Năm học mới, giáo viên hợp đồng vẫn lo… mất việc

Theo dõi VGT trên

Trong thông báo kết luận của UBND TP Hà Nội tại hội nghị giao ban công tác quý II, triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý III/2019, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung khẳng định chắc “như đinh đóng cột” sẽ giải quyết xong vấn đề giáo viên hợp đồng (GVHĐ) trước thềm năm học mới.

Tuy nhiên, đến nay, hơn 2.000 GVHĐ trên địa bàn TP Hà Nội đang nơm nớp trước nỗi lo… mất việc.

Năm học mới, giáo viên hợp đồng vẫn lo... mất việc - Hình 1

Nhiều GVHĐ ở Sóc Sơn đứng trước nguy cơ mất việc. Ảnh: HH

Không có giáo viên đủ tiêu chuẩn xét tuyển đặc biệt

Mới đây nhất, theo thông báo kết luận của Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Sửu tại hội nghị về công tác tuyển dụng viên chức làm việc tại các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, THCS công lập trực thuộc quận, huyện, thị xã trên địa bàn TP năm 2019, Văn phòng UBND TP cho biết, qua rà soát của các quận, huyện, thị xã, không giáo viên nào của Hà Nội đủ điều kiện xét tuyển đặc biệt vào viên chức theo quy định tại Khoản 7 Điều 2 Nghị định 161/2018.

UBND TP yêu cầu các đơn vị thực hiện tuyển dụng viên chức giáo dục theo đúng Nghị định 161 của Chính phủ. UBND các quận, huyện, thị xã báo cáo, đề xuất và phối hợp với Sở Nội vụ thực hiện.

Đối với các đơn vị tuyển dụng bằng hình thức thi tuyển, giao Sở Nội vụ hướng dẫn các đơn vị thống nhất thực hiện theo kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 1076 ngày 7/3/2019 của UBND TP.

Với các đơn vị tuyển dụng bằng hình thức xét tuyển, Sở Nội vụ xây dựng, ban hành kế hoạch xét tuyển viên chức làm việc tại các cơ sở giáo dục công lập trực thuộc UBND các quận, huyện, thị xã để các đơn vị làm căn cứ triển khai các bước theo quy định tại Nghị định của Chính phủ và Thông tư của Bộ Nội vụ.

UBND TP yêu cầu Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo, các sở, ngành liên quan, các quận, huyện, thị xã triển khai tuyển dụng ngay theo đúng quy định, đảm bảo xong trước 15/11/2019.

Video đang HOT

UBND TP cũng yêu cầu các quận, huyện, thị xã không được chủ quan, xem nhẹ công tác tuyển dụng, cần tập trung chỉ đạo để bảo đảm kỳ tuyển dụng công khai, minh bạch, đúng quy định. Các đơn vị liên quan phải tập trung hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, giám sát để các quận, huyện, thị xã tổ chức kì tuyển dụng đúng quy chế, không để xảy ra sai sót, tiêu cực, phát sinh khiếu nại, t.ố cá.o.

Thông báo này của Văn phòng UBND TP Hà Nội đồng nghĩa với việc các GVHĐ lâu năm tại Hà Nội (người ít cũng 5 năm, nhiều lên đến hơn 20 năm) cũng phải bước vào kì thi tuyển viên chức giáo dục năm 2019 như các em sinh viên mới ra trường mà không có bất cứ ưu tiên nào.

Chỉ biết tặc lưỡi… chấp nhận!

Với các GVHĐ ở Sóc Sơn, thông tin này như “gáo nước lạnh”, bởi trước đó, trong phiên chất vấn của HĐND TP Hà Nội, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung cho biết, sẽ xét đặc cách cho tất cả GVHĐ nếu đạt 3 điều kiện: Giáo viên có hợp đồng và có đóng bảo hiểm ít nhất 5 năm trở lại đây; có kiểm tra đảm bảo sức khỏe; có năng lực, trình độ phù hợp với vị trí việc làm, tức là giáo viên phải dạy môn mà trường có nhu cầu tuyển dụng.

Đại diện GVHĐ ở Sóc Sơn chia sẻ: Từ ngày 11/9, GVHĐ ở Sóc Sơn đã truyền tai nhau về việc TP quyết định thực hiện tuyển dụng viên chức giáo dục theo đúng Nghị định 161 của Chính phủ. Như vậy, theo quy định thì không GVHĐ nào trên địa bàn TP được xét tuyển đặc cách. Đây là một thiệt thòi rất lớn với GVHĐ đã cống hiến lâu năm trong ngành Giáo dục.

Một GVHĐ ở Sóc Sơn cay đắng: Nếu thực hiện theo đúng tinh thần như trong thông báo của Văn phòng UBND TP, những thầy cô GVHĐ trên 20 năm chắc sẽ rút đơn và không ai dự thi bởi có thi cũng chả đỗ. Cống hiến cả thanh xuân cho ngành Giáo dục, cuối đời cay đắng chấp nhận ra khỏi ngành. Sau thời gian đấu tranh không biết mệt mỏi, đến bây giờ chúng tôi cũng chỉ biết tặc lưỡi… chấp nhận. Đối với những GVHĐ 9 – 10 năm, đa phần mọi người đều phải chấp nhận đi thi nếu không muốn bị bị liệt vào diện… chống đối.

“Nói một cách công bằng, nếu TP rõ ràng ngay từ đầu thì GVHĐ tập trung ôn thi, đằng này gieo hi vọng rồi đến phút cuối lại dội “gáo nước lạnh”" – giáo viên này nói.

Cũng theo giáo viên này, “tất cả GVHĐ ở Sóc Sơn đều không đi ôn thi, vào đầu năm học mới chúng tôi cũng phải dạy 18-20 tiết/tuần, nhiều người trong số đó còn được giao trọng trách ôn thi học sinh giỏi lớp 9, lấy đâu thời gian để ôn tập”.

Năm học mới đã chính thức bắt đầu, tất cả 256 GVHĐ ở Sóc Sơn đều được đến lớp giảng dạy, nhưng liên tiếp những thay đổi trong chính sách tuyển dụng viên chức giáo dục từ huyện tới TP khiến tâm lý của các thầy cô vô cùng bất an, không yên tâm công tác…

Theo Điều 11 Nghị định 161/2018, xét tuyển viên chức được thực hiện theo 2 vòng: Vòng 1, kiểm tra điều kiện, tiêu chuẩn của người dự tuyển, nếu phù hợp thì người dự tuyển được tham dự vòng 2. Vòng 2, phỏng vấn hoặc thực hành để kiểm tra về năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Còn tại Điều 7 Nghị định 161 quy định thi tuyển viên chức. Theo đó ứng viên sẽ theo 2 vòng: Vòng 1, thi trắc nghiệm. Nội dung thi gồm 3 phần (phần I, kiến thức chung; phần II, ngoại ngữ; phần III, Tin học. Vòng 2 thi nghiệp vụ chuyên ngành.

Hải Hà

Theo thanhtra.com

Giáo viên hợp đồng lâu năm ở Hà Nội: Ứa nước mắt giã từ giáo án

Dù lãnh đạo TP Hà Nội luôn khẳng định sẽ có những chính sách tuyển dụng nhân văn đối với các giáo viên hợp đồng (GVHĐ) trên địa bàn thành phố. Tuy vậy, trước thềm năm học mới, hàng loạt thầy cô đã bị thanh lý hợp đồng và không còn được đứng trên bục giảng.

Oằn mình mưu sinh

Hơn 21 năm làm GVHĐ, cô Nguyễn Thị Hằng - GV Trường Tiểu học Cẩm Lĩnh (huyện Ba Vì, Hà Nội) chỉ nhận được mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định. Trong khi chờ quyết định cuối cùng trong công tác tuyển viên chức GD của TP Hà Nội, cô Hằng cũng như nhiều thầy cô khác đã bị cắt hợp đồng trước thềm năm học mới.

Cô Hằng tâm sự: "Khi nhận được thông báo quyết định nghỉ việc, tôi cảm thấy rất buồn. Ngôi trường và bục giảng đã gắn bó suốt 21 năm giờ như đã quá xa lạ. Với thân phận là GVHĐ, không được tăng lương hay hưởng bất kỳ phụ cấp ưu đãi gì, thế nhưng tôi vẫn là GV dạy giỏi, chiến sĩ thi đua đào tạo nhiều thế hệ HS giỏi.

Giáo viên hợp đồng lâu năm ở Hà Nội: Ứa nước mắt giã từ giáo án - Hình 1


Cô Nguyễn Thị Hằng bị chấm dứt hợp đồng lao động từ 31/8/2019

Sau khi không được nhận lương, thu nhập bây giờ phụ thuộc vào đàn gà hơn 20 con được nuôi trong vườn. Khi cầm tờ quyết định có nỗi buồn khó tả, hoang mang, lo lắng không biết tương lai thế nào. Phải nói là quá hụt hẫng khi tôi đang là lao động chính trong gia đình, một mình nuôi 3 cháu, trong đó một cháu mới đỗ vào trường THPT. Bây giờ công việc của mẹ thế này thì sẽ rất khó khăn để nuôi con ăn học".

Còn thầy Phùng Đức Tăng - GV Trường THCS Phú Sơn (huyện Ba Vì, Hà Nội) bộc bạch: "Hơn 19 năm gắn bó vì tình yêu nghề, yêu HS nhưng tôi phải làm thêm đủ thứ nghề để tăng thêm thu nhập như lắp đặt, bảo dưỡng điều hòa, sữa chữa đồ điện tử, điện lạnh và cả nghề hàn xì... Thế nhưng, ngày 15/8 vừa qua, tôi đã chính thức nhận được thông báo phải chấm dứt hợp đồng.

Thầy Tăng cho biết: "Trước đây chưa có trả lương qua thẻ đến tháng nhìn đồng nghiệp nhận vài triệu đồng trong khi đó mình chỉ có hơn 1,2 triệu đồng thấy ngượng lắm. Còn bây giờ trả lương qua thẻ, mỗi tháng nhận lương tôi đều phải đợi mọi người rút xong thì mình mới vào rút vì cũng chỉ được có hơn 1,2 triệu đồng".

Đó là một kỉ niệm buồn, vì đó là ngày tựu trường đầu tiên của năm học mới, cũng là lúc nhận được giấy báo phải nghỉ việc. Có nhiều học trò không thấy thầy dạy nữa ra hỏi thăm, rồi nhắn tin hỏi thăm thầy sao con đi học mà không thấy thầy đâu, mỗi lần như thế tôi lại ứa nước mắt. Cũng vài lần đi bảo dưỡng điều hoà, thầy vào đúng nhà của HS, và những lúc đó lại thấy rất nhớ trường, nhớ lớp".

Nỗi ám ảnh của thầy Tăng và nhiều GVHĐ khác chính là chiếc thẻ ATM và ngày nhận lương.

Cần bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người lao động

Chỉ còn khoảng 10 ngày nữa là khai giảng năm học mới, nhiều giáo viên hợp đồng vẫn chưa có bất kỳ bảo đảm nào cho việc có được ký tiếp hợp đồng hay không? Liệu có được xét đặc cách hay thi tuyển kết hợp xét tuyển, thi tuyển có ưu tiên hay nếu đăng ký thi tuyển thì chỉ tương đương với các thí sinh tự do khác? Bởi hầu hết các quận huyện cho biết vẫn chưa nhận được chỉ đạo bằng văn bản của thành phố nên chưa thể có chính sách ưu tiên gì với GVHĐ.

Báo cáo của Sở GD&ĐT Hà Nội tại Hội nghị triển khai năm học mới 2019 - 2020 đề cập đến một số vấn đề còn khiến người dân bức xúc cần giải quyết dứt điểm, trong đó có việc việc xét tuyển GV hợp đồng nhiều năm. Qua rà soát có khoảng hơn 2.000 GV hợp đồng lâu năm cần giải quyết vào biên chế.

Liên quan đến vấn đề này, Chủ tịch TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã chỉ đạo sẽ xét tuyển đối với toàn bộ GV có hợp đồng lâu năm sau khi Bộ Nội vụ có văn bản trả lời Hà Nội có thể thực hiện xét tuyển theo thẩm quyền. Một số điều kiện cụ thể đi kèm bao gồm: Thứ nhất là GV có hợp đồng và có đóng bảo hiểm ít nhất 5 năm trở lại đây. Thứ hai là có kiểm tra bảo đảm sức khỏe. Thứ ba là có năng lực, trình độ phù hợp với vị trí việc làm, tức là GV phải dạy môn mà trường có nhu cầu tuyển dụng.

Tuy nhiên, trường hợp đặc biệt diễn ra tại huyện Mỹ Đức: GV hợp đồng dù công tác lâu năm vẫn không hề được đóng bảo hiểm xã hội. Cụ thể, từ hàng chục năm nay, các GV hợp đồng tại đây chỉ được ký hợp đồng thời vụ 3 tháng và không được đóng BHXH. Lãnh đạo huyện cho biết do ngân sách không đủ để đóng. Đồng thời, nếu đóng BHXH, khi GV không đỗ viên chức, thì cũng rất khó giải quyết. Vấn đề được "đẩy lại" về phía các trường! Còn người lao động, khi nghe tin GV hợp đồng có cơ hội được xét đặc cách thì không khỏi xó.t x.a.

Mới đây, tại Hội nghị triển khai năm học mới 2019 - 2020 của Hà Nội, Chủ tịch Nguyễn Đức Chung một lần nữa đề nghị các ngành liên quan trong năm học này giải quyết dứt điểm, không để còn tình trạng giáo viên hợp đồng lâu năm. Trong đó, sẽ xem xét bao gồm cả những trường hợp không được đóng BHXH tại huyện Mỹ Đức. Một quyết định nhân văn khiến những GV hợp đồng vốn được ví với thân phận "con nuôi" lại nhen nhóm lên hy vọng.

Ngày 15/8, tại Hội nghị tổng kết hoạt động Công đoàn năm học 2018 - 2019, triển khai nhiệm vụ năm học 2019 - 2020 của Công đoàn ngành GD-ĐT Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam Vũ Minh Đức một lần nữa khẳng định Công đoàn các nhà trường, Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội cùng với Liên đoàn Lao động thành phố và Công đoàn ngành GD Việt Nam, cần có tiếng nói để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người lao động, nhất là những GVHĐ.

Theo Giáo dục & thời đại

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Nóng: Nữ diễn viên "The Glory" qua đời vì nhồi má.u não
09:33:40 30/09/2024
Hình ảnh cuối cùng của nữ diễn viên "The Glory" trước khi đột ngột qua đời vì nhồi má.u não
12:59:27 30/09/2024
Xoài Non tung ản.h nón.g hừng hực, thứ muốn khoe lại nằm ở cổ tay nhắm thẳng vào Gil Lê
11:11:29 30/09/2024
Bão Krathon mạnh cấp 15, sẽ đi vào Biển Đông?
13:33:26 30/09/2024
Bùi Lan Hương tiết lộ phản ứng của Nguyễn Quang Dũng khi cô thi 'Chị đẹp'
09:44:43 30/09/2024
Cụ ông 96 tuổ.i sống trong viện dưỡng lão: Tự nấu ăn, đặt đồ online
11:32:32 30/09/2024
Mẹ đơn thân TPHCM lấy người đàn ông có quá khứ đen tối: 4 năm chưa từng hối hận
11:26:33 30/09/2024
Hành trình chiến thắng bệnh tật đầy cảm hứng của Kim Woo Bin
08:23:14 30/09/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiề.n bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Bom tấn thế giới mở lấy chủ đề về Terminator chuẩn bị ra mắt, hé lộ chi tiết khiến game thủ "run sợ"

Mọt game

14:13:46 30/09/2024
Các tựa game thế giới mở vẫn đang làm mưa làm gió trên thị trường làng game thế giới ở thời điểm hiện tại. Sau thành công của Genshin Impact, Elden Ring, Baldur s Gate 3, hàng loạt các tựa game thế giới mở ra mắt

Bắt quả tang 2 sà lan hút cát trái phép trên sông Cổ Chiên

Tin nổi bật

14:08:28 30/09/2024
Lực lượng Công an H.Mang Thít vừa bắt quả tang 2 sà lan đang hút cát trái phép trên sông Cổ Chiên, đoạn chảy qua tỉnh Vĩnh Long.

Pakistan cắt giảm nhân sự và bộ máy hành chính để đáp ứng điều kiện của IMF

Thế giới

14:02:06 30/09/2024
Mặc dù Islamabad đã đàm phán nhiều khoản vay với IMF, nhưng nhiều chuyên gia vẫn hoài nghi về khả năng giải quyết triệt để các vấn đề kinh tế của quốc gia Nam Á.

Nữ đạo chích chuyên lừa đàn ông 'qua đêm' để trộm cắp

Pháp luật

13:35:57 30/09/2024
Giang gây ra liên tiếp 2 vụ lừa đàn ông qua đêm để trộm cắp tài sản, lợi dụng nuôi con nhỏ được hoãn đi tù để bỏ trốn, bị truy nã.

8 công thức nước ép và sinh tố làm đẹp da, tốt cho sức khỏe

Làm đẹp

13:27:39 30/09/2024
Chất chống oxy hóa trong cần tây giúp tăng cường hàng rào bảo vệ da trước tác động tiêu cực của môi trường, nhờ đó làm chậm lão hóa.

Châu Bùi khoe eo thon, Baifern hở lưng trần gợi cảm tại Pháp

Phong cách sao

12:52:16 30/09/2024
Tham dự Tuần lễ thời trang Paris, dàn sao nổi tiếng xuất hiện trong những bộ đồ đơn giản nhưng vẫn gây ấn tượng.

Sao nam đóng Chúng ta của 8 năm sau lần đầu nói về tang sự, chỉ một câu mà gây nhói lòng

Sao việt

12:49:14 30/09/2024
B Trần thú nhận anh là mẫu người đàn ông của gia đình. Bản thân B Trần đã bỏ các cuộc vui từ lâu để dành thời gian cho gia đình.

Hôn nhân trái ngược của dàn diễn viên phim thần tượng Đài Loan (Trung Quốc)

Sao châu á

12:47:08 30/09/2024
Những cô nàng xinh đẹp, tài năng của làng giải trí xứ Đài đều đã yên bề gia thất. Nhưng không phải ai cũng tìm được bình yên.

Doãn Hải My vi vu Hàn Quốc cùng Đoàn Văn Hậu, nhan sắc thế nào mà dân tình cứ ngỡ "gái chưa chồng"

Netizen

12:43:55 30/09/2024
Vợ chồng cầu thủ Đoàn Văn Hậu - Doãn Hải My vừa khoe ảnh check in tại tháp Namsan (Hàn Quốc). Đáng chú ý nhan sắc của nàng WAG Hải My lập tức nhận mưa lời khen từ dân mạng.

Lisa lại b.ị t.ố hát nhép

Nhạc quốc tế

12:43:19 30/09/2024
Nhiều phân đoạn cũng được cho là cô hát nhép lộ liễu khi không kịp đưa mic lên miệng hoặc bỏ luôn câu hát mà chỉ tập trung vào vũ đạo, trình diễn trên sân khấu.

Khởi đầu tuần mới tinh khôi, ấn tượng chỉ với hai tông màu trắng đen

Thời trang

12:27:56 30/09/2024
Để khởi đầu tuần mới, tháng mới theo cách thật tinh khôi và ấn tượng, bạn chỉ cần sử dụng váy áo mang tông màu trắng đen theo những cách sáng tạo dưới đây.