Ngoại trưởng Indonesia nỗ lực hàn gắn ASEAN về biển Đông

Theo dõi VGT trên

Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono đã chỉ thị cho Ngoại trưởng nước này thực hiện chuyến công du sang một số nước thành viên ASEAN để tìm kiểm giải pháp xử lý những mâu thuẫn nội khối xung quanh vấn đề biển Đông

Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa vừa rời khỏi Manila ngày 18/7 để tiếp tục chuyến công du con thoi vận động các đối tác thành viên ASEAN nhằm tìm ra một giải pháp hòa bình cho biển Đông, một vấn đề đang gây ra sự r.ạn n.ứt trong khu vực.

Ngoại trưởng Indonesia nỗ lực hàn gắn ASEAN về biển Đông - Hình 1

Ngoại trưởng Indonesia và Philippines trao đổi về việc đoàn kết nội khối ASEAN trong vấn đề biển Đông

Ông Marty Natalegawa có chuyến công du một số nước thành viên ASEAN bao gồm Philipines, Việt Nam, Campuchia, Myanmar và Singapore và sẽ kết thúc chuyến công du con thoi này vào thứ Năm. Dừng chân tại Hà Nội hôm thứ Tư, Ngoại trưởng Indonesia nói với phóng viên Reuters:

“Thật không may, tuần trước đã có một số khó khăn, nhưng tôi tin rằng những gì đã diễn ra tại Phnom Penh là một ngoại lệ, nó không phải một quy tắc. Chúng ta hãy nhìn nó theo cách đó – một ngoại lệ”.

Theo Ngoại trưởng Marty Natalegawa, mục đích cuối cùng trong những nỗ lực của Indonesia là làm cho ASEAN có một tiếng nói đối với vấn đề biển Đông. Ông sẽ cố gắng thuyết phục Campuchia với vai trò Chủ tịch luân phiên ASEAN hàn gắn các r.ạn n.ứt nội khối về vấn đề biển Đông.

Trong khi đó, Ngoại trưởng Singapore K. Shanmugam cho hay, Campuchia đã thất bại trong việc “giả mạo” một sự đồng thuận để dẫn đến kết cục ASEAN không ra được thông cáo chung. “Đó là một tổn hại nghiêm trọng đối với úy tín của ASEAN và càng làm gia tăng sự mơ hồ trong nội dung thảo luận của Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN sẽ được tổ chức tại Campuchia tháng 11 năm nay”.

Ngoại trưởng Indonesia nỗ lực hàn gắn ASEAN về biển Đông - Hình 2

Ngoại trưởng Singapore: Campuchia đã thất bại trong việc giả mạo sự đồng thuận nội khối ASEAN dẫn tới kết cục lần đầu tiên trong 45 năm lịch sử, ASEAN không ra được tuyên bố chung

Ngoại trưởng các nước ASEAN vừa tham gia những cuộc thảo luận căng thẳng hồi tuần trước (AMM) tại Phnom Penh về việc hội nghị thượng đỉnh ASEAN sẽ đối phó với các tranh chấp lãnh thổ nhạy cảm và kéo dài như thế nào.

Kết quả lần đầu tiên trong 45 năm lịch sử hội nghị đã không ra được tuyên bố chung. “Mục đích của chúng tôi là tạo ra các thông tin liên lạc chuyên sâu hơn và tìm kiếm một sự tin cậy lẫn nhau giữa các thành viên khối ASEAN về vấn đề biển Đông. Tôi hy vọng các đối tác đều mong muốn sẽ được truyền đạt tất cả quan điểm của họ”, Ngoại trưởng Indonesia cho biết.

Ông Marty Natalegawa cho biết ông cũng đã nói chuyện qua điện thoại với Ngoại trưởng Philippines, Albert del Rosario vào hôm thứ Hai để trao đổi về kế hoạch này. Việc ASEAN phải có giải pháp đối với những bất đồng là vô cùng quan trọng, “nếu chúng ta không làm gì, chúng ta biết thiệt hại sẽ lớn hơn”.

Theo đó, các cuộc đối thoại sẽ là chìa khóa duy trì ổn định khu vực. “Nếu các quan điểm mất đi tính đa dạng thì ASEAN có thể bị suy yếu một cách tai hại vì chia rẽ”, Ngoại trưởng Indonesia cho biết thêm.

Ngoại trưởng Indonesia nỗ lực hàn gắn ASEAN về biển Đông - Hình 3

Ngoại trưởng Indonesia: ASEAN không làm gì (về vấn đề biển Đông), thiệt hại sẽ lớn hơn

Video đang HOT

Mặc dù Indonesia không còn đảm nhiệm vị trí Chủ tịch luân phiên ASEAN trong thời gian này, nhưng theo Ngoại trưởng Marty Natalegawa, Indonesia vấn muốn hành động như là một thành viên có trách nhiệm của khối ASEAN.

Thứ Hai vừa rồi Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono đã chỉ thị cho Ngoại trưởng nước này thực hiện chuyến công du sang một số nước thành viên ASEAN để tìm kiểm giải pháp xử lý những mâu thuẫn nội khối xung quanh vấn đề biển Đông.

Phát biểu trong một buổi nói chuyện, Tổng thống Yudoyono nói rằng ông là nhà lãnh đạo của một trong các quốc gia thành viên sáng lập ASEAN, ông đã thất vọng và thực sự lo ngại về thất bại của hội nghị Ngoại trưởng ASEAN vừa qua tại Phnom Penh.

Trong khi Ngoại trưởng Marty Natalegawa đang công du một số nước thành viên ASEAN để vận động đoàn kết nội khối giải quyết vấn đề biển Đông thì Tổng thống nước này đã chia sẻ quan điểm và những thành công đạt được của Indonesia trong việc giúp giải quyết xung đột trong nước và quốc tế tại một diễn đàn ở Jakarta hôm thứ Ba.

Ngoại trưởng Indonesia nỗ lực hàn gắn ASEAN về biển Đông - Hình 4

Tổng thống Indonesia bày tỏ sự thất vọng và lo ngại về kết quả hội nghị Ngoại trưởng ASEAN vừa qua, đồng thời chỉ thị cho Ngoại trưởng nước này lập tức công du thực hiện sứ mệnh hàn gắn, kết nối các thành viên ASEAN thống nhất quan điểm về biển Đông, COC

Trong số những khán giả tham dự buổi nói chuyện của Tổng thống Indonesia có cựu Thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra, cựu Tổng thống Đông Timo Jose Ramos-Horta và cựu Phó thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim.

“Trong những năm 1990, Indonesia đã hỗ trợ việc giải quyết hòa bình các cuộc xung đột ở miền Nam Philippines. Indonesia là nước đầu tiên có thể nói chuyện với tất cả các bên tranh chấp trên biển Đông và làm cầu nối cho tất cả các quốc gia thành viên ASEAN có thể đàm phán song phương phi chính thức”, Tổng thống Indonesia cho biết.

“Gần đây Indonesia đang đóng vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đàm phán tranh chấp biên giới Thái Lan – Campuchia, đồng thời chúng tôi tích cực hỗ trợ sự chuyển đổi dân chủ tại Myanmar, và Indonesia sẽ tiếp tục làm như vậy”.

Tuy nhiên, Tổng thống Indonesia cũng nhấn mạnh, việc tìm kiếm giải pháp cho các cuộc xung đột không phải lúc nào cũng dễ dàng. “Mỗi cuộc xung đột đều có đặc trưng riêng của nó, các cuộc xung đột khác nhau đòi hỏi các giải pháp khác nhau”.

Ngoại trưởng Indonesia nỗ lực hàn gắn ASEAN về biển Đông - Hình 5

Khách mời đặc biệt trong buổi nói chuyện của Tổng thống Indonesia về vai trò của nước này trong việc giải quyết mâu thuẫn, xung đột về biển Đông, từ trái qua: cựu Phó thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim, cựu Thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra, cựu Tổng thống Đông Timo Jose Ramos-Horta

Động thái của Indonesia là một tín hiệu đáng mừng, nó cho thấy trong cuộc đấu tranh của các bên liên quan chống lại âm mưu của Bắc Kinh muốn độc chiếm biển Đông, chính nghĩa luôn được ủng hộ, những nỗ lực của Indonesia lúc này là hết sức cần thiết và đáng quý, rất đáng trân trọng.

Mặc dù Bắc Kinh luôn tìm mọi cách để chia rẽ nội khối ASEAN, và ít nhiều thông qua chiêu bài viện trợ kinh tế, dùng t.iền để làm lệch hướng một số nước thành viên ASEAN khỏi quỹ đạo thống nhất của toàn khối đã “phát tác”, nhưng một thực tế đã chứng minh, không phải thành viên nào của ASEAN cũng tham t.iền.

Ngoại trưởng Indonesia nỗ lực hàn gắn ASEAN về biển Đông - Hình 6

Tổng thống Indonesia hào hứng chia sẻ với các vị khách mời đặc biệt trong “Talk show” về vai trò của Indonesia trong tranh chấp biển Đông

Việc thuyết phục Campuchia thể hiện đúng đắn vai trò của một Chủ tịch luân phiên ASEAN bằng cách tôn trọng ý kiến số đông, đưa vấn đề biển Đông và Trung Quốc gây căng thẳng vào trong nghị trình, tuyên bố chung trong các hội nghị của ASEAN chắc chắn sẽ không dễ dàng, và nhiều khả năng không thành hiện thực.

Nhưng phản ứng kịp thời, quyết liệt, đúng đắn, đồng thuận của các thành viên còn lại, có tranh chấp cũng như không có tranh chấp là điều hết sức cần thiết. Nó sẽ cho bất kỳ thành viên nào thấy rằng, họ sẽ tự tách khỏi cuộc chơi và đ.ánh mất vai trò của mình trong ngôi nhà chung ASEAN nếu chỉ tham lợi ích trước mắt, và món quà nào của Bắc Kinh cũng có giá của nó, như người Mỹ vẫn nói, miếng ngon thường nằm trên bẫy chuột.

Tổng thư ký ASEAN: “Rất đáng thất vọng!”, một kết cục “chưa từng có”

"Bất cứ khi nào họ (ASEAN) không làm gì, thì đó đã là một thắng lợi đối với Trung Quốc"

Trung Quốc đang tìm mọi cách khẳng định yêu sách (vô lý, phi pháp - PV) của mình trong vấn đề tranh chấp chủ quyền biển Đông được thể hiện rất rõ thông qua việc phá vỡ các cuộc đàm phán với ASEAN và chia rẽ nội khối ASEAN kết hợp với những động thái leo thang mới trên thực địa.

Tổng thư ký ASEAN: Rất đáng thất vọng!, một kết cục chưa từng có - Hình 1

Mặc dù Philippines, Việt Nam đã rất nỗ lực xây dựng COC, Mỹ gây áp lực song kết quả vẫn là con số 0, một điều đã được dự báo trước về thái độ phản ứng của Trung Quốc

Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN, ASEAN - Trung Quốc và Diễn đàn an ninh ASEAN (ARF) tại Phnom Penh vừa kết thúc mà không đạt được bất cứ thỏa thuận nào mang tính ràng buộc về bộ Quy tắc ứng xử của các bên trên biển Đông (COC) với Trung Quốc.

Thậm chí lần đầu tiên trong lịch sử, một hội nghị khu vực của ASEAN mà không ra được tuyên bố chung vì những mâu thuẫn trong nội dung tuyên bố giữa Philippines và Campuchia - với vai trò Chủ tịch luân phiên tìm mọi cách né tránh những gì có thể khiến mất lòng Trung Quốc.

Đặc biệt hơn ở chỗ, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã tham dự các cuộc đàm phán và gây áp lực để các bên thảo luận đa phương về cơ chế giảm bớt căng thẳng trên biển Đông, trong khi Trung Quốc nhất quyết đòi đàm phán tay đôi và không chịu ngồi vào bàn trao đổi về COC.

Tổng thư ký ASEAN: Rất đáng thất vọng!, một kết cục chưa từng có - Hình 2

Tổng thư ký ASEAN phải thốt lên: Rất đáng thất vọng!

Tổng thư ký ASEAN, Tiến sĩ Surin Pitsuwan phải thốt lên: "Rất đáng thất vọng!", một kết cục "chưa từng có" trong 45 năm lịch sử của khu vực.

Ông cho rằng "ASEAN sẽ cần phải tìm hiểu xem làm thế nào để củng cố (quan hệ nội khối) và phối hợp giữa các bên nếu (ASEAN) muốn tham gia vào cộng đồng toàn cầu".

Giám đốc Sở nghiên cứu châu Á thuộc Viện Doanh nghiệp Mỹ, ông Dan Blumenthal đ.ánh giá: "Bất cứ khi nào họ (ASEAN) không làm gì, thì đó đã là một thắng lợi đối với Trung Quốc".

Mặc dù trước đó ASEAN đã thống nhất những nội dung cơ bản của DOC, nhưng khi đưa ra thì Bắc Kinh nhất quyết từ chối và Campuchia kiên quyết không đưa những vấn đề liên quan đến biển Đông vào thông cáo chung Hội nghị.

Tổng thư ký ASEAN: Rất đáng thất vọng!, một kết cục chưa từng có - Hình 3

Ông Dương Khiết Trì dự các hội nghị tại Phnom Penh vẫn khăng khăng từ chối đàm phán COC

Kim Lạn Vinh, Phó viện trưởng viện Quan hệ quốc tế đại học Nhân dân Trung Quốc thậm chí còn cho biết, " trên góc độ chiến thuật, Bắc Kinh sẽ chủ động hơn" trong vấn đề biển Đông trong việc tăng cường giao thiệp với Mỹ và mở rộng sự hiện diện của mình trên biển Đông, "xem xét khoan dầu và phái nhiều tàu đến đó".

Tờ Nhật báo Phố Wall ra ngày 14/7 nhận định, sự thất bại của cuộc đàm phán tại Phnom Penh dưới nhiều góc độ là một trở ngại cho Mỹ vốn đang cố gắng mở rộng sự tham gia của mình vào khu vực và từ lâu Washington đã nỗ lực củng cố ASEAN như một khối thống nhất kiềm chế sự bành trướng của Trung Quốc.

Mặc dù một kết cục như vậy có thể đã được dự báo trước bởi những nước cờ lobby hết sức lộ liễu từ phía Bắc Kinh, nhưng với động thái vừa rồi của Ngoại trưởng Hillary Clinton, có thể thấy Mỹ không dễ dàng bỏ cuộc.

Bà Hillary Clinton đã công bố tài trợ 50 triệu USD cho sáng kiến hạ lưu sông Mê Kông, lần đầu tiên thăm Lào với cương vị của một Ngoại trưởng Mỹ sau 57 năm, gặp Tổng thống Myanmar Thein Sein ....

Tổng thư ký ASEAN: Rất đáng thất vọng!, một kết cục chưa từng có - Hình 4

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh. Mỹ ủng hộ quan điểm và những nỗ lực của Việt Nam đối với việc giải quyết tranh chấp trên biển Đông

Và như để trấn an các bên liên quan, tăng tính cam kết về một sự quay lại của Mỹ, bà Clinton nhận định, các cuộc đàm phán đã chứng minh sự tiến bộ vì nó đã cho thấy các quốc gia ASEAN đã sẵn sàng để thảo luận các vấn đề khó khăn, đạt được sự đồng thuận về nội dung chính của COC để đàm phán với Bắc Kinh là một ví dụ.

Với những gì đã và đang diễn ra trên biển Đông và biển Hoa Đông, có thể thấy Trung Quốc sẽ còn tiếp tục lấn lướt và có

nhiều động thái nguy hiểm hơn

nữa trên các vùng biển tranh chấp.

Cụ thể, Bắc Kinh hoàn toàn có thể tăng tần suất hoạt động của lực lượng "bán vũ trang" trên biển là tàu Hải giám, Ngư chính hoạt động theo biên đội tại các vùng biển tranh chấp,

kéo dàn khoan ra sát biên đường lưỡi bò phi pháp, phi lý do họ tự vẽ ra liếm trọn gần 90% diện tích biển Đông và thậm chí, ăn sâu vào thềm lục địa các nước liên quan để vơ vét tài nguyên

.

Trong đó đáng lưu ý hơn cả là vị trí 9 lô dầu khí nằm hoàn toàn trong thềm lục địa Việt Nam mà vừa qua tập đoàn Dầu khí hải dương Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) dám mời thầu quốc tế, một động thái leo thang phi pháp bất chấp công luận và luật pháp quốc tế.

Tổng thư ký ASEAN: Rất đáng thất vọng!, một kết cục chưa từng có - Hình 5

Lực lượng tàu Hải giám 4 chiếc kéo ra hoạt động trái phép tại khu vực Trường Sa quấy rối, ngăn cản hoạt động của lực lượng chức năng Việt Nam ngay trước thềm hội nghị Ngoại trưởng ASEAN và ARF

Ngoài ra khu vực phía Nam quần đảo Trường Sa đặc biệt là khu vực bãi Tư Chính nơi có nhiều lô dầu khí Việt Nam khai thác, rất có thể Trung Quốc phái tàu ra quấy phá, thậm chí liều lĩnh kéo dàn khoan ra tận khu vực này.

Về mặt ngư nghiệp, Trung Quốc sẽ tiếp tục tổ chức các đội tàu cá lớn đ.ánh bắt tại khu vực quần đảo Trường Sa với mục đích chính là lấn lướt, gây căng thẳng tình hình nhằm khẳng định cái gọi là chủ quyền (phi lý, phi pháp, vô hiệu) đối với biển Đông kết hợp các hoạt động thu thập tin tức tình báo quân sự.

Dường như Bắc Kinh đang tiếp tục lấn tới xem khả năng chịu đựng của Mỹ, Nhật Bản và các bên liên quan trên biển Đông tới đâu khi bỏ ngoài tai mọi phản ứng gay gắt của các quốc gia này. Khi nào gần đến "giới hạn cuối cùng" của sự chịu đựng, khi ấy Bắc Kinh mới có khả năng chịu ngồi vào bàn đàm phán nhưng lúc này họ đã chiếm thế thượng phong trên thực địa.

Do đó, hơn bao giờ hết các bên liên quan cần đoàn kết chặt chẽ, đặc biệt tranh thủ sự ủng hộ, tham vấn lẫn nhau với các bên thứ 3 có quyền lợi và tuyên bố có quyền lợi trên biển Đông, ủng hộ cơ chế giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán hòa bình, đa phương, tuân thủ Công ước biển Liên Hợp Quốc 1982 và thông qua trọng tài quốc tế, đặc biệt là Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ.

Theo GDVN

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Amazon lên phương án cạnh tranh với Temu và Shein
15:49:12 27/06/2024
Mỹ truy quét gian lận ngành y tế, gần 200 người bị buộc tội
07:55:30 28/06/2024
Cái kết cho tài xế cố tình 'thay áo' siêu xe để tránh bị phạt chạy quá tốc độ
09:12:10 28/06/2024
Quân đội Israel yêu cầu người dân phía Đông thành phố Gaza sơ tán
13:57:39 28/06/2024
Mỹ triệt phá các đường dây gian lận y tế
18:22:37 28/06/2024
Tổng thống Biden và ông Trump tranh luận về Tổng thống Putin
19:12:22 28/06/2024
Khám phá 'núi lưỡi dao' ngoạn mục ở Trung Quốc
19:20:25 28/06/2024
Xe ô tô đ.âm vào tiệm nail ở New York khiến ít nhất 13 người thương vong
12:19:58 29/06/2024

Tin đang nóng

Chu Thanh Huyền nhắc quá khứ nghèo khó, không đồ ăn, hết bị so sánh Doãn Hải My
10:43:03 29/06/2024
Midu tổ chức lễ cưới rộng như SVĐ, thi công 15.000 bông tuyết trong 200 giờ
09:56:21 29/06/2024
Bạn gái Liên Bỉnh Phát công khai mối quan hệ
08:29:01 29/06/2024
Ông xã Kim Tae Hee ngoại tình với chị đẹp U50 ở phim mới?
09:02:18 29/06/2024
Chồng bỏ nhà đi biệt tích, 3 năm sau một người phụ nữ mặc váy dài xuất hiện khiến cả nhà tôi ngơ ngác bật ngửa
08:42:38 29/06/2024
Trần Hiểu lần đầu lộ diện sau drama ly hôn Trần Nghiên Hy, đụng độ "bồ nhí" Lâm Duẫn ở sự kiện
12:00:13 29/06/2024
Michael Jackson nợ nần hơn 500 triệu USD trước khi qua đời
09:01:12 29/06/2024
Hôn lễ hào môn của Midu trước giờ G: Cô dâu tung bộ ảnh cưới cuối cùng, Lan Khuê - Puka và dàn khách mời nôn nao!
12:50:08 29/06/2024

Tin mới nhất

Nga không bình luận về cuộc tranh luận giữa ông Biden và ông Trump

14:32:09 29/06/2024
Nga là một chủ đề lớn trong cuộc tranh luận giữa ông Trump và ông Biden khi cả hai đều cố gắng chứng tỏ ai là người cứng rắn hơn trong chính sách đối ngoại.

Những dấu hiệu suy giảm kinh tế Mỹ trong nửa đầu năm

14:29:41 29/06/2024
Theo nhận định, những dấu hiệu về căng thẳng tài chính, nhu cầu lao động khiêm tốn, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tăng và những thách thức từ đồng USD mạnh lên có thể sẽ tiếp tục cản trở tăng trưởng kinh tế Mỹ trong nửa cuối năm.

Trung Quốc dẫn đầu thế giới về bằng sáng chế

14:27:02 29/06/2024
Theo VFA, châu Âu vẫn đang thống trị lĩnh vực ô tô và công nghệ y tế. Báo cáo của VFA cho rằng châu lục này cần đầu tư một cách chiến lược, đặc biệt vào các ngành công nghiệp công nghệ cao quan trọng.

Cánh buồm đỏ thắm - Lễ trưởng thành của học sinh phổ thông Nga

14:21:23 29/06/2024
Sự kiện có sự tham gia của khoảng 60.000 học sinh tốt nghiệp phổ thông ở St. Peterburg và đại diện những học sinh xuất sắc từ khắp nơi trên nước Nga, cùng hòa mình trong không gian sôi nổi tại Quảng trường Cung điện.

'Được ăn cả, ngã về không'

14:19:24 29/06/2024
Để thu hút cử tri, NFP đưa ra rất nhiều đề xuất, mà đôi khi không nói rõ nguồn tài chính ở đâu. Đầu tiên là các dự án công bằng xã hội , bao gồm việc giới hạn giá trần các nhu yếu phẩm thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và nhiên liệu.

Hàn Quốc: Cho phép sinh viên quốc tế tham gia lĩnh vực điều dưỡng

14:16:52 29/06/2024
Những sinh viên sau khi tốt nghiệp nếu xin được việc làm tại các cơ sở điều dưỡng sẽ được xin thị thực E-7, cho phép làm việc trong 88 ngành nghề do Bộ trưởng Tư pháp chỉ định.

Tổng thống Biden thừa nhận tranh luận không tốt, nhưng cam kết đ.ánh bại ông Trump

14:10:50 29/06/2024
Về phần mình, ông Trump đã đưa ra một loạt thông tin sai sự thật trong suốt cuộc tranh luận và đ.ánh lạc hướng các câu hỏi, làm dấy lên lo ngại về khả năng tranh cử.

Khai trương Siêu thị đồ lưu niệm Thế vận hội 2024 lớn nhất Paris

14:04:04 29/06/2024
Các bộ sưu tập dành riêng cho các môn thể thao Olympic và Paralympic cũng được bày bán ở đây, cùng với các linh vật sang trọng độc đáo là những chiếc mũ Phryges, biểu tượng của cuộc Cách mạng Pháp.

Biểu tình tiếp diễn trên khắp Kenya, trên 58 cảnh sát bị thương

13:57:08 29/06/2024
Theo thông kê từ cơ quan truyền thông Citizen Digital của Kenya, kể từ khi làn sóng biểu tình bạo loạn nổ ra ở nước này thời gian gần đâu, đã có ít nhất 23 người t.hiệt m.ạng và hơn 300 người bị thương.

Cuba tăng cường quan hệ với kiều bào

12:11:57 29/06/2024
Như vậy, người Cuba cư trú tại nước ngoài sẽ không bị mất các quyền ở trong nước, bao gồm cả quyền sở hữu các tài sản như nhà cửa, phương tiện.

Đảng lao động Triều Tiên khai mạc phiên họp toàn thể

12:09:29 29/06/2024
Cuộc họp có sự tham dự của nhà lãnh đạo Kim Jong-un và diễn ra trong bối cảnh có kỳ vọng rằng WPK sẽ thảo luận về các biện pháp thực hiện hiệp ước đối tác mới với Nga.

UAE rút ngắn bài giảng tại các thánh đường Hồi giáo để tránh nắng nóng

07:02:22 29/06/2024
Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE) đã rút ngắn các bài giảng vào mỗi thứ Sáu tại các thánh đường Hồi giáo để đảm bảo sức khỏe của các tín đồ, trong bối cảnh nắng nóng gay gắt.

Có thể bạn quan tâm

Hướng dẫn cách bày trí phong thủy phòng ngủ cho người mệnh Mộc

Trắc nghiệm

14:32:06 29/06/2024
Nếu bạn đang tìm hiểu cách bày trí phong thủy cho phòng ngủ thì hãy tham khảo bài viết sau đây nhé! hong thủy là yếu tố ảnh hưởng khá nhiều đến đời sống của con người.

Em chồng Hằng Du Mục tỏ thái độ lạ với chị dâu khi anh ruột "quậy đục nước"

Netizen

14:31:32 29/06/2024
Theo dõi Hằng Du Mục, có thể thấy cô không chỉ chăm chút hai con trai riêng của chồng mà tình cảm chị dâu - em chồng cũng rất thân thiết. Giữa lúc gia đình nữ tiktoker lục đục, em chồng cô có thái độ lạ.

Ca sĩ Giang Hồng Ngọc: Gia đình phá sản, chuyển 30 nhà trọ trong 17 năm

Sao việt

14:27:38 29/06/2024
Anh trai tôi mất mà không thể đưa quan tài vào nhà trọ, điều đó như cú sốc tâm lý, ám ảnh tôi đến nhiều năm sau này - Giang Hồng Ngọc từng tâm sự.

Thanh Hương nhan sắc ngọt ngào không tì vết dù U40, thở thôi cũng thấy đẹp

Đẹp

14:16:28 29/06/2024
Kể từ sau đổ vỡ hôn nhân, Thanh Hương đã có màn thay đổi ngoạn mục từ công việc cho đến nhan sắc. Trên trang cá nhân, bà mẹ hai con chăm chỉ cập nhật những khoảnh khắc khoe nhan sắc n.óng b.ỏng và nhận về rất nhiều lượt thả tim

Diễn xuất của Thúy Ngân ra sao trong bộ phim Việt hóa từ 'bom tấn' Hàn?

Hậu trường phim

14:15:07 29/06/2024
Thúy Ngân đang là điểm sáng của 7 năm chưa cưới sẽ chia tay - bộ phim truyền hình nhận được nhiều sự chú ý thời điểm này.

"Thần dược" bổ thận cho nam giới, ăn 2 lần mỗi tuần để cải thiện và tràn đầy sinh lực

Kiến thức giới tính

13:45:00 29/06/2024
Đậu Pinto hay còn gọi là đậu cúc được biết đến với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, đặc biệt là đối với sức khỏe sinh sản của nam giới.

Hoa hậu Đặng Thu Thảo gợi ý 10 cách mặc đồ sáng màu, áp dụng đi du lịch càng đẹp

Phong cách sao

13:26:02 29/06/2024
Hoa hậu Đặng Thu Thảo được mệnh danh là thần tiên tỷ tỷ bởi nhan sắc nhẹ nhàng, tao nhã. Phong cách thời trang của cô cũng rất phù hợp với vẻ đẹp dịu dàng.

Đồng Nai: Bắt đối tượng giả danh công an để cưỡng đoạt tài sản

Pháp luật

13:13:22 29/06/2024
Giả danh công an đang làm nhiệm vụ để cưỡng đoạt 200.000 đồng của người dân, một đối tượng bị cơ quan công an tạm giữ.

Quốc Thiên, Jun Phạm đọ cơ bụng trong 'Hỏa ca' gây sốt mạng xã hội

Tv show

13:06:21 29/06/2024
Tối 28.6, chương trình Anh trai vượt ngàn chông gai tung MV bài hát chủ đề mang tên Hỏa ca - Call Me By Fire .

Vinicius tỏa sáng, Brazil thắng trận đầu tiên tại Copa America 2024

Sao thể thao

12:49:59 29/06/2024
Sáng 29-6, Brazil đã có một màn trình diễn ấn tượng và giành chiến thắng đậm 4-1 trước Paraguay ở lượt trận thứ 2 tại Copa America 2024.