Lợi nhuận của Rosneft tăng phi mã

Theo dõi VGT trên

Trong quý III/2021, tập đoàn dầu khí Rosneft của Nga đã ghi nhận lợi nhuận tăng phi mã trong bối cảnh nhu cầu về năng lượng toàn cầu tăng mạnh.

Lợi nhuận của Rosneft tăng phi mã - Hình 1
Biểu tượng của Tập đoàn Rosneft tại trụ sở ở Moskva. Ảnh: AFP/TTXVN

Trong thông báo ngày 12/11, Giám đốc điều hành (CEO) Igor Sechin cho biết tập đoàn này đạt lợi nhuận ròng lên tới 314 tỷ ruble (khoảng 4,3 tỷ USD), tăng 35% so với quý trước đó. Doanh thu trong quý vừa qua của Rosneft là 2.300 tỷ ruble, tăng 60% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo CEO Sechin, mặc dù nền kinh tế toàn cầu tiềm ẩn nhiều bất ổn, nhưng nhu cầu đối với các nguồn năng lượng truyền thống đã gia tăng nhanh chóng và thế giới có thể chứng kiến “một siêu chu kỳ mới” trên các thị trường dầu mỏ và khí đốt. Ông nhấn mạnh các điều kiện thị trường thuận lợi tạo điều kiện cho Rosneft có thêm nguồn lực đầu tư cho các dự án mới, trong đó có dự án khai thác mỏ dầu Vostok tại Siberia.

Cũng như nhiều hãng năng lượng khác, Rosneft đang được hưởng lợi từ việc giá dầu tăng trở lại sau một năm hoạt động kinh tế của các nước đình trệ do đại dịch COVID-19. Giá khí đốt tự nhiên cũng bật tăng khi kinh tế thế giới từng bước phục hồi.

Rosneft thuộc sở hữu nhà nước Ngatập đoàn BP của Anh kiểm soát 20% cổ phần tại công ty này.

Kinh tế toàn cầu chông chênh đường thoát hiểm

Năm ngoái, đại dịch COVID-19 bùng phát đã nhấn chìm nền kinh tế toàn cầu trong suy thoái.

Kinh tế toàn cầu chông chênh đường thoát hiểm - Hình 1
Công nhân làm việc tại nhà máy sản xuất ô tô ở thành phố Toyota, tỉnh Aichi, Nhật Bản. Ảnh: AFP/TTXVN

Với những nỗ lực bơm thanh khoản cùng các gói kích thích chưa từng có t.iền lệ về kinh tế, xã hội và đẩy mạnh các chương trình tiêm chủng vaccine, kinh tế toàn cầu đã từng bước phục hồi mạnh mẽ. Tuy nhiên, biến thể Delta lây lan mạnh hơn, nhanh hơn, nguy hiểm hơn ở rất nhiều nước và Đông Nam Á một lần nữa trở thành "tâm dịch" đang làm kinh tế toàn cầu lao đao, đe dọa chuỗi cung ứng hàng hóa, an sinh xã hội... Việt Nam không phải là ngoại lệ và trong bối cảnh đó Chính phủ đã kịp thời đưa ra những biện pháp quyết liệt hơn để thực hiện "mục tiêu kép" vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế. Cùng với đó là nỗ lực "ngoại giao vaccine" để sớm đạt mục tiêu miễn dịch cộng đồng, đưa nền kinh tế nhanh chóng trở lại trạng thái "bình thường mới.

Bứt lên từ suy thoái

Trong quý đầu tiên của năm nay, kinh tế Mỹ tăng 1,6% so với quý trước đó và tăng 6,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong cùng kỳ, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng ở các mức tương ứng 0,6% và 18,3%.

Video đang HOT

Cuối tháng Bảy Bộ Thương mại Mỹ cho biết, trong quý II/2021, GDP của nước này tăng 6,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Gần một nửa dân số đã được tiêm chủng cho phép người Mỹ đi du lịch, tới các nhà hàng và tham dự các sự kiện thể thao. Mặc dù việc hỗ trợ tài chính giảm dần và các ca mắc COVID-19 gia tăng ở các bang có tỷ lệ tiêm chủng thấp, chi tiêu của người tiêu dùng vẫn sẽ tiếp tục tăng.

Trong khi đó, trong quý I/2021, kinh tế Khu vực đồng t.iền chung châu Âu (Eurozone) giảm 0,3% so với quý trước đó và giảm 1,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Quý I/2021 ghi dấu quý suy giảm thứ hai liên tiếp.

Đà phục hồi chậm chạp tại châu Âu được lý giải là do đợt dịch COVID-19 thứ ba đã bùng phát ở châu lục này vào đầu năm nay, với sự xuất hiện của các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 và các đợt phong tỏa sau đó, trong khi tiến triển của chương trình tiêm chủng cũng như mở cửa nền kinh tế chậm chạp, và chương trình hỗ trợ tài chính cho năm 2021 yếu.

Tuy nhiên, theo số liệu chính thức được công bố cuối tháng Bảy, kinh tế Eurozone đã tăng trưởng 2% trong quý II/2021, khi các doanh nghiệp được mở cửa trở lại đã vực dậy hoạt động kinh doanh sau một thời gian trì trệ do đại dịch COVID-19.

Mức tăng trưởng nói trên ở châu Âu cao hơn so với Mỹ, khi nền kinh tế lớn nhất thế giới trong quý II/2021 tăng trưởng 1,6% so với quý trước đó, và cả Trung Quốc, với mức tăng 1,3%.

Italy và Tây Ban Nha là những nước ghi nhận mức tăng trưởng cao nhất, dù bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong làn sóng bùng phát dịch lần đầu năm 2020. Kinh tế Italy trong quý II/2021 tăng 2,7% so với quý trước đó, vượt mức dự kiến gần 2% của Bộ trưởng Kinh tế Daniele Franco. Trong khi đó, quý II/2021 đ.ánh dấu sự đảo chiều của kinh tế Tây Ban Nha, với mức tăng trưởng 2,8%, sau khi giảm 0,4% trong quý I và 10,8% trong cả năm 2020.

Với Nhật Bản, nền kinh tế lớn thứ ba thế giới bất ngờ tăng trưởng trở lại trong quý II/2021, bất chấp việc chính phủ ban bố tình trạng khẩn cấp lần thứ ba ở 10 trong tổng số 47 tỉnh, thành trong gần hai tháng. Trong quý II, GDP thực tế của nước này tăng 1,3% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 0,3% so với quý trước đó do sự phục hồi mạnh mẽ của hoạt động xuất khẩu và nhu cầu tiêu dùng cá nhân.

Đây là quý thứ tư liên tiếp, xuất khẩu của nước này tăng, và là quý đầu tiên chi tiêu dùng cá nhân phục hồi trở lại. Bên cạnh đó, đầu tư của khối doanh nghiệp - một trụ cột quan trọng khác của nhu cầu trong nước - cũng tăng 1,7%

Bên cạnh đó, GDP của Nhật Bản trong quý I/2021 thực tế chỉ giảm 1% so với quý trước đó và giảm 3,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, mức độ suy thoái của nền kinh tế nước này trong quý I/2021 thấp hơn nhiều so với các ước tính ban đầu.

Nguyên nhân chủ yếu khiến GDP của Nhật Bản sụt giảm trong quý I/2021 là do tác động của tình trạng khẩn cấp lần thứ 2 mà Chính phủ ban bố hồi đầu năm nay ở thủ đô Tokyo và 3 tỉnh lân cận, và sau đó mở rộng ra 11 trong số 47 tỉnh, thành ở nước này.

Chính sách nới lỏng tài khóa và t.iền tệ mà một số quốc gia thực hiện thông qua tiếp tục bơm thanh khoản mạnh mẽ đã thúc đẩy quá trình phục hồi của các nền kinh tế. Khi ngày càng nhiều quốc gia gấp rút triển khai chương trình tiêm chủng vaccine, nhất là ở các nền kinh tế lớn, dịch bệnh đã từng bước được kiểm soát và việc khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng tăng tốc song hành.

Trên thực tế, kể cả những lúc dịch bệnh lây lan mạnh buộc chính phủ nhiều nước phải thực hiện các quy định giãn cách xã hội nghiêm ngặt, thậm chí phong tỏa nhiều lần, song các nền kinh tế không đóng cửa hoàn toàn. Các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế vẫn hoạt động, chuỗi sản xuất và lưu thông hàng hóa vẫn đảm bảo dù có phần nào bị ảnh hưởng.

Tổng Giám đốc Quỹ T.iền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva nhấn mạnh, các chính phủ đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn tình trạng suy thoái trên toàn thế giới, với khoảng 16.000 tỷ USD hỗ trợ tài chính và việc bơm t.iền mạnh tay của các ngân hàng trung ương. Theo bà, nếu không có những biện pháp này, mức suy giảm của kinh tế toàn cầu vào năm 2020 sẽ tồi tệ hơn nhiều so với mức 3,5%.

Hồi đầu tháng Ba, IMF đã hoan nghênh gói cứu trợ trị giá 1.900 tỷ USD được Tổng thống Mỹ Joe Biden ký ban hành luật, nâng số t.iền cứu trợ của chính phủ lên gần 6.000 tỷ USD kể từ khi đại dịch bùng phát tại Mỹ vào tháng 3/2020. IMF đ.ánh giá bước đi này vừa hỗ trợ tăng trưởng trong nước vừa thúc đẩy sự phục hồi kinh tế của thế giới.

Cùng chung sức với các nước đẩy lui đại dịch IMF đã thông qua gói hỗ trợ nguồn tài chính lớn nhất lịch sử tổ chức này, trị giá lên tới 650 tỷ USD thông qua quyền rút vốn đặc biệt (SDR). Bà Georgieva nhấn mạnh đây là một quyết định mang tính lịch sử - đợt phân bổ SDR lớn nhất trong lịch sử của IMF - và là sự kích thích đáng khích lệ dành cho nền kinh tế toàn cầu vào thời điểm khủng hoảng chưa từng có.

Về phần mình Chính phủ Việt Nam đã đưa ra nhiều biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp như mô hình "ba tại chỗ", "một cung đường, hai điểm đến", hướng dẫn các doanh nghiệp xây dựng, thực hiện kế hoạch phục hồi sản xuất kinh doanh, yêu cầu các tổ chức tín dụng hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, đề xuất các giải pháp hỗ trợ tiêu thụ nông sản, không để ùn ứ, đảm bảo nguồn cung hàng hóa, tăng cường các gói an sinh xã hội... để không ai bị bỏ lại phía sau.

Vaccine quyết định triển vọng phục hồi

Nhiều nước ngỡ đã thoát khỏi đại dịch COVID-19 nhờ chiến lược phong tỏa và tiêm chủng diện rộng, nhưng biến thể Delta bất ngờ làm đảo lộn tất cả. Biến thể này trở thành nỗi lo lớn đối với kinh tế toàn cầu, có thể khiến tiến trình phục hồi ở nhiều nước bị chậm lại, thậm chí là đảo ngược. Biến thể của virus đang đẩy lùi tiến độ mở cửa của các nước và chắc chắn đây sẽ là lực cản trên con đường phục hồi kinh tế.

Với Mỹ, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell Mỹ nhận định đại dịch COVID-19 sẽ tiếp tục tiềm ẩn các nguy cơ đe dọa triển vọng kinh tế nước này khi tốc độ tiêm chủng vaccine đang chậm lại, trong khi xuất hiện những biến thể mới của virus SARS-CoV-2.

Các chuyên gia y tế công của Mỹ cảnh báo biến thể lây nhiễm nhanh Delta tiếp tục đe dọa nước này, đặc biệt tại các bang có tỷ lệ người tiêm chủng thấp nhất. Trước đó, ông Scott Gottlieb, cựu Giám đốc Cơ quan Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ, nhận định biến thể Delta có thể dẫn tới một đợt bùng phát dịch mới tại Mỹ vào mùa Thu và những người chưa tiêm vaccine sẽ là đối tượng dễ mắc COVID-19 nhất.

Trong khi đó, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Christine Lagarde ngày 22/7 cảnh báo rằng biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 gây dịch COVID-19 đã trở thành "một mối rủi ro ngày càng tăng" đối với nền kinh tế Eurozone.

Bà Lagarde nói rằng đà phục hồi của nền kinh tế Eurozone đang đi đúng hướng. Nhưng đại dịch COVID-19 với biến thể Delta tiếp tục tác động đến triển vọng của nền kinh tế. Biến thể này có sức lây lan nhanh chóng, đe doạ kéo lùi đà khởi sắc trong các lĩnh vực dịch vụ, đặc biệt là trong du lịch và khách sạn.

Ở châu Á, nhiều quốc gia đã chứng kiến làn sóng lây nhiễm mới trong những tháng gần đây, trong khi tiến độ tiêm chủng ở khu vực này chậm hơn Mỹ và châu Âu. Điều này buộc các nhà chức trách phải áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội nghiêm ngặt hơn.

Một số nước như Trung Quốc, Hàn Quốc và Singapore (Xinh-ga-po) đang tăng cường tiêm vaccine ngừa COVID-19. Diễn biến đó khá tích cực và cần được duy trì ổn định trong tương lai. Tuy nhiên, các quốc gia khác như Thái Lan, Indonesia (In-đô-nê-xi-a) và Philippines (Phi-líp-pin) vẫn chưa kiểm soát hiệu quả đại dịch và chưa có các chương trình tiêm chủng đủ mạnh.

Khi biến thể Delta đang lây lan nhanh ở nhiều quốc gia trên thế giới, dự báo tăng trưởng của kinh tế Nhật Bản và Trung Quốc bị hạ xuống do dịch tái bùng phát, thì các dự báo cho Eurozone hay Mỹ lại được nâng lên, dù chiến dịch tiêm chủng cần tiếp tục được thúc đẩy.

Các nhà phân tích nhận định đà phục hồi của kinh tế Nhật Bản có thể chậm lại trong quý III/2021 do dịch COVID-19 tái bùng phát, khiến nhiều khu vực ở nước này tiếp tục bị đặt trong tình trạng khẩn cấp trong một vài tháng tới.

Kết quả khảo sát do Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Nhật Bản thực hiện với sự tham gia của 36 tổ chức tư vấn tư nhân trong thời gian từ ngày 30/7 đến 6/8 cho thấy trong quý III/2021, GDP thực tế của Nhật Bản được dự báo sẽ tăng 2,55% so với cùng kỳ năm ngoái, giảm mạnh so với con số dự báo 4,9% được đưa ra một tháng trước đó.

Với kinh tế Trung Quốc, ba ngân hàng hàng đầu của Mỹ là Goldman Sachs, JPMorgan và Morgan Stanley đầu tháng Tám đã đồng loạt hạ dự báo tăng trưởng, sau khi nước này ghi nhận số liệu xuất nhập khẩu yếu hơn dự kiến và có những lo ngại rằng dịch COVID-19 tái bùng phát có thể làm giảm hoạt động kinh tế. Trong đó, Goldman Sachs hạ dự báo từ 5,8% xuống 2,3% cho quý III và từ 8,6% xuống 8,3% cho cả năm nay.

Trong khi đó, Ủy ban châu Âu (EC) đã điều chỉnh dự báo tăng trưởng kinh tế của Eurozone trong năm nay, nhưng cảnh báo về những rủi ro do xuất hiện các biến thể mới của virus gây ra đại dịch. EC dự báo kinh tế Eurozone sẽ tăng trưởng 4,8% trong năm nay, cao hơn mức dự báo tăng 4,3% được đưa ra hồi tháng Năm.

IMF cũng đã tăng mạnh dự báo tăng trưởng năm 2021 của Mỹ lên 7%, nhờ đà phục hồi mạnh mẽ từ đại dịch COVID-19, và giả định rằng phần lớn các kế hoạch chi cho xã hội và cơ sở hạ tầng của Tổng thống Joe Biden sẽ được ban hành.

Ngân hàng Thế giới (WB) và chương trình phân phối vaccine toàn cầu (COVAX) cũng đã công bố một cơ chế tài chính mới nhằm thúc đẩy việc cung cấp vaccine ngừa COVID-19 cho các nước đang phát triển. Cơ chế này sẽ cho phép COVAX mua trước - với giá cạnh tranh hơn - từ các nhà sản xuất vaccine dựa trên tổng cầu giữa các quốc gia, bằng nguồn tài chính từ WB và các ngân hàng phát triển đa phương khác. Trong một tuyên bố, Chủ tịch WB David Malpass nêu rõ: "Tiếp cận vaccine vẫn là thách thức lớn nhất mà các nước đang phát triển phải đối mặt trong việc bảo vệ người dân trước các tác động về sức khỏe, xã hội và kinh tế do đại dịch COVID-19 gây ra"..

Có thể nói biến thể Delta đang thách thức thế giới và tìm kiếm nguồn vaccine vẫn là vấn đề nan giải trên toàn cầu. Nhưng với sự đồng tâm, hợp lực và nỗ lực không ngừng hy vọng thế giới sẽ nhanh chóng vượt qua đợt dịch khốc liệt lần này và nền kinh tế toàn cầu sẽ sớm tìm lại được đà tăng trưởng mạnh mẽ như trước khi đại dịch bùng phát.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Thị trấn 'đẹp như tranh vẽ' bán đất với giá chỉ bằng một cốc cà phê
04:27:22 01/07/2024
Bầu cử Quốc hội Pháp và những tác động tiềm tàng
23:03:37 30/06/2024
Máy bay rơi xuống đường cao tốc ở Pháp
14:38:18 01/07/2024
Hungary tuyên bố "đưa châu Âu vĩ đại trở lại" trong nhiệm kỳ Chủ tịch EU
23:00:44 30/06/2024
Pakistan: 18 người bị thương trong vụ nổ tại lễ cưới
04:55:03 01/07/2024
Hàn Quốc cảnh báo nước dùng mì ăn liền gây tổn thương ngọn núi nổi tiếng
06:02:08 30/06/2024
Mô hình Lego có thể trở thành vũ khí mới của Ukraine trước Nga?
11:05:53 30/06/2024
Tổng thống Mỹ Joe Biden trấn an các nhà tài trợ sau màn tranh luận trực tiếp đầu tiên
19:48:22 30/06/2024

Tin đang nóng

Diễn viên Quốc Hùng qua cơn nguy kịch nhưng 'vỡ gan độ 4 khó nói trước'
21:37:51 01/07/2024
Mai Phương Thúy nói lý do đi dép bệt, "né" ống kính khi dự lễ cưới Midu
21:01:31 01/07/2024
Lưu Sở Điềm: Tiểu mỹ nhân Cbiz bị cấm "dao kéo", khiến Triệu Lộ Tư "nhục mặt"
19:40:04 01/07/2024
Vì sao danh ca Thái Thanh qua đời không muốn đưa vào chùa, yêu cầu con gái đặt tro cốt ở nhà?
20:13:27 01/07/2024
Trớ trêu nữ diễn viên bị chính bạn trai và tình nhân hợp sức gài làm "tiểu tam", lừa chiếm đoạt t.iền tỷ
20:49:02 01/07/2024
Suri Cruise hẹn hò bạn trai, Tom Cruise lái trực thăng đi chơi với con trai nuôi
21:33:45 01/07/2024
Mỹ nam hạng A hơn 400 ngày không đóng phim, có nguy cơ mất trắng sự nghiệp vì bị tẩy chay khắp nơi
20:51:34 01/07/2024
Xuân Bắc xưng hô "tao" với Tự Long còn nói thẳng điều này
23:17:24 01/07/2024

Tin mới nhất

Nhật Bản ra mắt mũ bảo hiểm được làm từ vỏ sò và nhựa tái chế

22:02:09 01/07/2024
Một lợi thế nữa của Shelltec là tính chất có thể tái sử dụng liên tục. Mũ bảo hiểm Shellmet cũ sẽ được nghiền nát và tái chế để tạo ra một Shellmet mới.

Việt Nam tham dự Hội nghị sĩ quan liên lạc Hiệp hội Cảnh sát các nước Đông Nam Á

22:00:06 01/07/2024
Tham dự hội nghị có các đại biểu đại diện cho 10 nước thành viên ASEANAPOL, các đối tác, đối thoại và quan sát viên cũng như đại biểu khách mời của 5 tổ chức đối tác. Đoàn đại biểu Bộ Công an Việt Nam cử 3 đại biểu tham dự hội nghị.

Toàn quyền thứ 28 của Australia lạc quan về triển vọng của đất nước

21:53:42 01/07/2024
Buổi lễ diễn ra tại Tòa nhà Quốc hội ở thủ đô Canberra. Là một nhà lãnh đạo cộng đồng và doanh nghiệp nổi tiếng, bà Mostyn trở thành người phụ nữ thứ 2 đảm nhiệm cương vị này tại Australia.

Thủ tướng Nhật Bản cam kết hỗ trợ tái thiết khu vực bị động đất ở Noto

21:51:29 01/07/2024
Nhiều hệ thống đường sá và cơ sở hạ tầng vẫn chưa được khôi phục hoàn toàn, tiếp tục ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân địa phương.

Israel đối mặt với các cuộc tấn công dồn dập ở cả phía Nam và phía Bắc

21:49:19 01/07/2024
Theo Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF), cuộc tấn công xuất phát từ khu vực Khan Younis ở phía Nam Dải Gaza, nơi quân đội Israel đã hoạt động trước đó.

Pháp: Ứng cử viên 28 t.uổi của phe cực hữu nhắm tới ghế thủ tướng

21:46:35 01/07/2024
Về kinh tế, Bardella muốn giải quyết khủng hoảng chi phí sinh hoạt và cắt giảm thuế năng lượng để giúp người dân. Bardella cũng cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine nhưng phản đối cung cấp vũ khí tầm xa cho Kiev.

BTQP Nga yêu cầu các lực lượng chuẩn bị 'phản ứng' UAV của Mỹ trên Biển Đen

21:45:33 01/07/2024
Các quan chức Nga tuyên bố rằng Mỹ trực tiếp tham gia vào vụ tấn công bằng cách cung cấp thông tin tình báo và chỉ thị mục tiêu, đồng thời cảnh báo sẽ thực hiện các biện pháp trả đũa.

Hai tàu ngầm lớp Kilo của Nga 'đấu tay đôi' ngư lôi ở Biển Baltic

21:26:20 01/07/2024
Trong khi đó, một số thành viên NATO đã phản ứng mạnh mẽ trước một sắc lệnh được công bố trên trang web của chính phủ Nga, sau đó bị xóa, đề xuất thay đổi biên giới trên biển của Nga ở phía đông Biển Baltic.

Tổng thống Ukraine phác thảo mô hình đàm phán khả thi với Nga

21:24:23 01/07/2024
Trong khi đó, hãng tin Reuters cho rằng, Moskva và Kiev đã gần đạt được một thỏa thuận ngũ cốc khác vào tháng 3 năm ngoái, nhưng các nhà đàm phán Ukraine đột ngột từ bỏ sau hai tháng đàm phán.

18 lính Israel bị thương do vụ tấn công bằng thiết bị bay không người lái

21:19:40 01/07/2024
Theo tuyên bố của IDF, vụ tấn công xảy ra vào sáng sớm cùng ngày ở phía Bắc cao nguyên Golan và hiện vẫn chưa rõ nguồn gốc của thiết bị bay này.

Nhật Bản chính thức áp dụng các biện pháp hạn chế số lượng người leo núi Phú Sĩ

21:17:50 01/07/2024
Trả lời phỏng vấn báo giới gần đây, Tỉnh trưởng tỉnh Yamanashi, ông Kotaro Nagasaki cho biết các biện pháp mới được đưa ra trên hết là để bảo vệ tính mạng của người leo núi, chứ không phải nhằm ngăn cản khách du lịch đến Phú Sĩ.

Nga tiếp quản vai trò Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc

21:10:24 01/07/2024
Trong cuộc trả lời phỏng vấn báo giới, Đại diện thường trực của Nga tại LHQ Vasily Nebenzya cho biết Nga đã lên kế hoạch cho ba sự kiện quan trọng trong thời gian làm Chủ tịch HĐBA.

Có thể bạn quan tâm

Mách nàng cách diện áo sơ mi voan mỏng vừa đẹp vừa kín đáo

Thời trang

23:41:06 01/07/2024
Với 4 cách diện áo sơ mi voan mỏng dưới đây, các nàng tha hồ biến hóa để có set đồ vừa đẹp vừa kín đáo.Áo sơ mi voan mỏng sẽ trở nên thanh lịch, kín đáo hơn nếu các nàng biết 4 cách mặc dưới đây.

ILLIT được Billboard vinh danh tân binh K-Pop của tháng

Nhạc quốc tế

23:37:06 01/07/2024
Billboard mới đây đã công bố ILLIT đạt danh hiệu tân binh của tháng 6 và đồng thời là nhóm nhạc K-Pop đầu tiên làm được điều này. Tờ báo sau đó cũng giải thích rõ ràng lý do lựa chọn nhóm nhạc mới của HYBE cho danh hiệu tân binh.

Vừa ly hôn, tôi nhận ra mình mắc sai lầm nghiêm trọng nhưng không thể cứu vãn

Góc tâm tình

23:27:16 01/07/2024
Tôi muốn mở lời nói xin lỗi chồng cũ nhưng không sao nói được. Cứ nhắn rồi xóa. Từ hôm qua đến giờ, nỗi ân hận choán lấy toàn bộ tâm trí khiến tôi không thể tập trung làm gì cả.

Top 4 con giáp nữ dễ bị dụ dỗ vì những lời đường mật

Trắc nghiệm

23:24:51 01/07/2024
Con giáp Thân đứng đầu bảng xếp hạng bởi họ là những người dễ bị tan chảy trước những lời nói ngọt ngào. Các bạn nữ t.uổi Thân khá thông minh, tuy nhiên họ lại dễ dàng bị những thứ đẹp đẽ làm cho tâm trí bị mê muội.

Nam ca sĩ khóc ngay tập đầu "Anh trai vượt ngàn chông gai": Tính cách ngoài đời khác hoàn toàn trên sân khấu, có vợ xinh như hot girl

Sao việt

23:14:00 01/07/2024
Nam ca sĩ nhạc rock Đỗ Hoàng Hiệp đang nhận được nhiều tình cảm của khán giả sau tập đầu tiên Anh trai vượt ngàn chông gai .

Điểm tên những địa điểm đẹp nhất khi du lịch Cửa Lò, Nghệ An

Du lịch

23:00:21 01/07/2024
Nếu không muốn nuối tiếc sau chuyến đi du lịch Cửa Lò, Nghệ An, bạn đừng bỏ qua những địa điểm đẹp nhất, hấp dẫn và thú vị nhất dưới đây.

"Tóm gọn" 2 nam ca sĩ hạng A hẹn hò đôi, tình tứ đút thức ăn cho bạn gái giữa quán ăn

Sao châu á

22:52:01 01/07/2024
Mặc dù chất lượng của video khá thấp, cư dân mạng cho rằng 2 người đàn ông trong video này là Mino (WINNER) và PO (Block B) - đôi bạn thân đình đám Kpop.

Công thức pha chế trà sữa ô long chuẩn vị ngon như ngoài hàng

Ẩm thực

22:41:10 01/07/2024
Bạn còn chần chừ gì mà không vào bếp làm ngay 1 ly trà sữa ô long để giải toả cơn thèm! Hương trà ô long thơm ngào ngạt, hoà quyện với vị sữa béo ngậy tạo nên một thức uống ngon khó cưỡng.

Nhiều động vật quý hiếm, nguy cấp lộ diện nhờ bẫy ảnh

Lạ vui

22:26:14 01/07/2024
Bẫy ảnh tại Khu dự trữ thiên nhiên Động Châu - Khe Nước Trong (Quảng Bình) đã phát hiện nhiều loài thú quý hiếm, nguy cấp cần bảo tồn như: Chà vá chân nâu, Gấu ngựa, Voọc Hà Tĩnh, Thỏ vằn,...

Tom Cruise yêu con trai nuôi hơn con gái ruột?

Sao âu mỹ

21:54:46 01/07/2024
Siêu sao Tom Cruise được nhìn thấy bước xuống trực thăng cùng con trai nuôi Connor Cruise ở trung tâm London vào cuối tuần qua.

Phim đầu tiên trong năm 2024 cán mốc 1 tỉ USD phòng vé toàn cầu

Hậu trường phim

21:51:25 01/07/2024
Bộ phim Inside Out 2 của Pixar đã vượt 1 tỉ USD tại phòng vé toàn cầu trong vòng chưa đầy 3 tuần ra mắt. Phim đạt mốc này trong thời gian nhanh nhất so với bất kỳ bộ phim hoạt hình nào trong lịch sử.