Nghị viện EU ủng hộ các lệnh trừng phạt chống Azerbaijan

Theo dõi VGT trên

Nghị viện châu Âu ra nghị quyết kêu gọi các biện pháp trừng phạt chống Azerbaijan, lên án Baku tiếp quản Nagorno- Karabakh.

Nghị viện EU ủng hộ các lệnh trừng phạt chống Azerbaijan - Hình 1

Một người lính Azerbaijan canh gác ở nơi trước đây là đồn dân quân người dân tộc Armenia ở Mukhtar, Nagorno-Karabakh, ngày 3/10/2023. Ảnh: AFP

Theo đài RT, Nghị viện châu Âu ngày 5/10 đã thông qua một nghị quyết kêu gọi các biện pháp trừng phạt chống lại giới lãnh đạo chính trị và quân sự của Azerbaijan, với lý do “ thanh lọc sắc tộcngười ArmeniaNagorno Karabakh.

Với 491 phiếu thuận và chỉ 9 phiếu chống, nghị quyết kêu gọi EU và các quốc gia thành viên “áp dụng các biện pháp trừng phạt có mục tiêu đối với các cá nhân trong Chính phủ Azerbaijan” chịu trách nhiệm về vi phạm nhân quyền ở Nagorno-Karabakh và yêu cầu điều tra về “các hành vi lạm dụng do lực lượng Azerbaijan thực hiện có thể cấu thành tội ác chiến tranh”.

Nghị quyết cũng bày tỏ tình đoàn kết với những người dân tộc Armenia ở Nagorno-Karabakh – “những người đã bị buộc phải rời bỏ nhà cửa và vùng đất của tổ tiên”, và “cho rằng tình hình hiện tại dẫn đến việc thanh lọc sắc tộc”.

Chiến dịch quân sự chớp nhoáng vào tháng trước của Azerbaijan trong khu vực tranh chấp Nagorno-Karabakh được nghị quyết của Nghị viện châu Âu mô tả là “một cuộc tấn công quân sự phi lý, được lên kế hoạch trước… dẫn đến thiệt hại đáng kể về nhân mạng”, thể hiện “sự vi phạm trắng trợn nhân quyền và luật pháp quốc tế, đồng thời vi phạm rõ ràng quyền con người và tuyên bố ngừng b.ắn ba bên vào ngày 9/11/2020.”

Nghị viện châu Âu cũng yêu cầu EU đình chỉ mọi hoạt động nhập khẩu dầu và khí đốt từ Azerbaijan “trong trường hợp có hành động xâm lược quân sự chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ của Armenia” hoặc “các cuộc tấn công chống lại trật tự hiến pháp và các thể chế dân chủ của Armenia”.

Nghị quyết trên kêu gọi EU đ.ánh giá lại quan hệ đối tác năng lượng với Baku. Năm ngoái, khối đã ký một thỏa thuận tăng gấp đôi nhập khẩu khí đốt tự nhiên từ Azerbaijan đến năm 2027, để bù đắp cho sự thiếu hụt do lệnh cấm vận của phương Tây đối với Nga.

Trong cuộc tranh luận về nghị quyết hồi đầu tuần này, Nghị sĩ Fabio Massimo Castaldo thuộc “Phong trào 5 Sao” của Italy đã cáo buộc “sự im lặng của EU, đã hy sinh người dân Armenia dưới danh nghĩa chính sách thực dụng”, trong khi người đứng đầu “Phong trào Quốc gia Pháp”, Jordan Bardella, cũng chỉ trích rằng EU “thích khí đốt hơn m.áu của người Armenia.”

Video đang HOT

Hơn 100.000 người dân tộc Armenia đã chạy khỏi Nagorno-Karabakh kể từ khi lực lượng dân quân địa phương đầu hàng quân đội Azerbaijan hôm 20/9, chỉ sau một ngày giao tranh. Giới chức Baku chỉ ra rằng Armenia đã nhiều lần công nhận khu vực ly khai này là lãnh thổ có chủ quyền của Azerbaijan, bao gồm cả các cuộc đàm phán vào tháng 10 năm ngoái tại Praha (Séc) do EU tổ chức.

Baku mô tả cuộc tấn công của mình là một hành động “chống k.hủng b.ố” chống lại những gì họ cho là các nhóm vũ trang bất hợp pháp.

Cộng hòa Nagorno-Karabakh tự xưng không được bất kỳ quốc gia nào trên thế giới công nhận, kể cả Armenia.

EU đã lên lịch các cuộc đàm phán hòa bình giữa Armenia và Azerbaijan vào ngày 5/10, tại thành phố Granada của Tây Ban Nha. Tuy nhiên, chính phủ ở Baku đã hủy bỏ tham gia cuộc đàm phán này vào ngày 4/10, nói rằng sự vắng mặt của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan sẽ dẫn đến “bầu không khí chống Azerbaijan”.

Trong khi đó, cùng ngày 5/10, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Điện Kremlin đã đề xuất với Armenia một thỏa hiệp liên quan đến Nagorno-Karabakh, nhưng Yerevan đã chọn “đi theo con đường riêng của mình”, dẫn đến việc người dân tộc Armenia phải di cư khỏi khu vực hiện do Azerbaijan kiểm soát.

“Tất cả những gì xảy ra gần đây, trong 2-3 tuần qua, việc phong tỏa hành lang Lachin…, tất cả những điều này là không thể tránh khỏi sau khi Armenia công nhận chủ quyền của Azerbaijan đối với Nagorno Karabakh” – ông Putin nói tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 20 Câu lạc bộ thảo luận quốc tế Valdai ở Sochi.

Tổng thống Nga nói thêm: “Việc khi nào và bằng cách nào Azerbaijan sẽ thiết lập quyền kiểm soát ở đó trong khuôn khổ hiến pháp của mình chỉ là vấn đề thời gian”.

Nagorno-Karabakh tuyên bố độc lập vào đầu những năm 1990, và một thỏa thuận ngừng b.ắn do Moskva làm trung gian năm 1994 đã đóng băng cuộc xung đột giữa Azerbaijan với người dân tộc Armenia nắm quyền kiểm soát hầu hết khu tự trị này cũng như một số khu vực xung quanh của Azerbaijan. Tổng thống Putin lưu ý rằng trong 15 năm, Moskva đã thúc giục Yerevan đạt được một số thỏa hiệp với Baku bằng cách trả lại một số vùng lãnh thổ này và chỉ giữ lại một phần của Karabakh.

“Chúng tôi nói với họ rằng, nghe này, Azerbaijan đang phát triển, nền kinh tế đang phát triển, đây là một nước sản xuất dầu mỏ với 10 triệu dân. Hãy so sánh tiềm năng. Các ông cần phải thỏa hiệp khi vẫn còn có thể”, ông Putin nói.

Yerevan cuối cùng đã nhượng lại các lãnh thổ vào năm 2020, sau khi một chiến dịch quân sự của Azerbaijan cắt đứt con đường chính nối Karabakh với Armenia.

Tổng thống Putin lưu ý: “Armenia vẫn là đồng minh của chúng tôi” và Nga dự định tiếp tục cung cấp viện trợ nhân đạo, y tế và các viện trợ khác cho những người phải di dời khỏi Nagorno-Karabakh, đồng thời khẳng định rằng cần phải giải quyết số phận của họ “từ góc độ lâu dài”.

Điện Kremlin lên tiếng về số phận lực lượng gìn giữ hoà bình Liên bang Nga ở Nagorno-Karabakh

Sau khi Azerbaijan giành được quyền kiểm soát lãnh thổ đối với khu vực Nagorno-Karabakh và người gốc Armenia ùn ùn rời đi, dư luận cũng quan tâm tới số phận lực lượng gìn giữ hoà bình Nga ở đây.

Điện Kremlin lên tiếng về số phận lực lượng gìn giữ hoà bình Liên bang Nga ở Nagorno-Karabakh - Hình 1
Người dân Armenia sơ tán tới một căn cứ quân sự của Nga gần Stepanakert ở Nagorny-Karabakh ngày 21/9/2023. Ảnh: AFP/TTXVN

Sau cuộc chiến khốc liệt 6 tuần vào năm 2020, Nga đã triển khai gần 2.000 binh sỹ gìn giữ hoà bình tới Nagorno-Karabakh như một phần của thỏa thuận ngừng b.ắn mà nước này làm trung gian giữa Azerbaijan và Armenia.

Cùng với việc người gốc Armenia ùn ùn rời bỏ Nagorno-Karabakh sau khi Azerbaijan giành quyền kiểm soát khu vực này bằng một cuộc giao tranh trong vòng 24 giờ, số phận lực lượng gìn giữ hoà bình Nga ở đây cũng được dư luận quan tâm.

France 24 ngày 29/9 dẫn lời người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov cho biết tương lai của sứ mệnh gìn giữ hòa bình ở Nagorno-Karabakh sẽ được quyết định bởi Nga và Azerbaijan,

Theo ông Peskov, vì phái bộ hiện đang đóng ở trên lãnh thổ Azerbaijan, cho nên, đây sẽ là chủ đề thảo luận giữa Nga với Azerbaijan.

Ngày 19/9 vừa qua, Azerbaijan đã phát động một chiến dịch quân sự ở Nagorny-Karabakh mà nước này được gọi là "các biện pháp chống k.hủng b.ố mang tính chất cục bộ" nhằm khôi phục trật tự Hiến pháp.

24 tiếng đồng hồ sau, một thoả thuận ngừng b.ắn đã đạt được giữa Azerbaijan và lực lượng ly khai Armenia thông qua sự hòa giải của lực lượng gìn giữ hòa bình Nga. Theo đó, lực lượng ly khai Armenia đã giải giáp và rút các trang thiết bị hạng nặng khỏi khu vực.

Trên thực tế, ngày 22/9, Bộ Quốc phòng Nga thông báo rằng lực lượng người gốc Armenia ở Nagorny-Karabakh bắt đầu bàn giao vũ khí và thiết bị quân sự cho lực lượng gìn giữ hòa bình của Nga.

Ngày 25/9, Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev cam kết rằng các quyền của người sắc tộc Armenia ở Nagorny-Karabakh sẽ được bảo vệ và tiến trình tái hòa nhập của người Armenia ở Nagorny-Karabakh vào xã hội Azerbaijan sẽ thành công.

Dẫu vậy, người Armenia ở Nagorny-Karabakh vẫn quyết định bỏ lại mọi thứ phía sau, rời khỏi vùng đất nóng này dù không biết điều gì đang đợi phía trước,.

Hôm 29/9, Cơ quan người tị nạn Liên hợp quốc cho biết hơn 88.000 người từ Nagorno-Karabakh đã đến Armenia và tổng số có thể lên tới 120.000 người, nghĩa là toàn bộ dân số Nagorno-Karabakh.

Hành trình của những người này tới biên giới Armenia chỉ có 77 km nhưng lại kéo dài ít nhất 30 tiếng đồng hồ do tình trạng tắc đường. Thậm chí, nhiều người chấp nhận ngủ trong ô tô.

Trước tình trạng này, Mỹ và các chính phủ phương Tây khác đã cảnh báo về cuộc khủng hoảng nhân đạo và yêu cầu các quan sát viên quốc tế tiếp cận khu vực để theo dõi tình hình của người dân địa phương.

Về phần mình, người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov cho rằng "thật khó để nói ai là người chịu trách nhiệm (về cuộc di cư), không có lý do trực tiếp nào cho những hành động như vậy".

Ông Peskov nói thêm: "Tuy nhiên, mọi người vẫn bày tỏ mong muốn rời đi... những người đưa ra quyết định như vậy phải được cung cấp các điều kiện sống bình thường".

Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan đã cảnh báo về "sự thanh lọc sắc tộc" trong khu vực và kêu gọi cộng đồng quốc tế hành động.

Ông Pashinyan cũng chỉ trích lực lượng gìn giữ hòa bình Nga đã không can thiệp khi Azerbaijan tiến hành cuộc tấn công chớp nhoáng để giành lại quyền kiểm soát khu vực.

Nga đã phủ nhận các cáo buộc này.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Mỹ truy quét gian lận ngành y tế, gần 200 người bị buộc tội
07:55:30 28/06/2024
Xe ô tô đ.âm vào tiệm nail ở New York khiến ít nhất 13 người thương vong
12:19:58 29/06/2024
Cái kết cho tài xế cố tình 'thay áo' siêu xe để tránh bị phạt chạy quá tốc độ
09:12:10 28/06/2024
Mỹ triệt phá các đường dây gian lận y tế
18:22:37 28/06/2024
Quân đội Israel yêu cầu người dân phía Đông thành phố Gaza sơ tán
13:57:39 28/06/2024
Tổng thống Biden và ông Trump tranh luận về Tổng thống Putin
19:12:22 28/06/2024
Khám phá 'núi lưỡi dao' ngoạn mục ở Trung Quốc
19:20:25 28/06/2024
Vienna tiếp tục là thành phố đáng sống nhất thế giới
06:10:19 28/06/2024

Tin đang nóng

Midu và Minh Đạt chính thức lộ diện, mẹ chồng có thái độ gây chú ý bên cạnh con dâu
18:08:23 29/06/2024
Vì sao dâu hào môn Midu chọn hoa cưới cầm tay có 1 loại dây leo quen thuộc trong vườn nhà?
19:07:36 29/06/2024
Đám cưới Midu: Lan Ngọc bất ngờ lộ diện, Mai Phương Thúy hối hả, vợ chồng Trường Giang và nửa showbiz tề tựu
20:37:23 29/06/2024
Mẹ ông Thích Minh Tuệ nhập viện sau nhiều lần bị làm phiền, em trai tuyên bố gắt
17:07:22 29/06/2024
Bất ngờ với thực đơn cưới của Midu và doanh nhân Minh Đạt kém t.uổi
21:07:39 29/06/2024
Chồng Hằng Du Mục về Việt Nam 1 mình, đi chơi với gái xinh, vợ lủi thủi theo sau
17:27:27 29/06/2024
Chồng Hằng Du Mục đồng ý ly hôn, vẫn trách móc vợ, tự tin công khai "vợ 4"?
21:35:34 29/06/2024
CeCe Trương: Con gái Cẩm Vân - Khắc Triệu, từng bị tai nạn dập phổi, liệt tứ chi
18:20:30 29/06/2024

Tin mới nhất

Belarus bổ sung hệ thống phòng không ở biên giới với Ukraine

20:26:10 29/06/2024
Trước đó cùng ngày, Bộ Quốc phòng Belarus tuyên bố sở hữu thông tin chứng minh Ukraine đã chuyển dịch binh sĩ, vũ khí và thiết bị quân sự đến khu vực Zhytomyr giáp với Belarus. Ukraine chưa phản hồi về thông tin này.

Đại sứ quán Israel tại Serbia bị tấn công

20:18:38 29/06/2024
Đầu tháng 6 vừa qua đã xảy ra vụ n.ém b.om xăng vào Đại sứ quán Israel ở thủ đô Bucharest của Romania song không gây thiệt hại hay thương vong. Nhà chức trách Romania đã bắt giữ một nghi phạm dường như là người gốc Syria .

Cảnh sát Đức đụng độ với người biểu tình trước đại hội của đảng cực hữu AfD

20:10:42 29/06/2024
Hàng nghìn cảnh sát có mặt để đảm bảo an ninh cho các cuộc biểu tình. Một số chính trị gia AfD trong Quốc hội Đức cho biết cảnh sát đã đón họ tại khách sạn và đưa đến địa điểm tổ chức họp để không bị người biểu tình cản trở.

Diễn biến bầu cử tổng thống Iran

19:57:05 29/06/2024
Iran đang tập trung vào việc lựa chọn một người ít nhiều có thể đoán trước được, người có thể đảm bảo quá trình chuyển giao quyền lực của nhà lãnh đạo tối cao diễn ra suôn sẻ.

Trung Quốc ban hành báo động đỏ về mưa lớn

19:07:27 29/06/2024
Sông Trường Giang cũng đang trải qua trận lũ đầu tiên của năm 2024, trong bối cảnh mực nước tại Trạm thủy văn Cửu Giang (Jiujiang) đã dâng cao thêm 20 m, đạt mức báo động vào lúc 14h ngày 28/6.

Kiev thúc đẩy đồng minh lập vùng cấm bay ở Tây Ukraine

18:12:22 29/06/2024
Nhưng chủ đề này có thể được thảo luận tại hội nghị thượng đỉnh NATO tiếp theo ở Washington vào đầu tháng 7 - theo Phó Thủ tướng Ukraine Olga Stefanishyna.

Hội nghị Đầu tư Ai Cập - EU sẽ mang lại nhiều lợi ích kinh tế, thương mại

18:11:41 29/06/2024
Các doanh nghiệp của Ai Cập và châu Âu dự kiến sẽ có nhiều cuộc gặp bên lề để tìm hiểu thông tin thị trường và khám phá những cơ hội hợp tác trong các lĩnh vực khác nhau.

Vụ bê bối 'Hồ sơ Panama': 28 bị cáo được tuyên trắng án

18:11:02 29/06/2024
Sau vụ bê bối trên, Panama đã thông qua luật mới nhằm minh bạch tài chính, nhưng quốc gia Trung Mỹ này vẫn nằm trong danh sách đen của Liên minh châu Âu (EU) liên quan đến trốn thuế.

Trung Quốc khai trừ đảng hai cựu Bộ trưởng Quốc phòng

17:30:55 29/06/2024
Ông Lý Thượng Phúc cũng bị phát hiện đã đưa t.iền cho người khác để trục lợi, cấu thành tội đưa hối lộ. Cuộc điều tra cũng tìm ra manh mối về những vi phạm khác của ông Lý Thượng Phúc.

IMF phê duyệt khoản vay 2,2 tỷ USD cho Ukraine

17:25:30 29/06/2024
Tuyên bố của IMF nêu rõ khoản t.iền trên sẽ được sử dụng để hỗ trợ ngân sách cho Ukraine. Số t.iền này nâng tổng số t.iền giải ngân theo thỏa thuận cho vay 48 tháng lên khoảng 7,6 tỷ USD.

Israel tìm cách thiết lập ra 5 km 'vùng c.hết' ở miền Nam Liban

17:24:35 29/06/2024
Về phần mình, IDF phủ nhận việc họ đang tạo ra vùng đệm. IDF tuyên bố họ chỉ đẩy lùi Hezbollah nhằm ngăn chặn các cuộc tấn công liên tục vào cư dân Israel ở miền Bắc.

Châu Âu hứng đòn giáng mạnh vào nỗ lực phát triển tên lửa

15:00:29 29/06/2024
Theo báo Le Monde, hội đồng điều hành EUMETSAT đã yêu cầu ban giám đốc đại diện cho tổ chức gồm 30 quốc gia thành viên này sử dụng tên lửa Falcon 9 của SpaceX để phóng vệ tinh thời tiết MTG-S1.

Có thể bạn quan tâm

Cách nấu xôi bằng nồi cơm điện dẻo thơm nhanh gọn

Ẩm thực

23:10:13 29/06/2024
Nấu xôi bằng nồi cơm điện nhanh gọn, đơn giản nhưng xôi dẻo ngon không kém xôi hấp bằng xửng với các công đoạn chuẩn bị lích kích.

Xót xa với hình ảnh tàn tạ của Celine Dion khi chiến đấu với bệnh nan y

Sao âu mỹ

23:04:21 29/06/2024
Mắc bệnh hiểm nghèo, ngày ngày chiến đấu với những cơn đau dữ dội và đối diện với nguy cơ vĩnh viễn không hát được, Celine Dion vẫn cho thấy sức mạnh phi thường.

Thiếu gia Minh Đạt liên tục lau nước mắt sau màn thổi sáo trong đám cưới cùng Midu

Sao việt

22:54:29 29/06/2024
Có lẽ vì quá xúc động trong ngày vui của chính mình nên anh đã liên tục phải lấy khăn giấy để lau đi những giọt nước mắt hạnh phúc.

GG Live mang đến "phép lạ" ở APL 2024, dù thua nhưng vẫn đ.ánh hay đến mức "lỗi game"?

Mọt game

22:35:56 29/06/2024
Sau chiến thắng tuyệt đối trướcOne Star Esports,GG Liveđã trở thành đại diện cuối cùng của Việt Nam thi đấu tạiAPL 2024. Tuy nhiên, đội tuyển này lại không thực sự được lòng quá nhiều fan Liên Quân Mobile ở thời điểm hiện tại.

Tụ tập tại nhà riêng "mở tiệc" ma tuý

Pháp luật

22:26:08 29/06/2024
Chiều 29/6, Công an TP Sóc Trăng (tỉnh Sóc Trăng) cho biết vừa bắt quả tang Chu Quang Nam (SN 1979, ngụ phường 9, TP Sóc Trăng) đang tàng trữ, mua bán trái phép chất ma tuý.

Người thương binh giữa đêm mưa lao xuống hồ Quỳnh cứu n.ữ s.inh t.ự v.ẫn

Tin nổi bật

22:18:18 29/06/2024
Buồn chán chuyện gia đình, sau một hồi thẫn thờ đi vài vòng quanh hồ Quỳnh (phường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), cô gái trẻ lao mình xuống dòng nước đen thẫm tại đây. Rất may mắn, cô gái nhanh chóng được người dân phát hiện, c...

Cô dâu Midu diện váy cưới lộng lẫy, giá hơn 3 tỷ chuẩn dâu hào môn

Phong cách sao

22:03:53 29/06/2024
Chiều ngày 29/6, lễ cưới của Midu và doanh nhân Minh Đạt đã chính thức diễn ra. Trong những hình ảnh đầu tiên được chia sẻ trên MXH, cô dâu Midu xuất hiện vô cùng long lanh với layout makeup tông hồng.

Bích Trâm: Ca sĩ Thanh Hà là người mẹ thứ hai của tôi

Nhạc việt

21:42:10 29/06/2024
Sau chương trình Giọng hát Việt 2019 , Diêu Ngọc Bích Trâm vẫn giữ liên hệ với ca sĩ Thanh Hà và đàn chị cho nhiều lời khuyên về cách để nâng cao kỹ năng thanh nhạc cũng như phát triển con đường sự nghiệp.

Minh Dự: Vì không phải diễn viên ngôi sao nên tôi càng cố gắng

Hậu trường phim

21:27:51 29/06/2024
Nam diễn viên Minh Dự tiết lộ từng tổn thương sau thất bại của một dự án nên lơ khi đạo diễn Vũ Khắc Tuận mời đóng phim.

12 lý do nên ăn quả óc chó mỗi ngày

Sức khỏe

21:11:48 29/06/2024
Quả óc chó chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết như acid béo omega-3 và chất chống oxy hóa. Loại hạt tốt cho sức khỏe này cũng dễ dàng kết hợp vào chế độ ăn uống.

Đây là loài tôm 'khó ăn' nhất hành tinh!

Lạ vui

20:59:41 29/06/2024
Nằm sâu trong lòng đại dương, nơi ánh sáng mặt trời không thể len lỏi, tồn tại một loài tôm có khả năng thích nghi phi thường và sở hữu ngoại hình kỳ dị: tôm núi lửa biển sâu - Rimicaris hybisae.