“NATO cần tăng cường hợp tác trong lĩnh vực an ninh”

Theo dõi VGT trên

Trong bối cảnh thế giới đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ và thách thức mang tính toàn cầu, để bảo đảm an ninh, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cần tăng cường hợp tác với tất cả các nước và tổ chức trên thế giới, đặc biệt là với Ấn Độ, Trung Quốc, Nga, Liên minh châu Âu (EU) và Liên hợp quốc.

NATO cần tăng cường hợp tác trong lĩnh vực an ninh - Hình 1

Tổng Thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen. (Nguồn: Internet)

Phát biểu ngày 4/7 tại Viện Quan hệ quốc tế Hoàng gia Anh, Tổng Thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen đã đưa ra tuyên bố trên, đồng thời cho biết NATO sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức phức tạp trong lĩnh vực an ninh sau khi kết thúc sứ mệnh quân sự tại Afghanistan vào cuối năm 2014. Vì vậy, tổ chức này cần tích lũy kinh nghiệm thực tế và tăng cường hợp tác với tất cả đối tác trên toàn thế giới để sự phối hợp hành động giữa các bên trở nên chặt chẽ hơn trong tương lai.

Tuy nhiên, ông Rasmussen nhấn mạnh điều này không có nghĩa là NATO có ý định mở rộng vùng ảnh hưởng của tổ chức này tới các khu vực khác trên thế giới, song tổ chức này cần phải đóng một vai trò quy mô toàn cầu.

Tổng Thư ký Rasmussen cũng lên tiếng kêu gọi tiến hành đối thoại tích cực hơn với Trung Quốc nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương trong việc bảo đảm hòa bình và ổn định, đồng thời tái khẳng định NATO không phải là mối đe dọa đối với an ninh nước Nga và ngược lại.

Ngoài ra, theo ông Rasmussen, hiện có tiềm năng to lớn để hình thành nhóm các quốc gia-đồng minh và đối tác, có khả năng và mong muốn hợp tác trong các lĩnh vực khác nhau./.

Theo TTXVN

Mỹ 'bắt tay' Trung Á, Nga 'lãi nhất'

Vũ khí cùng hàng tiếp tế cho quân đội phương Tây tại Afghanistan sẽ đi qua nhiều nước Trung Á từ cuối năm nay; gián tiếp giúp Nga phát triển kinh tế, giảm sự hiện diện của Trung Quốc...

Nga mở đường cho Mỹ đi qua Trung Á

Mới đây, Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen tiết lộ thỏa thuận cho phép vũ khí, khí tài trang bị cho quân đội Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tại Afghanistan quá cảnh qua lãnh thổ của các quốc gia Trung Á (bao gồm Kazakhstan, Uzbekistan và Kyrgyzstan).Thỏa thuận này sẽ bắt đầu có hiệu lực vào cuối năm nay.

Video đang HOT

Giới phân tích nhấn mạnh, thỏa thuận này có thể được thông qua là nhờ Tổng thống Nga Vladimir Putin "bật đèn xanh". Lý do là Kyrgyzstan và Uzbekistan không đời nào cho phép hàng tiếp tế của Mỹ quá cảnh qua lãnh thổ của họ nếu không nhận được cái gật đầu từ điện Kremlin.

Thỏa thuận quá cảnh hàng tiếp viện của Mỹ là sự thay thế cho tuyến đường vận tải thông qua lãnh thổ Pakistan đang bị phong tỏa bởi sự r.ạn n.ứt trong quan hệ giữa hai đồng minh chống k.hủng b.ố một thời Mỹ - Pakistan.

Việc Pakistan chặn tuyến đường vận tải liên quan đến vụ Mỹ không kích nhầm, g.iết 24 lính biên phòng nước này hồi cuối tháng 11 năm ngoái. Tuyến đường hàng không giữa căn cứ không quân Bagram của NATO ở Thổ Nhĩ Kỳ cũng vì thế mà bị gián đoạn, gây không ít khó khăn cho hoạt động hậu cần của Mỹ tại Afghanistan.

Mỹ bắt tay Trung Á, Nga lãi nhất - Hình 1

Mỹ có thể hợp tác với Trung Á là nhờ Tổng thống Nga Putin đồng ý.

Về phía các nước Trung Á, các lãnh đạo CSTO tháng 11/2011 từng thống nhất không triển khai các căn cứ quân sự của các nước thứ 3 trên lãnh thổ của họ. Tuy nhiên, mọi cam kết đều có thể thay đổi khi các lợi ích được đặt lên bàn cân.

"Tất cả các quốc gia Trung Á đang chờ đợi năm 2014. Và ai trong số họ cũng muốn tận dụng cơ hội này, chủ yếu là nhằm vào các khoản hỗ trợ tài chính từ các quốc gia thành viên NATO", lãnh đạo đảng Phục hưng Hồi giáo Tajikistan Kabiri cho hay.

Chẳng hạn, Tajikistan mong nhận được các thiết bị quân sự cho lính biên phòng và công nghệ cho quân đội hoạt động ở các vùng đồi núi hiểm trở. Trong khi đó, Kyrgyzstan lại muốn sở hữu các máy bay không người lái.

Trong khi đó, thỏa thuận chiến lược này cũng hứa hẹn giúp củng cố địa vị của Mỹ trong khu vực, đương nhiên, không chỉ nhờ các khoản phí vận tải quá cảnh mà còn thông qua các "món hời" khác dưới dạng vũ khí, khí tài mà Mỹ "thưởng" cho các quốc gia Trung Á.

Nga "trục lợi" quan hệ Mỹ - Trung Á

Trong quan hệ chính trị quốc tế, cường quốc này sẽ rất hiếm khi giúp đỡ một cường quốc khác nếu không nhìn thấy cái lợi về mặt tài chính hay bất cứ lợi ích nào khác. Trong chiến tranh Thế giới II, Mỹ ủng hộ Đế quốc Anh và cũng nhờ Anh để mở rộng thương mại, xây dựng đế chế, trở thành cường quốc số 1 thế giới như ngày nay.

Ngày nay, gần như tất cả hàng tiếp viện của Mỹ muốn tới được tay quân đội NATO tại Afghanistan phải đi qua lãnh thổ của Nga hoặc các quốc gia Trung Á được Nga "bảo trợ" với thỏa thuận vận tải quá cảnh mới ký giữa Mỹ và các quốc gia này. Do đó, giới chuyên gia nhấn mạnh, Kyrgyzstan và Uzbekistan sẽ không bao giờ để hàng tiếp viện của Mỹ đi qua lãnh thổ của họ nếu không nhận được cái gật đầu của Tổng thống Nga Putin.

Tuy nhiên, một câu hỏi được đặt ra là tại sao tân Tổng thống Nga lại chịu "giúp" Mỹ khi giữa Moscow và Washington vẫn tồn tại nhiều bất đồng, khúc mắc chẳng hạn, các vấn đề liên quan đến hệ thống phòng thủ tên lửa, Libya và Syria. Ngoài ra, không ít lần căng thẳng Nga - Mỹ còn bị thổi bùng lên bởi các phát ngôn chính thức lẫn không chính thức đầy khiêu khích Nga của Nghị sỹ Mitt Romney, "ngôi sao của đảng Cộng hòa". Đối thủ đáng gờm nhất của Tổng thống Obama từng tuyên bố Nga là đối thủ số 1 của Mỹ trên thế giới.

Nhiều người gợi ý, với phát ngôn thiếu cẩn trọng và thái độ thù địch với Nga bởi Nghị sĩ đảng Cộng hòa Romney, Tổng thống Nga Putin có thể cảnh cáo "người đồng nhiệm tiềm năng trong tương lai" ngay rằng: "nếu Nga là kẻ thù số 1 hoặc bị đối xử như kẻ thù số 1 của Mỹ thì ông hoàn toàn có khả năng bỏ mặc quân đội viễn chinh của Mỹ và châu Âu "ngắc ngoải" trên các vùng núi Trung Á".

Gạt bỏ các bất đồng cũ-mới, Nga và Mỹ không chỉ có những lợi ích chung liên quan đến Afghanistan mà quan trọng hơn, cũng có không ít mối bận tâm chung liên quan đến địa chính trị của khu vực Trung Á. Trong quan điểm của điện Kremlin, các tuyến đường vận tải hậu cần qua Trung Á cho quân đội Mỹ ở Afghanistan có vai trò vô cùng quan trọng và chứng tỏ sự hợp tác Nga - Mỹ trên cơ sở đôi bên cùng có lợi, tất nhiên, kẻ ít người nhiều là điều khó tránh.

Đầu tiên, Nga và Mỹ chia sẻ mối bận tâm chung trong việc chống lại các nhóm Hồi giáo cực đoan ở Afghanistan cũng như ở những khu vực khác. Trong những năm gần đây, Nga đau đầu với các hành động gây rối của các chiến binh cực đoan vùng Caucasus (bao gồm các chiến binh Chechnya, Dagestan và Ossetia). Do đó, đương nhiên, Nga không mong đợi các lực lượng này giành lại quyền kiểm soát Afghanistan sau khi quân đội quốc tế rút đi, rồi lấy đó làm bàn đạp xâm nhập và làm rối loạn Uzbekistan, Tajikistan và Kyrgyzstan - các nước nằm dưới "sự bảo trợ" của Nga. Trên thực tế, các phong trào Hồi giáo tại khu vực này đã là mối quan ngại của Nga từ thời Liên Xô cũ, nếu không muốn nói là từ thời Sa Hoàng.

Thứ 2, Tổng thống Putin nhận thấy rõ những lợi ích về mặt kinh tế mà Nga có thể thu được nhờ thỏa thuận quá cảnh giữa Mỹ và các quốc gia Trung Á. Thêm vào đó, ông còn biết cách biến sức mạnh của đối thủ thành lợi thế cho mình.

Cụ thể, cái lợi mà tân Tổng thống Nga nhìn thấy từ thỏa thuận quá cảnh giữa Mỹ và Trung Á là Mỹ sẽ chi t.iền để xây dựng, nâng cấp, mở rộng và hiện đại hóa các tuyến đường tiếp tế cho quân đội NATO tại Afghanistan bao gồm đường bộ, đường sắt cũng như các kho bãi chạy từ biển Đen và biển Baltic vào Trung Á.

Trước đó, trong suốt cuộc nội chiến Mỹ (1861-1865), việc xây dựng các cơ sở hạ tầng giao thông liên lạc và đường sắt bởi quân đội Mỹ đã góp phần không nhỏ giúp thúc đẩy kinh tế Mỹ bùng nổ mạnh mẽ. Trong khi đó, suốt Chiến tranh thế giới II, Mỹ lại xây dựng các cảng và các căn cứ không quân khắp thế giới, giúp mở rộng hoạt động thương mại toàn cầu sau này, đưa Mỹ lên vị trí cường quốc số 1 thế giới. Chưa hết, trong cuộc chiến tranh Việt Nam, các cảng cũng như các cơ sở hậu cần của Mỹ sau này đã đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với chính phủ Việt Nam sau khi Mỹ rút quân năm 1975.

Nếu Mỹ tái hiện việc này ở Trung Á, không chỉ Nga mà các quốc gia trong khu vực đương nhiên sẽ được hưởng lợi từ các cơ sở hạ tầng được đầu tư bởi Mỹ trong nhiều thập kỷ.

Các tập đoàn và các công ty của nhiều quốc gia sẽ sẵn cơ sở hạ tầng phát triển của Mỹ để dễ dàng xúc tiến các hoạt động khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào bao gồm các mỏ đồng, sắt và đất hiếm của Afghanistan, mang chúng ra ngoài đất nước này, biến chúng thành những khoản lợi nhuận kếch xù.

Thêm vào đó, Nga có thể nhận thấy các tiềm năng kinh tế nhờ cơ sở hạ tầng do Mỹ đầu tư có khả năng giúp ổn định tình hình khu vực, góp phần làm giàu thêm ngân sách quốc gia Nga cũng như giới hạn hoặc cân bằng sự hiện diện đáng kể của Trung Quốc tại Trung Á. Điều này càng quan trọng khi trong những năm gần đây, "người khổng lồ ngủ say Trung Quốc" bắt đầu trỗi dậy mạnh mẽ. Còn Nga thì không. Quyền lực của Trung Quốc ngày càng được củng cố và gia tăng với tham vọng dường như không có giới hạn của giới lãnh đạo nước này. Trong khi đó, Nga dường như chỉ "dậm chân tại chỗ", nếu không muốn nói là trì trệ và chậm tiến.

Đối với Moscow, sự bành trướng trên phương diện kinh tế của con rồng châu Á tại Trung Á có thể dẫn đến những ảnh hưởng khác lớn hơn nhiều. Trong đó, nguy hiểm nhất là, từ ảnh hưởng kinh tế, Bắc Kinh thiết lập được ảnh hưởng chính trị tại các quốc gia Trung Á, khôi phục lại địa vị thống trị của họ trong khu vực này như trong quá khứ.

Nói như vậy không có nghĩa, Nga có ý định liên minh với Mỹ để chống Trung Quốc. Nga hoàn toàn không muốn đối đầu với Trung Quốc và tương tự, Trung Quốc cũng vậy, ít nhất là tại thời điểm này. Tuy nhiên, mục tiêu của Nga là thúc đẩy cho sự phát triển cân bằng phi Trung Quốc tại Trung Á và điều chỉnh quan hệ tay ba giữa Nga, Trung Quốc và Mỹ trong khu vực, trong đó, Mỹ sẽ giữ ảnh hưởng ít nhất ở Trung Á.

Mặt trái

Bên cạnh mặt lợi ích, thỏa thuận quá cảnh giữa Mỹ và các quốc gia Trung Á không phải không tồn tại bất cứ hạn chế nào

Các phần tử Hồi giáo cực đoan sẽ lợi dụng tuyến đường quá cảnh qua Trung Á để vận chuyển t.huốc p.hiện, có khả năng l.àm t.ình hình an ninh khu vực này trở nên phức tạp và bất ổn. NATO nhân cơ hội đó sẽ "đóng đinh" ở đây. Những cái c.hết đầy bí ẩn của lính biên phòng Kazakhstan thời gian gần đây có thể là dự báo cho một tương lai ảm đạm mà thỏa thuận quá cảnh có thể mang lại.

Ngoài ra, thỏa thuận cho phép Mỹ vận chuyển vũ khí, khí tài và hàng tiếp viện tới Afghanistan thông qua lãnh thổ Trung Á - khu vực tiếp giáp với biển Caspian sẽ khiến Iran quan ngại, bất an bởi nguy cơ bị bao vây ở tất cả các mặt bởi quân đội Mỹ và cũng có thể gây ra phản ứng tiêu cực từ phía Trung Quốc.

Phương Đăng

Theo Infonet

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Mỹ truy quét gian lận ngành y tế, gần 200 người bị buộc tội
07:55:30 28/06/2024
Xe ô tô đ.âm vào tiệm nail ở New York khiến ít nhất 13 người thương vong
12:19:58 29/06/2024
Cái kết cho tài xế cố tình 'thay áo' siêu xe để tránh bị phạt chạy quá tốc độ
09:12:10 28/06/2024
Mỹ triệt phá các đường dây gian lận y tế
18:22:37 28/06/2024
Quân đội Israel yêu cầu người dân phía Đông thành phố Gaza sơ tán
13:57:39 28/06/2024
Tổng thống Biden và ông Trump tranh luận về Tổng thống Putin
19:12:22 28/06/2024
Khám phá 'núi lưỡi dao' ngoạn mục ở Trung Quốc
19:20:25 28/06/2024
Vienna tiếp tục là thành phố đáng sống nhất thế giới
06:10:19 28/06/2024

Tin đang nóng

Midu và Minh Đạt chính thức lộ diện, mẹ chồng có thái độ gây chú ý bên cạnh con dâu
18:08:23 29/06/2024
Vì sao dâu hào môn Midu chọn hoa cưới cầm tay có 1 loại dây leo quen thuộc trong vườn nhà?
19:07:36 29/06/2024
Đám cưới Midu: Lan Ngọc bất ngờ lộ diện, Mai Phương Thúy hối hả, vợ chồng Trường Giang và nửa showbiz tề tựu
20:37:23 29/06/2024
Mẹ ông Thích Minh Tuệ nhập viện sau nhiều lần bị làm phiền, em trai tuyên bố gắt
17:07:22 29/06/2024
Chồng Hằng Du Mục về Việt Nam 1 mình, đi chơi với gái xinh, vợ lủi thủi theo sau
17:27:27 29/06/2024
CeCe Trương: Con gái Cẩm Vân - Khắc Triệu, từng bị tai nạn dập phổi, liệt tứ chi
18:20:30 29/06/2024
"Vợ chồng" Triệu Lộ Tư đẹp gây bão: Nhà trai chuẩn tổng tài, nhà gái hệt búp bê
16:08:38 29/06/2024
Do ghen tuông, đi c.hém nhiều người, một nạn nhân t.ử v.ong
20:41:27 29/06/2024

Tin mới nhất

Belarus bổ sung hệ thống phòng không ở biên giới với Ukraine

20:26:10 29/06/2024
Trước đó cùng ngày, Bộ Quốc phòng Belarus tuyên bố sở hữu thông tin chứng minh Ukraine đã chuyển dịch binh sĩ, vũ khí và thiết bị quân sự đến khu vực Zhytomyr giáp với Belarus. Ukraine chưa phản hồi về thông tin này.

Đại sứ quán Israel tại Serbia bị tấn công

20:18:38 29/06/2024
Đầu tháng 6 vừa qua đã xảy ra vụ n.ém b.om xăng vào Đại sứ quán Israel ở thủ đô Bucharest của Romania song không gây thiệt hại hay thương vong. Nhà chức trách Romania đã bắt giữ một nghi phạm dường như là người gốc Syria .

Cảnh sát Đức đụng độ với người biểu tình trước đại hội của đảng cực hữu AfD

20:10:42 29/06/2024
Hàng nghìn cảnh sát có mặt để đảm bảo an ninh cho các cuộc biểu tình. Một số chính trị gia AfD trong Quốc hội Đức cho biết cảnh sát đã đón họ tại khách sạn và đưa đến địa điểm tổ chức họp để không bị người biểu tình cản trở.

Diễn biến bầu cử tổng thống Iran

19:57:05 29/06/2024
Iran đang tập trung vào việc lựa chọn một người ít nhiều có thể đoán trước được, người có thể đảm bảo quá trình chuyển giao quyền lực của nhà lãnh đạo tối cao diễn ra suôn sẻ.

Trung Quốc ban hành báo động đỏ về mưa lớn

19:07:27 29/06/2024
Sông Trường Giang cũng đang trải qua trận lũ đầu tiên của năm 2024, trong bối cảnh mực nước tại Trạm thủy văn Cửu Giang (Jiujiang) đã dâng cao thêm 20 m, đạt mức báo động vào lúc 14h ngày 28/6.

Kiev thúc đẩy đồng minh lập vùng cấm bay ở Tây Ukraine

18:12:22 29/06/2024
Nhưng chủ đề này có thể được thảo luận tại hội nghị thượng đỉnh NATO tiếp theo ở Washington vào đầu tháng 7 - theo Phó Thủ tướng Ukraine Olga Stefanishyna.

Hội nghị Đầu tư Ai Cập - EU sẽ mang lại nhiều lợi ích kinh tế, thương mại

18:11:41 29/06/2024
Các doanh nghiệp của Ai Cập và châu Âu dự kiến sẽ có nhiều cuộc gặp bên lề để tìm hiểu thông tin thị trường và khám phá những cơ hội hợp tác trong các lĩnh vực khác nhau.

Vụ bê bối 'Hồ sơ Panama': 28 bị cáo được tuyên trắng án

18:11:02 29/06/2024
Sau vụ bê bối trên, Panama đã thông qua luật mới nhằm minh bạch tài chính, nhưng quốc gia Trung Mỹ này vẫn nằm trong danh sách đen của Liên minh châu Âu (EU) liên quan đến trốn thuế.

Trung Quốc khai trừ đảng hai cựu Bộ trưởng Quốc phòng

17:30:55 29/06/2024
Ông Lý Thượng Phúc cũng bị phát hiện đã đưa t.iền cho người khác để trục lợi, cấu thành tội đưa hối lộ. Cuộc điều tra cũng tìm ra manh mối về những vi phạm khác của ông Lý Thượng Phúc.

IMF phê duyệt khoản vay 2,2 tỷ USD cho Ukraine

17:25:30 29/06/2024
Tuyên bố của IMF nêu rõ khoản t.iền trên sẽ được sử dụng để hỗ trợ ngân sách cho Ukraine. Số t.iền này nâng tổng số t.iền giải ngân theo thỏa thuận cho vay 48 tháng lên khoảng 7,6 tỷ USD.

Israel tìm cách thiết lập ra 5 km 'vùng c.hết' ở miền Nam Liban

17:24:35 29/06/2024
Về phần mình, IDF phủ nhận việc họ đang tạo ra vùng đệm. IDF tuyên bố họ chỉ đẩy lùi Hezbollah nhằm ngăn chặn các cuộc tấn công liên tục vào cư dân Israel ở miền Bắc.

Châu Âu hứng đòn giáng mạnh vào nỗ lực phát triển tên lửa

15:00:29 29/06/2024
Theo báo Le Monde, hội đồng điều hành EUMETSAT đã yêu cầu ban giám đốc đại diện cho tổ chức gồm 30 quốc gia thành viên này sử dụng tên lửa Falcon 9 của SpaceX để phóng vệ tinh thời tiết MTG-S1.

Có thể bạn quan tâm

Tuấn Hưng: Hương Baby giúp tôi bớt nóng nảy, sống có trách nhiệm

Sao việt

22:01:35 29/06/2024
Tham gia Anh trai vượt ngàn chông gai , Tuấn Hưng được Hương Baby, ủng hộ, hỗ trợ hết mình để anh cháy với đam mê âm nhạc.

Bích Trâm: Ca sĩ Thanh Hà là người mẹ thứ hai của tôi

Nhạc việt

21:42:10 29/06/2024
Sau chương trình Giọng hát Việt 2019 , Diêu Ngọc Bích Trâm vẫn giữ liên hệ với ca sĩ Thanh Hà và đàn chị cho nhiều lời khuyên về cách để nâng cao kỹ năng thanh nhạc cũng như phát triển con đường sự nghiệp.

Chồng Hằng Du Mục đồng ý ly hôn, vẫn trách móc vợ, tự tin công khai "vợ 4"?

Netizen

21:35:34 29/06/2024
Trong khi Hằng Du Mục bận rộn livestream bán hàng cùng 2 con riêng là Nhất Dương - Dịch Dương, chồng của nữ tiktoker lại bị phát hiện sang Việt Nam một mình, thậm chí còn hẹn hò loạt gái xinh.

Minh Dự: Vì không phải diễn viên ngôi sao nên tôi càng cố gắng

Hậu trường phim

21:27:51 29/06/2024
Nam diễn viên Minh Dự tiết lộ từng tổn thương sau thất bại của một dự án nên lơ khi đạo diễn Vũ Khắc Tuận mời đóng phim.

Thiếu phụ hai lần phạm tội mua bán người

Pháp luật

21:16:51 29/06/2024
Cụt Thị Tư (SN 1993), sinh ra tại xã Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) nhưng sau đó sang Trung Quốc lấy chồng. Quá trình sinh sống, người phụ nữ này biết nhu cầu mua phụ nữ về làm vợ của một số đàn ông nơi đây.

12 lý do nên ăn quả óc chó mỗi ngày

Sức khỏe

21:11:48 29/06/2024
Quả óc chó chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết như acid béo omega-3 và chất chống oxy hóa. Loại hạt tốt cho sức khỏe này cũng dễ dàng kết hợp vào chế độ ăn uống.

Đây là loài tôm 'khó ăn' nhất hành tinh!

Lạ vui

20:59:41 29/06/2024
Nằm sâu trong lòng đại dương, nơi ánh sáng mặt trời không thể len lỏi, tồn tại một loài tôm có khả năng thích nghi phi thường và sở hữu ngoại hình kỳ dị: tôm núi lửa biển sâu - Rimicaris hybisae.

Nhật Kim Anh muốn giàu sang... trên màn ảnh

Tv show

20:17:45 29/06/2024
Nữ diễn viên, ca sĩ Nhật Kim Anh cho biết đã đóng nhiều vai diễn đau khổ, bị h.ành h.ạ trên màn ảnh nên cô muốn được đóng vai doanh nhân giàu sang, phú quý.

Tài xế t.ử v.ong trong cabin sau tai nạn liên hoàn trên quốc lộ 13

Tin nổi bật

20:14:27 29/06/2024
Vụ tai nạn liên hoàn giữa xe tải, ô tô du lịch và xe đầu kéo xảy ra trên quốc lộ 13 (Bình Dương) khiến 2 phương tiện hư hỏng nặng, nam tài xế xe tải t.ử v.ong trong cabin.

Tử vi hôm nay Chủ Nhật ngày 30/6/2024 của 12 cung hoàng đạo: Xử Nữ cẩn thận camera chạy bằng cơm, Bảo Bình được cấp trên khen ngợi

Trắc nghiệm

20:03:54 29/06/2024
Xem tử vi hằng ngày 12 cung hoàng đạo để biết về tình yêu, công việc và may mắn của Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên Bình, Bọ Cạp, Nhân Mã, Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư chi tiết nhất.

Ekip Lisa (BLACKPINK) thiếu chuyên nghiệp trước thềm ra mắt MV "ROCKSTAR", dân tình khuyên nên đổi team kĩ thuật

Nhạc quốc tế

19:59:52 29/06/2024
Sáng ngày 28/6 (giờ Việt Nam), Lisa (BLACKPINK) đã chính thức trở lại với sản phẩm âm nhạc solo mang tên ROCKSTAR . Đây là sự kiện được cộng đồng fan của cô nàng trên toàn thế giới háo hức chờ đợi.