Người “thổi hồn” cho giáo dục miền núi

Theo dõi VGT trên

Không chỉ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giảng dạy, những thầy cô giáo ở xã đặc biệt khó khăn Đạ Chais, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng còn là những người giỏi tuyên truyền, vận động học sinh đến lớp.

Thầy cô vừa giỏi dạy học vừa “chuyên” vận động học sinh đến trường

Điểm trường Đưng K’Si thuộc trường mầm non xã Đạ Chais, huyện Lạc Dương cũng giống như nhiều điểm trường mầm non khác thuộc các xã đặc biệt khó khăn của tỉnh Lâm Đồng. Công việc hàng ngày của các cô giáo ngoài nhiệm vụ giảng dạy, chăm sóc học sinh còn có nhiệm vụ không kém phần quan trọng: Vận động học sinh đến lớp.

Người thổi hồn cho giáo dục miền núi - Hình 1

Bữa trưa có cơm, cá, rau của các em học sinh trường THCS Đạ Chais do chính các thầy cô nấu.

Điểm trường Đưng K’Si có hơn 180 học sinh chia làm 7 lớp học. Để học sinh đến lớp, tuyên truyền, vận động không thôi chưa đủ. Ở đây, mỗi lớp mầm non có 2 giáo viên. Cứ sáng đến, một cô trông lớp, cô còn lại đến từng nhà chia kẹo, chở học sinh đến trường…

Nhưng để giữ vững sĩ số học sinh thì những giải pháp trên vẫn chưa đủ. Nhà trường kết hợp với chính quyền UBND xã, hội phụ nữ, trưởng thôn, mặt trận, đoàn thể cùng vào cuộc tuyên truyền vận động phụ huynh cho học sinh đến trường.

Khi chúng tôi đến thăm trường Trung học cơ sở Đạ Chais cũng vừa đúng giờ ăn trưa. Thầy giáo trẻ Nguyễn Phi Hùng ngoài nhiệm vụ chuyên môn là dạy tin họcphụ trách kỹ thuật của trường thì còn kiêm thêm nhiệm vụ nấu bữa trưa cho học sinh ở xa.

Hiệu trưởng Trường THCS Đạ Chais Phan Văn Cầu, người có thâm niên gần 40 gắn bó với giáo dục vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh Lâm Đồng. Thầy bảo: “Giáo viên công tác vùng miền núi đặc biệt khó khăn yêu nghề thôi chưa đủ. Các thầy cô phải dành cả lòng nhiệt huyết! Ở đây, bên cạnh nâng cao chất lượng giáo duc thì vận động học sinh đến trường, duy trì sĩ số là nhiệm vụ vô cùng quan trọng”.

Suốt gần 40 găn bó giáo dục miền núi cũng là ngần đó năm thầy miệt mài tuyên truyền, vận động phụ huynh đưa con đến trường học. Một mình thầy làm không xuể mà phải truyền lửa, thổi hồn để các giáo viên, để chính quyền địa phương cùng vào cuộc. Phần lớn giáo viên về công tác tại xã đặc biệt khó khăn là giáo viên trẻ. Vì thế, thầy hiệu trưởng vừa khuyến khích động viên các thầy cô giáo làm tốt nhiệm vụ giảng dạy, đồng thời kiên trì, vận động học sinh đến trường. Đây là hai nhiệm vụ quan trọng và song song. Nếu không kịp thời động viên, khích lệ các thầy cô giáo thì rất khó hoàn thành sứ mệnh của người giáo viên ở các xã khó khăn.

Thầy Cầu kể: “Ngay từ tháng 8, nhà trường phối hợp với UBND xã xây dựng kế hoạch vận động học sinh đến trường học đúng ngày. Theo đó, lãnh đạo UBND xã, các đoàn thể và thầy cô đến từng nhà vận động, tuyên truyền đặc biệt là nhóm học sinh có nguy cơ cao “trốn học”.

Đối với nhóm học sinh vừa vận động được đến trường hay học sinh có nguy cơ “trốn học”, hàng ngày cứ 6h sáng, đích thân thầy hiệu trưởng cùng một giáo viên nữa đến nhà vận động, nhắc nhở các em đến trường….

Người thổi hồn cho giáo dục miền núi - Hình 2

Thầy Nguyễn Phi Hùng nấu bữa trưa cho các học sinh.

Phối hợp chính quyền cùng vận động các em đến lớp

Trường THCS Đạ Chais có 124 học sinh thì có đến 115 em học sinh dân tộc thiểu số. Đời sống người dân nơi đây tuy đã phát triển hơn trước nhưng vẫn là xã đặc biệt khó khăn. Do nhận thức chưa cao nên vẫn còn nhiều gia đình chưa quan tâm đến việc con cái học hành. Ngoài giờ lên lớp, các em lại phải phụ gia đình lên nương, lên rẫy. Đó là chưa kể đến truyền thống văn hóamẫu hệ, các em gái thường “bắt chồng” từ khá sớm… Để vận động học sinh đến lớp đầy đủ là cả một hành trình dài của các giáo viên và chính quyền nơi đây.

“Danh sách học sinh đến trường được nhà trường cập nhận hàng ngày để báo cáo ban tuyên truyền vận động học sinh đến trường. Chỉ thầy cô đến nhà vận động chưa chắc gia đình đã nghe nên chúng tôi phối hợp với chính quyền, đoàn thể và đặc biệt là các trưởng thôn, bí thư chi bộ, hội nông dân, hội phụ nữ, mặt trận tổ quốc,… cùng vào cuộc. Đồng bào dân tộc nói với nhau thì người dân nghe và tin hơn”, thầy Cầu cho hay.

Thầy Phan Văn Cầu cho biết, năm học 2018 – 2019, trường Dân tộc nội trú tỉnh giao chỉ tiêu cho xã Đạ Chais 8 học sinh. Các học sinh theo học ở đây được học, ăn ở hoàn toàn miễn phí nhưng tuyển mãi vẫn không đủ chỉ tiêu! Đích thân hiệu trưởng trường Dân tộc nội trú tỉnh cùng một giáo viên là người đồng bào dân tộc, thầy phụ trách đội đưa xe ô tô về tận trường, đến tận nhà vận động nhưng đến nay chỉ có 6 em đồng ý nhập học.

Video đang HOT

Người thổi hồn cho giáo dục miền núi - Hình 3

Điểm trưởng mầm non Đưng K’Si.

Trước đây, chuyện thầy cô lên rẫy cách trường cả chục km để vận động gia đình cho con em đi học là chuyện thường. Ngoài trình độ dân trí hạn chế, tỷ lệ hộ nghèo đói trong đồng bào còn cao, còn là việc nhận thức về chuyện học cái chữ của một bộ phận người dân chưa đúng mức.

Nhớ lại cách đây khoảng chục năm, thầy Phan Văn Cầu kể: “Thầy cô lên rẫy vận động phụ huynh cho con đi học thì họ bảo: “Con mình đấy, thầy cô kêu được nó đi học thì đi, mình không biết đâu!”. Còn nay, dù vẫn phải tuyên truyền vận động học sinh đến lớp nhưng không còn khó khăn như trước. Phụ huynh cũng đã bắt đầu có ý thức nhắc nhở con đến trường”.

Được tuyên truyền vận động nhiều, kinh tế phát triển, đời sống người dân được nâng lên tỷ lệ thuận với việc trẻ đến trường. Bởi trong cùng xã Đạ Chais nhưng thôn Đồng Mang nằm cách trường gần chục km nhưng các em vẫn có ý thức đi học. Còn học sinh ở các thôn Klong Klanh, Đưng K’Si chỉ cách trường mấy trăm mét nhưng thầy cô, chính quyền vận động mãi mới chịu đến trường.

Dù công tác giáo dục ở các xã đặc biệt khó khăn được Đảng, Nhà nước quan tâm nhưng vẫn còn nhiều vất vả. Suốt 3 năm nay, chính sách hỗ trợ sách vở cho học sinh dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn không còn, thầy Cầu cùng các thầy cô giáo tận dụng các mối quan hệ, kết nối để xin tài trợ sách vở, bút, mực đủ cho các em. Đến ngày lễ, tết hay khai giảng, tổng kết năm học, các thầy cô lại kêu gọi các nhà hảo tâm tài trợ quà, bánh cho các em, kịp thời động viên, khích lệ các em đến trường. Để các em thôn Đông Mang có chỗ ăn, nghỉ vào buổi trưa, thầy Cầu vận động Công đoàn giáo dục tỉnh Lâm Đồng xây tặng trường nhà bán trú.

Thương học sinh không quản ngại đường xa nên hàng ngày các thầy cô chia nhau nấu cơm trưa cho các em ở thôn Đồng Mang có bữa trưa chắc bụng để tiếp tục học ca chiều mà không phải về nhà hay cơm đùm, cơm nắm.

Thầy giáo Nguyễn Phi Hùng là một trong số những thầy cô giáo nằm trong tổ nấu cơm trưa cho học sinh. Thầy Hùng bảo, nghĩ các em đi học xa nên thầy cô ai cũng thương đông viên các em đến lớp. “Học sinh người dân tộc thiểu số vẫn còn nhút nhát nên có hôm thầy cô đã nấu cơm cho các em những không dám vào ăn. Biết thế, cứ đến giờ học buổi trưa, các thầy cô phải đón các em từ các lớp, dẫn về phòng ăn rồi đưa đến nhà bán trú nghỉ ngơi, chiều tiếp tục học”, thầy Hùng kể.

Chưa kể xong câu chuyện thầy cô nơi đây kiên trì dạy học, vận động học sinh đến trường, thầy Cầu phấn khởi khoe: “Nhà báo đừng nghĩ nơi đây khó khăn, đến việc đi học hàng ngày của học sinh còn phải vận động thì chất lượng giáo dục không được quan tâm. Năm học vừa qua, nhà trường có 4 em đạt danh hiệu học sinh gỏi huyện, 3 học sinh vinh dự được tham gia kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh. 2 học sinh của trường làm sản phẩm sáng tạo khoa học kỹ thật dành cho học sinh đạt giải khuyến khích cấp tỉnh…. Có được những thành tích đó là nhờ sự nỗ lực cố gắng của các em học sinh và sự tận tâm của đội ngũ giáo viên nhà trường”.

Vẫn biết, giáo dục ở xã miền núi đặc biệt khó khăn vẫn còn nhiều thách thức nhưng với sự tận tâm của đội ngũ giáo viên nơi đây cùng nỗ lực cố gắng của học sinh, kinh tế xã hội phát triển ý thức phụ huynh được nâng lên hy vọng hy vọng giáo dục nơi đây sẽ ngày càng khởi sắc. Bởi giáo dục là nền tảng để phát triển kinh tế, xã hội. Chỉ khi nào, dân trí được nâng cao, đời sống người dân nơi đây sẽ càng phát triển đi lên…

VÂN KHÁNH

Theo baodansinh

Bức tranh giáo dục Việt Nam sau 5 năm “Đổi mới căn bản toàn diện”

Sau 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, ngành Giáo dục đã đạt được một số kết quả bước đầu quan trọng, có sự chuyển biến rõ nét trong nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về vai trò, tầm quan trọng của đổi mới GDĐT đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Bên cạnh đó vẫn còn những khó khăn, tồn tại cần khắc phục.

Những con số ý nghĩa

Về Giáo dục mầm non, năm học 2013-2014 cả nước mới có 18 tỉnh, thành phố được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho t.rẻ e.m 5 t.uổi thì đến năm 2017, 63/63 tỉnh, thành phố đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho t.rẻ e.m 5 t.uổi.

Tháng 8/2018, Chính phủ đã thống nhất chủ trương thực hiện chính sách miễn học phí đối với t.rẻ e.m mầm non 5 t.uổi và hỗ trợ đóng học phí cơ sở ngoài công lập đối với t.rẻ e.m diện phổ cập, nhất là đối với các thôn, xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa.

Bức tranh giáo dục Việt Nam sau 5 năm Đổi mới căn bản toàn diện - Hình 1

63/63 tỉnh, thành phố đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho t.rẻ e.m 5 t.uổi.

Đối với, giáo dục phổ th ô ng, Nghị quyết 29 xác định "phấn đấu đến năm 2020, có 80% thanh niên trong độ t.uổi đạt trình độ giáo dục trung học phổ thông và tương đương". Tính đến 2017, số học sinh trung học phổ thông của Việt Nam là trên 2,5 triệu và số học sinh trung học nghề và trung học chuyên nghiệp trong các năm 2016, 2017 khoảng gần 600 nghìn người. Như vậy, tổng số đã có trên 67% thanh niên trong độ t.uổi đạt trình độ giáo dục trung học phổ thông và tương đương.

Trong báo cáo "Tăng trưởng thông minh hơn: Học tập và Phát triển công bằng ở Đông Á - Thái Bình Dương", năm 2018 của Ngân hàng Thế giới đã khẳng định 7 trong số 10 hệ thống giáo dục đổi mới hàng đầu của thế giới nằm ở khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, trong đó sự phát triển thực sự ấn tượng là ở hệ thống giáo dục của Việt Nam và Trung Quốc.

Trong 05 năm trở lại đây, thành tích của các đội tuyển quốc gia Việt Nam dự thi Olympic quốc tế và khu vực liên tục duy trì ở mức cao. Đặc biệt, năm 2018 đội tuyển Olympic quốc tế môn Sinh học đạt thành tích rất xuất sắc, có 01 học sinh đạt điểm cao nhất trong tất cả thí sinh và đã được Ban tổ chức vinh danh là Người chiến thắng. Giai đoạn 2012 - 2018, các đoàn học sinh Việt Nam tham dự cuộc thi Intel ISEF được tổ chức tại Hoa Kỳ với sự tham dự của trên 100 nước trên thế giới đã đạt được 22 giải các loại. Đặc biệt, trong năm 2017, Việt Nam là 1 trong 5 nước có g.iải t.hưởng nhiều nhất của cuộc thi.

Bức tranh giáo dục Việt Nam sau 5 năm Đổi mới căn bản toàn diện - Hình 2

6 thí sinh đội tuyển quốc gia Việt Nam đều giành huy chương tại kỳ thi Olympic toán học quốc tế 2017.

Tư năm 2015 đên nay, thưc hiên chi đao cua Chinh phu, ky thi tôt nghiêp THPT đôi mơi theo hương tô chưc kỳ thi THPT quốc gia để xét công nhận tốt nghiệp THPT và là căn cứ xét tuyển đại học, cao đẳng.

Kết quả đổi mới thi cơ ban đa thanh công, làm giam ap lưc, giảm tôn kem cho xa hôi; kêt qua thi đam bao khach quan, công bằng, co đô tin cây va minh bach hơn cho thi sinh; đồng thời dần khắc phục tinh trang hoc lêch, hoc tu ơ trương phô thông va hiện tượng luyện thi tràn lan.

Những sai phạm phát hiện trong Kỳ thi THPT quốc gia ở một số địa phương năm 2018 đã được xác định rõ nguyên nhân và sẽ được khắc phục triệt để trong năm 2019 và các năm tiếp theo.

Về giáo dục đại học, đến nay có 23 cơ sở giáo dục đại học được thí điểm thực hiện tự chủ theo Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 24/10/2014.

Trước 2014, chỉ có 15 chương trình đào tạo của hai Đại học Quốc gia được các tổ chức khu vực và quốc tế đ.ánh giá, kiểm định. Đến năm 2018, đã có 104 chương trình đào tạo từ 15 trường đại học khác của Việt Nam đã được các tổ chức kiểm định quốc tế (AUN-QA của ASEAN, CTI của Pháp, ABET và AACSB của Hoa Kỳ) đ.ánh giá và công nhận chất lượng.

Đồng thời, có 06 cơ sở giáo dục đại học tham gia kiểm định cấp trường, được Hội đồng Cấp cao về đ.ánh giá nghiên cứu và giáo dục đại học Pháp (HCERES) và Mạng lưới đảm bảo chất lượng các trường đại học ASEAN (AUN-QA) đ.ánh giá và công nhận chất lượng.

Trước năm 2014, chỉ có duy nhất Đại học Quốc gia Hà Nội lọt vào bảng xếp hạng đại học Châu Á (QS Asia) của Tổ chức xếp hạng đại học QS (Quacquarelli Symonds) nằm trong nhóm 250 trường hàng đầu thì đến năm 2018 có 5 cơ sở giáo dục đại học nằm trong nhóm 400 trong bảng xếp hạng đại học Châu Á của QS.

Trong đó, hai Đại học Quốc gia nằm trong nhóm 150 trường tốt nhất Châu Á (Châu Á có 6000 trường đại học).

Đặc biệt, lần đầu tiên Việt Nam có tên trong bảng xếp hạng đại học quốc tế, hai Đại học Quốc gia nằm trong nhóm 1000 trường hàng đầu thế giới theo bảng xếp hạng đại học QS World (thế giới có hơn 21000 trường đại học). Ngoài ra, cũng đã có 3 trường đại học khác đạt mức 3 sao, 1 trường đạt mức 4 sao theo chuẩn gắn sao đại học thế giới (QS Star Rating).

Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp đại học có việc làm được cải thiện. Kết quả khảo sát độc lập về việc làm thông qua phỏng vấn trực tiếp 25.000 sinh viên tốt nghiệp sau 12 tháng của 50 trường đại học ở cả ba miền do Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội thực hiện cho thấy, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm trung bình là 84% (chưa tính số người đi học tiếp), nhiều trường đạt từ 85 - 97%.

Đối với giáo dục thường xuy ê n: Nhiều địa phương đã thưc hiên những giải pháp vận động người lớn t.uổi học các lớp xóa mù chữ, vơi sự phối hợp của nhiều lực lượng xã hội. Vi vây, 100% đơn vị cấp tỉnh, huyện và 99,9% đơn vị cấp xã đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 1 và 80,3% đơn vị cấp xã được công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2.

Bộ GDĐT cũng đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành 02 Đề án về dạy tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài nhằm thúc đẩy việc dạy tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài ở Việt Nam. Bộ GDĐT chỉ đạo xây dựng Chương trình tiếng Việt theo khung năng lực 6 bậc.

Bức tranh giáo dục Việt Nam sau 5 năm Đổi mới căn bản toàn diện - Hình 3

Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm trung bình là 84% (chưa tính số người đi học tiếp), nhiều trường đạt từ 85 - 97%.

Còn tồn tại nhiều yếu kém

Trong 5 năm thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW, Bộ GD&ĐT thừa nhận, nội dung chương trình giáo dục phổ thông hiện hành còn nặng, chưa quan tâm đúng mức tới giáo dục kỹ năng sống; đổi mới phương pháp dạy học có nhiều cải tiến nhưng chưa thật ổn định; một số vấn đề như dạy thêm học thêm, lạm thu... chưa được giải quyết triệt để.

Tiến độ triển khai Chương trình, sách giáo khoa (CTSGK) mới chưa đảm bảo tiến độ theo Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội; các điều kiện để bảo đảm thực hiện CTSGK còn nhiều khó khăn; sự vào cuộc, tham gia của các địa phương, cơ sở giáo dục trong việc chuẩn bị đổi mới CTSGK còn lúng túng, bị động.

Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên ở một số cơ sở GDĐT chưa đạt yêu cầu. Một số nơi chưa thực hiện tốt quy chế dân chủ, một số ít giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo. Bạo lực học đường vẫn còn diễn ra, nhất là đối với các nhà trẻ, nhóm trẻ tư thục.

Đội ngũ giáo viên phổ thông còn thừa, thiếu cục bộ, nhất là thiếu giáo viên mầm non. Chưa có chính sách đủ mạnh để thu hút được sinh viên giỏi vào ngành sư phạm. Chính sách t.iền lương đối với nha giao chưa thực hiện theo tinh thần Nghị quyết số 29.

Viêc quy hoạch, sắp xếp mạng lưới trường, lớp học ở một số địa phương chậm triển khai, chưa phù hợp với thực tế, nhất là những tỉnh, thành phố có dân số cơ học tăng cao. Nhiều địa phương con thiếu trường, lớp ở các khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất; ở vùng sâu, vùng xa còn thiếu cơ sở vật chất, thiết bị và đồ dùng dạy học.

Việc sáp nhập các trung tâm giáo dục thường xuyên thiếu tính khoa học. Chất lượng, hiệu quả hoạt động của nhiều trung tâm học tập cộng đồng thấp, nhiều nơi sáp nhập với trung tâm văn hóa thể thao dẫn đến nhiệm vụ học tập của trung tâm bị coi nhẹ. Giáo dục hướng nghiệp con nhiêu han chê, có nơi làm hinh thưc; viêc phân luồng học sinh sau THCS chưa thực hiện tốt.

Hệ thống giáo dục đại học chưa được phân loại về chất lượng để có chính sách ưu tiên đầu tư theo kết quả đào tạo. Cơ sở vật chất, chương trình, giáo trình, phương pháp giảng dạy ở nhiều cơ sở đào tạo chưa đươc hiện đại hoá.

Phương án đổi mới, tổ chức kỳ thi THPT quốc gia đã kế thừa được những ưu điểm và kết quả đạt được, khắc phục những bất cập của các kỳ thi trước đó nhưng trong quá trình tổ chức thi còn một số hạn chế, nhất là để xảy ra tiêu cực, gian lận có tổ chức trong chấm thi tại Hội đồng thi của một số địa phương (năm 2018).

Hàng loạt giải pháp khắc phục

Nhằm khắc phục các tồn tại, hạn chế của ngành trong thời gian qua, tạo ra sự chuyển biến rõ rệt, củng cố niềm tin của xã hội để tiếp tục thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo mà Nghị quyết 29 đặt ra.

Bộ GD&ĐT đưa ra giải pháp trong thời gian tới là rà soát, quy hoạch, phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục và đào tạo trong cả nước, trong đó tập trung rà soát, sắp xếp hợp lý mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông theo Nghị quyết số 19-NQ/TW, khắc phục tình trạng thiếu trường lớp, nhất là trường lớp mầm non ở các khu công nghiệp, khu chế xuất; tiếp tục hoàn thiện quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học và cơ sở đào tạo giáo viên.

Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp, trong đó tiếp tục rà soát, săp xêp lai đôi ngu giao viên găn với viêc bao đam cac quy đinh vê định mức giáo viên, khắc phục tình trạng thừa thiếu giáo viên cục bộ, nâng cao đạo đức nhà giáo.

Đổi mới giáo dục mầm non, phổ thông; đẩy mạnh giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng trong giáo dục phổ thông.

Nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh ở các cấp học và trình độ đào tạo, trong đó tiếp tục hoàn thiện, xây dựng chương trình ngoại ngữ theo chuẩn đầu ra và ngành, nghề đào tạo; Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý giáo dục, trong đó tập trung hoàn thiện cơ sở dữ liệu ngành Giáo dục;

Đẩy mạnh giao quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình đối với các cơ sở GDĐT; Hội nhập quốc tế trong GDĐT.

Giải pháp trước mắt Bộ GD&ĐT sẽ thực hiện hoàn thiện thể chế, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về GDĐT; Nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ quản lý giáo dục các cấp; Tăng cường các nguồn lực đầu tư cho GDĐT; Tăng cường công tác khảo thí, kiểm định và đ.ánh giá chất lượng giáo dục; Đẩy mạnh công tác truyền thông về GDĐT.

Nhật Hồng ( tổng hợp)

Theo Dân trí

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Nam Thư tiếp tục có động thái khó hiểu giữa scandal giật chồng
12:41:39 06/07/2024
Minh Khoa: Em chồng Midu, nhan sắc cực phẩm chuẩn tổng tài, có vợ hot girl
14:32:13 06/07/2024
Chị Giang Taiwan nàng dâu xứ Đài, chê trai Việt trên sóng nước bạn gây bức xúc
11:34:59 06/07/2024
Thấy mẹ chồng lên thăm cháu, tôi cố dậy sớm để nấu cho bã bữa ăn, nào ngờ vừa đến bếp đã thấy cảnh 'nóng mắt' này
11:32:46 06/07/2024
NSND nổi tiếng cả nước: Hôn nhân hơn nửa thế kỷ, chồng tù tội vẫn một lòng chung thủy, U80 viên mãn
14:30:42 06/07/2024
Midu - Minh Đạt đi tuần trăng mật ở resort đắt nhất Việt Nam, giá 240 triệu/đêm
13:45:08 06/07/2024
Nam Thư tiết lộ gu bạn trai, tuyên bố thẳng "có cảm xúc thì ok, mặc kệ mọi thứ"
14:58:06 06/07/2024
Trót 'ăn cơm trước kẻng' với bạn trai, tôi xin cưới chạy bầu, nào ngờ đến ngày lên bàn sinh, tôi mới nghe được câu nói chát đắng của mẹ chồng
11:42:42 06/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Một tiktoker đào quá khứ Nam Thư 13 năm trước, "cầm nhầm quen tay" vẫn không bỏ?

Netizen

17:04:41 06/07/2024
Tiếp nối drama Nam Thư bị phốt tiểu tam , thuê homestay sau đó cuỗm luôn chồng người, thì netizen mới đây lại càng phải nháo nhào, khi một tiktoker đã ra mặt đào bới quá khứ 13 năm trước của nữ diễn viên. Cho rằng cô có thói cầm nhầm qu...

Nine Naphat phải bán tháo xe sang để có t.iền cung phụng Baifern Pimchanok, mẹ ép chia tay vì đây?

Sao châu á

17:01:12 06/07/2024
Không ít người còn cho rằng vì chứng kiến Nine dần lâm cảnh cạn kiệt tài chính sau khi rơi vào lưới tình với Baifern, mẹ nam diễn viên mới ép con trai chia tay.

6 cách điều trị phát ban do nhiệt

Sức khỏe

17:01:07 06/07/2024
Hãy nhớ rằng nước mát chứ không phải nước đá (hay lấy đá để chườm). Nước quá lạnh hoặc túi nước đá có thể dẫn đến tổn thương do lạnh, có thể làm bỏng da.

Nữ chính phim Việt nhận mưa lời khen vì diễn quá hay, cảnh khóc bi thương khiến netizen "đau đến xé lòng"

Phim việt

16:58:21 06/07/2024
Mới đây, cảnh quay Thiên Ân (Thúy Ngân) đang chịu án tù phải xa con trai ba t.uổi đã khiến khán giả như xé lòng. Nhiều khán giả đã để lại lời bình luận khen ngợi diễn xuất và bày tỏ sự đồng cảm với nhân vật.

Vụ xuống tay bằng Xyanua: trong 8 tháng 5 người ra đi, nghi phạm là con nợ

Xã hội

16:53:15 06/07/2024
Vì để chiếm đoạt tài sản để bán k.iếm t.iền trả nợ, mà nghi phạm ở Đồng Nai nỡ xuống tay bằng xyanua với những người thân trong gia đình gồm chồng, con, cha và cháu. Hiện những diễn biến trong sự việc trên, đang gây phẫn nộ khắp MXH.

Thực đơn cơm tối 3 món chưa đến 100 nghìn đồng, vừa ngon lại đủ đầy dinh dưỡng

Ẩm thực

16:52:24 06/07/2024
Chỉ với 100 nghìn đồng, bạn đã có thể chuẩn bị một thực đơn cơm tối 3 món không những hao cơm mà còn cân đối dinh dưỡng.

Hành trình màu xanh

Thế giới

16:36:38 06/07/2024
Là khu rừng nhiệt đới lớn thứ hai thế giới, song rừng nhiệt đới Congo tại châu Phi có nguy cơ biến mất hoàn toàn trong 80 năm, do gia tăng trồng trọt, các hoạt động đốn gỗ và khai thác mỏ trái phép.

Top 5 phim Hàn tệ nhất nửa đầu năm 2024: 'Hierachy' được gọi

Phim châu á

16:31:48 06/07/2024
Bộ phim này đ.ánh dấu sự trở lại của nam diễn viên điển trai Park Solomon sau bộ phim đình đám All of Us Are Dead, nhưng có vẻ như đây là một bước thụt lùi trong sự nghiệp đang lên của anh.

Victoria từng đính hôn, suýt trở thành vợ thợ điện trước khi lấy David Beckham

Sao âu mỹ

16:20:08 06/07/2024
David và Victoria Beckham là đôi vợ chồng quyền lực của giới giải trí. Cả hai vừa kỉ niệm 25 năm ngày cưới vào 4/7 vừa qua. Thế nhưng, ít ai biết Victoria đã có 6 năm yêu một anh chàng thợ điện và còn từng đính hôn.

Thác Gió, rừng Gáo những điểm du lịch lý thú ở Quảng Bình

Du lịch

16:05:31 06/07/2024
Ngay trên tuyến đường 20 huyền thoại chúng ta sẽ bắt gặp bao nhiêu điều kỳ thú mà thác Gió, rừng Gáo chỉ là những nét dạo đầu của thiên nhiên trong rừng Phong Nha - Kẻ Bàng...

3 loài cây này nở hoa: Điềm báo may mắn gia chủ t.iền v.ào như nước

Trắc nghiệm

15:55:13 06/07/2024
Trong phong thủy những loại cây này nở hoa điềm báo may mắn cuộc sống hanh thông, giàu sang như ý. Lợi ích của việc bôi kem đ.ánh răng vào lòng bàn chân, giải quyết vấn đề khó nói ở cả nam và nữ