Mối nguy hại của rác thải bị tuồn trái phép từ châu Âu vào Đông Nam Á

Theo dõi VGT trên

Buôn bán chất thải bất hợp pháp từ châu Âu đến Đông Nam Á đang trở thành hoạt động trái phép có lợi nhuận cao, rủi ro thấp và tác động nguy hại đến môi trường, nền kinh tế cùng sức khỏe con người.

Mối nguy hại của rác thải bị tuồn trái phép từ châu Âu vào Đông Nam Á - Hình 1
Rác thải nhựa của một trong những nhà máy giấy lớn nhất Indonesia. Ảnh: DW

Theo một báo cáo mới của Liên hợp quốc ( LHQ), các nước Đông Nam Á, trong đó có Malaysia, Thái Lan và Indonesia, đang phải đối mặt với làn sóng vận chuyển rác thải trái phép từ các quốc gia công nghiệp hóa, trong đó một lượng đáng kể được lấy từ châu Âu.

Buôn bán rác thải đã trở thành một trong những hành vi phạm tội nghiêm trọng nhất có thể ảnh hưởng đến môi trường. Ủy ban châu Âu ước tính rằng 15 – 30% lô hàng rác thải có nguồn gốc từ EU là trái phép, tạo ra hàng tỷ euro doanh thu bất hợp pháp hàng năm.

Ông Masood Karimipour, đại diện Đông Nam Á của Cơ quan phòng, chống m.a t.úy và tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC), chia sẻ với kênh DW: “Một khi rác thải được xử lý không đúng cách thì đó sẽ trở thành vấn đề của tất cả mọi người”.

Theo báo cáo của LHQ, các nước ASEAN đã nhập khẩu tổng cộng hơn 100 triệu tấn rác thải kim loại, giấy và nhựa, trị giá gần 50 tỷ USD trong giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2021.

Hoạt động buôn bán rác thải toàn cầu đã trải qua thay đổi đáng kể trong những năm gần đây do Trung Quốc ban hành một loạt biện pháp vào năm 2018 nhằm giải quyết dòng rác thải không mong muốn tràn vào nước này. Hiệu ứng lan tỏa từ lệnh cấm rác thải của Trung Quốc đã khiến dòng rác thải toàn cầu chuyển hướng, đặc biệt là hướng tới Đông Nam Á.

Video đang HOT

Một số quốc gia Đông Nam Á, như Indonesia, đã trở thành điểm đến chính của các chuyến hàng rác thải hợp pháp và bất hợp pháp.

Theo Cục Thống kê Indonesia, sau năm 2018, “quốc gia vạn đảo” đã ghi nhận tình trạng gia tăng đột ngột về nhập khẩu rác thải, trong đó rác thải giấy và nhựa chủ yếu được vận chuyển từ các nước Tây Âu.

Các công ty nhập khẩu sẽ loại bỏ nhựa có vấn đề hoặc chuyển cho cộng đồng địa phương phân loại và đốt bất hợp pháp. Đốt nhựa sẽ tạo ra dioxin và các hóa chất độc hại, sau đó chúng xâm nhập vào chuỗi thức ăn của con người. Do khói và thực phẩm độc hại, nhiều người dân làng tại Java và Sumatra (Indonesia) đã mắc các bệnh về đường hô hấp, dạ dày hoặc thậm chí là ung thư, khiến nhiều người buộc phải rời bỏ nhà cửa.

Theo nhà tội phạm học Serena Favarin tại Đại học Cattolica del Sacro Cuore (Italy), những kẻ buôn lậu có nhiều mánh khóe và chuỗi cung ứng phức tạp để trốn tránh kiểm soát của cơ quan chức năng châu Âu. Chúng sau đó vận chuyển rác thải đến những quốc gia có chi phí xử lý rác thải bất hợp pháp thấp hơn nhiều.

Các chuyên gia đều nhất trí rằng cần phải quản lý chất thải hiệu quả và hợp pháp để giảm thiểu thiệt hại cho môi trường, đồng thời hỗ trợ nền kinh tế tuần hoàn bằng cách giảm, tái sử dụng và tái chế chất thải.

Nhiều quốc gia châu Á và châu Âu đang hành động để thu hẹp kẽ hở mà tội phạm có thể lợi dụng. Bà Favarin phân tích: “Điều quan trọng là phải tăng cường hợp tác xuyên quốc gia để có những quy định tương tự giữa các nước”.

EU đang cập nhật các quy định vận chuyển rác thải để giảm hoạt động xuất khẩu có vấn đề và tăng cường thực thi, với những thay đổi dự kiến được áp dụng vào cuối tháng này.

Ngoài ra, công nghệ mới có thể có ích cho việc bảo vệ môi trường. Bà Favarin cho biết thiết bị bay không người lái hoặc hình ảnh vệ tinh có thể giúp phát hiện lượng rác thải khổng lồ ở những khu vực cụ thể hoặc hành vi đốt rác bất hợp pháp.

Giảm gánh nặng cho hành tinh

"Hành tinh của chúng ta đang ngập ngụa trong rác thải". Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) đã mở đầu như vậy trong thông điệp đưa ra nhân Ngày Quốc tế Không rác thải (Zero Waste Day 30/3) năm nay.

Giảm gánh nặng cho hành tinh - Hình 1
Rác thải nhựa tràn ngập tại Lahore, Pakistan. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN

Lời cảnh tỉnh mạnh mẽ này không chỉ phản ánh thực trạng đáng lo ngại hiện tại của "hành tinh Xanh", là rác thải đang trở thành gánh nặng khổng lồ đối với Trái Đất, mà còn nêu bật sự cấp thiết phải hành động để tăng cường quản lý khủng hoảng.

Các dữ liệu công bố cho thấy thế giới đang chứng kiến cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về rác thải. Mỗi năm, các hộ gia đình, doanh nghiệp nhỏ và nhà cung cấp dịch vụ công cộng tạo ra từ 2,1 tỷ đến 2,3 tỷ tấn chất thải rắn đô thị - từ bao bì và đồ điện tử đến nhựa và thực phẩm. Tuy nhiên, các dịch vụ quản lý chất thải toàn cầu không được trang bị đầy đủ để giải quyết vấn đề này, với 2,7 tỷ người không được tiếp cận với dịch vụ thu gom chất thải rắn và chỉ 61-62% chất thải rắn đô thị được xử lý. Ở các nước thu nhập thấp, tình hình thậm chí còn tồi tệ hơn, ước tính có khoảng 90% lượng rác thải không được xử lý đúng cách. Ô nhiễm chất thải đe dọa đáng kể đến sức khỏe con người, sự thịnh vượng kinh tế và làm trầm trọng thêm "bộ ba" cuộc khủng hoảng của hành tinh gồm biến đổi khí hậu, mất đa dạng sinh học và ô nhiễm môi trường.

Theo Chương trình Môi trường LHQ (UNEP), nếu không có hành động khẩn cấp, đến năm 2050, khối lượng rác thải toàn cầu có thể lên đến 3,8 tỷ tấn, kéo theo gánh nặng kinh tế cao gấp đôi, có thể lên đến 640 triệu USD vào năm 2050 (từ mức 361 triệu USD năm 2020). Con số này cũng đã tính tới những "chi phí ẩn" liên quan đến việc xử lý rác kém hiệu quả dẫn tới ô nhiễm, suy giảm sức khỏe và biến đổi khí hậu.

Để giải quyết vấn đề cấp bách này, cuối năm 2022, Hội đồng Bảo an LHQ đã tuyên bố ngày 30/3 hằng năm là Ngày quốc tế Không rác thải. Ngày Quốc tế Không rác thải năm nay nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết phải tăng cường quản lý chất thải trên toàn cầu và tầm quan trọng của các hoạt động sản xuất và tiêu dùng bền vững. Sự kiện tôn vinh các sáng kiến "không rác thải" ở mọi cấp độ, góp phần thúc đẩy Chương trình nghị sự 2030 về Phát triển bền vững.

Theo LHQ, "không rác thải" là cách tiếp cận nhằm thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững, xử lý rác thải trong một hệ thống tuần hoàn và khép kín, tài nguyên được tái sử dụng nhiều nhất có thể và hạn chế ô nhiễm không khí, đất và nguồn nước. Các sáng kiến "không rác thải" có thể thúc đẩy quản lý rác thải hiệu quả, giảm thiểu và ngăn chặn rác thải, giúp giải quyết các cuộc khủng hoảng của hành tinh, bảo vệ môi trường, tăng cường an ninh lương thực và cải thiện sức khỏe và hạnh phúc của con người. Theo giới chuyên gia, các sáng kiến "xanh" có thể giúp các chính phủ tiết kiệm 70 tỷ USD vào năm 2040 và tạo thêm 700.000 việc làm. Nếu có các biện pháp hiệu quả, chi phí do rác thải gây ra trên toàn cầu mỗi năm có thể giảm xuống còn 270 tỷ USD vào năm 2050. Thậm chí, LHQ lưu ý mục tiêu này có thể nâng cao hơn, bằng cách chuyển đổi sang mô hình kinh tế tuần hoàn, trong đó phát triển kinh tế không đồng nghĩa là rác thải tăng. Có thể kể đến như việc áp dụng các thông lệ kinh doanh bền vững, quy trình xử lý rác thải hoàn thiện hơn, có thể mang về khoản thu ròng hơn 100 tỷ USD mỗi năm.

Hiện nhiều nước trên thế giới đang nỗ lực giảm rác thải thông qua các biện pháp thúc đẩy mô hình sản xuất-tiêu dùng bền vững và chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn. Ngày 15/3 vừa qua, chính phủ các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua dự luật mới của EU về cắt giảm rác thải bao bì và cấm đồ nhựa dùng một lần từ ngày 1/1/2030. Thỏa thuận cũng mở đường cho việc thiết lập các hướng dẫn về xử lý chai nhựa và lon hộp. Đến năm 2029, các quốc gia thành viên phải đảm bảo thu gom riêng biệt ít nhất 90% các loại bao bì này mỗi năm. Tại châu Á, Israel hồi đầu năm nay thông báo sẽ tiếp tục cấp 15 triệu NIS (khoảng 4 triệu USD) trong năm thứ hai liên tiếp, để khuyến khích khu vực tư nhân đầu tư phát triển các cơ sở nghiên cứu tiên phong tận dụng năng lượng từ rác thải. Thái Lan sáng chế kỹ thuật biến rác thải thực phẩm thành than sinh học, trong khi một công ty Nhật Bản tái chế rác thải xây dựng thành nhiên liệu hàng không bền vững.

Giảm gánh nặng cho hành tinh - Hình 2
Hàng chục tấn rác thải vây kín đầm nước mặn Sa Huỳnh (Quảng Ngãi). Ảnh (chụp tháng 8/2023): Phạm Cường/TTXVN

Tại Việt Nam, chính phủ nhận thức rõ "không rác thải" là một giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu và đã thông qua Kế hoạch hành động quốc gia về thực hiện kinh tế tuần hoàn, với mục tiêu xử lý 85% lượng rác thải nhựa và giảm 50% lượng rác thải nhựa ra biển và đại dương. Việt Nam cũng xây dựng Chương trình hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương với mục tiêu giảm 75% đến năm 2030.

Để đạt "không rác thải", Việt Nam cho rằng cần có cách tiếp cận toàn diện, toàn xã hội với sự tham gia của mọi thành phần trong xã hội, nâng cao nhận thức của nhà sản xuất và người tiêu dùng.

Thực tế cho thấy, để đạt được mục tiêu thế giới không rác thải đòi hỏi phải có hành động ở mọi cấp độ từ tất cả các bên liên quan. Người tiêu dùng có thể thay đổi thói quen tiêu dùng và tái sử dụng, sửa chữa sản phẩm càng nhiều càng tốt trước khi thải bỏ đúng cách. Chính phủ, cộng đồng, các ngành công nghiệp và các bên liên quan khác phải cải thiện hoạt động tài chính và hoạch định chính sách, đặc biệt khi cuộc khủng hoảng rác thải tác động không tương xứng đến những người bị thiệt thòi, người nghèo ở thành thị, phụ nữ và thanh niên.

Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres, trong thông điệp nhân Ngày Quốc tế Không rác thải năm nay, cũng cho rằng tương lai "không rác thải" cần phải có sự chung tay của cộng đồng quốc tế. Ông kêu gọi thế giới đoàn kết và nỗ lực đạt được một hiệp ước mang tính ràng buộc về mặt pháp lý nhằm chấm dứt ô nhiễm nhựa để "kết thúc vòng đời của rác thải, một lần và mãi mãi".

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Gia đình giàu nhất Vương quốc Anh lĩnh án tù vì đối xử với người giúp việc tệ hơn cả súc vật
10:24:04 22/06/2024
Tổng thư ký NATO ra tuyên bố bất ngờ về vũ khí hạt nhân
09:30:01 22/06/2024
NATO "rục rịch" triển khai vũ khí hạt nhân, Nga phản ứng mạnh
09:16:05 22/06/2024
Phát hiện 8 người c.hết ngạt trong xe tải đông lạnh Trung Quốc
09:35:41 22/06/2024
Ủy ban châu Âu bầu lãnh đạo mới
10:43:03 22/06/2024
Ấn Độ nêu lý do từ chối nối lại chuyến bay thẳng với Trung Quốc
14:52:57 23/06/2024
Vai trò mới, thách thức mới
10:53:05 22/06/2024
Hungary từ chối tham gia sứ mệnh quân sự của NATO tại Ukraine
06:35:30 22/06/2024

Tin đang nóng

Định giao gia sản hàng chục tỷ cho con, nghe con rể nói một câu tôi muốn con gái ly hôn ngay
19:15:57 23/06/2024
Doãn Hải My sụt cân, "xương kêu, hoa mắt chóng mặt" sau sinh, hồi tưởng chuyện con bị dây rốn quấn quanh cổ nhưng mình vẫn quyết sinh thường
19:07:02 23/06/2024
Trọn vẹn ảnh và clip thiếu gia Minh Đạt "khoá môi" Midu cực ngọt ngào trong lễ vu quy
19:34:23 23/06/2024
Bạn gái bên Quốc Trung 20 năm không danh phận, khiến vợ cũ Thanh Lam khó chịu 10 năm rồi lại cảm kích
19:57:02 23/06/2024
Một ca sĩ xinh đẹp lấy chồng Tây: Phải sống như quân đội, ngày nào cũng nói "I love you" với chồng
19:59:27 23/06/2024
Mộng Kha tiết lộ quá khứ "từng có vợ con": Cưu mang mẹ đơn thân, nhưng không có tình cảm nên người kia rời đi
21:46:49 23/06/2024
Phương Trinh Jolie mang thai lần 3 sau 10 tháng sinh con trai
22:22:03 23/06/2024
Thuỷ Tiên theo dõi một nhân vật đặc biệt không phải Công Vinh trên MXH 1,1 triệu follow
18:05:13 23/06/2024

Tin mới nhất

Fed có khả năng hạ lãi suất sớm nhất là vào tháng 9/2024

18:08:08 23/06/2024
Các nhà kinh tế không cho rằng tốc độ lạm phát chậm sẽ đủ sức thuyết phục các quan chức vào thời điểm diễn ra cuộc họp Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) vào tháng 7/2024, lạm phát đang trên đà giảm xuống mục tiêu 2% của Fed.

Mưa lũ gây nhiều thiệt hại tại Trung Quốc và Indonesia

18:00:51 23/06/2024
Trong khi đó tại Mông Cổ, Cơ quan Giám sát khí tượng và môi trường nước này ngày 23/6 cho biết mực nước các con sông lớn trên cả nước đã vượt ngưỡng cảnh báo do mưa lớn kéo dài.

Ukraine công bố ảnh vệ tinh về vụ tấn công phá hủy kho UAV Shahed của Nga

17:42:50 23/06/2024
Báo Ukrainska Pravda ngày 23/6 dẫn báo của của Bộ Tổng tham mưu Ukraine cho biết vào đêm 20-21/6, lực lượng vũ trang Ukraine đã tấn công các địa điểm được sử dụng để cất trữ thiết bị bay không người lái của Liên bang Nga.

Hội Hữu nghị Malaysia - Việt Nam chăm lo sức khỏe cho bà con kiều bào

17:30:03 23/06/2024
Trung tâm Y tế Sunway là bệnh viện tư nhân lớn nhất Malaysia với hơn 700 giường bệnh và hơn 60 chuyên khoa. Bệnh viện cũng đã được Hội đồng Tiêu chuẩn chăm sóc sức khỏe Australia công nhận.

Houthi tấn công một tàu hàng ở Vịnh Aden

17:22:42 23/06/2024
Trong khi đó, người phát ngôn quân sự của lực lượng Houthi - Tướng Yahya Saree xác định con tàu bị nhắm mục tiêu là tàu chở hàng Transworld Navigator.

Mỹ nới lỏng giới hạn cho phép Ukraine tấn công vào lãnh thổ Nga

17:20:57 23/06/2024
Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan nói với PBS News mới đây rằng thỏa thuận với Ukraine về việc tấn công vào Nga sẽ mở rộng đến bất cứ nơi nào lực lượng Nga đang triển khai nhằm vào các lực lượng của Kiev.

Diễn đàn Davos mùa Hè lần thứ 15 tiết kiệm năng lượng và giảm carbon

17:18:27 23/06/2024
Giới chức Trung Quốc nhận định diễn đàn năm nay sẽ thúc đẩy quan hệ đối tác và các giải pháp đổi mới có tính tác động để giúp phục hồi kinh tế toàn cầu, cũng như tạo ra một tầm nhìn thống nhất về phát triển.

Nga sẽ trang bị vũ khí cho Triều Tiên nếu phương Tây tiếp tục cung cấp thiết bị quân sự cho Ukraine

16:50:04 23/06/2024
Tuyên bố của ông Putin được đưa ra sau khi kết thúc chuyến thăm cấp nhà nước tới Bình Nhưỡng, nơi hai bên đã kí hiệp ước quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, đặc biệt là hiệp ước phòng thủ chung.

Khoảng 100 người phải sơ tán trong đêm do nguy cơ sập nhà tại Đức

16:42:50 23/06/2024
Theo số liệu thống kê, tại một số trung tâm khai thác mỏ trước đây từng chứng kiến các tòa nhà bị sập, trong đó xuất hiện các hố sụt do các đường hầm dưới lòng đất mục nát.

Sập cầu tại Bangladesh khiến ít nhất 19 người thương vong

15:09:26 23/06/2024
Ít nhất 9 người đã t.hiệt m.ạng và 10 người bị thương trong một vụ sập cầu khiến 2 phương tiện rơi xuống sông tại huyện Barguna, cách thủ đô Dhaka khoảng 180 km về phía Nam.

Hàn Quốc: Các bệnh viện ở Seoul ước tính thiệt hại gần 72 triệu USD do đình công

15:06:13 23/06/2024
Các bác sĩ nội trú và thực tập sinh trên toàn quốc đã nghỉ việc kể từ cuối tháng 2 năm nay để phản đối việc chính phủ tăng chỉ tiêu tuyển sinh vào trường y nhằm giải quyết tình trạng thiếu hụt bác sĩ.

Mỹ đ.ánh giá về nguy cơ xung đột giữa Israel và Hezbollah

15:03:41 23/06/2024
Một quan chức của Mỹ thừa nhận với CNN rằng trong trường hợp xảy ra chiến tranh toàn diện, sự hỗ trợ mà Israel sẽ cần nhất là các hệ thống phòng không bổ sung Iron Dome từ Mỹ.

Có thể bạn quan tâm

Sau khi chồng xác nhận xảy ra xô xát, Hằng Du Mục có động thái mới, quản lý cũng lên tiếng làm rõ một việc

Netizen

01:10:55 24/06/2024
Theo đó, trên trang cá nhân 545 nghìn người theo dõi,Hằng Du Mụcđã đăng tải status với nội dung ngắn gọn: Vẫn là câu nói cũ phát ra từ nội tâm: Hãy để thời gian trả lời tất cả . 22.6.2024 .

HLV Martinez lo sợ Ronaldo bị tấn công

Sao thể thao

00:53:36 24/06/2024
Nhà cầm quân đội tuyển Bồ Đào Nha, HLV Martinez lo sợ Ronaldo bị tấn công khi có những cổ động viên đã lợi dụng sự lơi lỏng của lực lượng an ninh tràn vào sân để chụp ảnh selfie với ngôi sao của Al Nassr.

Cuối tuần làm cá hấp xì dầu đơn giản kiểu này vừa ngon ngọt lại thơm nức, thanh mát dễ ăn

Ẩm thực

23:25:45 23/06/2024
Cuối tuần rảnh rỗi, các bạn hãy thử làm cá hấp sau đó cuốn với các loại rau củ quả rồi chấm với mắm gừng vô cùng thanh mát và hấp dẫn.

Phương Oanh khoe loạt khoảnh khắc hơn 5 tuần t.uổi của các con với biểu cảm sinh động "đốn tim" khán giả

Sao việt

23:20:50 23/06/2024
Mới đây, trên trang cá nhân, mẹ bỉm Phương Oanh tiếp tục chiêu đãi cộng đồng mạng loạt khoảnh khắc đáng yêu của 2 nhóc tì sinh đôi.

Nữ diễn viên vạch trần chuyện chồng ngoại tình với em gái

Sao châu á

23:18:06 23/06/2024
Tại một cuộc họp báo, nữ diễn viên Bella Astillah không cầm được nước mắt khi nói về chuyện ngoại tình của chồng tài tử người Singapore Aliff Aziz.

Lịch thi đấu APL 2023 Liên Quân Mobile mới nhất

Mọt game

23:12:11 23/06/2024
Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ tổng hợp lại lịch thi đấu và kết quả của APL 2024, cũng như mọi thông tin mà bạn cần biết về giải đấu này.

Vươn ra toàn cầu bằng ca khúc tiếng Anh: Lối đi chật vật

Nhạc việt

22:54:21 23/06/2024
Thế hệ nghệ sĩ gen Z giỏi ngoại ngữ, nắm bắt nhanh xu hướng âm nhạc quốc tế nên không ngạc nhiên khi họ tung ra nhiều ca khúc viết hoàn toàn bằng tiếng Anh để chinh phục tai nghe ngoại quốc.

Phát hiện g.ây s.ốc ở thế giới giống Trái Đất nhất

Lạ vui

22:42:51 23/06/2024
Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi Viện Công nghệ Massachusetts (MIT - Mỹ) vừa phát hiện ra bằng chứng quan trọng cho thấy hồ và biển lớn trên mặt trăng Titan có thể đã được hình thành bởi sóng, y hệt những gì xảy ra trên Trái Đất.

10 cách mặc trang phục màu đen trẻ trung

Thời trang

22:10:58 23/06/2024
Cách mặc trang phục màu đen: Muốn ghi điểm sành điệu khi mặc trang phục màu đen, quý cô trên 40 t.uổi nên tham khảo các công thức sau đây.

6 nhóm anh trai khuấy đảo chương trình 'Anh trai say hi' khi trình diễn nhóm

Tv show

22:09:28 23/06/2024
Tập 2 của chương trình Anh trai say hi khiến khán giả vô cùng thích thú vì được thưởng thức bữa tiệc âm nhạc sôi động và ngập tràn điều bất ngờ

Lisa Blackpink, Jimin BTS, Red Velvet tiếp tục g.ây s.ốc bằng ảnh nổi loạn, ma mị

Nhạc quốc tế

21:54:48 23/06/2024
Lisa Blackpink, Jimin BTS và nhóm nhạc nữ toàn mỹ nhân của Hàn Quốc Red Velvet tiếp tục khiến người hâm mộ sốc khi tung ảnh tạo hình quảng bá MV mới.