Mèo cào khiến cụ ông mắc phải căn bệnh nhiễm trùng dễ nguy hiểm tính mạng
Sau khi bị mèo trong nhà cào với vài vết xước nhỏ vào mặt trước cẳng tay trái, ông T.V.N (63 tuổi, ở Hà Nội) đã tự sát khuẩn tay bằng oxy già và mua Rifamycin về rắc vết thương.
2 ngày sau khi bị mèo cào, gần vết thương xuất hiện các mề đỏ kèm theo ngứa và xuất hiện mụn phỏng nước. Bệnh nhân điều trị tại nhà 5 ngày không đỡ. Tại vị trí mèo cào, sưng đau tăng lên, lan rộng ra kháp 1/2 giữa cẳng tay, chảy thấm dịch vàng.
Bệnh nhân đã đến khám và nhập khoa Nhiễm khuẩn Tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương để điều trị. Tại đây, ông được chẩn đoán: viêm mô bào sau mèo cào chưa loại trừ dị ứng thuốc vùng cẳng tay trái/ Xơ gan.
Trong quá trình điều trị, ThS.BS Trần Văn Long – Khoa Nhiễm khuẩn Tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết: “Bệnh nhân N. có bệnh cảnh nghiêng về dị ứng thuốc trên bệnh nhân viêm mô bào sau mèo cào. Vì vậy chúng tôi phải điều trị viêm mô bào và kết hợp điều trị dị ứng. Sau thời gian điều trị tay không chảy dịch, các vết thương đã lành, bệnh nhân đã được xuất viện”.
Tổn thương do mèo cào ở bệnh nhân.
Viêm mô bào là gì?
Video đang HOT
Theo BS. Long, viêm mô bào là bệnh khá phổ biến với biểu hiện là một nhiễm trùng cấp tính ở da và mô dưới da. Bệnh thường khởi phát ở một vùng da sưng, nóng, đỏ và đau. Sau đó nhanh chóng lan rộng. Bệnh có thể xảy ra bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.
“Viêm mô bào thường xuất hiện trên bề mặt da nhưng không gây hại. Tuy nhiên khi gặp điều kiện thuận lợi như cơ thể suy giảm miễn dịch, người lớn tuổi, có vết cắt hoặc vết trầy xước, vết đứt, vết nứt trên da… các vi khuẩn này sẽ xâm nhập vào các lớp bên dưới da và gây ra tổn thương viêm, nhiễm trùng. Nếu không được điều trị có thể đe dọa đến tính mạng”, BS. Long chia sẻ.
Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân.
Về việc bệnh nhân tự rắc thuốc Rifamycin vào vết thương, Dược sĩ CKII Khuất Thị Oanh – Phó trưởng Khoa Dược, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết: “Rifamycin là một thuốc kháng sinh sử dụng trong điều trị lao, được lạm dụng khá nhiều để dùng làm thuốc bôi ngoài được người dân gọi nôm na là “thuốc đỏ” vì bột thuốc có màu đỏ. Rắc bột kháng sinh trực tiếp vào vết thương hở làm kích thích da, kích thích các phản ứng viêm tại chỗ nên dễ gây dị ứng thậm chí sốc phản vệ. Sau khi rắc một vài giờ, bột thuốc kháng sinh sẽ khô lại, nồng độ kháng sinh thấm vào các mô bị tổn thương là không đáng kể và không có ý nghĩa phòng, chống nhiễm khuẩn…”.
Các bác sĩ khuyến cáo, nếu có các vết thương hở, lở loét có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng, cần đi khám sớm. Nếu bị chó mèo cắn, người dân nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để tiêm phòng uốn ván và tiêm phòng dại và theo dõi vết thương không nên tự ý mua thuốc về điều trị.
Thủng màng nhĩ là bị điếc luôn phải không bác sĩ?
Màng nhĩ là một trong số các cơ quan giúp khuếch đại âm thanh, khi thủng màng nhĩ chỉ nghe kém đi một chút chứ không điếc hẳn.
Màng nhĩ là một màng mỏng ngăn cách tai ngoài và tai giữa, hình elip, bán trong suốt và hơi lõm vào trong, được cấu tạo bởi mô tương tự như da.
Màng nhĩ là gì?
Màng nhĩ giúp bảo vệ tai giữa bằng cách ngăn chặn vi khuẩn và các vật thể lạ bên ngoài. Thông thường, tai giữa là vô trùng và được che chắn tốt, nhưng khi màng nhĩ bị thủng, vi khuẩn có thể xâm nhập vào tai giữa, gây nhiễm trùng.
Nhiều người vẫn nghĩ thủng màng nhĩ là điếc, nhưng thực tế màng nhĩ chỉ là một trong số các cơ quan giúp khuếch đại âm thanh, khi thủng thì chỉ nghe kém đi một chút chứ không điếc hẳn.
Tuy nhiên khi để lâu, lỗ thủng như nói ở trên sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn có khả năng xâm nhập qua đường lỗ thủng, như nước dơ, dị vật... sẽ làm viêm tổn thương tai giữa, thậm chí lan lên viêm xương chũm, viêm nhĩ... gây giảm thính lực nghiêm trọng.
Ngoài ra, tổn thương còn có thể lan vào nội sọ và tổn thương màng não (hiếm gặp).
Ảnh minh họa: AI
Cách điều trị khi bị thủng màng nhĩ
Thủng màng nhĩ có hai loại là do viêm hoặc do chấn thương.
Nếu do chấn thương thì thủng màng nhĩ có thể không cần phải điều trị. Màng nhĩ thường tự lành trong vài tuần hoặc vài tháng (trong điều kiện tai được giữ khô và không bị vi khuẩn tấn công).
Nếu thủng màng nhĩ do viêm thì cần phải được điều trị tích cực bằng thuốc, vệ sinh tai thường xuyên để đảm bảo không còn tình trạng nhiễm trùng, sau đó mới tiếp tục chờ xem khả năng màng nhĩ có tự lành hay không.
Nếu ổn, màng nhĩ sẽ tự lành sau 2 tháng. Còn nếu kéo dài lâu hơn hoặc tình trạng nghe kém nặng nề hơn, bệnh nhân cần cân nhắc phẫu thuật vá màng nhĩ sớm và/hoặc chỉnh hình chuỗi xương con để tái lập sức nghe.
Để không xảy ra tình trạng tắc ứ dịch mủ hay viêm tổn thương tai, bệnh nhân cần thường xuyên chú ý bảo vệ tai, tránh nguồn nước bẩn di chuyển trực tiếp vào tai như đi bơi hay tắm gội, tránh vệ sinh tai tại các cơ sở không uy tín, vệ sinh các tai nghe in-ear sau thời gian sử dụng dài.
Nếu có thói quen hay móc tai, có thể sử dụng một bộ riêng, tránh lây nhiễm từ người khác.
Đồng thời, nếu phát hiện có vấn đề gì bất thường bệnh nhân nên đi thăm khám ngay để đánh giá và lựa chọn điều trị phù hợp cho từng tình huống cụ thể.
Các phương pháp điều trị sâu răng Sâu răng là một bệnh nhiễm khuẩn gây ra sự phá hủy tại chỗ trên mô cứng của răng. Nếu không được điều trị kịp thời, sâu răng sẽ gây đau nhức, áp xe, nhiễm trùng, thậm chí mất răng. 1. Các thuốc thường dùng khi sâu răng Trong điều trị sâu răng, để giảm triệu chứng có thể dùng một số loại...