Lớp học dành cho người già tại Ấn Độ

Theo dõi VGT trên

Một trường học đầu tiên tại Ấn Độ đã được mở cửa nhằm dạy cho những phụ nữ lớn tuổ.i biết đọc và viết.

Cách thành phố Mumbai 95 km về phía Đông Bắc, lớp xóa mù chữ cho người lớn tuổ.i của Sheetal More tọa lạc trong ngôi làng Phangane đẹp như tranh vẽ. Lớp học đặc biệt này bắt đầu hoạt động từ năm ngoái, DW đưa tin.

Trong căn lều tạm bợ nằm dưới tán cây cao, một nhóm phụ nữ mặc sari hồng, đồng phục của lớp, ngồi khoanh chân trên sàn nhà cùng phấn và bảng trong tay, đầu nghiêng về phía trước. Tất cả đều trên 50 tuổ.i và mù chữ. Thậm chí, một số người đã 80 tuổ.i.

“Nhiều học viên khá lớn tuổ.i. Trí nhớ của họ không tốt nên họ dễ dàng quên mọi thứ. Điều đó có nghĩa chúng tôi cần liên tục lặp lại những thứ đã dạy”, More (30 tuổ.i) thở dài.

Bên cạnh đó, một số người mắc chứng lãng tai và giáo viên thường xuyên phải nói to.

Lớp học dành cho người già tại Ấn Độ - Hình 1

Các học viên trong lớp học đặc biệt đều trên 50 tuổ.i. Ảnh: DW.

Không còn điểm chỉ

Các học viên trong lớp thuộc lòng bảng chữ cái và bảng số, nghiêng cặp kính để lần chữ trong sách giáo khoa. Lớp học khá náo nhiệt. Những người phụ nữ này không quen với việc đến lớp.

Một bà lão với chiếc khuyên lớn trên mũi và gương mặt dạn dày sương gió thu hút sự chú ý của More khi bà giơ tấm bảng với những dòng chữ ngoằn ngoèo. Trong khi đó, vài người khác túm tụm bàn tán về đám cưới sắp tới, một nhóm tóc bạc trắng cười nói rộn ràng.

Diễn ra hàng ngày trong 2 tiếng, lớp học đón chào những người bà, người mẹ rời tay khỏi việc nhà. Nhiều học viên tiến bộ và hiện có thể đếm cũng như ký tên.

“Trước đây, tôi điểm chỉ trên mọi giấy tờ của ngân hàng. Song hiện tại, tôi có thể ký tên. Điều này thực sự tuyệt vời. Hãy tưởng tượng lần tới tôi đi đến ngân hàng, những nhân viên ở đó hẳn sẽ ấn tượng”,Yashoda Kedar, một học viên trong lớp, nói.

Người phụ nữ này không biết rõ năm nay bà bao nhiêu tuổ.i nhưng áng chừng khoảng 55. Nhiều người khác cũng như bà Yashoda. Họ không có giấy khai sinh. Hầu hết lớn lên cùng nghèo đói.

Bà Yashoda nhớ lại khoảng thời gian khốn khó, vất vả với việc từ trong nhà đến ngoài đồng. Nhiều phụ nữ trong làng kết hôn từ nhỏ. Sau đó, họ phải đảm đương vai trò truyền thống của người nội trợ kiêm người mẹ khiến họ hiếm có cơ hội đi học.

“Đây là nhóm bị lãng quên trong các sáng kiến xóa mù chữ. Hầu hết đàn ông trong làng có thể viết tên của mình song những người phụ nữ lớn tuổ.i thì không”, Dilip Dalal, người sáng lập Charitable Trust Motilal Dalal – cơ quan quản lý lớp học đặc biệt, chia sẻ.

Theo một báo cáo được hỗ trợ bởi Liên Hợp Quốc, Ấn Độ là nơi có nhóm người lớn tuổ.i mù chữ lớn nhất thế giới – 287 triệu người. Dù đất nước hướng tới cải thiện tình trạng và biến giáo dục trở thành quyền cơ bản, các chuyên gia cho hay việc thiếu các trường học chất lượng và tình trạng mù chữ ở phụ nữ vẫn là vấn đề lớn.

Video đang HOT

Bất bình đẳng giới

Tại làng Phangane, không chỉ những bà lão thuộc thế hệ của bà Yashoda, các b.é gá.i cũng gặp khó khăn với việc học hành. Trở ngại này tồn tại như lẽ hiển nhiên, thậm chí đến ngày nay.

500 cư dân trong làng sinh sống bằng phương thức tự cung tự cấp – từ trồng lúa, ngũ cốc đến dưa chuột và đậu bắp – và ít có cơ hội làm việc trong những khu xây dựng. Phụ nữ làm việc ở nhà, trên những cánh đồng và nuôi dạy con cái. Đàn ông thường đến các thị trấn xung quanh, một số tới Mumbai, để tìm việc.

Làng có một trường tiểu học song chỉ dạy đến lớp 4. Nếu muốn học tiếp, những đứ.a tr.ẻ phải sang làng khác, cách 12 km. Không có xe bus trực tiếp đến ngôi làng đó nên chúng phải thuê xe đến vùng ngoại ô vào buổi sáng và từ đó bắt xe bus. Về cơ bản, điều này khiến các b.é gá.i không thể đi học.

“Gia đình không bao giờ cho phép chúng tôi đi xa như vậy. Họ lo lắng về sự an toàn cũng như danh tiếng của chúng tôi”, Seema Chaudhary, con gái của bà Yashoda, thông tin.

Người phụ nữ 28 tuổ.i này chỉ học hết lớp 4 và ở nhà phụ việc đến khi kết hôn.

Mặt khác, Santosh Kedar, em họ của Seema, học về kỹ thuật dân dụng tại thành phố Pune, rời xa gia đình ở Phangane hàng năm trời. Anh học tại các thị trấn khác nhau. Phần lớn thu nhập của gia đình dành để trang trải học phí cho anh.

“Thật không công bằng khi các cô gái chịu thiệt hơn những chàng trai”, Seema nói khi ngồi cạnh mẹ trong ngôi nhà nhỏ và bóc vỏ đậu xanh vào bát.

“Những b.é gá.i tại đây kết hôn sớm và bị tước đoạt tương lai”, cô nói.

Thái độ trọng nam khinh nữ cũng là một yếu tố. Chồng của Seema đuổi cô ra khỏi nhà bởi cô sinh một b.é gá.i.

“Chồng tôi khao khát có con trai. Thậm chí, anh ấy còn đ.e dọ.a giế.t con gái của chúng tôi”, cô kể.

Quay về nhà cha mẹ ở làng Phangane, Seema quyết tâm phấn đấu vì tương lai tươi sáng của cô con gái 8 tuổ.i, Gayatri.

“Tôi không được học hành nhưng tôi thực sự muốn con bé có cơ hội này. Tôi muốn nó có thể vững vàng trên đôi chân và đưa ra quyết định của riêng mình. Tôi sẽ tôn trọng những quyết định đó”, người phụ nữ này khẳng định.

Chờ Gayatri học hết lớp 4, Seema dự định đến nhà chị gái ở thành phố Pune để con có thể học hành đến nơi đến chốn.

Giáo dục phụ nữ đã trở thành vấn đề nóng tại làng Phanage từ khi lớp học dành cho người già mở ra vào cuối tháng 3 năm ngoái.

Ông Prabhakar, chồng của bà Yashoda, rất mừng khi vợ có thể học chữ trong những năm cuối đời.

“Trường học dành cho bà lão sẽ giúp làng của chúng tôi thay đổi, khiến phụ nữ lớn tuổ.i phát triển về nhận thức cũng như tự tin hơn”, ông chia sẻ.

Hiện tại, bà Yashoda có thể đọc thiệp mời, ký giấy tờ cũng như nhận biết giá vé xe bus. Gayatri thường giúp bà ngoại học bài vào buổi tối và nắn tay khi bà tập viết.

“Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng một ngày nào đó, mình muốn tới trường học đọc và viết. Hoặc cháu gái tôi có thể giúp tôi làm bài về nhà. Thật khó tin”, bà Yashoda nói với nụ cười trên môi.

Theo Zing

Giáo viên phải làm nông, bán hàng trên mạng để tăng thu nhập

Nhiều giáo viên cho biết với mức lương hiện tại, họ không thể sống được với nghề cũng như chuyên tâm giảng dạy, đào tạo thế hệ trẻ.

Nhiều thầy cô thừa nhận: "Nếu mưu cầu cuộc sống cao thì nghề giáo không phải là lựa chọn đúng".

Tại Quảng Trị, cô Ngọc - giáo viên dạy tiếng Anh cấp 3, với 6 năm trong nghề - thông tin mức lương hiện tại của cô khoảng 4,1 triệu. Ngoài thời gian đi dạy, cô cũng phải trồng trọt, chăn nuôi và thỉnh thoảng bán hàng trên mạng để tăng thêm thu nhập.

"Mức lương của chồng tôi cũng tương đương như vậy. Hiện tại, chúng tôi nuôi một đứa con còn được, nhưng nếu có đứa thứ hai sẽ vất vả", chị chia sẻ.

Chả.y má.u chất xám

Thầy Tùng - giảng viên dạy tiếng Anh ĐH KHXH&NV, ĐHQG TP.HCM - cho biết: "Với mức lương 4,5 triệu đồng như hiện nay, tôi chỉ đủ tiề.n thuê nhà và đi lại. Đồng nghĩa là tôi phải đi dạy thêm, làm các dự án bên ngoài để kiếm thêm thu nhập.

Nhiều đồng nghiệp của tôi còn chấp nhận thuê nhà xa nơi làm để tiết kiệm tiền".

Thầy chia sẻ lý do gắn bó với nghề chủ yếu vì đam mê. Chấp nhận sống được với đam mê thì phải tự thân vận động, tự cứu lấy mình và không trông mong gì ở đồng lương giảng viên, dù trước đó đang làm việc ở công ty nước ngoài với mức lương ổn định.

"Thực sự tôi cũng ái ngại mỗi lần bạn bè hỏi thăm lương bổng, cùng tốt nghiệp với mình nhưng nhiều người làm công ty nước ngoài thì mức lương cao hơn rất nhiều", thầy Tâm tâm sự.

Đồng quan điểm, cô Hạnh - một giảng viên tại TP.HCM - cho rằng: "Rất khó để giảng viên có thể sống bằng lương nếu chỉ đi dạy, trừ trường hợp có vợ/chồng là nghề khác và có thu nhập cao. Thực tế, giảng viên phải đi dạy nhiều nơi với nhiều hình thức để kiếm tiền".

Cô Hạnh chia sẻ với Zing.vn, mặc dù nghề giáo là nghề cao quý, được xã hội coi trọng nhưng giảng viên cũng không nằm ngoài gánh lo cơm, áo, gạo, tiề.n.

Muốn tận tụy, cống hiến với nghề, ít nhất giảng viên cũng phải sống được với nghề, Nếu không, những lời mời gọi từ các công ty nước ngoài, các trường quốc tế buộc lòng giảng viên phải ra đi.

Thầy P. V. Thanh - một giảng viên khoa Điện - Điện tử, ĐH SPKT TP.HCM - thông tin: "Nhiều giảng viên trường công lập ở TP.HCM lương chỉ vài triệu đồng một tháng, làm sao giữ chân giáo viên, để họ có thể cống hiến hết mình cho nghề. Giảng viên đi dạy mà xem đây như công việc làm thêm, các trường cũng đành mắt nhắm mắt mở chấp nhận cho qua".

Thầy Thanh tâm sự: "Năm 2006, khi học nghiên cứu sinh ở Hàn Quốc, các bạn nghiên cứu sinh bên Băng-la-đét cho biết nếu học quay về đất nước làm thì mức lương từ 600-1.000 USD, trong khi Việt Nam lúc đó chỉ có 100-200 USD/tháng. Mà Băng-la-đét có mức thu nhập bình quân thấp hơn nước mình.

Chưa kể, nếu đi học tiến sĩ ở châu Âu, các học viên nhận được mức lương khoảng 2.900 Euro/tháng, trừ thuế 2.200 Euro.

Nhưng khi về Việt Nam, mức lương vài triệu đồng làm họ không thích ứng được. Tất nhiên có nhiều yếu tố khiến những người tài không trở về nước, nhưng thu nhập là lý do chính khiến họ không mặn mà quay về cống hiến".

Trong khi đó, thầy Quang - giáo viên dạy tiếng Anh cấp THPT tại Chương Mỹ, Hà Nội - cho biết với mức lương ít ỏi của nghề giáo, gần như thầy cô nào cũng phải đi làm bên ngoài để kiếm thêm, trừ khi sống trong gia đình có điều kiện.

Thầy chia sẻ: "Ban đầu, tôi vừa dạy ở trường, vừa dạy ở trung tâm. Sau đó, cảm thấy dạy trong trường phải chịu nhiều áp lực, lương quá thấp, tôi quyết định nghỉ ở trường và chuyên tâm dạy ngoài".

Chỉ mong đồng lương tương xứng

Đề cập đến nguyện vọng về chế độ đãi ngộ dành cho giảng viên, thầy Tâm mong muốn: "Chỉ mong đồng lương nhận được tương xứng với những gì mình bỏ ra, tôi chấp nhận hưởng lương theo đóng góp và cống hiến".

Cô Ngọc cho biết: "Nguyện vọng chung của giáo viên là có mức lương cơ bản cao hơn, cơ hội nâng lương trước thời hạn nhiều và dễ dàng hơn.

Hiện tại, cơ hội nâng lương trước thời hạn có nhiều hạn chế như phải được cất nhắc, phải tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi, có công trình nghiên cứu khoa học hoặc là giáo viên dạy giỏi".

Thầy Thanh bày tỏ băn khoăn: "Chúng ta biết giáo dục và y tế là những ngành siêu lợi nhuận nhưng không hiểu sao lương của giảng viên lại thấp đến thế. Phải chăng là do cơ chế quản lý?".

Thầy đề xuất các trường đại học có thể tiến đến tự chủ kinh phí. Vì mức lương của giảng viên ở các trường dân dập, các trường tự chủ kinh tế tương đối cao.

Mặc dù bi yêu cầu đến trường làm việc full-time nhưng đổi lại sẽ có điều kiện phòng ốc, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, lương bổng để có thể yên tâm nghiên cứu khoa học, giảng dạy.

Trong khi ở các trường công lập, giảng viên còn không có nổi chỗ ngồi làm việc khi đến trường, cứ đến dạy rồi về như trung tâm dạy kèm.

Theo Zing

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Park Bom kết hôn với Lee Min Ho?
20:14:13 27/09/2024
Bão "thần tốc nhất lịch sử" đã đổ bộ, diễn biến trùng khớp với dự đoán bà Vanga?
21:55:03 27/09/2024
Một hoa hậu về nước 3 lần xin vào nhà thắp hương cho chồng đều bị mẹ chồng từ chối
23:22:50 27/09/2024
Con gái út "ông trùm" Diddy đáng lo, danh tính mẹ ruột được tiết lộ gây bất ngờ
20:55:02 27/09/2024
Xemesis hẹn hò với Bò Chảnh ở nơi từng cùng Xoài Non công bố ngày cưới: Giá lên tới 165 triệu/đêm
19:56:43 27/09/2024
Mỹ nhân showbiz là ái nữ của "ông trùm trang sức": U55 đẹp không tuổ.i, viên mãn bên chồng thiếu gia là tình đầu
22:24:00 27/09/2024
Chuyện hi hữu: Lướt qua Lee Min Ho 6 lần không hay biết, về nhà xem lại clip cô gái Việt ân hận tột độ
20:06:51 27/09/2024
Chàng trai Bình Định cưới được vợ xinh như hoa nhờ nụ hôn trộm lúc 3 tuổ.i
18:13:22 27/09/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiề.n bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Từ sự tối giản đến hoàn hảo, tổ ấm của cô gái 26 tuổ.i đẹp không tì vết, rất đáng học hỏi

Netizen

00:47:26 28/09/2024
Nhiều người cho rằng, giữ nhà cửa sạch sẽ, hợp vệ sinh không phải là việc dễ dàng, nhưng thực tế chỉ cần bạn dành năm, mười phút mỗi ngày là có thể đạt được kết quả tốt.

Mourinho ngủ tại sân tập, tuyên bố bị cướp một cúp châu Âu

Sao thể thao

23:41:16 27/09/2024
HLV Jose Mourinho tiết lộ ngủ tại khuôn viên Fenerbahce, tuyên bố bị cướp 1 chiếc cúp châu Âu và quyết vô địch Europa League 2024-25.

"Giáo sư McGonagall" của Harry Potter qua đời

Sao âu mỹ

23:18:13 27/09/2024
Maggie Smith được gia đình xác nhận đã ra đi thanh thản. Nguyên nhân cụ thể về cái chế.t của minh tinh hàng đầu này không được tiết lộ.

Diễn viên Kha Ly: Ông xã từng không dám bế con

Sao việt

23:16:03 27/09/2024
Theo Kha Ly, dù ông xã còn nhiều bỡ ngỡ và bận rộn với lịch diễn nhưng anh luôn cố gắng dành thời gian cho vợ con.

Quyền Linh vỡ òa cặp đôi 'Bạn muốn hẹn hò' thông báo kết hôn sau 5 tháng

Tv show

23:13:34 27/09/2024
Cặp đôi Võ Minh Đức - Võ Phương Vy từng được Quyền Linh và Ngọc Lan mai mối trong chương trình Bạn muốn hẹn hò đã tổ chức lễ cưới chỉ sau 5 tháng quen biết và tìm hiểu.

'Nữ hoàng nước mắt' Kim Ji Won diện váy cưới đến sự kiện

Sao châu á

23:05:37 27/09/2024
Khoảnh khắc Kim Ji Won lộ diện tại sự kiện lần này được chia sẻ rầm rộ trên mạng xã hội suốt nhiều giờ qua. Nhiều khán giả khen ngợi hết lời vẻ đẹp rạng rỡ của cô.

Trương Trần Anh Duy gây xúc động với MV về bà ngoại

Nhạc việt

22:51:59 27/09/2024
Trương Trần Anh Duy lần đầu kết hợp với nhạc sĩ Nguyễn Hồng Thuận trong MV Nơi con gọi là nhà ra mắt tối 26.9. Câu chuyện xúc động về bà ngoại của ca sĩ 9X chạm đến trái tim của nhiều khán giả.

Sau sóng gió đời tư, Jang Dong Gun trân trọng cơ hội trở lại màn ảnh

Hậu trường phim

22:43:27 27/09/2024
Jang Dong Gun lần đầu chia sẻ cảm xúc tại buổi ra mắt phim điện ảnh A Normal Family do anh đóng chính, 4 năm sau scandal săn gái .

"Rác phẩm" 18+ của mỹ nữ đẹp nhất Thái Lan lại gây phẫn nộ với tình tiết khó chấp nhận

Phim châu á

21:48:14 27/09/2024
Những tình tiết liên quan đến sai lầm của nhân vật do Baifern Pimchanok đóng tiếp tục khiến Thiên Sứ Tội Lỗi chìm trong bão phẫn nộ.

Thành viên gầy nhất BLACKPINK nhảy tung tăng, phấn khích cực độ khi được ăn phở Việt Nam

Nhạc quốc tế

21:38:16 27/09/2024
Rosé (BLACKPINK) phấn khích đến mức có hẳn một điệu nhảy riêng khi sắp được thưởng thức món phở, bún thịt nướng Việt Nam

Top 10 loại rau mùa thu thơm ngon giúp tăng cường sức khỏe

Sức khỏe

21:06:44 27/09/2024
Có nhiều loại bắp cải như: Bắp cải xanh, bắp cải tím, cải bắp lá xoăn, cải Brussels. Cả bắp cải xanh và tím đều rất giàu vitamin C, vitamin K, mangan và chất chống oxy hóa như anthocyanin (có trong các loại rau màu tím và đỏ).