Long đong thủy thủ tàu viễn dương

Theo dõi VGT trên

Liên hợp Quốc mới đây đưa ra một số liệu khiến nhiều người phải giật mình: Trên toàn thế giới có hơn 2.000 thủy thủ đang bị mắc kẹt trên khoảng 150 con tàu đã bị chủ bỏ mặc.

Chưa hết, số tàu bị chủ bỏ lại ngoài khơi hay tại cảng đã đạt mức cao nhất trong vòng 20 năm qua. Giải quyết vấn đề thủy thủ bị kẹt lại trên tàu đang là bài toán nan giải của không một mình quốc gia nào.

Không còn hy vọng

Ông Abdul Nasser Saleh (62 t.uổi) đã sống trên tàu Al-Maha được 12 năm rồi, trong đó có hai năm tàu nằm “đắp chiếu” ngoài cảng JeddahSaudi Arabia. Con tàu container chuyên chở gia súc từ Sudan sang Saudi Arabia để phục vụ tháng lễ Ramadan. Hơn hai năm nay tàu không có một bóng gia súc, mà ông chủ tàu cũng không ai biết là đang trốn ở đâu?

Ông Saleh và hơn chục thủy thủ khác bị kẹt lại trên tàu. Họ có muốn lên bờ cũng không được vì không có giấy tờ nhập cảnh Saudi Arabia. Thủy thủ còn sợ rằng đã bước chân lên bờ thì hết cách đòi lại số t.iền lương chủ tàu còn nợ họ.

Long đong thủy thủ tàu viễn dương - Hình 1
Thủy thủ đoàn bị mắc kẹt trên tàu Monarch Princess.

Sau không biết bao nhiêu nỗ lực của các nhà hảo tâm, cuối cùng thủy thủ trên tàu Al-Maha cũng được lên bờ và từ đó trở về quê hương họ. Ông Saleh quay về Syria, nơi chờ đợi ông là người vợ và con trai đều đang ốm nặng. Trong khi đó thì chủ tàu Al-Maha vẫn còn nợ ông Saleh toàn bộ số t.iền lương 12 tháng làm kỹ sư trên tàu. Bây giờ gia đình ông Saleh chỉ còn lay lắt sống nhờ sự giúp đỡ của họ hàng, bạn bè.

Ông Abdul Saleh chỉ là một trong số hàng nghìn lao động đang phải gánh chịu hậu quả của việc chủ tàu bỏ tàu. Những vụ việc như vậy đang xảy ra ngày càng thường xuyên. Đa số chủ tàu bỏ tàu vì không có đủ t.iền trả chi phí xăng dầu, sửa chữa,… Họ bỏ lại thủy thủ trên tàu, mặc cho họ phải đi ăn xin để sống qua ngày trên những con tàu cũ.

Video đang HOT

Ông Mohamed Arrachedi – điều phối viên khu vực Arab và Iran của Công đoàn Công nhân vận tải quốc tế (ITF), là người đã trực tiếp giúp đỡ các thủy thủ tàu Al-Maha được hồi hương. Ông Arrachedi giải thích: “Trong những vụ việc tàu bị chủ bỏ lại, quốc gia mà tàu được đăng ký có trách nhiệm giúp đỡ thủy thủ còn ở trên tàu. Vậy nhưng đa số trường hợp là họ chỉ im lặng. Tàu Al-Maha được đăng ký ở Tanzania, cắm cờ Tanzania, nhưng chính phủ Tanzania không hề làm bất kỳ điều gì để giúp đỡ thủy thủ đoàn”.

Ông Arrachedi còn cho biết là tuy thủy thủ có quyền kiện chủ tàu ra tòa, việc chủ tàu sống ở một nước, công ty vận tải ở nước khác, và tàu đăng ký ở nước thứ ba khiến việc kiện tụng trở nên gần như bất khả thi. ITF đã và đang giúp đỡ nhiều thủy thủ đi kiện. Số những vụ thủy thủ thắng kiện có thể đếm trên đầu ngón tay, nhưng với những người đi biển nghèo, mỗi tháng lương họ lấy lại được là thêm một tháng gia đình họ không bị đói ăn.

Số lượng tàu bị chủ bỏ lại tăng mạnh kể từ khi nổ ra đại dịch COVID-19 đến nay. Ban đầu thì tàu không xuất cảng được, chủ tàu không có t.iền trả lương, trả chi phí xăng dầu,… Khi lệnh phong tỏa được nới lỏng, nhu cầu vận chuyển tăng mạnh thì các ông chủ tàu lại thi nhau đi đóng tàu mới. Họ không hề tính trước khả năng chi phí nhiên liệu và nhân công cũng sẽ tăng mạnh. Thế là có những con tàu mới chỉ hạ thủy được một, hai năm cũng đang bị chủ bỏ mặc.

Hiện có hai cơ quan thuộc Liên hợp quốc theo dõi vấn đề tàu bị chủ bỏ là Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) và Tổ chức Lao động quốc tế (ILO). Theo báo cáo chung của ILO và IMO thì số vụ việc thủy thủ bị mắc kẹt trên những con tàu vô chủ: “…đã phá vỡ kỷ lục của năm ngoái và dự báo sẽ còn tăng… Những con tàu nhỏ, hoạt động trên những tuyến hàng hải không đem lại nhiều lãi là nhóm tàu dễ bị chủ bỏ nhất. Đồng thời thủy thủ trên những con tàu nhỏ cũng thường xuyên làm việc không hợp đồng hay hợp đồng không có điều khoản bảo vệ người lao động”.

Một trường hợp được báo cáo của IMO và ILO đề cập có liên quan đến Công ty vận tải biển Teeters Agency & Stevedoring ở bang Florida, Mỹ. Công ty sở hữu hai con tàu container mang tên Monarch Princess và Monarch Countess, được hạ thủy từ thập niên 1970. Tàu chủ yếu chở xe cũ, đồ điện tử cũ từ Mỹ sang Haiti để tái chế. Một tàu được đăng ký ở Vanuatu, còn tàu kia cắm cờ quần đảo St. Kitts và Nevis.

Long đong thủy thủ tàu viễn dương - Hình 2
Một con tàu bị chủ bỏ lại ngoài cảng Ai Cập.

Teeters Agency & Stevedoring phá sản vào năm 2022 và để lại hai con tàu cùng 22 thủy thủ bị mắc kẹt ngoài cảng Palm Beach, Florida, Mỹ. Cuối cùng thì sau gần hai năm vụ việc được đưa ra tòa, quan tòa cũng phán quyết cho thanh lý hai con tàu và giải quyết giấy tờ cho các thủy thủ để họ hồi hương. Một con tàu được bán với giá chỉ vỏn vẹn 5.000 đô la. Theo ông Eric White, chuyên gia thẩm định tàu của ITF, thì: “Nhiều con tàu bị chủ bỏ có t.uổi đời lên đến ba, bốn chục năm. Không ai muốn mua tàu cũ, vì có phá tàu ra bán sắt vụn thì cũng lỗ”.

Đa số thuyền viên trên hai tàu Monarch Princess và Monarch Countess là người Ukraine. Tổng cộng họ bị chủ lao động ăn quịt số t.iền lương 130,000 đôla. May mắn là các tổ chức từ thiện của người đi biển tại Mỹ đã quyên góp được 22,000 đôla để giúp họ trở về quê hương. Cựu thuyền trưởng Ievgen Slautin cho biết: “Nhờ phúc Chúa mà chúng tôi bị mắc kẹt ở Mỹ. Nếu như tàu bị bỏ lại ở Haiti thì chúng tôi chắc giờ này còn đang nằm chờ c.hết trên tàu”.

Ông Helio Vicente là giám đốc của Phòng Vận tải quốc tế có trụ sở tại Anh và chuyên vận động hành lang cho các công ty vận tải biển quốc tế. Ông Vicente nhìn nhận thẳng thắn: “Uy tín của ngành vận tải biển đang bị tổn hại nghiêm trọng bởi hành vi của các chủ tàu. Họ tìm đủ mọi cách để chối bỏ trách nhiệm với người lao động. Ví dụ như là trong hợp đồng thủy thủ tàu viễn dương thường có điều khoản yêu cầu chủ tàu phải mua vé máy bay cho thuyền viên về nước sau khi kết thúc thời hạn lao động. Vậy nhưng có nhiều trường hợp thủy thủ ra đến sân bay mới biết chủ tàu đưa họ tấm vé giả”.

Ông Vicente còn cho biết là từ nay đến năm 2026 ngành vận tải biển thế giới sẽ còn cần thêm 96,000 thủy thủ, kỹ sư tàu biển mới để bổ sung vào lực lượng lao động đang lên đến 2 triệu người. Nếu như tình trạng chủ tàu bỏ tàu, bỏ mặc thủy thủ còn trở nên nghiêm trọng hơn, chắc chắn ngành vận tải biển sẽ rơi vào một cuộc khủng hoảng thiếu người lao động.

Không ai quản lý

Theo Công ước Lao động hàng hải thì thủy thủ được xếp vào nhóm “bị bỏ rơi” khi chủ tàu nợ họ hơn hai tháng lương, không cung cấp thức ăn và các nhu yếu phẩm khác, và không tìm cách đưa thủy thủ về quê an toàn. Trách nhiệm giúp đỡ các thủy thủ khi đó rơi vào quốc gia mà tàu được đăng ký. Chính phủ nước đó có trách nhiệm tiếp tế cho thuyền viên, giúp họ trở lại nhà và đảm bảo quyền lợi của người lao động.

Long đong thủy thủ tàu viễn dương - Hình 3
Tàu Al-Maha bị bỏ ngoài cảng Jeddah.

Ông Mohamed Arrachedi giải thích: “Nhiều quốc gia đã ký vào Công ước Lao động hàng hải nhưng lại không thực hiện đúng trách nhiệm của mình. Họ còn không làm ngay cả việc rà soát phía sở hữu tàu xem họ có đủ điều kiện tài chính hay bảo hiểm để trả cho người lao động ít nhất là bốn tháng lương… Không ít trường hợp thủy thủ bị bỏ rơi trên tàu nhiều năm mà nước đăng ký tàu không hề có bất kỳ thông báo gì với IMO”.

Vậy những quốc gia nào có nhiều tàu bị bỏ rơi nhất? Theo báo cáo chung của IMO và ILO thì đó lần lượt là Panama (20%), Tanzania (5%), Palau (5%) và Togo (5%). Các chủ tàu hay lựa chọn những quốc gia trên để đăng ký tàu vì luật hàng hải của họ vô cùng lỏng lẻo, mà mức thuế hằng năm cũng thấp. Ngược lại chính phủ các quốc gia trên cũng thường xuyên tìm cách lảng tránh trách nhiệm của họ dựa theo những công ước về biển mà họ đã ký.

Một khía cạnh đáng chú ý khác là đa số tàu bị chủ bỏ lại ở các cảng tại Mỹ, Iran, Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất. Ngoại trừ Iran thì các quốc gia trên đều chưa ký Công ước Lao động hàng hải. Sự khập khiễng giữa luật pháp của họ và công ước quốc tế khiến việc xử lý những trường hợp thủy thủ bị kẹt lại trên tàu vô cùng khó khăn. Ngay cả việc có cho thủy thủ đoàn được bước chân lên đất liền không cũng vướng vào những quy định về nhập cảnh và tạm trú của nước sở tại.

Long đong thủy thủ tàu viễn dương - Hình 4
Những con tàu bị chủ bỏ rơi thường là tàu đã quá cũ nát.

Không chỉ thủy thủ tàu viễn dương mới bị chủ lao động bỏ rơi. Cách đây không lâu, hơn 20 thủy thủ người Philippine làm việc cho công ty Mỹ McAdam’s Fish đã bị mắc kẹt gần một năm trên hai con tàu đ.ánh cá. Những người đ.ánh cá ký hợp đồng xuất khẩu lao động với mức lương 200 đôla/tháng, nhưng khi đến Mỹ làm việc thì họ mới ngã ngửa ra rằng mình chỉ nhận được một nửa số t.iền trên. Nhiều người đã hết thời hạn lao động mà vẫn phải ở lại trên tàu vì chủ tàu còn nợ lương và không chịu mua vé máy bay cho họ về nước.

Vụ việc trên cuối cùng có một cái kết đẹp. Sau khi nhận được phản ánh từ ITF, Bộ An ninh Nội địa Mỹ đã cử đặc vụ lên hai tàu cá để kiểm tra. Sau đó phía chủ tàu đã phải trả cho mỗi lao động 4.000 đôla. Nhà chức trách Mỹ cũng đã cấp thị thực tạm thời cho những người thợ đ.ánh cá, và họ đang sống ở Seattle chờ ngày tích góp đủ t.iền để trở về quê nhà.

Ông Mohamed Arrachedi nhận xét: “Ngành vận tải biển và đ.ánh cá quốc tế đang có quá nhiều vấn đề mang tính căn bản… Sự nhập nhằng giữa luật pháp của các quốc gia đang tạo cơ hội để chủ tàu lạm dụng lao động mà không phải chịu bất kỳ hậu quả nào… Tình trạng thủy thủ mắc kẹt trên những con tàu bị chủ bỏ rơi chỉ có thể chấm dứt khi chính phủ các nước đặt sang một bên lợi ích cá nhân của mình để đi đến một bộ khung pháp lý chung về luật lao động hàng hải.”

Romania tìm kiếm 3 thủy thủ mất tích trong vụ chìm tàu trên Biển Đen

Ngày 18/5, Cơ quan hải quân Romania cho biết các đội cứu hộ đang tìm kiếm 3 thành viên thủy thủ đoàn mất tích sau khi một tàu chở hàng bị chìm ngoài khơi Biển Đen.

Romania tìm kiếm 3 thủy thủ mất tích trong vụ chìm tàu trên Biển Đen - Hình 1
Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Các quan chức cho biết họ đã nhận được thông báo từ sáng sớm 18/5 về việc tàu Mohammad Z treo cờ Tanzania bị chìm ở vùng biển cách làng Sfantu Gheorghe của Romania 26 hải lý.

Trung tâm Điều phối cứu hộ hàng hải (MRCC) của Hải quân Romania, cảnh sát biên giới và 2 tàu thương mại ở gần hiện trường chìm tàu đã tham gia tìm kiếm và cứu nạn.

Mohammad Z có 11 thành viên thủy thủ đoàn trên tàu, trong đó có 9 công dân Syria và 2 người Ai Cập. Hải quân Romania cho biết tàu thương mại Michel phối hợp với MRCC đã cứu được 8 người. Hiện các nỗ lực tìm kiếm 3 thủy thủ quốc tịch Syria mất tích vẫn đang tiếp tục. Nhà chức trách chưa rõ nguyên nhân tàu chìm.

Biển Đen có vai trò rất quan trọng trong hoạt động vận chuyển ngũ cốc, dầu và các sản phẩm dầu mỏ, liên quan các nước Bulgaria, Romania, Gruzia và Thổ Nhĩ Kỳ, cũng như Ukraine và Nga. Kể từ khi xung đột Nga và Ukraine nổ ra vào tháng 2/2022, tình hình an ninh trên vùng biển này cũng chịu ảnh hưởng.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tổng thống Hoa Kỳ chia buồn sâu sắc trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
17:17:09 20/07/2024
Cộng đồng người Việt Nam tại Lào tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
06:27:57 21/07/2024
Quốc vương thứ 17 của Malaysia đăng quang
15:17:39 20/07/2024
Hỗ trợ đắc lực của gia đình với cựu Tổng thống Trump
18:57:20 20/07/2024
Tesla tạm dừng sản xuất do lỗi công nghệ thông tin toàn cầu
07:39:32 20/07/2024
Nhiều sân bay lớn khôi phục hoạt động sau sự cố máy tính toàn cầu
06:20:20 21/07/2024
Quốc hội Cuba tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
11:19:05 20/07/2024
Bầu cử Mỹ 2024: Sẵn sàng cho chặng về đích
18:19:28 21/07/2024

Tin đang nóng

Shark Bình lên tiếng tin đồn ngoại tình, r.ạn n.ứt tình cảm với Phương Oanh
20:12:26 21/07/2024
2 tập đoàn tam tai: nhà Cường Đô La gặp biến cố, cựu Chủ tịch FLC được cầu cứu
16:11:35 21/07/2024
Chồng sắp cưới của em gái xin được ở rể nhưng lại muốn đưa cả bố mẹ mình lên ở cùng
17:13:11 21/07/2024
Xe khách BKS của TP HCM chở 38 người, mất phanh lao vào taluy dương ở Sa Pa
20:05:19 21/07/2024
Bạn thân tiết lộ về Kim Ngân: "Tôi thương quá, tặng t.iền, dẫn Kim Ngân đi ăn"
19:57:33 21/07/2024
Phản ứng của Trần Nghiên Hy khi được hỏi về Trần Hiểu trên sóng truyền hình
18:02:26 21/07/2024
Cậu bé mỗi tháng mới được ăn thịt một lần nói về điều muốn làm khi có t.iền: Ai cũng cay mắt!
21:05:04 21/07/2024
Selena Gomez cuối cùng đã trở lại thời kỳ đỉnh cao nhan sắc
17:21:34 21/07/2024

Tin mới nhất

Trung Quốc: Dự báo mưa lớn tiếp tục trút xuống các tỉnh miền Nam

23:02:23 21/07/2024
Cơ quan này khuyến nghị chính quyền địa phương triển khai công tác chuẩn bị ứng phó với mưa lớn cũng như kiểm tra hệ thống thoát nước của các đô thị và khu dân cư nông thôn.

Nepal: Tân Thủ tướng Sharma Oli vượt qua cuộc bỏ phiếu tín nhiệm

22:52:20 21/07/2024
Chủ tịch Hạ viện Dev Raj Ghimire tuyên bố, ông Oli, 72 t.uổi, đã vượt qua cuộc bỏ phiếu tín nhiệm khi giành được số phiếu ủng hộ cao hơn mức cần thiết là 138 phiếu tại Hạ viện.

Vợ chồng cựu Tổng thống Bill Clinton bí mật ủng hộ ông Biden tiếp tục cuộc đua tranh cử

22:43:28 21/07/2024
Tuy nhiên, nguồn tin tuyên bố rằng việc vợ chồng Bill Clinton không công khai bày tỏ sự ủng hộ đối với ông Biden cho thấy ông chủ Nhà Trắng đã bị cô lập trong chính đảng của mình.

Chặn trung chuyển dầu thô sang Hungary và Slovakia, Ukraine có 'tự b.ắn vào chân mình'?

22:31:16 21/07/2024
Hungary và Slovakia đã ngừng nhận dầu từ công ty dầu mỏ khổng lồ Lukoil của Nga thông qua đường ống Druzhba chạy qua tây bắc Ukraine sau khi Kiev áp đặt lệnh cấm quá cảnh dầu.

Học giả Trung Quốc nêu bật vai trò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

22:28:50 21/07/2024
Đây đều là những tư tưởng lấy người dân làm trung tâm, xuất phát từ nhu cầu của người dân và phù hợp với điều kiện, tình hình của đất nước, trở thành những di sản tinh thần quý báu mà ông để lại cho đất nước.

Sự cố của Microsoft gây tác động lâu dài

22:23:31 21/07/2024
Cũng tại cuộc họp trên, các đại diện của công ty an ninh mạng CrowdStrike cho biết họ sắp triển khai bản sửa lỗi tự động để khắc phục sự cố, qua đó sớm đưa các hệ thống công nghệ thông tin khôi phục hoạt động trực tuyến.

Lãnh đạo đảng Lao động Mexico ngưỡng mộ nhân cách và tinh thần đoàn kết quốc tế cao cả của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

19:37:23 21/07/2024
Tầm nhìn và phong cách lãnh đạo của Tổng Bí thư không chỉ là kim chỉ nam cho cách mạng Việt Nam, mà còn mang lại nhiều bài học quý báu cho phong trào cách mạng thế giới.

Nguy cơ leo thang căng thẳng sau vụ tấn công đầu tiên của Israel vào lãnh thổ Yemen

19:23:15 21/07/2024
Trong một tuyên bố cùng ngày, phong trào Hezbollah ở Liban nhận định của tấn công của Israel vào cảng Yemen báo trước một giai đoạn mới đầy nguy hiểm .

Phó tổng thống Harris được ủng hộ nhất nếu ông Biden rút khỏi cuộc đua bầu cử

19:11:25 21/07/2024
Trong khi đó, một số người cấp tiến đã nói ở hậu trường rằng họ tin tưởng ông Biden sẽ phù hợp với chương trình nghị sự của họ hơn so với bà Harris - và đó là lý do tại sao rất nhiều người vẫn gắn bó với ông.

Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro được dự báo tái đắc cử

19:10:26 21/07/2024
Theo Hội đồng Bầu cử Quốc gia Venezuela, ngoài đương kim Tổng thống Maduro, còn có 9 ứng cử viên khác tham gia cuộc bầu cử tổng thống lần này.

Nga và Cuba tăng cường hợp tác nghị viện

18:42:53 21/07/2024
Về phần mình, Chủ tịch Duma Quốc gia Nga đã chuyển lời chào của Tổng thống Vladimir Putin tới Đại tướng Raúl Castro Ruz và Chủ tịch Miguel Díaz-Canel, bày tỏ mong muốn tiếp tục tăng cường quan hệ giữa hai nước.

Trung Quốc phân bổ 350 triệu NDT hỗ trợ các địa phương vùng lũ

18:34:24 21/07/2024
Bão Gaemi được dự báo quét qua cực Bắc của vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc), sau đó đổ bộ vào Trung Quốc đại lục, với tốc độ gió lên tới 50 m/s.

Có thể bạn quan tâm

Thân thế g.ây s.ốc của nữ diễn viên chuyên thủ vai phu nhân hào môn trong phim Hàn

Sao châu á

23:31:59 21/07/2024
Park Joon Geum - nữ diễn viên chuyên thủ vai tài phiệt trong phim Hàn - là một nữ thừa kế vô cùng giàu có ngoài đời thật.

Nhà sản xuất "Gia tài của ngoại" coi Việt Nam là thị trường tiềm năng

Hậu trường phim

23:24:12 21/07/2024
Công ty sản xuất phim GDH 559 Ltd có ý định hợp tác với các thị trường tiềm năng như Hàn Quốc, Indonesia và Việt Nam để tăng tính cạnh tranh trên trường quốc tế.

Janet Jackson không thích trả lời phỏng vấn

Sao âu mỹ

23:19:42 21/07/2024
Em gái của Vua nhạc Pop Michael Jackson đã nói về điều này trong cuộc phỏng vấn với chương trình radio Heart Evenings with Dev Griffin .

Các đơn vị Quân đội sẵn sàng ứng phó với bão số 2

Tin nổi bật

23:11:12 21/07/2024
Chuẩn bị lực lượng, phương tiện sẵn sàng ứng phó kịp thời, hiệu quả khi có tình huống xảy ra, bảo đảm tuyệt đối an toàn về người và phương tiện khi thực hiện nhiệm vụ.

Ai không nên ăn quả bơ?

Sức khỏe

23:07:23 21/07/2024
Mặc dù Bơ rất tốt được cho là lành tính nhưng cũng giống như bất kỳ loại thực phẩm nào khác quả bơ cũng có một số lưu ý khi ăn, có những người không nên tiêu thụ quá nhiều Bơ.

Top các loại mắm Huế ngon, hấp dẫn chuẩn hương vị cố đô

Ẩm thực

23:03:03 21/07/2024
Với hương vị độc đáo và tinh tế, các loại mắm Huế đã trở thành niềm tự hào của người dân Cố đô và là món quà đặc sản ý nghĩa dành cho du khách khi đến với Huế.

Tóc uốn đuôi cụp đang là xu hướng, chị em tham khảo ngay 4 kiểu trẻ trung và chuẩn thanh lịch

Làm đẹp

22:57:35 21/07/2024
Xu hướng tóc sẽ ít nhiều có sự thay đổi theo từng mùa, từng năm. Nếu như hè năm ngoái, những kiểu tóc suôn thẳng hay đuôi vểnh được ưa chuộng thì sang đến năm nay, tóc uốn đuôi cụp chính là lựa chọn thịnh hành nhất.

Phát hiện mới về sự sống ban đầu trên Trái đất

Lạ vui

22:51:53 21/07/2024
Một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế đã tiết lộ những hiểu biết mới về hệ sinh thái sơ khai nhất của Trái đất và đi đến một kết quả đáng kinh ngạc.

3 cách có thể giúp nam giới nâng cao độ hấp dẫn

Kiến thức giới tính

22:12:20 21/07/2024
Khoa học có thể giúp chúng ta làm những việc đáng kinh ngạc, như cắt đôi nguyên tử và dự đoán đường đi của bão. Thật thú vị là nó cũng giúp chúng ta trở nên hấp dẫn hơn với người khác giới.

Khám phá thiên đường biển dưới chân tượng phật ngồi khổng lồ tại Bình Định

Du lịch

21:59:11 21/07/2024
Thị trấn ven biển Cát Tiến (huyện Phù Cát, Bình Định) nằm bình yên dưới chân tượng phật ngồi khổng lồ, cách thành phố Quy Nhơn khoảng 20 km.

Phim Việt "Dưới bóng con hầu" đang gây sốt: Nam chính là ông hoàng rating, diễn thế nào mà được khen "hay kinh khủng"

Phim việt

21:51:38 21/07/2024
Dù chỉ mới ra mắt nhưng bộ phim dài tập Dưới bóng con hầu do Cao Minh Đạt, Nhật Kim Anh, Steven Nguyễn, Oanh Kiều đóng chính đã nhận về nhiều sự chú ý từ khán giả.