Malaysia kêu gọi ASEAN giải quyết khác biệt trong vấn đề Biển Đông

Theo dõi VGT trên

Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia hôm nay kêu gọi các bên tranh chấp ASEAN trong vấn đề Biển Đông trước hết hãy giải quyết khác biệt thay vì đổ lỗi cho Trung Quốc hay Mỹ.

Malaysia kêu gọi ASEAN giải quyết khác biệt trong vấn đề Biển Đông - Hình 1

Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Hussein Hishammuddin. Ảnh: Straits Times

“Trong ASEAN có những tuyên bố chủ quyền chồng lấn ở Biển Đông. Chúng ta không thể chỉ tiếp tục đổ lỗi cho Trung Quốc hoặc Mỹ, cho đến khi chúng ta đưa chính ‘nhà’ của mình vào khuôn khổ trật tự”, Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Hussein Hishammuddin hôm nay nói với các phóng viên bên lề Đối thoại Shangri-la, theo Straits Times.

Trước đó, tại phiên họp với chủ đề kiểm soát cạnh tranh quân sự ở châu Á có sự tham gia của Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani và người đồng nhiệm Ấn Độ Manohar Parrikar, ông Hishammuddin cũng kêu gọi ASEAN đoàn kết.

“Điều quan trọng đối với các nước nhỏ như các thành viên ASEAN là đảm bảo rằng bất cứ điều gì chúng ta làm, và bất cứ điều gì được quyết định bởi các cường quốc không khiến chúng ta mắc cạn khi thủy triều rút”.

Tuy là bên tranh chấp ở Biển Đông, Malaysia đã không để cho vấn đề này ảnh hưởng đến mối quan hệ ấm lên của nước này với Trung Quốc, theoStraits Times. Thủ tướng Malaysia Najib Razak tháng trước cũng kêu gọi các bên ASEAN giải quyết vấn đề với nhau một cách hòa bình.

Ông Hishammuddin hôm nay cũng đán.h giá rằng việc đội tàu đán.h cá Trung Quốc xâm nhập vùng biển Malaysia không quá nghiêm trọng, nói rằng vụ việc xảy ra trong Vùng Đặc quyền Kinh tế chứ không phải lãnh hải Malaysia.

Khi được hỏi liệu Malaysia có tăng cường khả năng hàng hải, sau vụ xâm nhập vùng biển của đội tàu cá Trung Quốc được hộ tống bởi tuần duyên Trung Quốc, ông nói rằng: “Dù thế nào chúng tôi cũng sẽ tăng cường năng lực hải quân. Nhưng chúng tôi phải nhìn nhận một cách thực tế. Dù có tăng cường khả năng thế nào, thì hải quân của chúng tôi cũng chẳng thể lớn mạnh như Trung Quốc hay Mỹ.

“Vì vậy, chúng tôi sẽ phải căn cứ vào nhu cầu về mối quan tâm trước mắt, và vấn đề đó phải để hải quân quyết định, không phải là tôi”.

Việt Nam, Malaysia, Philippines, Brunei và Trung Quốc là các quốc gia có tuyên bố chủ quyền chồng lấn ở Biển Đông. Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố chủ quyền với hầu hết diện tích Biển Đông với yêu sách “đường 9 đoạn”, bất chấp sự phản đối của cộng đồng quốc tế.

Bắc Kinh còn ồ ạt bồi đắp, cải tạo trái phép 7 thực thể tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam, biến chúng thành đảo nhân tạo phi pháp. Bắc Kinh từ đầu năm nay lộ rõ ý đồ quân sự hóa khi bố trí hệ thống tên lửa, radar và chiến đấu cơ tại Biển Đông. Tại các kỳ Đối thoại Shangri-la gần đây, hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ của các nước, trong đó có Mỹ.

Video đang HOT

Phương Vũ

Theo VNE

Đối thoại Shangri-La: Trung Quốc vẫn làm ngơ trước lo ngại của quốc tế

Đối thoại Shangri-La lần thứ 14 khép lại với những bàn thảo sôi nổi về các thách thức toàn cầu, mà nổi bật là an ninh và ổn định trên Biển Đông. Bất chấp sự hối thúc của thế giới, Trung Quốc vẫn phớt lờ và khẳng định tiếp tục những hành động bị lên án.

Đối thoại Shangri-La tiếp tục thể hiện vai trò quan trọng

Được tổ chức bởi Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) có trụ sở tại London, Đối thoại Shangri-La 2015 diễn ra từ ngày 29 đến 31/5 vừa qua là nơi quy tụ các bộ trưởng quốc phòng, quan chức cấp cao của 26 quốc gia, cùng các học giả, chuyên gia an ninh để trao đổi quan điểm về các vấn đề đang định hình môi trường an ninh và quân sự trong khu vực.

Đối thoại Shangri-La: Trung Quốc vẫn làm ngơ trước lo ngại của quốc tế - Hình 1

Hoạt động xây đảo nhân tạo của Trung Quốc trên Biển Đông bị chỉ trích nhiều tại Đối thoại Shangri-La (Ảnh: EPA)

Đến nay, đây được xem như diễn đàn về an ninh và quốc phòng cấp cao nhất châu Á - Thái Bình Dương. Sự kiện đã tiếp đón tổng cộng 450 đại biểu, với số lượng bộ trưởng quốc phòng đông nhất từ trước đến nay, 18 bộ trưởng, trong đó có cả bộ trưởng quốc phòng các nước Tây Âu như Anh, Pháp, Đức và Tây Ban Nha.

Tseng Hui-Yi, một nhà nghiên cứu tại Viên Đông Á của Đại học quốc gia Singapore nhận định, trao đổi thông tin giữ vai trò thiết yếu trong việc duy trì an ninh trong khu vực. Và dù còn có những khác biệt, việc giữ các kênh đối thoại là cần thiết và Đối thoại Shangri-La chính là diễn đàn để giải tỏa áp lực.

"Cho dù các cuộc đối thoại có dữ dội đến đâu, ít nhất nó vẫn là một dạng của đối thoại", bà Hui-Yi trả lời hãng Tân Hoa Xã.

Nhà nghiên cứu Oh Ei Sun, đến từ Trường quốc tế học S. Rajaratnam, thuộc đại học công nghệ Nanyang, Singapore thì tin rằng, sự tham dự của các bên có tranh chấp trong khu vực, bao gồm Trung Quốc, sẽ giúp các nước hiểu rõ hơn về lập trường của nhau.

Trung Quốc vẫn làm ngơ trước lo ngại của thế giới

Không nằm ngoài dự đoán của các chuyên gia, vấn đề an ninh, an toàn và tự do hàng hải trên Biển Đông đã trở thành đề tài bao trùm của Đối thoại Shangri-La lần thứ 14, mà những hành động xây đảo nhân tạo, đưa vũ khí tới khu vực tranh chấp của Trung Quốc chính là tâm điểm của các bàn thảo và chỉ trích.

Đối thoại Shangri-La: Trung Quốc vẫn làm ngơ trước lo ngại của quốc tế - Hình 2

Đô đốc Tôn Kiến Quốc, Phó tổng tham mưu trưởng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (Ảnh: Xinhua)

Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã tuyên bố "đặc biệt lo ngại" về quy mô hoạt động xây đảo nhân tạo của Trung Quốc, mà ông khẳng định là rầm rộ hơn bất kỳ bên liên quan nào, và cảnh báo việc này sẽ làm gia tăng "nguy cơ tính toán sai lầm hoặc xung đột".

"Đến giờ vẫn chưa rõ là Trung Quốc sẽ còn đi đến đâu. Đó là nguyên nhân vùng biển này đang trở thành nguyên nhân gây căng thẳng ở khu vực", Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ chất vấn đồng thời yêu cầu Bắc Kinh ngừng ngay hành động này.

Bộ trưởng Quốc phòng Úc Kevin Andrews cũng khẳng định: "Chúng tôi đặc biệt lo ngại về khả năng Trung Quốc quân sự hóa các đảo nhân tạo trên Biển Đông", và tuyên bố sẽ tiếp tục điều máy bay tuần tra khu vực này, bất chấp vụ việc một máy bay do thám của hải quân Mỹ bị hải quân Trung Quốc "xua đuổi" khi đang trên vùng biển quốc tế tại Biển Đông.

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani thì kêu gọi các bên có tranh chấp trên Biển Đông, bao gồm Trung Quốc, "hành xử có trách nhiệm".

Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Hishammuddin Hussein thì bày tỏ lo ngại những bất đồng trên Biển Đông có thể "leo thang thành một cuộc xung đột chế.t chóc nhất trong thời đại chúng ta, nếu không muốn nói là nhất trong lịch sử".

Vậy nhưng, trước những ý kiến quan ngại của các đoàn đại biểu dự hội nghị, Trung Quốc, nước có hành động gây qua ngại nhất, lại tỏ thái độ phớt lờ. Đô đốc Tôn Kiến Quốc, Phó tổng tham mưu trưởng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc thậm chí khẳng định tình hình khu vực về cơ bản "ổn định và hòa bình", và bác yêu cầu ngừng hoạt động cải tạo trái phép các đảo, bãi đá ngầm mà nước này chiếm đóng.

Vị đại diện của Trung Quốc còn ngang nhiên tuyên bố nước này có thể sẽ thiết lập một Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Đông, nếu các nhu cầu về an ninh trên không hoặc trên biển tại khu vực đòi hỏi.

Theo bình luận của tờ Interpreter, trực thuộc Viện nghiên cứu quốc tế Lowy, tại Sydney, Úc thông điệp của Bắc Kinh là rõ ràng: "Biển Đông là của chúng tôi, và chúng tôi sẽ làm những gì mình muốn tại đó".

Né tránh câu hỏi và chỉ chăm chú... đọc

Khác với năm ngoái, ông Tôn cũng không đi thẳng vào phản biện những chỉ trích từ các bên trong bài phát biểu của mình, mà chỉ "dính chặt lấy văn bản chuẩn bị sẵn", với cam kết về những ý đồ hòa bình của Trung Quốc, nhấn mạnh thiện chí sẵn sàng đảm bảo an ninh, đồng thời quả quyết hành động của nước mình trên Biển Đông là "hợp pháp, hợp lý và đúng đắn".

Tuy nhiên, khi được một chuyên gia từ Viện Lowry đề nghị giải thích vì sao việc quân đội Trung Quốc yêu cầu máy bay Mỹ rời khỏi khu vực Trung Quốc miêu tả là "vùng cảnh báo quân sự", mà thực chất theo luật pháp quốc tế là không phận quốc tế, lại không bị xem là thách thức với tự do đi lại trên Biển Đông, ông Tôn lại hầu như né tránh và chỉ diễn giải về việc không có đủ thời gian để trả lời đầy đủ.

Theo tiến sỹ Merriden Varrall đến từ Viện Lowry, những bình luận của ông Tôn, và cả việc không trả lời các câu hỏi, không mấy đáng ngạc nhiên nhưng đáng thất vọng. Bởi Trung Quốc đã bỏ lỡ cơ hội để giải tỏa những mối lo ngại của cộng đồng quốc tế về Biển Đông.

"Ông Tôn khiến Trung Quốc không có vẻ gì là một bên tự tin và tinh tế trong các vấn đề quốc tế, với sự quan tâm thực chất dành cho các vấn đề của khu vực", bà Varrall nhận định.

Và chuyên gia này cho rằng, điều này cũng dễ hiểu bởi mục đích số một của Trung Quốc tại diễn đàn này là khiến dư luận trong nước hiểu về sự kiện này. Và việc lặp lại các quy tắc và ví dụ về trách nhiệm toàn cầu của Trung Quốc tại diễn đàn này sẽ được dư luận trong nước đón nhận nồng nhiệt.

Bonnie S. Glaser, cố vấn cấp cao về Đông Á của chính phủ Mỹ, đồng thời là thành viên Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế (CSIS), tại Mỹ thì tin rằng, ông Tôn đã khiến Trung Quốc không đạt được mục tiêu tại Đối thoại Shangri-La, khi từ chối trả lời trực tiếp hơn một chục câu hỏi sau khi phát biểu. Thay vào đó ông chỉ cắm cúi vào tập tài liệu được chuẩn bị sẵn cho từng chủ đề, và đọc từ đó.

Ngay cả trước một câu hỏi đơn giản của phóng viên Bloomberg Josh Rogin rằng Trung Quốc sẽ hợp tác với ai và có ai ngoài Trung Quốc đang chiến thắng trên Biển Đông, ông Tôn cũng từ chối trả lời.

Trong cuộc trao đổi kín vào bà Glaser sau đó, các thành viên của phái đoàn quân đội Trung Quốc mới giãi bày rằng, họ đã cố hối thúc vị trưởng đoàn trả lời trực tiếp và ngay lập tức các câu hỏi, nhưng ông Tôn "không thấy thoải mái khi làm vậy". Họ cũng giải thích rằng vị đô đốc rất ít kinh nghiệm tại các hội thảo quốc tế, và hy vọng nếu có dự Đối thoại Shangri-La năm tới, có thể sẽ bớt căng thẳng hơn.

Thanh Tùng

Tổng hợp

Theo dantri

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Hé lộ thêm tình tiết về cáo buộc ông Trump lật ngược bầu cử
07:19:05 04/10/2024
Mỹ nêu đặc điểm của quân đội Nga khiến phương Tây lo lắng
18:21:32 04/10/2024
Nghi vấn giáo sư gian lận nghiên cứu: Bệnh nhân ảnh hưởng thế nào?
17:40:26 03/10/2024
Em gái ông Kim Jong-un phản ứng về cuộc duyệt binh quy mô lớn của Hàn Quốc
10:03:43 04/10/2024
Phong tỏa một nhà ga ở Hamburg do lo ngại hành khách mang virus lạ
13:47:47 03/10/2024
Vợ ông Trump ủng hộ quyền phá thai
09:29:44 04/10/2024
Căng thẳng Trung Đông đ.e dọ.a kinh tế toàn cầu
07:13:52 04/10/2024
Campuchia 'bật đèn xanh' cho hải quân Mỹ đến căn cứ Ream
06:15:06 04/10/2024

Tin đang nóng

Chuyển khoản nhầm 180 triệu, tôi lo lắng mất ngủ cả đêm, bất ngờ hôm sau được chuyển trả lại: Yêu cầu của đối phương gây choáng
05:36:13 05/10/2024
Phan Đạt bị đồn ăn bám Phương Lan, chia tay um sùm sau 1 năm kết hôn
07:07:34 05/10/2024
Lisa nói lý do yêu bạn trai tỷ phú, không phải vì tiề.n mà là kỹ năng, fan đỏ mặt
08:03:04 05/10/2024
Trấn Thành lao đao vì Negav, Trường Giang gây tranh cãi liên quan HIEUTHUHAI?
09:12:57 05/10/2024
Nhìn chiếc Maybach của anh rể đỗ trước cửa nhà mà tôi lo lắng cho chị gái mình
05:31:32 05/10/2024
Yêu đương 7 năm không chịu cưới nhưng khi chị tôi chuẩn bị lấy chồng anh rể hụt lại đến phá đám
05:15:28 05/10/2024
Hoà Minzy lên tiếng về thông tin Văn Toàn cầu hôn
07:09:54 05/10/2024
Con trai đưa mẹ đẻ về sống cùng nhà vợ, sau nửa năm đã phải tá hỏa đòi chuyển đi nhưng bố vợ lại đưa ra lời đề nghị hấp dẫn
05:27:37 05/10/2024

Tin mới nhất

Hướng tới 'Sáng tạo, đổi mới và thực hiện bằng tiếng Pháp'

11:00:52 05/10/2024
Theo ước tính của OIF, đến năm 2050 con số này có thể lên tới hơn 715 triệu người, tương đương 8% dân số thế giới. Và vào năm 2060, thế giới dự kiến có 760 triệu người nói tiếng Pháp.

Liên hợp quốc lo ngại không còn nơi cho người dân miền Nam Liban sơ tán

06:23:10 05/10/2024
Ông Mathieu Luciano - người đứng đầu văn phòng Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) của Liên hợp quốc ở Liban cũng xác nhận tình trạng thiếu nơi trú ẩn tạm thời, buộc nhiều người phải ngủ qua đêm ở công viên, trên đường phố hoặc trên...

Biến đổi khí hậu tác động ra sao đến việc hình thành các cơn bão ở Nhật Bản?

06:21:11 05/10/2024
Một nghiên cứu mô hình của Ủy ban liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) chứng minh rằng số lượng các cơn bão trên toàn cầu sẽ giảm 14% nếu nhiệt độ trung bình tăng 2 độ C.

Nơi giữ gìn cội nguồn và bản sắc dân tộc

06:18:21 05/10/2024
Không chỉ là ngôi trường dạy tiếng Việt, những người thành lập trường Việt ngữ Cây Tre còn hướng đến mục tiêu đưa nơi này trở thành một địa điểm văn hóa của cộng đồng người Việt tại Nhật Bản.

Nhân viên bảo trì đường sắt ở Italy bị tàu đâ.m t.ử von.g

06:15:36 05/10/2024
Công ty đường sắt Rete Ferroviaria Italiana (RFI) cho biết kết nối đường sắt giữa các thành phố Bologna và Venice ở phía Bắc Italy bị dừng vào lúc 4h30 (giờ địa phương) sau khi một nhân viên đường sắt bị tàu đâ.m ngay ở phía Bắc Bologna.

Đội tàu chở dầu của Nga giương cao những lá cờ 'lạ', vượt qua lệnh trừng phạt

06:10:39 05/10/2024
Theo luật quốc tế, tất cả các tàu phải đăng ký với một cơ quan quốc gia. Các quốc gia có sổ đăng ký hàng hải đã cạnh tranh để cung cấp mức thuế thấp hơn, các quy định ít nghiêm ngặt hơn và chứng nhận nhanh chóng.

Tân Thủ tướng Nhật Bản có bài phát biểu chính sách đầu tiên trước Quốc hội

05:58:08 05/10/2024
Về phòng chống thảm họa thiên tai, Thủ tướng Ishiba tiếp tục nhấn mạnh cam kết thành lập Cục Phòng chống Thiên tai, một trong những chính sách chủ chốt của ông nhằm đối phó kịp thời với các thiên tai như lũ lụt và bảo vệ tính mạng người...

Căng thẳng tại Trung Đông: Cắt đứt tuyến đường cho người sơ tán từ Liban vào Syria

05:54:56 05/10/2024
Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của LHQ (OCHA) cảnh báo số người di tản sẽ còn tăng khi quân đội Israel tiếp tục đưa ra lệnh sơ tán tại nhiều địa phương của Liban.

Phát hiện các mỏ khí đốt lớn tại Colombia

05:52:17 05/10/2024
Petrobras hiện nắm giữ 44,4% cổ phần trong một tập đoàn thăm dò khí đốt ở vùng Caribe của Colombia, trong khi công ty nhà nước Ecopetrol (Colombia) nắm giữ 55,6% còn lại.

FBI truy tố 5 sinh viên Trung Quốc với cáo buộc làm gián điệp

22:04:04 04/10/2024
Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) ngày 4/10 cho biết đã truy tố 5 sinh viên Trung Quốc với cáo buộc làm gián điệp, liên quan đến việc họ bị bắt gặp có ý đồ tiếp cận khu quân sự Mỹ.

Tân Thủ tướng Ishiba ưu tiên giảm gánh nặng tiêu dùng và hỗ trợ vùng thiên tai

21:34:00 04/10/2024
Dự kiến sau cuộc bầu cử Hạ viện vào cuối tháng này, Nội các sẽ nhanh chóng trình Quốc hội dự thảo ngân sách bổ sung cho tài khóa 2024 (tính đến hết tháng 3/2025), nhằm hỗ trợ nguồn lực tài chính cần thiết để triển khai các biện pháp kin...

Triều Tiên không loại trừ khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân nếu bị tấ.n côn.g

21:32:28 04/10/2024
Cuộc tập trận nhằm tăng cường khả năng phối hợp tác chiến giữa lực lượng hải quân hai nước. Lâu nay, Triều Tiên đã bày tỏ quan ngại các cuộc tập trận chung Hàn-Mỹ, coi đây là nguy cơ đối với an ninh của nước này.

Có thể bạn quan tâm

Ronaldo gây tranh cãi: B.ị t.ố mượn tên Messi để câu tương tác, cố tính "dìm" các huyền thoại bóng đá

Sao thể thao

11:04:42 05/10/2024
Tối 3/10, siêu sao Cristiano Ronaldo chia sẻ trên trang Youtube cá nhân một đoạn video vấp phải nhiều ý kiến trái chiều. Clip này được chia sẻ nhằm mục đích vinh danh Ronaldo khi trở thành cầu thủ đầu tiên trong lịch sử cán mốc 900 bàn ...

Xếp hạng may mắn của 12 con giáp ngày 5/10/2024: 3 con giáp có vận may tốt hôm nay

Trắc nghiệm

11:00:29 05/10/2024
Xếp hạng may mắn 12 con giáp hôm nay 5/10. Đâu là con giáp may mắn nhất hôm nay? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.Xếp hạng may mắn nhất: Tuổ.i Dần, Tỵ và Mùi - 8/10

Thùy Dương 'cô dâu' của Chải, chạm ngõ màn ảnh với nét đẹp quyến rũ

Sao việt

10:59:51 05/10/2024
Đi Giữa Trời Rực Rỡ cùng với cặp đôi Pu và Chải (Thu Hà Ceri và Long Vũ) nhận về nhiều ý kiến trái chiều, gián tiếp khiến bộ phim giảm nhiệt. Vì lý do này mà mới đây, khi phim xuất hiện nhân tố mới.

Loài chim có biệt tài hút đối phương bằng kỹ năng xây tổ độc đáo

Sáng tạo

10:57:32 05/10/2024
Đẹp không chỉ về hình dáng, sức hấp dẫn của chim Bowerbird còn đến từ tính kiên nhẫn, tài năng nghệ thuật, tính cách tinh tế và sự tỉ mỉ chu đáo.

Diddy bị người tham gia 20 lần kể rõ nội dung buổi tiệc, bí mật sau 1 giờ sáng

Sao âu mỹ

10:55:40 05/10/2024
Sean Diddy Combs, một trong những nhân vật có tầm ảnh hưởng nhất trong giới giải trí Mỹ, đang phải đối mặt với những cáo buộc nghiêm trọng về ồn ào buổi tiệc nhạy cảm, buôn bán hành động về thể xác.

Miss Cosmo 2024: Thí sinh vứt bỏ tóc giả, nhiều đại diện "vồ ếch" trên sân khấu

Sao châu á

10:49:15 05/10/2024
Sự kiện Jury Session (Vòng thẩm định/Vòng đán.h giá của ban giám khảo) của cuộc thi Miss Cosmo 2024 đã diễn ra tại TPHCM vào tối 3/10. Đây là sự kiện được tổ chức thay thế cho đêm bán kết dự kiến ra ngày 2/10.

CEO Phạm Duy Khánh: Người có màn trao vương miện đẹp nhất lịch sử, gây chấn động

Netizen

10:43:02 05/10/2024
Đạo diễn Phạm Duy Khánh bất ngờ nổi tiếng với khoảnh khắc trao vương miện nhanh gọn lẹ và đẹp cho tân hoa hậu Võ Cao Kỳ Duyên tại đêm chung kết Hoa hậu Du lịch Việt Nam toàn cầu 2024.

Team Quang Linh: người 'gán tội' cho Quang Dũng xin lỗi, bị 'chủ tịch' 'xử' đẹp

Trẻ

10:36:24 05/10/2024
Anh Đồng cho biết, kênh Quang Dũng Vlogs - Cuộc sống ở châu Phi yếu hơn các kênh khác trong team do kinh tế hạn hẹp, là một phần nguyên nhân của những lùm xùm nấu xói trong nội bộ team Quang Linh vừa qua.

Vụ sập cầu Phong Châu: Vận hành 2 phà cơ động phục vụ người dân qua sông Hồng

Tin nổi bật

10:22:35 05/10/2024
Cơ quan chức năng vẫn triển khai tuần tra tìm kiếm người mất tích, trục vớt phương tiện và các nhịp cầu bị sập sau sự cố sập cầu Phong Châu.

ĐTCL mùa 12: "Nắm trùm" meta cùng đội hình Gwen - Bảo Hộ siêu "lì lợm"

Mọt game

10:20:09 05/10/2024
Phiên bản 14.19 của ĐTCL mùa 12 đã chứng kiến sự trở lại đầy mạnh mẽ của meta Fast 8 hay chính xác hơn là sự thống trị của các chủ lực 4 tiề.n.

Kiểm tra, ngăn chặn kinh doanh xyanua trôi nổi

Pháp luật

09:00:49 05/10/2024
Đáng nói, công ty này không có giấy phép hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất tại địa chỉ trên; không cung cấp hóa đơn, chứng từ về nguồn gốc xuất xứ đối với mặt hàng Potassium Gold Cyanide.