Ngổn ngang chuyện “du học tiếng mẹ đẻ”

Theo dõi VGT trên

Đầu năm học 2012-2013, đi dọc hành lang Tây Nam Tổ quốc, chúng tôi thêm đắng lòng trước những khó khăn, nhọc nhằn mới đang bủa vây đường đến trường học tiếng mẹ đẻ của hàng ngàn con em người Việt đang sinh sống tại vùng ven biên trên đất Chùa Tháp.

Vắt mồ hôi đổi chữ

Trở lại xã biên giới Khánh An (An Phú-An Giang), nơi có gần 1.000 “du học sinh” theo học tại các cấp mầm non, tiểu học và trung học cơ sở vào những ngày đầu năm học 2012-2013, chúng tôi được Chủ tịch UBND xã Nguyễn Huỳnh Long báo tin vui: đoàn công tác của Bộ Tư pháp đã có hướng dẫn cụ thể về “thủ tục” nhập học cho người Việt bên kia biên giới sang học.

Nghĩa là, từ đây các bậc phụ huynh không còn phải chạy vạy hợp thức hóa giấy tờ để con “du học”. Tuy nhiên, các em vân phải vắt kiệt mồ hôi để đổi được con chữ. Bởi không chỉ đội nắng cháy da vào mùa khô và cưỡi sóng đến trường vào mùa lũ theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, giờ các em còn ngập chìm trong “cơn bão” kinh tế gia đình.

Ngổn ngang chuyện du học tiếng mẹ đẻ - Hình 1

“Du học sinh” phải vắt mồ hôi trên những chuyến đò dọc năm-bảy cây số từ mờ sáng đê đến trường

Chị Ngô Thị Chi, chủ quán chuyên bán hàng cho học sinh Trường Tiểu học A Khánh An, nơi có gần 500 “du học sinh” theo học than thở: “Năm nay buôn bán ế ẩm lắm. Nhiều em phải ăn cơm với muối tiêu, hoặc với ổ bánh mì không, lấy đâu ra t.iền ăn quà”.

Đoàn Chí Hoàng, học sinh lớp 1 cho biết: Hôm qua, ba mẹ em đi mò ôc chỉ được chục ký, đủ t.iền đong gạo nên cho 3.000đ đê ăn “bánh mì không” và vắt đá bào. Vì sao có sự sa sút ấy? Trực tiếp sang nước bạn, chúng tôi được Chủ tịch xã Chap Suy “bật mí”: “Người Việt ở đây rất đông (trên 2.000 hộ với hơn 12.000 nhân khẩu) nhưng đa số sống bằng nghề làm thuê, đến mùa nước thì sống bằng nghề chài lưới, nhưng năm nay nước về trễ và ở mức thấp nên thu nhập bị giảm mạnh”.

Ngổn ngang chuyện du học tiếng mẹ đẻ - Hình 2

Cơm đùm, cơm nắm là vật bất ly thân của “du học sinh”

Video đang HOT

Không trực tiếp bình luận, ông Nguyễn Huỳnh Long chỉ cho biết, thời gian gần đây nhiều kiều bào ở Campuchia có xu hướng về bên này biên giới làm thuê kiếm sống. Chỉ tính riêng xã Khánh An, từ đầu năm đến nay đã có thêm 19 hộ với 122 nhân khẩu.

Đáng lo hơn là tình trạng này lại phổ biến trên tuyến giáp biên giới Tây Nam. Tại vùng giáp biên tỉnh Đồng Tháp, nhiều phụ huynh khó khăn đến mức bỏ xứ không lời từ biệt, khiến nhiều trường học chới với.

Thầy Nguyễn Văn Cơ, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Dinh Bà (xã Tân Hộ Cơ, Tân Hồng), trường tiếp nhận “du học sinh” lớn nhất tỉnh Đồng Tháp cho biết: Sau khi nhập học và nhận đủ sách giáo khoa, thì bất ngờ bốn học sinh gồm: Nguyễn Thị Thảo, Nguyễn Văn Minh (lớp 1A1) và Phạm Thị Thúy Anh, Lê Thị Kim Lan (lớp 2A2) đột ngột vắng mặt. Chúng tôi đã sang tận bên kia biên giới hy vọng vận động được học sinh trở lại lớp, mới biết cả bốn gia đình đã bỏ xứ mưu sinh. Họ đi đâu và từ khi nào thì ngay cả chính quyền sở tại cũng không rõ.

Nhọc nhằn đường hòa nhập

Theo thống kê sơ bộ, chỉ tính riêng tại ba tỉnh An Giang, Kiên Giang và Đồng Tháp đã có trên 2.000 “du học sinh” theo học các trường phổ thông. Là người nhiều năm trăn trở với chuyện học này, ông Huỳnh Hữu Thêm, nguyên Trưởng phòng GD-ĐT huyện An Phú âu lo: “Số lượng “du học sinh” diễn theo hình chóp khá nhọn, chỉ không đầy 30% đeo bám đến lúc tốt nghiệp THPT”.

Ngổn ngang chuyện du học tiếng mẹ đẻ - Hình 3

Em Đoàn Chí Hoàng, học sinh lớp 1 trường Tiểu học A Khánh An vui vẻ nhai “bánh mì không”

Theo ông Thêm, không phải vì các em biếng học mà cơ bản là do cuộc sống quá khó khăn. Phần lớn gia đình kiều bào ven biên kiếm sống theo mùa: Mùa lũ, vào đồng sâu giăng câu, bắt ốc. Mùa khô thì làm ruộng thuê… Cuộc sống du mục không chỉ khiến con em họ bị gián đoạn chuyện học hành mà còn ảnh hưởng đến việc giảng dạy của giáo viên. “Nhiều giáo viên ở trường có “du học sinh” thường bị mất điểm thi đua vì học sinh bỏ học”, ông Thêm nói.

Tuy nhiên, đáng lo hơn là sau khi vượt qua trở ngại cơm áo gạo t.iền, nhiều em lại vướng víu những vấn đề trên đường hòa nhập. Hiện có đến hàng chục “du học sinh” trở thành cử nhân và đang làm việc tại nhiều cơ quan trong và ngoài tỉnh.

Nhiều em tốt nghiệp sau đại học trong và ngoài nước. Điển hình như: Nguyễn Văn Sơn, tốt nghiệp thạc sĩ tại Trường Khoa học nông nghiệp Dharwad (Ấn Độ), hiện đang công tác tại Trung tâm Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật (Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam) Diệp Hoàng Ân, tốt nghiệp thạc sĩ tại ĐH Quốc gia Hà Nội, hiện đang giảng dạy tại Khoa Sư phạm (ĐH An Giang). Tuy nhiên, việc các “du học sinh” thành đạt này có thực sự hòa nhập đúng nghĩa ngay trên đất mẹ hay không vẫn đang còn là dấu hỏi lớn.

Thực tế cho thấy, đôi lúc các em vẫn còn phải đứng bên lề… TS Nguyễn Thanh Bình, Giám đốc Sở GD-ĐT An Giang, tâm tình: “Khi còn công tác tại Khoa Sư phạm, ĐH An Giang, chúng tôi phát hiện nhiều “du học sinh” có phẩm chất ưu tú, nhưng mãi đến nay vẫn chưa thể kết nạp Đảng chỉ vì gia đình em đang sống bên kia biên giới”.

Theo nhiều chuyên gia giáo dục, nếu không có giải pháp tháo gỡ hữu hiệu, chẳng những không tận dụng hết chất xám từ bên kia biên giới để bổ sung thêm nguồn nhân lực cho hôm nay, mà còn không bắc được nhịp cầu để đón nguồn nhân lực “có vấn đề” trong tương lai.

Theo PNO

Chuyện ít biết về những GV dạy tiếng Ê-đê

"Soạn giáo án bằng tiếng Ê-đê có lẽ là nỗi "ám ảnh" đối với những GV mới nhận công tác, nhất là đ.ánh phông chữ tiếng Ê-đê vô cùng khó khăn, nhiều chữ cái phức tạp, khó gõ.... phải kiên nhẫn làm quen và học hỏi các GV đi trước mới có thể rành mạch được".

Đó là tâm sự của H'loen Byă - giáo viên (GV) dạy tiếng Ê-đê tại Trường tiểu học Lê Lợi (xã Ea Na, huyện Krông Ana, Đắk Lắk).

Vốn là những GV dạy Toán, GV dạy tổng hợp rồi như một "định mệnh" đã đưa họ đứng trên bục giảng dạy tiếng Ê-đê cho chính con em, người đồng bào dân tộc mnìh. Câu chuyện về GV dạy tiếng tiếng Ê-đê tại Đắk Lắk phần nào cho thấy những khó khăn trong công tác giảng dạy thứ tiếng này đến HS người đồng bào dân tộc.

Từ GV Toán chuyển sang GV dạy tiếng Ê-đê

Có lẽ đến bây giờ thầy trò Trường THCS Tô Hiệu (huyện Krông Ana, Đắk Lắk) vẫn không quên những kỷ niệm đẹp đối với cô giáo H'loen Byă (46 t.uổi) - người có một thời gian dài tham gia giảng dạy môn Toán tại trường. Ngày cô H'loen Byă bịn rịn chia tay trường để chuyển sang công tác tại một trường tiểu học và phụ trách một chuyên môn hoàn toàn chưa hề được đào tạo bài bản là dạy tiếng Ê-đê khiến cả trường rất ngạc nhiên. Lý do chỉ đơn giản vì địa phương này GV dạy tiếng Ê-đê còn thiếu, trong khi số lượng trường lớp và HS học tiếng Ê-đê ngày càng nhiều đã khiến cô H'loen Byă bao đêm trằn trọc về lời đề nghị chuyển công tác của một lãnh đạo Phòng Giáo dục huyện Krông Ana khi hàng trăm HS người đồng bào Ê-đê đang từng ngày chờ mong được học tiếng mẹ đẻ.

"Có một lần tôi đi vào Phòng Giáo dục, Trưởng phòng Giáo dục đặt vấn đề hiện tại GV dạy tiếng Ê-đê còn thiếu rất nhiều. Chỗ cô dạy nếu cô đi thì sẽ có người sẽ thay thế, còn chỗ đang cần thì lại không có. Trong khi các em HS người đồng bào Ê-đê đang chờ mong tiếng mẹ đẻ thì không ai đến dạy. Nghe vậy, như chạm vào lòng tự ái và cảm thấy thương trò vô cùng... Tôi quyết định nhận lời chuyển sang dạy tiếng Ê-đê cho HS Tiểu học" - cô giáo H'loen Byă tâm sự.

Chuyện ít biết về những GV dạy tiếng Ê-đê - Hình 1

Một lớp tập huấn bồi dưỡng dạy tiếng Ê-đê tại tỉnh Đắk Lắk.

Không được đào tạo bài bản, thời gian đầu tham gia giảng dạy tiếng Ê-đê tại Trường tiểu học Lê Lợi (xã Ea Na, huyện Krông Ana) với cô H'loen Byă là cả một đoạn trường gian nan. Sau những buổi học đầu tiên, cô H'loen Byă lại tìm đến các thầy cô giáo có chuyên môn vững vàng để học hỏi phương pháp giảng dạy, mà theo cô, là đi từng bước như học phương pháp phổ thông tiếng Việt.

Khi được hỏi khó khăn nhất trong những ngày đầu tham gia giảng dạy tiếng Ê-đê, cô H'loen Byă tâm sự: "Soạn giáo án bằng tiếng Ê-đê có lẽ là nỗi "ám ảnh" đối với những GV mới nhận công tác, nhất là đ.ánh phông chữ tiếng Ê-đê vô cùng khó khăn, nhiều chữ cái phức tạp, khó gõ nhiều khi rối như tơ vò.... phải kiên nhẫn một thời gian làm quen và học hỏi các GV đi trước mới có thể rành mạch được".

"Cho HS viết được tiếng mẹ đẻ, đọc được tiêng mẹ đẻ, thấy được cái hay tiếng trong mẹ đẻ đúng bằng văn phạm khi viết là một quá trình vô cùng gian nạn và lâu dài. Bởi viết đúng văn phạm tiếng Ê-đê là vô cùng khó. Nên khi các em thành thạo các kỹ năng này là niềm vui mừng khôn xiết của GV dạy tiếng Ê-đê chúng tôi", cô H'loen Byă nói về niềm vui của cô cũng như bao GV khác khi tham gia giảng dạy tiếng Ê-đê cho con em người đồng bào dân tộc mình.

Dạy song ngữ Ê-đê - Việt

Cô giáo H'zen H'mok (49 t.uổi, xã Ea Bhôk, huyện Cư Kuin, Đắk Lắk) đã có một thời gian dài đảm trách công tác dạy song ngữ Ê-đê - Việt tại Trường tiểu học Phạm Hồng Thái (xã Ea Bhôk, huyện Cư Kuin). Cô tâm sự tại địa bàn cô phụ trách khó khăn nhất trong công tác dạy tiếng Ê-đê là vận động các em đến trường và duy trì sĩ số. "Thực tế số lượng các em theo học bộ môn này rất ít khi các em buổi sáng đến trường theo học chính khóa, buổi chiều lại đi học tiếng Ê-đê nên nhiều em bỏ dở việc học tiếng mẹ đẻ giữ chừng. Để làm tốt công tác dạy tiếng Ê-đê, ngoài công tác vận động, thay đổi cách nghĩ trong mỗi em, GV chúng tôi cũng luôn cố gắng thay đổi phương pháp giảng dạy, tạo hứng thú tích cực cho các em khi học bộ môn này".

Chuyện ít biết về những GV dạy tiếng Ê-đê - Hình 2

Dù có nhiều năm giảng dạy tiếng Ê-đê nhưng nhiều GV vẫn tham gia các lớp bồi dưỡng dạy tiếng Ê-đê để nâng cao chuyên môn.

Theo số liệu từ Ban Nghiên cứu Giáo dục học sinh dân tộc (trực thuộc Sở GD-ĐT tỉnh Đắk Lắk) cho biết, tính đến cuối năm học 2011 - 2012, toàn tỉnh Đắk Lắk có 14 huyện, thị xã, thành phố triển khai học tiếng Ê-đê ở 85 trường Tiểu học, 526 lớp, 11.629 HS và 14 trường PTDTNT với 39 lớp, 1.424 HS THCS học tiếng Ê-đê. Có 97 GV Tiểu học và 13 GV THCS dạy tiếng Ê-đê.

Được biết, tại Đắk Lắk nhiều GV dù đã đến t.uổi về hưu nhưng vẫn miệt mài với công việc dạy tiếng Ê-đê cho HS. Hiện tỉnh này số lượng GV dạy tiếng Ê-đê vẫn còn thiếu so với nhu cầu chất lượng giảng dạy vẫn còn hạn chế do cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng dạy học, tài liệu sách tham khảo phục vụ việc dạy - học còn thiếu việc thẩm định bộ SGK tiếng Ê-đê cho đến nay vẫn chưa hoàn chỉnh.

Viết Hảo

Theo dân trí

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Chu Thanh Huyền nhắc quá khứ nghèo khó, không đồ ăn, hết bị so sánh Doãn Hải My
10:43:03 29/06/2024
Midu tổ chức lễ cưới rộng như SVĐ, thi công 15.000 bông tuyết trong 200 giờ
09:56:21 29/06/2024
Ông xã Kim Tae Hee ngoại tình với chị đẹp U50 ở phim mới?
09:02:18 29/06/2024
Chồng bỏ nhà đi biệt tích, 3 năm sau một người phụ nữ mặc váy dài xuất hiện khiến cả nhà tôi ngơ ngác bật ngửa
08:42:38 29/06/2024
Trần Hiểu lần đầu lộ diện sau drama ly hôn Trần Nghiên Hy, đụng độ "bồ nhí" Lâm Duẫn ở sự kiện
12:00:13 29/06/2024
Michael Jackson nợ nần hơn 500 triệu USD trước khi qua đời
09:01:12 29/06/2024
Hôn lễ hào môn của Midu trước giờ G: Cô dâu tung bộ ảnh cưới cuối cùng, Lan Khuê - Puka và dàn khách mời nôn nao!
12:50:08 29/06/2024
Kardashian -West kẻ phất lên thành tỷ phú, người cạn kiệt tài sản hậu ly hôn
10:52:40 29/06/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Thế nào là ngôi nhà chuẩn phong thủy? Chuyên gia chỉ ra những quan niệm sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Trắc nghiệm

14:52:20 29/06/2024
Một ngôi nhà chuẩn phong thủy cần đảm bảo những yếu tố nào? Hãy cùng chuyên gia phong thủy giải đáp những thắc mắc trên.

Phương Oanh gây tá hỏa, mới sinh con đã ăn một món nhạy cảm, sự thật bất ngờ

Sao việt

14:45:31 29/06/2024
Người hâm mộ diễn viên Phương Oanh được phen há hốc, khi cô vào bếp trổ tài nấu nướng sau khi sinh đôi baby shark cho ông xã doanh nhân, nhưng món ăn nhạy cảm này khiến nhiều người chỉnh đốn. Tuy nhiên, sự thật phía sau lại bất ngờ hơn.

"Trạm cứu hộ trái tim": Không thể ngờ cuối phim lại có nhân vật "hèn hạ" hơn cả An Nhiên, kết buồn là xứng đáng!

Hậu trường phim

14:41:48 29/06/2024
Trạm cứu hộ trái tim đang đi tới những tập cuối với nhiều tình tiết kịch tính, những mâu thuẫn được đẩy lên cao trào, những nút thắt dần được gỡ.

Isaac thể hiện ra sao tại 'Anh trai say hi'?

Tv show

14:32:57 29/06/2024
Sau 2 tập Anh trai say hi lên sóng, Isaac đang nhận được chú ý bởi hình ảnh một người trưởng nhóm lĩnh hội đủ yếu tố.

Nga không bình luận về cuộc tranh luận giữa ông Biden và ông Trump

Thế giới

14:32:09 29/06/2024
Nga là một chủ đề lớn trong cuộc tranh luận giữa ông Trump và ông Biden khi cả hai đều cố gắng chứng tỏ ai là người cứng rắn hơn trong chính sách đối ngoại.

Em chồng Hằng Du Mục tỏ thái độ lạ với chị dâu khi anh ruột "quậy đục nước"

Netizen

14:31:32 29/06/2024
Theo dõi Hằng Du Mục, có thể thấy cô không chỉ chăm chút hai con trai riêng của chồng mà tình cảm chị dâu - em chồng cũng rất thân thiết. Giữa lúc gia đình nữ tiktoker lục đục, em chồng cô có thái độ lạ.

Thanh Hương nhan sắc ngọt ngào không tì vết dù U40, thở thôi cũng thấy đẹp

Đẹp

14:16:28 29/06/2024
Kể từ sau đổ vỡ hôn nhân, Thanh Hương đã có màn thay đổi ngoạn mục từ công việc cho đến nhan sắc. Trên trang cá nhân, bà mẹ hai con chăm chỉ cập nhật những khoảnh khắc khoe nhan sắc n.óng b.ỏng và nhận về rất nhiều lượt thả tim

"Thần dược" bổ thận cho nam giới, ăn 2 lần mỗi tuần để cải thiện và tràn đầy sinh lực

Kiến thức giới tính

13:45:00 29/06/2024
Đậu Pinto hay còn gọi là đậu cúc được biết đến với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, đặc biệt là đối với sức khỏe sinh sản của nam giới.

Hoa hậu Đặng Thu Thảo gợi ý 10 cách mặc đồ sáng màu, áp dụng đi du lịch càng đẹp

Phong cách sao

13:26:02 29/06/2024
Hoa hậu Đặng Thu Thảo được mệnh danh là thần tiên tỷ tỷ bởi nhan sắc nhẹ nhàng, tao nhã. Phong cách thời trang của cô cũng rất phù hợp với vẻ đẹp dịu dàng.

Đồng Nai: Bắt đối tượng giả danh công an để cưỡng đoạt tài sản

Pháp luật

13:13:22 29/06/2024
Giả danh công an đang làm nhiệm vụ để cưỡng đoạt 200.000 đồng của người dân, một đối tượng bị cơ quan công an tạm giữ.