“Lòng dân Sài Gòn luôn chờ đợi giây phút giải phóng…”

Theo dõi VGT trên

Là người trực tiếp tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, là tác giả bức ảnh nổi tiếng “truy kích địch trong sân bay Tân Sơn Nhất”, khi trải lòng về những khoảnh khắc đã trở thành ký ức sâu đậm trong ngày 30/4/75- nhiếp ảnh Đinh Quang Thành không giấu nổi niềm xúc động…

phóng viên ảnh của Thông tấn xã Việt Nam trong nhiều năm, từng xông pha khắp các mặt trận, cập nhật ảnh chiến sự ở hầu hết các địa phương nhưng theo ông thì chuyến Nam tiến năm 1975, đúng thời khắc diễn ra chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử mới thực sự để lại trong ông ấn tượng sâu sắc nhất. Ông có thể chia sẻ về việc mình khoác màu áo lính khi chưa một lần cầm sún.g trong thời điểm như thế nào?

Ngày 26/3/1975, khi đang công tác tại Hải Phòng, tôi nhận được thông báo từ cơ quan, tôi gấp rút trở về Hà Nội. Về tới nơi, ba lô, quần áo, sún.g ống và các dụng cụ tác nghiệp đều đã chuẩn bị trước, xe ô tô chờ sẵn đợi giờ xuất phát. Không có nhiều thời gian, tôi chỉ kịp thông báo với vợ mang hai đứa con sinh đôi khi đó mới hơn 5 tuổ.i đến để gặp giây lát trước khi lên đường.

Lòng dân Sài Gòn luôn chờ đợi giây phút giải phóng... - Hình 1

Nhà báo, nghệ sĩ nhiếp ảnh Đinh Quang Thành giới thiệu bức ảnh tại buổi triển lãm “Đường xuân chiến dịch” ngày 25/4 tại Hà Nội

Vì chiến tuyến đang sôi sục, tôi chỉ kịp dặn dò vợ, ôm 2 con vào lòng trong vài giây ngắn ngủi, chẳng kịp để vợ lưu luyến, bịn rịn. Trong thời khắc đó, con người ta không thể nghĩ suy nhiều thứ quá bởi không khí đất nước, chiến tranh đang vô cùng khẩn trương.

Cùng đi với tôi còn có hai phóng viên quân đội là Trung úy Hứa Kiểm và Trung úy Vũ Tạo. Không giống hai anh, tôi chưa bao giờ cầm sún.g, nhưng giờ đây, khoác lên mình chiếc ba lô và màu áo xanh quen thuộc, cây sún.g ngang hông, tôi cũng cảm thấy mình trở thành người lính thực thụ.

Dấu ấn và kỷ niệm đáng nhớ nhất đối với ông trong ngày quân ta tiến vào giải phóng Sài Gòn?

Sáng 30/4, tôi và hai phóng viên quân đội là Trung úy Hứa Kiểm và Trung úy Vũ Tạo đã đi theo Lữ đoàn tăng 203, trung đoàn 66 tiến vào dinh Độc Lập. Khi tôi đi ra ngoài cổng Dinh Độc Lập để ghi chép, tìm những hình ảnh để chụp, thì có một thanh niên khoảng 19-20 tuổ.i. Anh đỗ xịch xe máy bên cạnh tôi và rút đồng hồ nữ còn mới từ trong túi ra và nói: “Chú đổi cho cháu lấy một đồng tiề.n, không kể mệnh giá, chỉ cần có hình Bác Hồ đẹp là được. Vì cả đại gia đình chúng cháu đang ngồi chờ để được nhìn thấy hình của Bác trong ngày giải phóng”.

Tôi có nói với em rằng: tôi là người lính nên tôi không có quyền đổi đồng tiề.n in hình Bác Hồ lấy cái đồng hồ của em. Nhưng nếu em đồng ý đưa tôi đến cổng sân bay Tân Sơn Nhất thì tôi sẽ tặng em 2 đồng tiề.n đẹp.

Em vui vẻ chở tôi đến sân bay Tân Sơn Nhất. Đến cổng sân bay, em sợ không dám vào vì tiếng sún.g của quân đội ta đang truy kích địch trong đó vẫn còn nổ vang. Các thùng xăng, thùng dầu bị đạn pháo kích trúng, lửa khói đen rực bầu trời; những máy bay đặt sẵn bom, tên lửa bị nổ tung…

Lòng dân Sài Gòn luôn chờ đợi giây phút giải phóng... - Hình 2

Quân đoàn 3 truy kích địch trong sân bay Tân Sơn Nhất

Tôi động viên em cứ đưa tôi vào, tôi không sợ, em cũng không phải sợ. Em đưa tôi vào trong sân đến đường băng. Vừa lúc đó có tổ quân đội 5 người đang băng qua đường băng để truy kích địch, tôi nhanh chóng giơ máy ảnh ra chụp cùng lúc hết cả cuốn phim được 12 kiểu ảnh. Bối cảnh của bức ảnh là những cái xe, máy bay của địch bốc cháy, bị trúng đạn nằm trên mặt đất và khói lửa rừng rực phía sau.

Video đang HOT

Chụp xong , em lại đèo tôi về Dinh Độc Lập, tôi rút ra 2 đồng tiề.n tặng em như đã hứa. Một tờ màu xanh mệnh giá 5 đồng, một tờ màu đỏ mệnh giá 10 đồng. Đây là những đồng tiề.n trước khi đi chiến dịch, vợ đút vào túi của tôi.

Em thanh niên đã rất xúc động, cầm 2 đồng tiề.n phóng ngay về nhà. Lúc này, tôi chưa kịp hỏi tên em, em cũng chưa được biết tên tôi. Đối với tôi, đây không chỉ là kỷ niệm sâu sắc mà tôi nghĩ đến điều lớn lao hơn. Bác Hồ đã mất cách đấy 6 năm rồi mà những người dân Sài Gòn trong giây phút giải phóng miền Nam lịch sử muốn nhìn thấy ảnh Bác. Có thể nói, người dân Sài Gòn vẫn luôn hướng về Bác…

Còn không khí nô nức của người dân Sài Gòn trong ngày giải phóng miền Nam, ông được chứng kiến như thế nào?

Không khí này thể hiện rõ nét ở bức ảnh nhân dân cầu Thị Nghè đón quân giải phóng. Khi đoàn xe chở chúng tôi đi đến cầu Thị Nghè, cửa ngõ thành phố Sài Gòn, xe bọc thép của địch án ngữ trên cầu bị xe tăng ta bắ.n cháy, đạn nổ, bắ.n vương vãi khiến đoàn xe phải dừng lại vài phút.

Khi xe dừng lại, tất cả bộ đội trên xe vận tải, xe tăng vẫn ngồi đó, còn tôi nhảy xuống. Trong khi tôi đang tìm góc chụp ảnh thì nghe thấy tiếng bước chân rầm rập chạy sau lưng mình. Đến khi tôi quay đầu lại thì là rất nhiều người dân đuổi theo, trên tay mỗi người cầm gói kẹo, người cầm bánh, bao thuố.c l.á. Tôi chưa định hình ra chuyện gì liền chạy quay lại xe. Cuối cùng, tôi “bị” người dân túm lại, trên tay tôi đang cầm máy ảnh nên nhân dân nhét đầy thuố.c l.á và kẹo vào trong cổ áo của tôi. Đồng nghiệp của tôi là trung úy Hứa Kiểm đứng trên chiếc xe sau đã chụp được bức ảnh này.

Lòng dân Sài Gòn luôn chờ đợi giây phút giải phóng... - Hình 3

Trên đường qua Thị Nghè, nhiếp ảnh Đinh Quang Thành “bị” nhân dân đuổi theo tặng quà bằng cách nhét đầy thuố.c l.á, kẹo vào trong cổ áo

Lòng dân Sài Gòn luôn chờ đợi giây phút giải phóng... - Hình 4

Phụ nữ Quận 4 mang hoa quả đặt trên hè phố để tặng bộ đội vào giải phóng thành phố

Giây phút này, tôi xúc động thật sự. Được tặng quà là tấm lòng quý trọng của người dân nhưng cái lớn hơn cả đó chính là giây phút đầu tiên, nhân dân Sài Gòn tiếp xúc với bộ đội giải phóng khi miền Nam hoàn toàn được giải phóng. Với mong muốn nhìn thấy ảnh Bác Hồ rồi lần đầu tiên tiếp xúc với bộ đội giải phóng, có thể thấy lòng dân Sài Gòn luôn chờ đợi giây phút giải phóng.

Tôi thấy nực cười với luận điệu phản động mình nghe được qua cái máy thu thanh nhỏ rằng “Nếu Việt cộng chiếm được Sài Gòn thì sẽ tắm má.u trên đường phố”. Tôi là phóng viên ảnh và những hình ảnh tôi ghi nhận là bộ đội giải phóng được tắm hoa chứ không phải người dân bị tắm má.u. Rất nhiều nơi, người dân tung hoa giấy đón chào quân giải phóng…

Là người trực tiếp tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, là phóng viên ảnh; ông có thấy tiếc nuối khi không “chộp” được khoảnh khắc quân giải phóng cắm cờ trên Dinh Độc Lập?

Tôi tiếc nuối vì đoàn xe tăng chúng tôi đang đi phải dừng lại vì xe bọc thép của địch bị bốc cháy trên cầu Thị Nghè nên không đuổi kịp những xe tăng đi đầu. Mặc dù không chụp được bức ảnh treo cờ trên nóc Dinh Độc Lập nhưng tôi vẫn có những bức ảnh quý giá khác chụp tại đây như giây phút sĩ quan Việt Nam cộng hòa cởi áo, buộc giải băng trắng đầu hàng; hình ảnh xe tăng Lữ đoàn 203 chiếm Dinh Độc Lập của chính quyền Sài Gòn sáng 30/04/1975. Tổng thống Dương Văn Minh phải đọc lời đầu hàng trên Đài Phát thanh Sài Gòn; Tôi cũng chụp lại những người chiến thắng trước thềm Dinh Độc Lập vào giây phút lịch sử, giải phóng Sài Gòn như Trung úy Nguyễn Đăng Toàn, chỉ huy xe tăng 390; Trung úy Bùi Quang Thận, chỉ huy xe tăng 843, Trung sĩ Nguyễn Văn Tập, lái xe tăng 390, chiến sĩ kéo pháo xe tăng 390…

Đấy là chưa kể, trước đó tôi may mắn chớp lấy khoảnh khắc các chiến sỹ Sư đoàn 10, Quân đoàn 3 truy kích địch trong sân bay Tân Sơn Nhất. Cho đến tận ngày nay, có thể nói đây vẫn là bức ảnh duy nhất ghi lại thời khắc quan trọng ấy. Đó cũng chính là tác phẩm ghi đậm dấu ấn trong phóng sự Giải phóng Sài Gòn đã đem về cho tôi vinh dự lớn lao với giải ba cuộc thi ảnh báo chí thế giới năm 1976.

Không chỉ ghi lại những khoảnh khắc ý nghĩa, những hình ảnh và con người chân thực trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử; đằng sau những bức ảnh ông ghi lại còn là những câu chuyện, những mảnh đời, những ký ức…?

Tôi đã chụp bức ảnh cuộc họp của Ban chỉ huy Trung đoàn 66, Sư đoàn 304, Quân đoàn 2 (trong đó có Trung tướng Phạm Xuân Thệ) xác định các mục tiêu đán.h vào Sài Gòn. Trong cuộc tổng tấ.n côn.g năm 1975, Trung tướng Phạm Xuân Thệ khi ấy là Đại úy Trung đoàn phó Trung đoàn 66, sư đoàn 304, quân đoàn 2 được giao nhiệm vụ đán.h thẳng vào Dinh Độc Lập.

Lòng dân Sài Gòn luôn chờ đợi giây phút giải phóng... - Hình 5

Trung tướng Phạm Xuân Thệ trong bức ảnh lịch sử do nhiếp ảnh Đinh Quang Thành chụp sáng 29/4/75. Bức ảnh cuộc họp của Ban chỉ huy Trung đoàn 66, Sư đoàn 304, Quân đoàn 2 (trong đó có Trung tướng Phạm Xuân Thệ) xác định các mục tiêu đán.h vào Sài Gòn

Điều đáng nói ở bức ảnh này là Trung tướng Phạm Xuân Thệ cùng các đồng đội họp tác chiến bằng chiếc bản đồ do chính tôi tặng. Bản đồ này tôi lấy từ Nhà Địa dư Quốc gia của chính quyền Sài Gòn tại Đà Lạt.

Tại buổi khai mạc triển lãm gần 100 bức ảnh Đường xuân chiến dịchmới đây của tôi tại Hà Nội nhân kỷ niệm 40 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; Trung tướng Phạm Xuân Thệ đã có mặt để chia vui cùng tôi. Chúng tôi đã xúc động cùng nhau ôn lại những kỷ niệm nơi chiến trường. Tại buổi triển lãm, tôi đã trao tặng bức ảnh lịch sử này lại cho Trung tướng Phạm Xuân Thệ.

Xin cảm ơn ông!

Nguyễn Hằng

Theo Dantri

Ký ức không thể quên của vị tướng dẫn cánh quân thứ 5 tiến vào Sài Gòn

Thiếu tướng Trần Ngọc Thổ, nguyên Tham mưu trưởng Quân khu 7, vẫn nhớ như in ngày ông trực tiếp dẫn cánh quân thứ 5 - Trung đoàn 88 tiến vào Sài Gòn trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử (30/4/1975).

Những ngày tháng không thể nào quên

Người lính hào hứng kể lại kỷ niệm không thể nào quên về những ngày tháng Tư lịch sử của 40 năm trước bằng giọng trầm, ấm, sang sảng của một vị tướng. "Tháng 2/1975, Quân khu điều tôi về Trung đoàn 88 -một trong những trung đoàn cơ động, giữ cương vị Tham mưu phó tác chiến. Tháng 4/1975, trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, tôi vinh dự là Trưởng ban Tác chiến của cánh quân thứ 5 thuộc lực lượng Bộ binh cùng đồng đội theo Quốc lộ 50, vượt cầu Chữ Y, tiến vào Sài Gòn", tướng Thổ nhớ lại.

Ông kể rằng, cuộc đời binh nghiệp của ông có nhiều kỷ niệm, tham gia nhiều trận đán.h và giành nhiều thắng lợi nhưng sự kiện trọng đại nhất mà ông vinh dự được chứng kiến là vào đúng giây phút lịch sử lúc 11h30 ngày 30/4/1975, khi qua sóng của Đài phát thanh Sài Gòn, Tổng thống Việt Nam Cộng Hoà (VNCH) Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, Trung đoàn 88 nhận lệnh tiến công chiếm căn cứ Tổng nha Cảnh sát Sài Gòn rồi tiếp tục hành quân về khu căn cứ Bộ Tư lệnh Hải quân VNCH... Sài Gòn ngập trong biển người và hoa chào đón đoàn quân chiến thắng.

Chiến dịch Hồ Chí Minh là thắng lợi tuyệt vời của chiến tranh nhân dân. Cuộc chiến tranh của dân tộc ta suốt 21 năm (1954-1975) để bảo vệ đất nước của cha ông và mở ra tương lai tự do cho các thế hệ con cháu, là cuộc chiến tranh toàn dân, toàn diện. Ông dẫn rằng, trong lịch sử quân sự nói chung có hàng trăm cách thắng và hàng trăm cách thua. Nguyễn Trãi đã nói: "Người dùng binh giỏi phải nắm chắc Thời vàThế. Nắm chắc Thời và Thế thì mất cũng như còn, không sẽ biến thành có". Nhiều bài học lớn được rút ra, nhưng bài học sâu sắc nhất là tình đoàn kết gắn bó Quân - Dân, sự kết hợp hài hoà giữa hoạt động tác chiến của lực lượng vũ trang địa phương kết hợp với các binh đoàn chủ lực. Cũng giống như trên sân bóng đá, người này tạo ra thế để người kia sút bóng vào lưới.

"Chúng tôi sẽ không làm tròn nhiệm vụ của mình, sẽ không có chiến thắng nếu không có sự đùm bọc, giúp đỡ của đồng bào, đồng chí ở khắp nơi trên đường tiến quân", tướng Thổ bồi hồi nói.

Ký ức không thể quên của vị tướng dẫn cánh quân thứ 5 tiến vào Sài Gòn - Hình 1

Thiếu tướng Trần Ngọc Thổ, nguyên Tham mưu trưởng Quân khu 7, vẫn nhớ như in ngày ông trực tiếp dẫn cánh quân thứ 5 tiến vào Sài Gòn trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

Ông không thể quên những người trước đó dù không hề quen biết như má Tư Bún ở Cái Bè (Tiề.n Giang), anh Hai Thuần ở Tân Trụ (Long An), rồi các má, các em và bao người khác ở Cần Giuộc, Bình Chánh, Nhà Bè và trong nội đô Sài Gòn..., những người vừa gặp đã như ruột thịt, sẵn sàng hy sinh, động viên tinh thần, tạo mọi điều kiện để đơn vị hành quân thần tốc.

Ở thời bình , trách nhiệm của người lính càng lớn

Gần như suốt cuộc đời tham gia chiến trận, tướng Thổ cũng như rất nhiều đồng đội khác, hơn ai hết hiểu giá trị của hoà bình. Nhưng là người lính thì mọi người đều hiểu rằng: "Chúng ta không muốn chiến tranh, nhưng nếu cần hy sinh để bảo vệ từng tấc đất của cha ông, chúng ta sẽ không nhân nhượng. Lịch sử vẻ vang hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc luôn sáng chói bởi những trang sử hào hùng. Thế hệ chúng ta và con cháu phải có trách nhiệm viết tiếp những trang sử đó".

Ông cho rằng, thời nào thì vai trò của người lính cũng đều quan trọng. Tuy nhiên, yêu cầu với người lính cũng có những thay đổi phù hợp với thời đại. Trong cuộc kháng chiến toàn dân trước đây, chúng ta tổng động viên mọi lực lượng tham gia quân đội. Ngày nay, trong kỷ nguyên khoa học - công nghệ, phát triển thông tin và hội nhập, lực lượng quân đội cũng phải có trình độ, trí tuệ, tinh nhuệ mới chế ngự được kẻ thù; yêu cầu học tập, rèn luyện với người lính cũng đặt ra cao hơn nhiều.

Chiến tranh đã rời xa 40 năm, nhưng còn biết bao nhiêu hậu quả để lại. Hàng triệu người con đất Việt đã ngã xuống, bao nhiêu đồng đội đã hy sinh nhưng gia đình, người thân chưa được chôn cất họ, linh hồn của họ chưa được yên nghỉ. Một số lượng lớn sĩ quan, binh lính bên kia chiến tuyến, cả người nước ngoài và người Việt đã ngã xuống trong khói lửa của chiến tranh, hà.i cố.t nhiều người vẫn còn thất lạc. Rồi những nạ.n nhâ.n bị phơi nhiễm chất độc hoá học, chất độc da cam dioxin do máy bay Mỹ rải xuống Việt Nam... Đó là những vấn đề nhân đạo hậu chiến mà cả hai bên, nhất là những người lính đều phải góp sức giải quyết.

Trong cuộc chiến trước đây, máy bay Mỹ đã rải chất khai quang ở 32 tỉnh, thành, đặc biệt là huyện Vĩnh Linh (tỉnh Quảng Trị). Hơn 86 triệu lít hoá chất, trong đó có dioxin đã được rải xuống nhiều nơi trên lãnh thổ Việt Nam. Theo tính toán của chính các nhà khoa học Mỹ, có khoảng 8,6 triệu người bị phơi nhiễm, trong đó, khoảng 3 triệu người đi lại khó khăn.

Giờ đây, dù đã nghỉ hưu, tướng Thổ vẫn tham gia hoạt động xã hội trên cương vị Chủ tịch Hội Nạ.n nhâ.n da cam TPHCM kiêm Phó Chủ tịch Hội Nạ.n nhâ.n da cam Việt Nam.

"Tôi muốn góp công sức nhỏ bé của mình vào việc tìm kiếm những giải pháp nhân đạo, phần nào bù đắp những thiệt thòi cho hàng triệu nạ.n nhâ.n da cam", tướng Thổ chia sẻ.

Công Quang

Theo Dantri

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tạm ngưng giảng dạy cô giáo xin phụ huynh ủng hộ tiề.n mua máy tính cá nhân
21:00:28 28/09/2024
Lễ tang Phó Giáo sư Đặng Bích Hà - Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp
21:04:03 28/09/2024
Bà Nguyễn Phương Hằng xuất hiện, ủng hộ 10 tỷ đồng giúp đỡ đồng bào lũ lụt
20:10:46 29/09/2024
Cô giáo xin phụ huynh ủng hộ tiề.n mua máy tính cá nhân: "Tôi đã sai"
18:25:19 28/09/2024
Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã sống một cuộc đời thanh bạch, cao đẹp
07:46:25 29/09/2024
Lũ quét, sạt lở đất tại Hà Giang khiến 5 người chế.t và mất tích
18:08:30 29/09/2024
Vàng nhẫn "cháy hàng" khi giá lập kỷ lục, mua thêm 1 chỉ phải chờ cả tiếng
17:41:30 28/09/2024
Sạt lở ở Hà Giang: Tạm dừng tìm kiếm các nạ.n nhâ.n mất tích
07:04:15 30/09/2024

Tin đang nóng

Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai cũng mắc sai lầm giống Anh Trai Say Hi, giới thiệu thiếu 1 nghệ sĩ tại concert?
07:56:08 30/09/2024
Nóng: Nữ diễn viên "The Glory" qua đời vì nhồi má.u não
09:33:40 30/09/2024
Vụ cô giáo "dỗi" vì không được ủng hộ laptop: Nhiều phụ huynh tạm dừng cho con đến lớp
07:16:37 30/09/2024
Gia thế của Bò Chảnh - bạn gái thiếu gia Xemesis gây tò mò
06:52:38 30/09/2024
Sao Việt 30/9: Lệ Quyên bức xúc hỏi anti-fan 'não ở đâu?'
08:05:04 30/09/2024
Mỹ nhân showbiz là tiểu thư nhà giàu, có bố đại gia kinh doanh: Tuổ.i 27 sở hữu căn hộ 84 tỷ đồng, BST túi Hermes, Chanel
07:02:07 30/09/2024
1 Anh Trai gặp chấn thương chả.y má.u ngay giữa concert
06:53:14 30/09/2024
Bình An kéo lê Á hậu Phương Nga khắp nhà chỉ để vợ... đu trend
06:57:24 30/09/2024

Tin mới nhất

Bão Krathon mạnh cấp 15, sẽ đi vào Biển Đông?

13:33:26 30/09/2024
Trong 24 giờ tới, bão Krathon khả năng sẽ lướt qua bắc Biển Đông với cấp gió 15, giật cấp 17 rồi di chuyển hướng tây tây bắc hướng về phía nam đảo Đài Loan.

Rãnh áp thấp nối với bão Krathon gây mưa giông trên Biển Đông, sóng cao tới 6m

10:50:57 30/09/2024
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay (30/9) có rãnh áp thấp có trục ở khoảng 19-22 độ vĩ Bắc nối với cơn bão Krathon lúc 7h có vị trí ở vào khoảng 20,2 độ Vĩ Bắc, 122,1 độ Kinh Đông.

Cẩu xe khách và nhiều ô tô khỏi hiện trường vụ sạt lở ở Hà Giang

10:37:35 30/09/2024
Lực lượng chức năng đã huy động cần cẩu cỡ lớn để đưa xe khách và nhiều ô tô, xe máy ra khỏi hiện trường vụ sạt lở tại xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang.

Tài xế xe khách ở Hà Giang kể phút bất lực khi nhìn quả đồi 'đán.h úp'

10:21:38 30/09/2024
Anh Vũ Minh Hoàng (42 tuổ.i, tài xế xe khách Thanh Bằng) cho biết, lúc xảy ra sạt lở, mọi việc diễn ra quá nhanh, cả xe hoàn toàn bất lực.

Chị gái nạ.n nhâ.n vụ sạt lở: 'Em tôi mất tích khi đang giúp dân sơ tán đồ'

10:04:09 30/09/2024
Chị Phạm Thị Hiển (xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang, Hà Giang) cho biết, em trai chị đã mất tích trong vụ sạt lở khi đang giúp dân sơ tán đồ đạc.

Người Việt tại Anh chia sẻ mất mát với đồng bào chịu thiệt hại do bão số 3

10:01:53 30/09/2024
Các hội đoàn khác cũng nhanh chóng trao tặng số tiề.n quyên góp với mong muốn hỗ trợ kịp thời tới những người bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi bão Yagi.

Hà Nội: Cháy lớn tại nhà xưởng sản xuất trong đêm, xuất hiện nhiều tiếng nổ

08:00:16 30/09/2024
Lực lượng chức năng huyện Hoài Đức (Hà Nội), đang làm rõ nguyên nhân vụ cháy nhà xưởng sản xuất tại xã Di Trạch vào đêm nay.

Những đêm thức trắng sợ vỡ đê của người dân trên cồn giữa sông Mekong

07:52:39 30/09/2024
Hơn 10 ngày kể từ đợt vỡ đê mới nhất, ông Nguyễn Văn Hiếu (57 tuổ.i, ngụ cồn Phú Đa, xã Vĩnh Bình, huyện Chợ Lách, Bến Tre) đã hết bàng hoàng, nhưng vẫn chưa khắc phục xong hậu quả.

6h sáng nay cầu phao Phong Châu bắt đầu hoạt động

07:17:40 30/09/2024
Theo phương án tổ chức giao thông của Sở GTVT tỉnh Phú Thọ, người, xe thô sơ, mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), ô tô con và xe bán tải được phép lưu thông qua cầu phao Phong Châu.

Điều tra trách nhiệm vụ sập sân khấu thi Miss Cosmo 2024

06:50:47 30/09/2024
Ngày 29/9, Công an quận 11 phối hợp với Sở Xây dựng TPHCM điều tra trách nhiệm các đơn vị liên quan vụ sập sân khấu cuộc thi Miss Cosmo 2024.

Người thoát chế.t sạt lở Hà Giang: "Vừa nghe hô hoán, đất đã ào ào đổ xuống"

06:48:03 30/09/2024
Khi đất đá từ trên cao sập xuống sáng 29/9 ở Việt Vinh (Bắc Quang, Hà Giang), nhiều người dân và lái xe thoát chế.t trong tích tắc.

Xuất hiện vết nứt dài trên núi Pù Mèo, khẩn cấp di dời nhiều hộ dân

06:24:30 30/09/2024
Một vết nứt lớn bỗng xuất hiện trên núi ở xã Nậm Giải, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An. Chính quyền phải di dời các hộ dân trong khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn.

Có thể bạn quan tâm

Nữ đạo chích chuyên lừa đàn ông 'qua đêm' để trộm cắp

Pháp luật

13:35:57 30/09/2024
Giang gây ra liên tiếp 2 vụ lừa đàn ông qua đêm để trộm cắp tài sản, lợi dụng nuôi con nhỏ được hoãn đi tù để bỏ trốn, bị truy nã.

8 công thức nước ép và sinh tố làm đẹp da, tốt cho sức khỏe

Làm đẹp

13:27:39 30/09/2024
Chất chống oxy hóa trong cần tây giúp tăng cường hàng rào bảo vệ da trước tác động tiêu cực của môi trường, nhờ đó làm chậm lão hóa.

Hàn Quốc chuẩn bị đối phó bão Krathon

Thế giới

13:23:22 30/09/2024
Theo Cơ quan dự báo khí tượng Hàn Quốc, bão Krathon sẽ ảnh hưởng đến đảo Jeu và khu vực ở phía Nam và tỉnh Gangwon ở phía Đông.

Hình ảnh cuối cùng của nữ diễn viên "The Glory" trước khi đột ngột qua đời vì nhồi má.u não

Sao châu á

12:59:27 30/09/2024
Tháng 5 vừa qua, nữ diễn viên tươi tắn, khỏe mạnh xuất hiện trước công chúng khi tham dự buổi chiếu VIP bộ phim Xứ sở thần tiên.

Châu Bùi khoe eo thon, Baifern hở lưng trần gợi cảm tại Pháp

Phong cách sao

12:52:16 30/09/2024
Tham dự Tuần lễ thời trang Paris, dàn sao nổi tiếng xuất hiện trong những bộ đồ đơn giản nhưng vẫn gây ấn tượng.

Sao nam đóng Chúng ta của 8 năm sau lần đầu nói về tang sự, chỉ một câu mà gây nhói lòng

Sao việt

12:49:14 30/09/2024
B Trần thú nhận anh là mẫu người đàn ông của gia đình. Bản thân B Trần đã bỏ các cuộc vui từ lâu để dành thời gian cho gia đình.

Doãn Hải My vi vu Hàn Quốc cùng Đoàn Văn Hậu, nhan sắc thế nào mà dân tình cứ ngỡ "gái chưa chồng"

Netizen

12:43:55 30/09/2024
Vợ chồng cầu thủ Đoàn Văn Hậu - Doãn Hải My vừa khoe ảnh check in tại tháp Namsan (Hàn Quốc). Đáng chú ý nhan sắc của nàng WAG Hải My lập tức nhận mưa lời khen từ dân mạng.

Lisa lại b.ị t.ố hát nhép

Nhạc quốc tế

12:43:19 30/09/2024
Nhiều phân đoạn cũng được cho là cô hát nhép lộ liễu khi không kịp đưa mic lên miệng hoặc bỏ luôn câu hát mà chỉ tập trung vào vũ đạo, trình diễn trên sân khấu.

Khởi đầu tuần mới tinh khôi, ấn tượng chỉ với hai tông màu trắng đen

Thời trang

12:27:56 30/09/2024
Để khởi đầu tuần mới, tháng mới theo cách thật tinh khôi và ấn tượng, bạn chỉ cần sử dụng váy áo mang tông màu trắng đen theo những cách sáng tạo dưới đây.

Ăn cá thường xuyên có thể bảo vệ chống lại chứng mất trí nhớ, bệnh Alzheimer

Sức khỏe

12:21:15 30/09/2024
Hơn nữa, việc ăn cá thường xuyên đã được chứng minh là hỗ trợ chức năng não nói chung và có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh thoái hóa thần kinh.

Những thời điểm Yu-Gi-Oh! phá mọi luật lệ, tìm cách vô lý nhất để "main chính" thắng cuộc

Mọt game

12:01:08 30/09/2024
Yu -Gi-Oh! cho tới nay vẫn tiếp tục là nguồn cảm hứng bất tận cho không ít các phiên bản chuyển thể từ nó như hoạt hình, truyện tranh hay thậm chí cả các trò chơi điện tử.