‘Ngoại giao ngũ cốc’ của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan với người đồng cấp Nga Putin tại Sochi

Theo dõi VGT trên

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan có lịch trình gặp người đồng cấp Nga Vladimir Putin vào ngày 4/9.

Cuộc gặp diễn ra tại Sochi trên bờ biển phía Nam nước Nga trong một nỗ lực lâu dài nhằm khôi phục thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen kịp thời cho vụ thu hoạch mùa Thu.

Ngoại giao ngũ cốc của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan với người đồng cấp Nga Putin tại Sochi - Hình 1
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan và người đồng cấp Nga Vladimir Putin trong cuộc gặp tại Tehran, Iran ngày 19/7/2022. Ảnh: AP

Hãng thông tấn AFP (Pháp) cho biết người phát ngôn đảng Công lý và Phát triển của Tổng thống Erdogan – ông Omer Celik từng phát biểu trước truyền thông rằng cuộc họp sẽ tập trung vào ngăn chặn một “cuộc khủng hoảng lương thực” sắp xảy ra. Trước đó, Tổng thống Erdogan cho biết ông Putin sẽ tới Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng 8.

Lý do Nga rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc

Vào ngày 17/7, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết: “Thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen thực tế chấm dứt hiệu lực ngày hôm nay”. Ông Peskov nêu rõ: “Như Tổng thống Nga đã tuyên bố trước đó, thỏa thuận hết hiệu lực vào ngày 17/7. Đáng tiếc phần thỏa thuận liên quan đến Nga vẫn không được thực hiện. Vì vậy hiệu lực của thỏa thuận chấm dứt”.

Người phát ngôn này đồng thời nhấn mạnh ngay khi phần liên quan đến Nga được thực hiện, Moskva sẽ “ngay lập tức” quay trở lại thực hiện thỏa thuận. Cùng ngày, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết nước này đã chính thức thông báo cho Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraine và Liên hợp quốc (LHQ) về việc không gia hạn thỏa thuận ngũ cốc.

Thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen kí kết ngày 22/6/2022 tại Istambul (Thổ Nhĩ Kỳ) với thời hạn 120 ngày sau đó được gia hạn 3 lần. Một phần của thỏa thuận quy định trình tự vận chuyển ngũ cốc từ các cảng do Kiev kiểm soát, phần khác đề cập đến việc xuất khẩu nông sản và phân bón của Nga ra thị trường thế giới vẫn chưa được thực hiện.

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cáo buộc ngũ cốc từ Ukraine được xuất khẩu không phải sang các nước nghèo nhất mà chủ yếu sang phương Tây.

Tổng thống Erdogan tích cực với vấn đề ngũ cốc

Ngoại giao ngũ cốc của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan với người đồng cấp Nga Putin tại Sochi - Hình 2
Máy gặt thu thập rơm trên cánh đồng ở vùng Kiev (Ukraine). Ảnh: AP

Kể từ khi Nga rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen, ông Erdogan đã nhiều lần cam kết nối lại các sắp xếp giúp tránh khủng hoảng lương thực ở các khu vực tại châu Phi, Trung Đông và châu Á. Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan đã gặp Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu tại Moskva ngày 1/9. Trong một cuộc họp báo, ông Fidan khẳng định rằng việc khôi phục thỏa thuận ngũ cốc quan trọng đối với thế giới.

Video đang HOT

Ukraine và Nga là những nhà cung cấp hàng đầu lúa mì, lúa mạch, dầu hướng dương và nhiều hàng hóa khác cho các quốc gia đang phát triển.

Hội nghị thượng đỉnh Sochi diễn ra sau cuộc hội đàm giữa ngoại trưởng Nga và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ hôm 31/8, trong đó Nga đã bàn giao danh sách các hành động mà phương Tây cần phải thực hiện để hoạt động xuất khẩu từ Biển Đen của Ukraine được khôi phục. Giá lúa mì tại Mỹ ngày 1/9 đã tăng, một ngày sau khi Ngoại trưởng Sergey Lavrov nhận định Nga không thấy dấu hiệu nào về những đảm bảo cần thiết để khôi phục thỏa thuận ngũ cốc.

Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres gần đây đã gửi cho ông Lavrov “những đề xuất cụ thể” nhằm đưa hàng xuất khẩu của Nga sang thị trường toàn cầu và cho phép nối lại sáng kiến Biển Đen. Tuy nhiên, ông Lavrov cho biết Moskva không hài lòng với bức thư.

Ngoại giao ngũ cốc của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan với người đồng cấp Nga Putin tại Sochi - Hình 3
Thu hoạch lúa mì trên cánh đồng ở Stavropol, Nga. Ảnh: AFP/TTXVN

Tổng thống Erdogan đã tỏ ra thông cảm với quan điểm của người đồng cấp Putin. Vào tháng 7, ông Erdogan cho biết nhà lãnh đạo Nga có “những kỳ vọng nhất định từ các nước phương Tây” về thỏa thuận này và rằng “điều quan trọng là các quốc gia phương Tây phải hành động”.

Mô tả những nỗ lực “mạnh mẽ” của Thổ Nhĩ Kỳ nhằm khôi phục thỏa thuận, Ngoại trưởng Fidan cho biết đây là một “quá trình cố gắng hiểu rõ hơn về lập trường và yêu cầu của Nga để đáp ứng chúng”. Ông bổ sung: “Có rất nhiều vấn đề, từ giao dịch tài chính đến bảo hiểm”.

Lần gần đây nhất hai nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ và Nga gặp nhau là tại thủ đô Astana của Kazakhstan vào tháng 10 năm ngoái.

Nga đã thúc đẩy đề xuất của riêng nước này về việc cung cấp thực phẩm miễn phí cho châu Phi và đưa ngũ cốc giảm giá để chế biến ở Thổ Nhĩ Kỳ theo một thỏa thuận được đề xuất liên quan đến Qatar.

Tổng thống Erdogan là một trong số ít nhà lãnh đạo trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) duy trì khả năng tiếp cận cởi mở với nhà lãnh đạo Nga Putin. AFP cho rằng quyết định của Tổng thống Putin giảm giá và trì hoãn các khoản thanh toán của Thổ Nhĩ Kỳ đối với nhập khẩu khí đốt của Nga đã giúp xoa dịu cuộc khủng hoảng kinh tế gây cản trở khả năng tái đắc cử của ông Erdogan trong tháng 5.

Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ từ chối tham gia các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Moskva đồng thời trở thành địa điểm quan trọng để Nga tiếp cận các dịch vụ và hàng hóa. Nhưng Thổ Nhĩ Kỳ vẫn cung cấp vũ khí cho Ukraine và ủng hộ tham vọng gia nhập NATO của Kiev.

Nhiều nước đối mặt khó khăn nguồn cung lương thực

Cuộc chiến ở Ukraine đặt ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh lương thực toàn cầu. Nga và Ukraine, thường được coi là "vựa lúa mỳ" của thế giới, nằm trong số những nhà sản xuất và xuất khẩu ngũ cốc và hạt có dầu quan trọng nhất.

Là nạn nhân trực tiếp của sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng toàn cầu, các quốc gia phụ thuộc nhiều nhất vào nhập khẩu nông sản từ Nga và Ukraine đang phải đối mặt với những khó khăn thực sự về nguồn cung thực phẩm.

Nhiều nước đối mặt khó khăn nguồn cung lương thực - Hình 1
Với "Lục địa Đen", cuộc chiến ở Ukraine đã đe dọa trực tiếp tới an ninh lương thực.

Quyết định của Moscow về việc không gia hạn thỏa thuận cho phép dỡ bỏ phong tỏa ngũ cốc từ các cảng của Ukraine (thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen) cho thấy tính chất chiến lược rõ ràng của nông nghiệp trong cuộc xung đột này. Giống như năng lượng, nông nghiệp đã trở thành vũ khí địa chính trị có tầm quan trọng hàng đầu hiện nay.

Gần một năm trước, ngày 22/7/2022, thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen được ký kết giữa Nga và Ukraine tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, dưới sự bảo trợ của Liên hợp quốc, cho phép xuất khẩu khoảng 25 triệu tấn lúa mỳ của Ukraine vốn bị mắc kẹt tại các cảng ở Biển Đen kể từ khi chiến tranh nổ ra. Josep Borrell, người đứng đầu cơ quan ngoại giao của Liên minh châu Âu (EU) khi đó, đã ngợi ca đây là "bước tiến quan trọng trong nỗ lực khắc phục tình trạng mất an ninh lương thực toàn cầu".

Ngoài ngũ cốc và các loại thực phẩm khác, thỏa thuận đảm bảo việc xuất khẩu phân bón, bao gồm cả amoniac, thông qua hành lang nhân đạo hàng hải an toàn từ 3 cảng của Ukraine: Chornomorsk, Odessa và Yuzhne-Pivdenn, đến phần còn lại của thế giới. Ban đầu có hiệu lực trong thời hạn 120 ngày, thỏa thuận đã được đàm phán lại nhiều lần giữa Ukraine và Nga cho đến ngày 17/7/2023, khi Nga tuyên bố chấm dứt thỏa thuận vì cho rằng cả phương Tây và Ukraine đều không tuân thủ, vi phạm lợi ích của Nga.

Vai trò đặc biệt quan trọng

Nga và Ukraine có vị trí thống lĩnh trong thị trường phân bón và nhiên liệu hóa thạch toàn cầu, điều này lý giải những lo ngại về an ninh lương thực toàn cầu. Cả Nga và Ukraine đều thuộc nhóm những cường quốc nông nghiệp quan trọng nhất. Năm 2021, cả 2 đều nằm trong số 3 nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới về lúa mỳ, lúa mạch, ngô, hạt cải và dầu hạt cải, hạt hướng dương và dầu hướng dương. 2 nước có vị trí thống lĩnh trên thị trường phân bón và nhiên liệu hóa thạch của thế giới, điều này cho thấy vì sao cuộc chiến ở Ukraine làm dấy lên những lo ngại ngày càng tăng bởi tính dai dẳng của nó.

Nhiều nước đối mặt khó khăn nguồn cung lương thực - Hình 2
Nhiều quốc gia ở châu Phi bắt đầu có sự chuyển dịch tiêu dùng từ lúa mỳ sang gạo.

Đối với nhiều quốc gia phụ thuộc vào nhập khẩu lương thực của Nga và Ukraine, cuộc chiến đang làm ảnh hưởng đến cán cân thương mại nông nghiệp nghiêm trọng. Diễn biến của các cuộc giao tranh đã tác động đáng kể đến sản xuất nông nghiệp của Ukraine: năm 2022, sản lượng lúa mỳ của nước này giảm 20% so với năm trước, trong khi hướng dương và ngô giảm 40%. Tình hình dự kiến sẽ trở nên tồi tệ hơn vào năm 2023 ở Ukraine với những dự báo ban đầu về việc giảm 50% sản lượng lúa mỳ thu hoạch được.

Các hạn chế thương mại áp đặt lên Nga như các biện pháp trừng phạt chiến tranh, cũng đã góp phần khiến giá cả các mặt hàng này tăng vọt do nguồn cung đang sẵn có bỗng trở nên khan hiếm. Chuỗi cung ứng bị gián đoạn và những lo ngại thiếu hụt đã khiến một số nước sản xuất ngũ cốc lớn như Ấn Độ và Trung Quốc giảm xuất khẩu sang phần còn lại của thế giới để tăng dự trữ một cách quá mức.

Hậu quả là từ năm 2019 đến tháng 3/2022, chỉ số giá của Tổ chức Lương thực và nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) đã đạt kỷ lục mới: giá ngũ cốc ở cấp độ toàn cầu tăng 48%, giá dầu diesel tăng 85% và giá nguyên liệu đầu vào (phân bón và thuốc bảo vệ thực vật) tăng 35%, vượt đáng kể so với các mốc của các năm 1970 (năm xảy ra cú sốc dầu mỏ); năm 2008 (xảy ra các vụ bạo loạn do nạn đói) và năm 2011 (Mùa xuân Arab). Nếu các mặt hàng nông sản tăng giá trên quy mô toàn cầu, thì một số quốc gia (như Pháp hoặc Tây Ban Nha) - tùy thuộc vào mức độ phụ thuộc nhập khẩu, năng lực sản xuất địa phương và các phương thức tiêu dùng - có thể có sức chống đỡ tốt hơn các quốc gia khác.

Chẳng hạn như Pháp, tuy ít bị ảnh hưởng về nguồn cung lương thực do năng lực trong nước dồi dào, nhưng lại là nước chịu sự phụ thuộc vào phân bón và nhiên liệu hóa thạch rất sâu. Lỗ hổng nghiêm trọng này, cùng với sức ép từ cuộc chiến và lạm phát, đã làm suy yếu các nhà sản xuất: chi phí sản xuất tăng 30% vào tháng 1/2023 so với năm 2022. Và sự gia tăng chi phí (nhiên liệu hóa thạch và phân bón) đối với các nhà sản xuất đã tác động đến giá tiêu dùng. Mức lạm phát lương thực sẽ đạt 25% vào mùa Hè năm 2023, mức cao đáng kể buộc nhiều hộ gia đình phải cắt giảm chi tiêu cho lương thực.

Đe dọa an ninh lương thực

Ở những nơi khác trên thế giới, đặc biệt là lục địa châu Phi, cuộc chiến ở Ukraine đã đe dọa trực tiếp an ninh lương thực. Đây chủ yếu là trường hợp đối với các quốc gia phụ thuộc vào lương thực nhập khẩu từ Nga và Ukraine và không có các giải pháp thay thế về nguồn cung hoặc sản lượng. Chẳng hạn như Somalia và Sudan nhập khẩu 100% và 75% lúa mỳ từ Nga và Ukraine. Về lâu dài, lạm phát lương thực gây ra rủi ro thực sự đối với sự ổn định chính trị của các khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất. Các cuộc bạo loạn lương thực năm 2007 - 2008 và các sự kiện của Mùa xuân Arab năm 2011 đã minh họa cho mối tương quan trực tiếp giữa giá của các mặt hàng nông sản và sự ổn định thể chế.

Nhiều nước đối mặt khó khăn nguồn cung lương thực - Hình 3
Việc gia tăng chi phí đầu vào đã gây khó khăn cho các nhà sản xuất nông nghiệp.

Giá năng lượng và nguyên liệu nông nghiệp tăng cao, làm tăng chi phí sản xuất nông nghiệp. Giá nguyên liệu nông nghiệp tăng vọt kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột ở Ukraine. Sự lạm phát về giá đặc biệt rõ rệt đối với các sản phẩm xuất khẩu của Nga và Ukraine, nơi khoảng cách cung - cầu ngày càng lớn. Đó là trường hợp của lúa mỳ, mặt hàng mà 2 nước chiếm 30% thương mại thế giới trước chiến tranh. Tháng 9/2021, một tấn lúa mỳ được chào bán với giá khoảng 240 euro trên sàn giao dịch chứng khoán Chicago. Một năm sau, giá tăng lên 330 euro/tấn, tăng khoảng 70%. Lạm phát cũng đáng kể đối với các loại hạt có dầu như hạt cải dầu: Một tấn hạt cải dầu tăng từ 470 euro/tấn lên 615 euro/tấn, tăng 30% trong khoảng thời gian từ tháng 9/2021 đến tháng 9/2022. Đỉnh lạm phát đến nay dường như đã qua, tuy nhiên, mặt bằng giá của chúng vẫn cao hơn nhiều so với năm 2021.

Bên cạnh nguyên liệu nông nghiệp, giá năng lượng tăng cũng làm ảnh hưởng đến chi phí sản xuất của các ngành nông nghiệp. Từ tháng 9/2021 đến tháng 9/2022, giá một thùng dầu đã tăng từ 65 USD lên 80 USD. Giá khí đốt tăng kéo theo giá phân đạm tăng, loại phân bón cần khí đốt để sản xuất. Ví dụ, giá amoni nitrat 33,5% (một trong những loại phân bón chính) đã tăng từ 400 euro/tấn vào tháng 9/2021 lên gần 1.000 euro/tấn chỉ một năm sau đó. Một lần nữa, đối với các sản phẩm nông nghiệp, xu hướng lạm phát này đang giảm dần: kể từ cuối năm 2022, giá xăng giảm và kéo theo giá phân bón giảm, tuy nhiên, vẫn chưa thể trở lại mức như trước năm 2021.

Nhìn chung, việc gia tăng chi phí đầu vào gây khó khăn cho các nhà sản xuất nông nghiệp, cho dù một số ngành nhất định được hưởng lợi từ hiệu ứng thu nhập mạnh mẽ. Theo Viện Thống kê và nghiên cứu kinh tế quốc gia Pháp (INSEE), giá sản xuất các sản phẩm nông nghiệp đã tăng mạnh từ 3 năm qua. Trong 10 tháng đầu năm 2022 ở Pháp, mức tăng giá đạt 45,5% đối với năng lượng, 24,6% đối với thức ăn chăn nuôi và 87,5% đối với phân bón. Do vậy, các nhà khai thác nông nghiệp có 2 lựa chọn: tăng giá bán hoặc chấp nhận giảm lợi nhuận.

Lạm phát sản xuất ảnh hưởng đến giá lương thực, một xu hướng tăng trong toàn bộ các nước châu Âu. Mặt bằng giá lương thực ở Pháp đạt mức kỷ lục. Tháng 3/2023, INSEE ghi nhận giá thực phẩm tăng 15,9% so với năm trước, một mức cao đáng kể. Sự tăng giá này cũng tiếp tục trong mùa hè 2023. Các cuộc đàm phán thương mại hồi tháng 2/2023 giữa các nhà sản xuất và các nhà bán lẻ lớn đã tác động đến việc tăng giá đầu vào trong giá bán của họ và cho thấy lạm phát cao nhất là 25% vào mùa hè năm nay. Tình trạng lạm phát này đang buộc các hộ gia đình phải cắt giảm chi tiêu cho lương thực.

Châu Phi chịu thiệt hại nặng

Bất chấp việc thiết lập hành lang hàng hải sau Thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen và tổ chức các tuyến đường bộ mới qua Đông Âu, xuất khẩu của Ukraine đang giảm. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp Ukraine, trong năm 2022 - 2023, nước Cộng hòa Ukraine đã giao 41,9 triệu tấn ngũ cốc và đậu, so với 45 triệu tấn vào năm trước. Nguyên nhân chính là do số chuyến tàu chở hàng xuất bến giảm xuống dưới 3 chuyến/ngày. Tương tự đối với hạt hướng dương, từ tháng 9/2022 đến tháng 2/2023, Ukraine chỉ xuất khẩu được 69% tiềm năng xuất khẩu của họ, và ngừng cung cấp cho nhiều quốc gia. Năm 2022, người trồng trọt Ukraine chứng kiến diện tích đất canh tác của họ giảm 22%, tức 2,8 triệu ha. Cuộc chiến càng kéo dài thì tiềm năng sản xuất của Ukraine càng giảm. Việc đ.ập Kakhovka bị phá hủy gần đây sẽ làm giảm tiềm năng nông nghiệp của khu vực trong nhiều năm tới. Một tuyên bố gần đây của Bộ Nông nghiệp Ukraine cho biết 10.000 ha đất trực tiếp bị ngập lụt ở hạ lưu đ.ập và hàng nghìn ha khác ở thượng nguồn đối mặt với nguy cơ hạn hán gia tăng.

Từ năm 2018 đến năm 2020, lục địa Phi đã nhập khẩu 44% tổng lượng lúa mỳ nhập khẩu từ Liên bang Nga (32%) và Ukraine (12%). Không dưới 25 quốc gia châu Phi nhập khẩu hơn 1/3 lượng lúa mỳ của họ từ 2 quốc gia này và 15 quốc gia trong số đó nhập khẩu hơn một nửa. Chẳng hạn, Somalia và Benin nhập khẩu 100% lúa mỳ từ Nga và Ukraine, trong khi Sudan nhập khẩu 75%. Đối với các quốc gia này, có rất ít lựa chọn thay thế: nguồn cung lúa mỳ trong khu vực tương đối thấp (và không ngừng giảm do biến đổi khí hậu), thương mại nội bộ châu Phi bị hạn chế và nhiều khu vực của lục địa không có cơ sở hạ tầng giao thông.

Việc hạn chế nguồn cung này lại một lần nữa đi kèm với sự gia tăng lạm phát lương thực. Từ tháng 3 đến tháng 12/2022, lạm phát lương thực trung bình hàng năm ở mức 29% ở Bắc Phi. Tỷ lệ này - cao hơn 10 điểm so với mức trung bình của thế giới trong cùng thời kỳ (17%) - được giải thích là do chế độ thực phẩm của các nước nghèo tập trung nhiều hơn vào các sản phẩm có tỷ lệ lạm phát cao (đặc biệt là lúa mỳ và hạt có dầu). Ở những khu vực bị đe dọa nhiều nhất như châu Phi cận Sahara và Bắc Phi, các hộ gia đình đã dành trung bình hơn 50% ngân sách hàng tháng của họ cho thực phẩm.

Nguồn cơn của bất ổn chính trị

Có mối liên hệ rất chặt chẽ giữa tình trạng giá lương thực tăng cao với bất ổn chính trị. Chẳng phải ngẫu nhiên mà có sự liên hệ giữa giá nông sản tăng đột biến với các sự kiện chính trị lớn, chẳng hạn như cuộc bạo loạn lương thực năm 2007 - 2008 và Mùa xuân Arab năm 2011. Năm 2019, một báo cáo chung của FAO và Chương trình Lương thực thế giới (WFP) xác nhận rằng tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng đã làm gia tăng tỉ lệ di cư và xung đột vũ trang.

Ngoại trừ Sudan - nơi đang diễn ra cuộc nội chiến dai dẳng trong bối cảnh giá bánh mỳ tăng 50% - nhiều quốc gia có sự chuyển dịch tiêu dùng từ lúa mỳ sang gạo. Trên thực tế, gạo là một trong những loại ngũ cốc hiếm hoi mà giá chỉ tăng hạn chế: 8% từ tháng 2 đến tháng 7/2022. Do vậy, một số quốc gia châu Phi đã thay thế một phần lượng tiêu thụ lúa mỳ của họ bằng gạo, điều này giải thích cho hiện tượng giá gạo tăng gần đây và giá lúa mỳ giảm, mặc dù nguồn công ngày càng trở nên khan hiếm hơn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Xe ô tô đ.âm vào tiệm nail ở New York khiến ít nhất 13 người thương vong
12:19:58 29/06/2024
Khám phá 'núi lưỡi dao' ngoạn mục ở Trung Quốc
19:20:25 28/06/2024
Mỹ triệt phá các đường dây gian lận y tế
18:22:37 28/06/2024
Tổng thống Biden và ông Trump tranh luận về Tổng thống Putin
19:12:22 28/06/2024
Belarus bổ sung hệ thống phòng không ở biên giới với Ukraine
20:26:10 29/06/2024
Người Palestine tại Liban lo sợ xảy ra xung đột Israel - Hezbollah
20:30:53 28/06/2024
Đức, Pháp và Ba Lan hợp lực để hồi sinh Tam giác Weimar
19:58:58 28/06/2024
Kế hoạch lập tuyến phòng thủ của EU và phản ứng của Nga
14:16:57 28/06/2024

Tin đang nóng

Phanh Nè được tìm thấy, Hùng Didu đưa vào bệnh viện, nổi đóa mắng CĐM
10:47:44 30/06/2024
Ảnh cưới "full HD" trong hôn lễ của Midu - Minh Đạt: Ánh mắt chú rể hướng về cô dâu quá đỗi ngọt ngào
08:38:11 30/06/2024
Sốc với lượng người xem một trời một vực của Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai so với đối thủ Anh Trai Say Hi
10:18:29 30/06/2024
Jisoo xuất hiện trên hồ sơ tội phạm, thất vọng vì fan tấn công, ném phở vào mặt?
08:46:13 30/06/2024
Nửa đêm mò sang phòng vợ, tôi đứng hình với cảnh vợ và bạn thân không mặc đồ đang ôm nhau ngủ, tôi xông vào thì bị trách vô duyên
09:42:03 30/06/2024
Thấy con rể khốn khổ vất vả nên mẹ vợ cưu mang, ngờ đâu chồng tôi quay ra "tính kế" khiến mẹ con tôi kinh ngạc hụt hẫng
09:03:37 30/06/2024
Tiệc cưới Midu: 4 ngày đêm để hoàn thành, quy mô hoành tráng, thực đơn đắt đỏ
10:35:05 30/06/2024
Sao nhí đắt giá nhất showbiz "dậy thì thất bại" đầy đáng tiếc, 6 t.uổi phải gánh nợ cho bố còn bị b.ạo h.ành suýt c.hết
08:25:02 30/06/2024

Tin mới nhất

Mô hình Lego có thể trở thành vũ khí mới của Ukraine trước Nga?

11:05:53 30/06/2024
Tất cả các công trình đều được làm thành mô hình Lego. Mỗi công trình sẽ có 3 bộ Lego, chính vì vậy những nhà tài trợ có thể trúng thưởng 1 trong 15 bộ Lego. Các nhà tài trợ có thể chọn bộ Lego họ muốn được nhận.

Hàn Quốc cảnh báo nước dùng mì ăn liền gây tổn thương ngọn núi nổi tiếng

06:02:08 30/06/2024
Ngọn núi cao nhất Hàn Quốc đang phải đối mặt với thiệt hại về môi trường từ một nguyên nhân không ngờ tới là mì ăn liền.

Mỹ nghiên cứu phương án giải quyết xung đột xuyên biên giới Israel và Hezbollah

06:01:44 30/06/2024
Phái đoàn Iran tại Liên hợp quốc (LHQ) cũng đưa ra cảnh báo đối với Israel rằng cuộc tấn công tổng lực vào Liban sẽ khơi mào cuộc chiến tranh hủy diệt.

Mỹ điều chỉnh đề xuất thỏa thuận ngừng b.ắn ở Dải Gaza

05:48:28 30/06/2024
Trong khi đó, Thủ tướng Israel B. Netanyahu cho rằng vẫn có những khoảng trống giữa đề xuất ngừng b.ắn mà Chính phủ Israel phê chuẩn với phiên bản được Tổng thống Joe Biden công bố, ngoài ra cách Mỹ mô tả về thỏa thuận này là chưa toàn d...

Chính phủ Trung Quốc ban hành quy định về quản lý đất hiếm

05:40:19 30/06/2024
Theo bộ quy định này, Trung Quốc sẽ thúc đẩy việc phát triển mạnh ngành khai thác đất hiếm, đồng thời khuyến khích nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ mới, vật liệu mới và trang thiết bị mới.

Nổ kho pháo tại Philippines, ít nhất 5 người t.ử v.ong

05:24:47 30/06/2024
Thị trưởng thành phố Zamboanga, John Dalip, xác nhận 5 người t.hiệt m.ạng và lực lượng cứu hộ đã đưa thêm 20 người khác đến bệnh viện, trong đó có 8 người trong tình trạng nguy kịch.

Đại sứ quán Israel tại Serbia bị tấn công

20:18:38 29/06/2024
Đầu tháng 6 vừa qua đã xảy ra vụ n.ém b.om xăng vào Đại sứ quán Israel ở thủ đô Bucharest của Romania song không gây thiệt hại hay thương vong. Nhà chức trách Romania đã bắt giữ một nghi phạm dường như là người gốc Syria .

Cảnh sát Đức đụng độ với người biểu tình trước đại hội của đảng cực hữu AfD

20:10:42 29/06/2024
Hàng nghìn cảnh sát có mặt để đảm bảo an ninh cho các cuộc biểu tình. Một số chính trị gia AfD trong Quốc hội Đức cho biết cảnh sát đã đón họ tại khách sạn và đưa đến địa điểm tổ chức họp để không bị người biểu tình cản trở.

Diễn biến bầu cử tổng thống Iran

19:57:05 29/06/2024
Iran đang tập trung vào việc lựa chọn một người ít nhiều có thể đoán trước được, người có thể đảm bảo quá trình chuyển giao quyền lực của nhà lãnh đạo tối cao diễn ra suôn sẻ.

Trung Quốc ban hành báo động đỏ về mưa lớn

19:07:27 29/06/2024
Sông Trường Giang cũng đang trải qua trận lũ đầu tiên của năm 2024, trong bối cảnh mực nước tại Trạm thủy văn Cửu Giang (Jiujiang) đã dâng cao thêm 20 m, đạt mức báo động vào lúc 14h ngày 28/6.

Kiev thúc đẩy đồng minh lập vùng cấm bay ở Tây Ukraine

18:12:22 29/06/2024
Nhưng chủ đề này có thể được thảo luận tại hội nghị thượng đỉnh NATO tiếp theo ở Washington vào đầu tháng 7 - theo Phó Thủ tướng Ukraine Olga Stefanishyna.

Hội nghị Đầu tư Ai Cập - EU sẽ mang lại nhiều lợi ích kinh tế, thương mại

18:11:41 29/06/2024
Các doanh nghiệp của Ai Cập và châu Âu dự kiến sẽ có nhiều cuộc gặp bên lề để tìm hiểu thông tin thị trường và khám phá những cơ hội hợp tác trong các lĩnh vực khác nhau.

Có thể bạn quan tâm

Bắt quả tang sà lan khai thác cát biển trái phép

Pháp luật

14:10:52 30/06/2024
Ngày 30/6, Công an tỉnh Sóc Trăng cho biết vừa phối hợp với Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Sóc Trăng bắt giữ 1 phương tiện khai thác cát biển trái phép.

Thái tử đế chế LVMH hẹn hò ai trước Lisa? Hết tiểu thư tài phiệt đến luật sư đa tài bảo sao em út BLACKPINK bị so sánh

Sao châu á

14:08:37 30/06/2024
Pofile 2 người yêu cũ của thái tử đế chế tỷ đô này lại khủng đến mức khiến Lisa bị đặt lên bàn cân so sánh cùng.

Hồ thủy điện Tuyên Quang: Bức tranh thiên nhiên hấp dẫn du khách

Du lịch

14:06:47 30/06/2024
Nà Hang lâu nay vẫn được coi như một vùng đất cổ, nơi mà mỗi con sông, con suối, mỗi cánh rừng, ngọn núi đều được gắn liền với những truyền thuyết đầy hấp dẫn.

Tuyệt tích 510 triệu năm, quái vật Cambri "hiện hình" nguyên vẹn

Lạ vui

14:05:56 30/06/2024
Một nhóm nghiên cứu đa quốc gia đã tìm thấy những hóa thạch hoàn hảo chưa từng thấy về bọ ba thùy, loài quái vật bé nhỏ nhưng rất quan trọng trên cây tiến hóa của sinh vật địa cầu.

Phương Oanh tiết lộ cuộc sống thời con gái, có một điểm khác hẳn sau khi sinh con cho shark Bình

Sao việt

14:04:02 30/06/2024
Phương Oanh đăng tải lên trang cá nhân hình ảnh thảnh thơi tận hưởng cafe, bánh ngọt ở ban công nhà vào ngày cuối tuần.

9 cách để bạn xếp vali đi chơi như người chuyên nghiệp

Sáng tạo

13:58:21 30/06/2024
Ngay cả khi bạn là người đóng gói đồ đạc vào phút cuối (như tôi), những mẹo đóng gói này chắc chắn sẽ giúp bạn đi du lịch như một người chuyên nghiệp!

Người mẹ 3 con đăng quang Hoa hậu Hoàn vũ Puerto Rico ở độ t.uổi U40

Sao âu mỹ

13:16:24 30/06/2024
Người đẹp Jennifer Colon đã đăng quang ngôi vị cao nhất cuộc thi Miss Universe Puerto Rico 2024. Như vậy, cô sẽ giành quyền đại diện Puerto Rico tại Hoa hậu Hoàn vũ 2024 tổ chức ở Mexico.

Từ 1/7, người dân được xuất trình giấy tờ lái xe qua VNeID

Tin nổi bật

13:09:30 30/06/2024
Khi người dân xuất trình thông tin các giấy tờ đã được tích hợp, cập nhật trong căn cước điện tử, tài khoản định danh điện tử thì CSGT thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát thông qua thông tin trong căn cước điện tử.

Quý bà xanh mặt kể lại tình ảo lừa 6 tỷ đồng, hồi chuông cảnh tỉnh phụ nữ nhẹ dạ

Netizen

12:56:45 30/06/2024
Câu chuyện của một quý bà bị người tình ảo lừa 6 tỷ đồng một cách trắng trợn khiến nhiều người xôn xao. Đây là hôi chuông cảnh tỉnh cho nhiều người, khi sử dụng mạng xã hội để nhắn tin qua lại với người lạ.

Hot nhất Weibo: Mỹ nhân bị rết tấn công khiến fan gào thét không ngừng, phản ứng của người đẹp mới g.ây s.ốc

Hậu trường phim

12:52:09 30/06/2024
Sự việc nhanh chóng trở thành chủ đề được quan tâm bậc nhất trên mạng xã hội Weibo, đứng thứ hai bảng tìm kiếm chung với khoảng 40 triệu lượt đọc.

Ca sĩ Tùng Dương hát "Cánh chim Phượng hoàng" tôn vinh người phụ nữ

Nhạc việt

12:47:18 30/06/2024
Cánh chim Phượng hoàng là sản phẩm âm nhạc đầu tiên bắt đầu cho chuỗi dự án mới của ca sĩ Tùng Dương trong năm 2024, trình diện một Tùng Dương mới mẻ, khác biệt từ liveshow Human năm 2022 của anh.