iền từ chức vô địch EWC 2024?

Mọt game

23:37:45 08/07/2024
Ngày 07/07 vừa qua, T1 đã đ.ánh bại đối thủ Trung Quốc TOP Esports để giành lấy ngôi vương tại giải đấu LOL Esports World Cup 2024.

Xét xử vụ "ma men" gây tai nạn c.hết người rồi bỏ trốn ở Bình Phước: Bản án thiếu nghiêm minh

Pháp luật

23:26:22 08/07/2024
Ngày 8/7/, Tòa án nhân dân huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước xét xử vụ án Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ do bị cáo Lưu Duy Trọng gây ra.

Xử phạt hàng nghìn trường hợp vi phạm về phòng cháy tại Hà Nội

Tin nổi bật

23:24:06 08/07/2024
Trung tướng Nguyễn Hải Trung, Giám đốc Công an TP Hà Nội cho biết, các cơ quan chức năng của TP Hà Nội đã kiểm tra, xử phạt 3.134 trường hợp vi phạm những quy định về PCCC.

"Juliet Hàn Quốc" làm điên đảo MXH vì nhan sắc nữ thần, 33 t.uổi mà trẻ như đôi mươi

Sao châu á

23:06:52 08/07/2024
Ngay khoảnh khắc Irene xuất hiện, nhiều khán giả đã không giữ nổi sự bình tĩnh khi chứng kiến vẻ đẹp như nữ thần của cô.

Thêm một thần tượng người Việt debut tại thị trường Hàn Quốc

Nhạc quốc tế

23:04:49 08/07/2024
Chàng trai có nghệ danh Kien, tên thật là Nguyễn Trung Kiên, sinh năm 2004 và đến từ Ninh Thuận. Kien cũng là thành viên ngoại quốc duy nhất của ARrC, được tài khoản nhóm giới thiệu bằng caption bằng tiếng Việt.