Nga và Trung Quốc bắt tay, thách thức Mỹ ở châu Á

Theo dõi VGT trên

Dù có thể chịu thiệt, Nga vẫn ráo riết xúc tiến thỏa thuận năng lượng mới với Trung Quốc, vừa để phá thế cô lập mà nước này đang chịu ở phương Tây, vừa chặn trước bước tiến trong chiến lược xoay trục sang châu Á về kinh tế và ngoại giao của Mỹ

Nga và Trung Quốc bắt tay, thách thức Mỹ ở châu Á - Hình 1

Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong lễ ký kết Bản ghi nhớ về xây dựng tuyến đường ống dẫn khí đốt phía Tây hôm 9/11 tại Bắc Kinh. Ảnh: Reuters

Nga và Trung Quốc hôm 9/11 ký kết một biên bản ghi nhớ về việc xây dựng tuyến đường dẫn khí đốt từ tây Siberia đến các tỉnh miền tây của Trung Quốc. Nếu đạt được thỏa thuận dự kiến kéo dài 30 năm này, Nga sẽ cung cấp 30 tỷ mét khối khí đốt cho Trung Quốc kể từ năm 2018. Khách hàng mới này rất quan trọng với Moscow, bởi Nga đang bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt tài chính của phương Tây.

Thỏa thuận sơ bộ này được tiến hành sau khi Trung Quốc và Nga ký kết hợp đồng khổng lồ về gas trị giá 400 tỷ USD hồi tháng 5, về việc xây dựng đường ống dẫn khí đốt dẫn đến phía đông Trung Quốc. Nga có thể cung cấp ít nhất 68 tỷ mét khối khí đốt hàng năm cho bạn hàng này, tương đương khoảng một phần năm nhu cầu khí đốt dự kiến của Bắc Kinh trong năm 2020.

Bước đi này thể hiện sự dịch chuyển trong cán cân quyền lực ở châu Á và thỏa mãn nhu cầu hai nước. Nga muốn thoát ra khỏi sự cô lập mà phương Tây tạo ra do khủng hoảng Ukraine; trong khi Trung Quốc muốn một nguồn cung cấp năng lượng đáng tin cậy với giá cả phải chăng.

Trung Quốc đang mở rộng ảnh hưởng về kinh tế ở châu Á bằng việc thiết lập hiệp định thương mại với các đối tác của Mỹ như Australia và Hàn Quốc, cho đến các dự án được tài trợ bởi ngân hàng phát triển của Trung Quốc – các thể chế tài chính có sức mạnh đủ để đấu với các nhà băng Tây phương. Và giờ đây, thỏa thuận khí đốt Trung – Nga thứ hai tiếp tục cho thấy những thách thức Mỹ sẽ vấp phải khi “xoay trục” về châu Á.

“Dù đấu trường thế giới có thay đổi như thế nào, chúng tôi cũng sẽ coi tăng cường hợp tác là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại”, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố trong buổi công bố thỏa thuận. Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng hợp tác giữa hai nước sẽ giúp làm cho thế giới “ổn định hơn và dễ đoán hơn”.

“Trung Quốc muốn thể hiện một cách công khai rằng hợp tác năng lượng Trung – Nga không phải chỉ được thúc đẩy do nhu cầu, mà nó đã trở thành một phần cốt lõi trong hợp tác chiến lược đang ngày càng được củng cố giữa hai nước”, Keun-Wook Paik, một cộng tác viên tại viện Chatham House, đồng thời là một chuyên gia về giao dịch năng lượng Trung – Nga cho biết.

Nga và Trung Quốc bắt tay, thách thức Mỹ ở châu Á - Hình 2

Đường ống màu đỏ – Sức mạnh Siberia – nằm trong hợp đồng khí đốt 400 tỷ USD ký tháng 5, còn gọi là đường ống phía đông. Tuyến màu xanh dương, được gọi là đường ống phía tây, vừa được Nga và Trung Quốc ký bản ghi nhớ tuần trước. Đồ họa: RT

Tuy nhiên, thỏa thuận này vẫn chưa được hoàn thành. Hai bên cuối tuần qua đặt nền móng cho nó nhưng vẫn còn một loạt các vấn đề chưa được giải quyết, đặc biệt là mức giá Trung Quốc sẽ trả. Hai nước đã mất hơn một thập kỷ để đạt được thỏa thuận về giá cho đường ống đầu tiên, và Moscow lúc đó phải nhượng bộ đáng kể về giá.

Trong thỏa thuận thứ hai, Nga lo ngại rằng nước này sẽ phải nhượng bộ nhiều hơn. Nếu giá dầu giảm, giá khí đốt của Nga cũng đi xuống và ngược lại. Dầu thô thời gian gần đây rớt giá khiến giá trị hợp đồng khí đốt của Trung Quốc thấp hơn so với mức một vài tháng trước.

Video đang HOT

Đồng thời, thỏa thuận mới dự kiến sẽ ít hấp dẫn hơn so với giao dịch vận chuyển dầu qua đường ống Sức mạnh Siberia ở phía đông hồi tháng 5, vì Nga sẽ dẫn khí đốt đến khu vực dân cư thưa thớt của Trung Quốc ở phía tây. Từ đó, Bắc Kinh sẽ phải tiếp tục vận chuyển bằng đường bộ.

“Giá khí đốt được chuyển qua tuyến đường ống phía tây có lẽ sẽ rẻ hơn so với phía đông”, ông Mikhail Korchemkin, người đứng đầu công ty tư vấn Phân tích Khí Đốt Đông Âu cho biết. “Đường ống dẫn dầu phía đông cung cấp khí đốt gần Cáp Nhĩ Tân và các trung tâm tiêu thụ lớn khác của đông bắc Trung Quốc, trong khi tuyến đường phía tây lại đến khu vực trống trải, thưa dân”, ông nói thêm.

Dù vậy, Nga đã nóng lòng chờ đợi thương vụ này ngay từ khi thỏa thuận hồi tháng 5 còn chưa ráo mực. Moscow từ lâu đã muốn tăng cường giao dịch năng lượng với châu Á, nhưng đến khi phương Tây áp đặt lệnh trừng phạt với Nga về năng lượng, quốc phòng, và tài chính, Moscow mới quyết liệt “đông tiến”.

Một hợp đồng lớn mới với Trung Quốc sẽ bù đắp đáng kể cho sự phụ thuộc của Nga vào thị trường châu Âu, đồng thời mang đến cho Moscow một đồng minh đầy thế lực. Người đứng đầu Gazprom, công ty dầu khí hàng đầu Nga, Alexey Miller, cho biết thỏa thuận khí đốt mới có thể làm lu mờ giao dịch thương mại của Moscow với châu Âu.

“Moscow đã tiến hành ‘xoay trục sang châu Á’ trước khi căng thẳng Nga – phương Tây trở nên nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng căng thẳng đã làm cho Nga kiên quyết theo đuổi các thỏa thuận với Trung Quốc, ngay cả những giao dịch có thể khiến Điện Kremlin phải thiệt thòi, để tránh bị cô lập”, Jeff Mankoff, phó giám đốc chương trình Nga và Âu Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế nhận định

Một câu hỏi lớn đặt ra là tại sao Trung Quốc phải đợi đến lúc này mới xúc tiến thỏa thuận. Trước đó, mặc cho các quan chức Nga, bao gồm cả Tổng thống Putin muốn thúc đẩy việc xây dựng đường ống phía tây, các lãnh đạo Trung Quốc vẫn giữ im lặng.

Một loạt các yếu tố dường như đã thay đổi ý định của Trung Quốc. Trước tiên, Trung Quốc đang tìm cách “làm sạch” nền kinh tế và giảm tầm quan trọng của than đá trong cơ cấu năng lượng nước này, do đó, Bắc Kinh sẽ cần một lượng lớn khí đốt tự nhiên. Trong khi Trung Quốc phải tăng cường việc tự sản xuất và nhập khẩu khí đốt từ các nước Trung Á, các mỏ khí đốt khổng lồ của Nga là một nguồn cung cấp nhiên liệu sạch gần kề và luôn sẵn sàng.

Đồng thời, đường ống dẫn khí lớn dù ở phía đông hay tây cũng là một lựa chọn an toàn hơn so với việc vận chuyển khí đốt hoá lỏng qua đường biển. Lãnh đạo Trung Quốc lo lắng trước sự phụ thuộc ngày càng tăng của Bắc Kinh vào việc nhập khẩu năng lượng qua đường biển do e ngại sức mạnh và tầm ảnh hưởng của hải quân Mỹ. Đường ống khí đốt từ Nga cũng chính là mong muốn của Moscow. Nước này muốn qua mặt triển vọng xuất khẩu khí hóa lỏng tự nhiên (LNG) sang châu Á của Mỹ.

“Trước khi LNG của Mỹ xuất hiện tại thị trường Trung Quốc, Nga cần phải sử dụng hệ thống ống dẫn khí đốt để cạnh tranh với LNG của Mỹ”, ông Paik thuộc Viện nghiên cứu Chatham House, cho biết. “Trung Quốc sẽ là chiến trường cho “trục xoay” về châu Á của Mỹ và Nga.

Trung Quốc đang mở rộng tầm ảnh hưởng ở Trung Á với các giao dịch năng lượng và chiến lược kinh tế “Con đường Tơ lụa”. Những động thái này làm dấy lên căng thẳng giữa Moscow và Bắc Kinh, khi Nga luôn xem Trung Á là “sân sau” của mình. Thỏa thuận khí đốt Nga – Trung mới sẽ là một cách để xoa dịu tình hình.

“Nga rõ ràng sẽ chiếm một vị trí khá nổi bật trong bất kỳ kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng xuyên lục địa nào của Trung Quốc”, Mankoff nói, “vì vậy Bắc Kinh sẽ cố giữ gìn quan hệ với Moscow hết mức có thể”.

Phương Vũ

Theo Foreign Policy

Mỹ - Trung bắt tay để lãnh đạo thế giới?

Trong những ngày qua, lãnh đạo hai nước Mỹ - Trung đã có những cuộc tiếp xúc và ký hàng loạt thỏa thuận quan trọng. Nhưng đáng chú ý hơn, sự thân thiết bất ngờ của các cuộc gặp này khiến người ta tin rằng hai nước đang bắt tay để lãnh đạo thế giới.

Trật tự thế giới hai cực, hay G2 đã trở lại, đó là nhận định của tiến sỹ Ramon Pacheco Pardo, giảng viên khoa quan hệ quốc tế, đại học King's College tại London trong bài viết mới đây trên tờ Telegraph, khi nhận định về các cuộc tiếp xúc thượng đỉnh Trung-Mỹ vừa qua. Dân Trí xin trích đăng.

Mỹ - Trung bắt tay để lãnh đạo thế giới? - Hình 1

Sự thân thiết đáng ngạc nhiên của lãnh đạo Mỹ - Trung đang hé lộ về một liên minh dẫn dắt thế giới?

"Cắt giảm phát thải khí nhà kính, thông báo cho nhau về các hoạt động quân sự và chuyển giao các sản phẩm công nghệ thông tin chỉ là 3 trong số nhiều lĩnh vực mà Mỹ và Trung Quốc đã nhất trí cùng hợp tác.

Trên bình diện rộng hơn, cuộc gặp thượng đỉnh nồng ấm một cách bất ngờ giữa Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch Tập Cận Bình có khả năng phát triển thành vai trò lãnh đạo của G2 trên phạm vi toàn cầu", tác giả khẳng định.

Hãy cùng sánh bước

Có 3 yếu tố khác khiến Washington và Bắc Kinh xích lại gần nhau hơn. Thứ nhất đó là trong ngắn hạn, ông Obama chỉ còn 2 năm cuối nhiệm kỳ. Do đó không có gì ngạc nhiên khi vị Tổng thống Mỹ muốn tạo ra một di sản của riêng mình, trong khi kết quả cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ đã khiến những kế hoạch hành động của ông nay trở nên khó khăn hơn.

Do vậy, việc củng cố quan hệ song phương với Bắc Kinh có thể sẽ là một lời giải. Đằng sau chiêu bài công kích Trung Quốc, vốn chắc chắn sẽ còn tăng khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2016 đến gần, thực chất cả hai đảng Cộng hòa và Dân chủ đều muốn có quan hệ tốt hơn với Bắc Kinh.

Cần nhớ rằng, chính cựu Tổng thống George W. Bush, một người của đảng Cộng hòa, đã đưa ra sáng kiến đối thoại song phương, mà trên cơ sở đó những cuộc gặp gỡ thượng đỉnh của người kế nhiệm ông được tiến hành.

Một yếu tố khác đằng sau quan hệ hợp tác Trung - Mỹ liên quan tới các mục tiêu quan trọng nhất của Bắc Kinh, đó là tăng trưởng kinh tế và việc làm. Chính quyền của ông Tập đã khẳng định rõ ràng rằng đây là hai ưu tiên hàng đầu.

Việc có khúc mắc với Washington, dẫn tới suy giảm kinh tế, thất nghiệp tăng, nhất là tại các khu vực đô thị là điều Bắc Kinh luôn muốn tránh.Trong bối cảnh đó, hoàn toàn hợp lý khi Bắc Kinh tìm cách đạt được những thỏa thuận chắc chắc, tạo ra những quy định về thương mại và đầu tư rõ ràng hơn.

Tương tự, cũng logic khi chính quyền của ông Tập tránh những cuộc đối đầu quân sự và chạy đua vũ trang mà họ không thể thắng. Liên Xô cũ đã thua trong Chiến tranh lạnh, một phần do cố gắng chạy đua với sức mạnh quân sự Mỹ. Trung Quốc đã rút ra bài học này và muốn tránh đi vào vết xe đổ năm xưa.

Yếu tố thứ ba khiến Washington và Bắc Kinh xích lại gần nhau hơn là do cấu trúc. Ngày nay, những mối đe dọa an ninh nguy hiểm nhất đều mang tính xuyên quốc gia. Từ biến đổi khí hậu tới chủ nghĩa k.hủng b.ố đều không giới hạn trong bất kỳ biên giới nước nào. Do đó, một điều rất cơ bản đó là Mỹ và Trung Quốc cần phải phối hợp cùng nhau để xử lý. Việc này giúp họ học hỏi được từ nhau đồng thời giúp hạ thấp chi phí.

Ai sẽ lãnh đạo thế giới?

Những cái bắt tay trên dẫn tới một câu hỏi rất được quan tâm, liệu Mỹ và Trung Quốc có lãnh đạo được phần còn lại của thế giới không?

Mỹ - Trung bắt tay để lãnh đạo thế giới? - Hình 2

Lãnh đạo Trung - Mỹ duyệt đội danh dự hôm 12/11 tại Bắc Kinh

Một điều rõ ràng rằng không có thỏa thuận mang tính toàn cầu nào có thể thành công nếu không só sự cam kết của hai cường quốc này. Đơn cử như các cuộc đàm phán về biến đổi khí hậu dường như luôn phải xoay quanh các thỏa thuận Trung - Mỹ.

Đối với vấn đề quản trị tài chính, Trung Quốc đã trở thành một phần không thể thiếu để ngăn ngừa một cuộc khủng hoảng ngân hàng mới.

Trái lại, các hoạt động của Tòa hình sự quốc tế đang bị ảnh hưởng bởi thực tế rằng Washington vẫn chưa chịu phê chuẩn Quy chế Rome. Bắc Kinh thậm chí còn chưa ký vào bản thỏa ước này. Những ví dụ này cho thấy nếu không có 2 cường quốc này, việc quản trị toàn cầu một cách hiệu quả là khó, nếu không muốn nói là không thể đạt được.

Hiện có một khẳng định mạnh mẽ rằng, sự suy yếu tương đối của Mỹ đã tạo ra một khoảng trống quyền lực. Nhưng nghịch lý là điều này lại trao cơ hội để G2 có thể khẳng định vai trò lãnh đạo. Dù vậy sẽ khó có một nước nào có thể thay thế vai trò siêu cường của Mỹ trong nay mai. Các định chế và sáng kiến toàn cầu có thể đi xa tới đâu, sự sự tê liệt của vòng đám phán thương mại Doha chính là câu trả lời.

Vì thế việc Washington và Bắc Kinh tìm được tiếng nói chung sẽ là xuất phát điểm tuyệt vời cho vai trò lãnh đạo toàn cầu. Nó rõ ràng có thể dẫn dắt các cường quốc lớn khác cùng hợp tác, nhưng sẽ đòi hỏi hoạt động ngoại giao khéo léo để tránh khiến các nước khác cảm thấy bị loại khỏi tiến trình ra quyết định. Sự dẫn dắt của Washington và Bắc Kinh sẽ không thể thành công nếu không nhận được sự ủng hộ rộng rãi hơn.

Tuy nhiên, tất cả những yếu tố trên không đồng nghĩa mọi yếu tố trong quan hệ Mỹ - Trung đều tốt đẹp. Những cáo buộc do thám điện tử lẫn nhau, tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông, và nỗ lực thúc đẩy dân chủ của ông Obama tại Myanmar là 3 vấn đề khác mà Washington và Bắc Kinh chưa thể thắng thắn với nhau. Ngoài ra còn có những cân nhắc trừu tượng khác liên quan tới những lợi ích địa chính trị ở những khu vực khác trên thế giới.

Nhưng trên tất cả, những thỏa thuận được ký hôm thứ Tư vừa qua cho thấy các mối lo ngại không thể khiến Mỹ và Trung Quốc ngừng hợp tác ở những vấn đề then chối đối với hai nước cũng như toàn thế giới. Đây có thể là bước đi đầu tiên hướng tới sự lãnh đạo toàn cầu của G2.

Thanh Tùng

Theo Telegraph

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Chuyên gia Nga đ.ánh giá về phán quyết quyền miễn trừ với ông Trump
06:57:08 03/07/2024
Báo Mỹ giải mã 'cơn sốt' cà phê muối Việt Nam trên toàn thế giới
19:41:08 02/07/2024
Bài học từ hình mẫu đối phó với tình trạng suy giảm dân số ở Trung Quốc
20:20:26 02/07/2024
Armenia đảo chiều, khôi phục lại quan hệ với Nga?
16:44:26 03/07/2024
Canada: WestJet hủy khoảng 700 chuyến bay do nhân viên kỹ thuật đình công
19:43:24 01/07/2024
Điện thoại di động bắt đầu hết thời vì cuộc cách mạng AI?
05:41:25 03/07/2024
Australia trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới cấm đá nhân tạo
20:14:00 02/07/2024
Tìm thấy 2 cháu bé bị lạc hơn 3 ngày ở Sa Pa
16:56:16 02/07/2024

Tin đang nóng

Thực hư thông tin bạn trai Khánh Vân là chồng cũ ca sĩ đình đám Vbiz
14:06:38 03/07/2024
Sở GD-ĐT vào cuộc vụ giám thị ký nhầm giấy thi, làm thí sinh mất 20 phút làm bài
15:30:02 03/07/2024
Vũ Luân tuyên bố quỳ xuống tạ lỗi nếu có bằng chứng, khi Hồng Loan tố quay lưng
17:21:45 03/07/2024
Bạn thân Vũ Linh lên tiếng chuyện Vũ Luân cạch mặt Hồng Loan, bênh vực chị Ni
14:17:14 03/07/2024
Nữ diễn viên công khai thông tin chiếm sóng MXH sau 7 năm người cũ đột ngột qua đời
15:19:15 03/07/2024
Nam Em bất ngờ khoe ảnh cưới nhưng phản ứng từ cư dân mạng mới gây chú ý
16:26:01 03/07/2024
Phạm Như Phương ung dung vui vẻ bên bạn trai dù bị gần 100.000 người quay lưng
14:43:23 03/07/2024
Midu để lộ thái độ với chị em dâu trong đám cưới, hot hơn cả mẹ chồng - nàng dâu
16:33:09 03/07/2024

Tin mới nhất

Hãng hàng không lớn nhất của Nga thiếu tiếp viên trầm trọng

17:15:48 03/07/2024
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, Aeroflot - hãng hàng không lớn nhất của Nga, đang phải đối mặt với vấn đề thiếu tiếp viên hàng không dẫn đến tình trạng trễ và hủy chuyến trên diện rộng.

Pháp hối thúc Israel ngăn ngừa cuộc xung đột lớn với Hezbollah

17:10:54 03/07/2024
Trong cuộc điện đàm ngày 2/7, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã hối thúc nhà lãnh đạo Israel Benjamin Netanyahu ngăn ngừa nguy cơ xảy ra xung đột lớn giữa Israel và lực lượng Hezbollah ở Liban.

SCO thúc đẩy quan hệ toàn cầu kiểu mới

16:41:44 03/07/2024
Belarus dự kiến sẽ gia nhập Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) với tư cách là thành viên chính thức thứ 10 tại Hội nghị thượng đỉnh SCO, được tổ chức tại Astana, Kazakhstan, từ ngày 3 - 4/7.

Cảnh báo La Nina làm trầm trọng hơn mùa bão ở Nam Mỹ

15:17:58 03/07/2024
Tại khu vực Mỹ Latinh, cả La Nina và El Nino đều đã ảnh hưởng đến hoạt động trồng trọt và sản lượng thu hoạch lúa mì, gạo và ngô, gây tổn hại các nền kinh tế khu vực.

Mỹ tuyên bố sẵn sàng đối thoại với Venezuela

14:16:03 03/07/2024
Ông Maduro đưa ra tuyên bố trên chỉ vài tuần trước cuộc bầu cử tổng thống tại Venezuela, trong bối cảnh nhà lãnh đạo này đang tranh cử nhiệm kỳ thứ ba.

Mưa bão khiến gần 250.000 người ở miền Đông Trung Quốc phải sơ tán

14:14:24 03/07/2024
Tại quận Hà Tây, gần thủ phủ Hợp Phì của tỉnh An Huy, lượng mưa đo được là khoảng 266 mm. Chính quyền đã điều nhân lực đến giám sát các đ.ập và đê dọc sông Dương Tử ở An Huy.

Nhật Bản phát hành t.iền giấy sử dụng công nghệ chống t.iền giả đầu tiên trên thế giới

14:12:31 03/07/2024
Đến năm 2023, mặc dù thanh toán không dùng t.iền mặt tại Nhật Bản đạt 39,3%, nhưng vẫn chưa đạt được mục tiêu khoảng 40% của chính phủ.

Liên hợp quốc lo ngại sâu sắc về tác động của lệnh sơ tán mới ở Dải Gaza

13:19:24 03/07/2024
Theo OCHA, việc sơ tán trên quy mô lớn như vậy chỉ làm tăng thêm nỗi thống khổ của người dân Palestine và đẩy nhu cầu nhân đạo tăng cao hơn nữa.

Bước chuyển mới trong không gian Á - Âu

13:17:55 03/07/2024
Theo Ngoại trưởng Nga, việc mở rộng quan hệ với các nước sẽ không chỉ tăng cường hợp tác chính trị của SCO mà còn cho phép mở rộng quan hệ đối tác kinh tế.

Thủ tướng Israel bác thông tin về việc ngừng chiến dịch quân sự tại Gaza

12:26:25 03/07/2024
Cũng theo Tổng Tham mưu trưởng IDF, Israel đã t.iêu d.iệt trên 900 tay s.úng vũ trang ở thành phố Rafah, phía Nam Gaza, kể từ khi tiến hành cuộc tấn công trên bộ tại đây hồi đầu tháng 5 năm nay.

Lý do Thủ tướng Hungary Orban bất ngờ thăm Ukraine

12:24:16 03/07/2024
Nổi tiếng là người đi ngược lại EU, phản đối viện trợ tài chính và quân sự cho Ukraine, Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã bất ngờ thăm Kiev.

Ukraine chế tạo vũ khí để kiểm soát Biển Đen như thế nào?

07:00:42 03/07/2024
Những gì Ukraine đã làm là tìm ra những loại vũ khí nhỏ rẻ t.iền, dễ sản xuất và hiệu quả, theo một cách nào đó, có thể làm giảm lợi thế đó của Nga, lợi thế về quy mô nhờ chi phí rẻ, nhanh, linh hoạt, dễ sử dụng và hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm

Tôi 68 t.uổi, sau khi trải qua 2 hình thức là thuê giúp việc chăm sóc và vào viện dưỡng lão, tôi mới hiểu ra nơi nào là tốt nhất trong những năm cuối đời

Góc tâm tình

19:42:17 03/07/2024
Cuối cùng tôi cũng hiểu, nơi tốt nhất để thuộc về những năm cuối đời thực sự là ở cạnh các con.Biết tôi không phải con ruột nhưng bố vẫn giấu giếm cho vợ,

Sếp lớn 80 t.uổi, về hưu từng ở cùng con trai, vào viện dưỡng lão vẫn khó bình yên: Hóa ra t.uổi già cần nhất 3 điểm tựa "xương m.áu" này

Trắc nghiệm

19:40:06 03/07/2024
Đây là kinh nghiệm từ chính thực tế mà cụ ông này đã rút ra để cuộc sống t.uổi xế chiều luôn vui vẻ, hạnh phúc dù sống ở đâu hay một mình.

5 phim Hoa ngữ đạt điểm cao nhất nửa đầu 2024: Dữ Phượng Hành và Mặc Vũ Vân Gian bất ngờ thua đau trước một cái tên lạ hoắc

Phim châu á

19:32:44 03/07/2024
Danh sách phim Hoa ngữ có điểm cao nhất khiến khán giả bàn tán xôn xao khi ngôi vương thuộc về một cái tên vô danh lạ hoắc.

Món 'đặc sản' khiến một người bị sán ký sinh khắp cơ thể

Sức khỏe

19:31:10 03/07/2024
Đồng thời, người dân cần ăn chín uống sôi, vệ sinh tay trước khi ăn. Người lớn, trẻ nhỏ cần tẩy giun định kỳ 6 tháng đến một năm một lần.

Miền Bắc có nơi mưa lớn gần 500mm, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất

Tin nổi bật

19:17:05 03/07/2024
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn quốc gia cho biết, do ảnh hưởng của rãnh áp thấp kết hợp với vùng áp thấp nóng phía Tây, từ chiều qua (2/7) đến chiều nay (3/7), mưa lớn đã bao phủ nhiều khu vực ở miền Bắc.

Phối đồ tuyệt đẹp với quần shorts trắng

Thời trang

18:50:10 03/07/2024
Quần shorts là trang phục phóng khoáng và đậm chất street style. Tùy theo sở thích và phong cách thời trang cá nhân mà các cô gái có thể diện chúng theo kiểu năng động, quyến rũ hoặc thanh lịch, trẻ trung.

Gợi ý thực đơn bữa cơm mùa hè đủ đầy dinh dưỡng với 3 món dễ nấu

Ẩm thực

18:09:37 03/07/2024
Hãy thử tham khảo gợi ý thực đơn cơm tối tuyệt vời với 3 món dễ nấu sau đây. Không những thơm ngon, hấp dẫn mà còn cực kỳ phù hợp để xua tan cái nóng của mùa hè.

Mình yêu nhau, bình yên thôi - Tập 88: Vớ phải thợ học việc, chồng chị Thoa bị xăm sai chính tả

Phim việt

18:05:15 03/07/2024
Chồng chị Thoa trông vậy những cũng là người hết sức lãng mạn. Trong lần trở về nhà lần này, để tạo bất ngờ cho vợ, chồng chị đã quyết định làm một điều đặc biệt.

Khối tài sản chung hàng trăm tỷ của Midu và thiếu gia Minh Đạt

Sao việt

17:58:12 03/07/2024
Chồng là thiếu gia nổi tiếng trong giới kinh doanh, vợ lại là sao nữ đình đám Vbiz nên khối tài sản của cả hai sau khi về chung một nhà cũng là chủ đề được quan tâm hơn cả.

NSX Anh Trai Say Hi im lặng trước việc sử dụng bản đồ không có Hoàng Sa - Trường Sa, khán giả kịch liệt tẩy chay

Tv show

17:26:26 03/07/2024
Sau khi thông tin và hình ảnh Anh Trai Say Hi sử dụng bản đồ Việt Nam không có 2 quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa được chia sẻ, đông đảo khán giả không khỏi bức xúc.

Nhóm bị cáo mua đi bán lại cô gái 18 t.uổi lĩnh án

Pháp luật

17:24:55 03/07/2024
N. bị các đối tượng bán đi bán lại nhiều lần và lần cuối cùng N. bị những đối tượng này đem bán sang Campuchia với giá 1.300 USD.