Nếu đi dạy chỉ vì đồng lương, ngày ấy tôi đã “bỏ của chạy lấy người”

Theo dõi VGT trên

“Chỉ khi có ý chí quyết tâm và lòng yêu nghề mới làm nên thành công cho lớp trẻ ở vùng núi xa xôi, hẻo lánh”, thầy Nguyễn Lâm Tám bày tỏ.

Thầy Nguyễn Lâm Tám, giáo viên dạy Toán ở trường Trung học cơ sở Lục Dạ, huyện Con Cuông, quê gốc ở huyện Thanh Chương ( Nghệ An) nhưng đã lên Con Cuông dạy học từ những năm 1993. Đến thời điểm hiện tại, giáo viên này đã có gần 30 năm để cống hiến với nghề giáo tại mảnh đất miền tây xứ Nghệ.

Thầy Tám cho biết, trong chuỗi thời gian bám bản dạy chữ ở đây, không một khu vực nào của huyện Con Cuông mà thầy chưa đặt chân đến.

Ban đầu khi mới ra trường, thầy Tám tham gia giảng dạy tại trường trường Trung học cơ sở Thạch Ngàn khi trường này còn tổ chức dạy kết hợp cấp học Tiểu học và Trung học cơ sở. Sau 1 năm công tác, vào năm 1994, thầy được chuyển về trường Trung học cơ sở Lục Dạ, nhưng sau đó đến năm 1996 lại được chuyển sang dạy ở trường Trung học cơ sở Môn Sơn.

Năm 2002, thầy làm quản lý ở trường Trung học cơ sở Mậu Đức. Năm 2004, quay về làm giáo viên ở trường Trung học cơ sở Yên Khê và đến 2013 thì dạy học ở trường Trung học cơ sở Lục Dạ cho đến bây giờ.

Nếu đi dạy chỉ vì đồng lương, ngày ấy tôi đã bỏ của chạy lấy người - Hình 1

Thầy Nguyễn Lâm Tám, giáo viên dạy môn Toán tại trường Trung học cơ sở Lục Dạ. Ảnh: T.D

Thầy Tám chia sẻ: “Lúc mới đầu khi nhận công tác ở trên này, thực ra bản thân mình từ bé cũng được sinh sống ở miền núi rồi, nhưng cũng không nghĩ rằng cuộc sống và sinh hoạt ở Con Cuông lại khó khăn đến như thế.

Khó khăn nhất vẫn là điều kiện đường sá đi lại, cơ sở vật chất tại các trường còn nghèo nàn, khó khăn. Lúc đó, để đi dạy tôi cũng chỉ có một chiếc xe đạp cọc cạch, đầu tuần thì đạp xe từ thị trấn Con Cuông vào đến trường ở xã Thạch Ngàn, cuối tuần lại đạp ngược ra để về với gia đình. Quảng đường đi không chỉ khó khăn mà còn dài đằng đẵng, ước tính cũng gần đến 50 cây số đường rừng.

Đường khó đi đến mức, có đoạn chỉ dắt xe chứ không chạy nổi, có chỗ thì phải cõng xe lên lưng, rồi cả người và xe phải leo đèo, men theo triền núi, lội qua sông qua suối mới tới nơi.

Bây giờ đường sá thuận tiện, từng ấy cây số tôi chỉ đi chưa đầy 1 tiếng, nhưng trước đây cũng với từng đó cây số, tôi phải đi cả ngày trời. Để có thể gắn bó đến được ngày hôm nay, tôi nghĩ đó là tình yêu nghề, tha thiết với học trò mới có thể vượt qua được những khó khăn ấy. Nếu đi dạy chỉ vì đồng lương thì tôi nghĩ, ngày ấy tôi đã “bỏ của chạy lấy người” rồi”.

Kể về kỷ niệm đáng nhớ trong cuộc đời làm nghề, thầy Tám bộc bạch: “Khó khăn về đi lại cũng chỉ là một phần trong các thử thách với các giáo viên trẻ như chúng tôi khi lên Con Cuông dạy học vào thời điểm đó, bởi còn rất nhiều trở ngại khác buộc chúng tôi phải vượt qua nếu muốn gắn bó lâu dài với mảnh đất này.

Tôi còn nhớ một kỷ niệm khi tôi mới về dạy tại trường Trung học cơ sở Thạch Ngàn. Khi đó, có một phụ huynh là phó bản của địa phương nơi ngôi trường tôi đang dạy. Người này có đứa con gái mới học đến lớp 7 nhưng cứ nằng nặc đòi bỏ học để lấy chồng và phụ huynh đó cứ nhất quyết nhờ tôi bằng được đến “giải cứu”.

Khi gia đình đưa tôi vào gặp học sinh đó, tôi cũng đứng ra làm “sứ giả” để phân tích, giảng giải cho em đó hiểu được tầm quan trọng của học thức. Sau hai ngày liên tục tâm sự, trò chuyện thì em đó cũng hiểu ra và chịu quay trở lại trường học.

Vì tôi làm được việc đó mà gia đình họ coi tôi như khách quý trong nhà. Với đồng bào dân tộc ở nơi này, hễ ai là khách quan trọng thì họ mới đem ra đãi những món đặc sản của gia đình. Tôi nhớ, họ có đãi món thịt lợn gác bếp và đó cũng là món ăn nhớ đời trong sự nghiệp làm giáo viên trên miền núi của tôi.

Video đang HOT

Bởi lẽ, món thịt đó bên ngoài dù ám khói và khô, nhưng bên trong thịt vẫn còn tươi và có mùi khó chịu. Phong tục của người đồng bào dân tộc trên này tôi được biết rằng, khi họ đã quý và mời ai ăn đặc sản thì buộc phải ăn hết chứ không được vứt đi.

Nếu đi dạy chỉ vì đồng lương, ngày ấy tôi đã bỏ của chạy lấy người - Hình 2

Một tiết dạy của thầy Tám trên lớp. Ảnh: Trung Dũng

Trong lúc tôi chưa biết xử lý thế nào với món ăn “bất đắc dĩ” đó thì may mắn vị chủ nhà cũng đã hiểu được tình huống và chấp nhận để tôi chuyển sang món khác. Đến giờ tôi và gia đình đó vẫn giữ được mối thân tình, có việc gì lại giúp đỡ qua lại, đó cũng là điều quý giá nhất mà tôi nhận được từ tấm lòng của bà con dân bản.

Giờ đây, ngoài việc vận động học sinh đến trường vào đầu năm học, vào mùa giá rét, tôi cũng trích một phần tiề.n lương của mình để mua áo ấm, mũ nón, dày dép để tặng cho các em có hoàn cảnh khó khăn trong trường. Vì tôi chỉ nghĩ đơn giản, các em giống như con cái của mình, thấy các em đói rét mình cũng không thể đành lòng đứng nhìn được”.

Chia sẻ thêm về cuộc sống sinh hoạt, giao tiếp với học sinh đồng bào dân tộc từ ngày đầu lên công tác, thầy Tám nhớ lại: “Người dân sinh sống tại Con Cuông nói chung chủ yếu là đồng bào người dân tộc Thái và Đan Lai. Vào những năm 1993, số lượng phụ huynh của con em dân tộc miền núi trên này nói thành thạo tiếng kinh cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Trong hoàn cảnh đó, nếu bản thân mình không chịu khó học hỏi về ngôn ngữ, phong tục tập quán thì khó có thể hòa nhập được. Nào là từ học cách giao tiếp, đến học cách thân thiện với bà con dân tộc mình cũng phải từng bước để làm quen. Cũng may mắn là học sinh ở đây cũng ngoan, nghe lời thầy cô nên mình cũng phần nào giảm bớt được áp lực trong công việc.

Giờ đây, bộ mặt huyện Con Cuông cũng đã có nhiều thay đổi, kinh tế bà con cũng đã phát triển hơn, cuộc sống và công việc của những giáo viên như chúng tôi cũng đã bớt cực nhọc hơn. Tuy nhiên, những giáo viên như tôi vẫn luôn ghi nhớ và trân trọng quãng thời gian đầy gian khổ đó. Đó là động lực, cũng như là niềm tin để chúng tôi tiếp tục phấn đấu, đem con chữ đến cho thật nhiều con em dân bản hơn nữa, đẩy lùi cái khó, cái nghèo”.

Đưa ra một số lời khuyên đối với các bạn trẻ theo đuổi nghiệp giáo viên, để có thể sẵn sàng về cống hiến tại các vùng miền núi xa xôi, thầy Tám cho biết: “Bản thân tôi cũng là người từng trải qua gần 30 năm công tác tại miền núi và cũng đã từng giảng dạy tại các trường đặc biệt khó khăn tại các địa bàn vùng sâu vùng xa. Từ đó tôi cũng xin có lời khuyên với các bạn trẻ sau này nên có ý chí, quyết tâm và lòng yêu nghề mãnh liệt.

Nếu đi dạy chỉ vì đồng lương, ngày ấy tôi đã bỏ của chạy lấy người - Hình 3

Trường Trung học cơ sở Lục Dạ nơi thầy Tám đang giảng dạy. Ảnh: Trung Dũng

Chỉ khi có những yếu tố đó, mới làm nên thành công của các bạn sau này ở những nơi khó khăn như vậy. Bởi lẽ, khi làm giáo viên ở miền núi không đơn giản là dạy chữ cho học trò mà còn là tạo dựng nên tính cách cho học trò nữa.

Tuy nhiên, các bạn trẻ học đang học sư phạm hiện tại cũng yên tâm nếu có ý định về các huyện miền núi để công tác sau này. Bởi lẽ, hiện nay điều kiện cơ sở vật chất tại các trường ở Con Cuông nói riêng và các huyện miền núi ở Nghệ An nói chung cũng đã được đầu tư khang trang, thuận tiện cho việc sinh hoạt và giảng dạy”.

Nhận xét về đồng nghiệp, thầy Nguyễn Văn Hào – Hiệu trưởng trường Trung học cơ sở Lục Dạ cho biết: “Thầy Tám là một người tận tâm, tận lực với học sinh, luôn giúp đỡ học trò gặp những hoàn cảnh khó khăn. Thầy cũng là người có trình độ năng lực, thuộc đội ngũ cốt cán về chuyên môn của huyện Con Cuông.

Thầy Tám hiện đang là Tổ trưởng tổ chuyên môn Khoa học tự nhiên của nhà trường. Chúng tôi cũng rất tin tưởng để giao trách nhiệm cho những giáo viên như vậy để làm các nhiệm vụ quan trọng trong nhà trường, nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng dạy và học.

Dù là một giáo viên từ địa phương khác lên Con Cuông công tác nhưng thầy Tám cũng nhận về nhiều thành tích, danh hiệu như Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, giáo viên dạy giỏi cấp huyện. Thầy cũng đào tạo ra nhiều lứa học sinh hiện tại là cán bộ cốt cán ở tỉnh, ở huyện, rất nhiều người thành đạt”.

Ý chí vươn lên của chàng trai từ tân binh đến học viên sửa chữa máy bay

Xuất phát điểm từ lính tân binh, Nguyễn Thành Long đã cố gắng nỗ lực, khẳng định bản thân để được trở thành học viên của trường Sĩ quan Không quân.

Những ngày cận kề Tết Nguyên đán 2022, Nguyễn Thành Long (sinh năm 2000, quê ở Bình Minh, Thanh Oai, Hà Nội) dành phần lớn thời gian ở nhà để dọn dẹp, sắm sửa cho gia đình có một cái tết tinh tươm.

Gần 3 năm xa nhà, anh lại được đón một cái tết thật đặc biệt, khi anh đã có sự trưởng thành trên con đường binh nghiệp, từ một chàng tân binh rồi được là học viên của trường Sĩ quan không quân.

Ý chí vươn lên của chàng trai từ tân binh đến học viên sửa chữa máy bay - Hình 1

Nguyễn Thành Long bên bà ngoại. (Ảnh: Mạnh Đoàn)

Ý chí vươn lên

Đầu xuân 3 năm trước, giữa hàng quân tân binh tại Nhà thi đấu huyện Thanh Oai, bà Nguyễn Thị Xuân (bà ngoại của Long) mang gói muối vừng để đưa cho đưa cháu ngoại mang vào đơn vị. Bà không khỏi bồi hồi khi tiễn đứa cháu ngoan xa gia đình.

"Tôi từng đưa tiễn con trai tôi (cậu của Long) đi lính nhưng lần này vẫn không khỏi bồi hồi xúc động", bà ngoại Long chia sẻ.

Khi đó, chàng thanh niên 19 tuổ.i xác định bản thân sẽ cố gắng hoàn thành nghĩa vụ, rồi sau đó về đi buôn bán cùng chị gái hoặc học lấy một cái nghề để mưu sinh, chăm sóc mẹ. Bởi ở nhà, bốn chị gái đã đi lấy chồng, chỉ còn hai mẹ con. Những tháng ngày lăn lội ruộng đồng, phụ giúp mẹ là hình ảnh in đậm trong tâm trí anh.

Vốn sinh ra trong một gia đình nghèo khó, lam lũ từ nhỏ nên Long đã có sẵn bản lĩnh để vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong thời gian được huấn luyện tân binh tại Sư đoàn 371 (Sóc Sơn, Hà Nội).

"Em chưa thấy có thử thách gì có thể làm khó được em, và em cũng không đầu hàng trước mọi khó khăn", Nguyễn Thành Long chia sẻ.

Ý chí vươn lên của chàng trai từ tân binh đến học viên sửa chữa máy bay - Hình 2

Mồ côi bố từ nhỏ, chịu nhiều thiệt thòi đã rèn luyện bản lĩnh cho chàng trai này để vượt qua mọi khó khăn. (Ảnh: Mạnh Đoàn)

Trong quá trình huấn luyện, Long được rèn luyện bắ.n sún.g, ném lựu đạn, tập điều lệnh... tân binh này đều hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ.

Nhớ lại kỉ niệm về lần ném lựu đạn thật ngoài thao trường, trước tiếng nổ inh tai "rầm", khiến một số tân binh lo sợ. Long hít một hơi thật sâu lấy lại sự bình tĩnh rồi nghe hiệu lệnh của người dẫn ném.

"Sau khi em hô lớn chuẩn bị lựu đạn xong, em rút chốt ném và nằm xuống. Quả lựu đạn trúng bia cách xa khoảng 100 mét, em được lãnh đạo đơn vị thưởng vì thành tích xuất sắc", Long nhớ lại.

Không chỉ nỗ lực trong huấn luyện, Long còn được các đồng đội và lãnh đạo yêu quý. Chàng tân binh này sau đó được kết nạp đảng và được đơn vị cử đi học hệ trung cấp kỹ thuật Hàng không tại trường Sĩ quan Không quân.

Nỗ lực trong quá trình là học viên

Thuở còn nhỏ, những chiếc máy bay bay ù ù trên bầu trời đã khiến Long mơ ước được nhìn tận mắt. Và rồi ước mơ cũng thành hiện thực khi Long được vào trường Sĩ quan Không quân.

Chuyên ngành của Long học là về Thiết bị hàng không, với công việc là sửa chữa điện của các loại máy bay.

Nam học viên này đã tìm đọc, nghiên cứu về cấu tạo, cơ chế hoạt động, ưu và nhược điểm của máy bay như SU22, M4, SU30... trong đó loại máy bay mà anh yêu thích là trực thăng Mi8, gắn liền với tuổ.i thơ của anh.

Đối với công việc, Long luôn nghiêm túc trong học hành và cẩn thận, tỉ mỉ, bởi chỉ một sơ suất nhỏ trong sửa chữa điện cũng đem lại sự mất an toàn cho người lái.

Nam học viên này say mê đối với máy bay đến nỗi, cậu còn thuộc lòng các loại máy bay hơn là loại xe máy. Khi ăn, lúc ngủ cũng nghĩ đến máy bay để xem mai mình sẽ học gì.

Trong quá trình học tập tại đây, nam học viên cũng tích cực tham gia vào hoạt động đoàn, đảng và là 1 trong 3 học viên đạt danh hiệu Bộ đội cụ Hồ.

Xa gia đình, ở quê nhà mẹ Long luôn lo lắng cho cậu con trai về việc ăn uống, học hành nhưng Long luôn động viên mẹ bởi bản thân đã trưởng thành, biết cân đối mọi việc.

"Lúc trước mẹ cũng chỉ mong em trưởng thành, chững chạc hơn khi đi lính, mẹ không nghĩ là em lại được như bây giờ", Long phấn khởi chia sẻ.

Chia sẻ thêm về tương lai, Nguyễn Thành Long cho hay, khoảng vài tháng nữa anh sẽ tốt nghiệp hệ Trung cấp kỹ thuật Hàng không.

Những ngày đầu năm, được ở bên cạnh cậu con trai, bà Đinh Thị Tuyết (mẹ của Long) cảm thấy cái tết năm nay thật đặc biệt và ấm cúng.

"Thấy đèn, điện trong nhà bị hỏng do không có người sửa chữa, Long đi mua đồ để thay. Tết này nó cũng sắm sửa mọi thứ để có cái tết khang trang hơn", bà Tuyết phấn khởi chia sẻ.

Chia sẻ thêm về học viên Nguyễn Thành Long, Thiếu tá Vũ Hồng Thanh (giảng viên chủ nhiệm của Long) cho hay, trong quá trình học tập, Long có sự nỗ lực cố gắng, tìm tòi học hỏi và có ý thức tốt.

"Nguyễn Thành Long chấp hành tốt các quy định của đơn vị, học hành nghiêm chỉnh và có cố gắng trong quá trình học tập", thầy Thanh chia sẻ.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Phan Đạt bị đồn ăn bám Phương Lan, chia tay um sùm sau 1 năm kết hôn
07:07:34 05/10/2024
Trấn Thành lao đao vì Negav, Trường Giang gây tranh cãi liên quan HIEUTHUHAI?
09:12:57 05/10/2024
Lisa nói lý do yêu bạn trai tỷ phú, không phải vì tiề.n mà là kỹ năng, fan đỏ mặt
08:03:04 05/10/2024
Ông Thích Chân Quang khiếu nại quyết định cưỡng chế công trình trái phép ở chùa
07:31:02 05/10/2024
Negav hại HURRYKNG lộ quá khứ đen tối, Quang Hùng MasterD "bận rộn", fan phẫn nộ
10:04:14 05/10/2024
Thầy Hiệu trưởng từ chối nhận 13 triệu đồng của anh Hoàng Văn Thới và câu chuyện xúc động phía sau
07:27:00 05/10/2024
Hoà Minzy lên tiếng về thông tin Văn Toàn cầu hôn
07:09:54 05/10/2024
Chấn động: Nữ diễn viên đán.h đổi thân xác, quan hệ với 30 nhân vật quyền lực để kiếm vai.
07:44:03 05/10/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiề.n bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Cặp đôi đóng chị em trên phim nhưng yêu nhau ngoài đời, nhà gái là ngọc nữ màn ảnh hack tuổ.i cực đỉnh

Sao châu á

13:31:35 05/10/2024
Mã Quốc Minh từng nhiều lần ám chỉ muốn quay lại với Tăng Hoa Thiên. Nhưng cuối cùng chuyện tình của họ cũng kết thúc không có hậu

Mỹ nam đẹp đến mức bị cấm đóng phim suốt 5 năm

Hậu trường phim

13:28:27 05/10/2024
Lưu Dịch Quân điển trai khi còn trẻ. Nam diễn viên có ngoại hình hấp dẫn không kém các tài tử Hàn Quốc thập niên 2000

Cát Phượng bất ngờ thông báo mắc 2 bệnh nguy hiểm, Kiều Minh Tuấn sốt ruột

Sao việt

13:24:57 05/10/2024
Cát Phượng là nữ diễn viên được nhiều người yêu mến qua các vở hài kịch, phim điện ảnh, phim truyền hình. Kể từ sau khi chia tay Kiều Minh Tuấn, Cát Phượng sống cởi mở, thường chia sẻ những câu chuyện đời thường với khán giả lên trang c...

Game thủ Tốc Chiến ngỡ ngàng trước lối chơi dị của trợ thủ Nami

Mọt game

13:16:06 05/10/2024
Đã lâu, Tốc Chiến chưa có thêm nhiều lối chơi dị, đi ngược quy chuẩn mà vẫn mang lại hiệu quả ấn tượng. Đặc biệt, sau khoảng thời gian dài bị thống trị bởi trào lưu Feed to win

Văn Mai Hương có động thái ủng hộ Negav giữa bão scandal?

Nhạc việt

12:58:51 05/10/2024
Sau khi MXH lan truyền các thông tin cho rằng Văn Mai Hương ẩn ý ủng hộ Negav, mới đây quản lý của nữ ca sĩ đã phải lên tiếng.

Cứu kịp 3 người bị sóng cuốn khi tắm biển Tuy Hòa

Tin nổi bật

12:48:14 05/10/2024
Lúc này biển động mạnh, thấy người bị nạn kêu cứu, nhiều người hô hoán. Cách đó khoảng 2 km, một người đàn ông khoảng hơn 60 tuổ.i cũng chới với khi bị sóng cuốn xa bờ.

Cosplay Eve, gái xinh háo hức chờ ngày trình làng của game "bom tấn"

Cosplay

12:46:34 05/10/2024
Thời gian qua, đặc biệt là những ngày cận kề lịch ra mắt này, từ khóa Stellar Blade càng trở nên phổ biến trên các nền tảng mạng xã hội. Điều đó đồng nghĩa với sự quan tâm và sức hút của game đối với cộng đồng game thủ.

Sao nam hạng A hoảng loạn, suy sụp vì bị rò rỉ cli.p nón.g với ông trùm Diddy

Sao âu mỹ

12:45:53 05/10/2024
Nghệ sĩ này đang tìm cách lấy lại cli.p nón.g của mình với Diddy cũng như thuyết phục người nắm giữ không tung lên mạng.

Từ 2 kẻ bán vàng nghi vấn, lật tẩy chân tướng anh em họ hành nghề "dơi đêm"

Pháp luật

12:44:03 05/10/2024
Ngay lập tức, hình ảnh hai đối tượng trích xuất từ camera được tung đi khắp nơi, đến Công an các xã, thị trấn của huyện Mai Sơn và các địa bàn giáp ranh để nhận diện, xác định nhân thân.

Con cái của các tỷ phú trên thế giới: Người giản dị bất ngờ, người được tặng viên kim cương hơn 9 triệu USD vào ngày sinh nhật đầu đời

Netizen

12:08:20 05/10/2024
Những cậu ấm, cô chiêu này không chỉ được thừa hưởng sự sung túc mà còn học được những tư duy làm giàu đỉnh cao từ cha mẹ.

Tử vi tuần mới (7/10 - 13/10): 3 con giáp được Thần tài che chở ban phúc, công việc lẫn tình yêu đều viên mãn

Trắc nghiệm

11:19:30 05/10/2024
Tử vi tuần mới dự báo con giáp nào sẽ được trao vận may? Tháng 10 này có 3 con giáp thu nhập tốt, được sếp cân nhắc tăng lương, tạo cơ hội thăng chức trong công việc 15 ngày tới