Loài rùa có “tóc xanh” và hệ hô hấp kỳ lạ

Theo dõi VGT trên

Rùa sông Mary quý hiếm sở hữu ‘ mái tóc’ xanh lá độc đáo là một trong số những loài bò sát có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất thế giới.

Trong quá khứ, tổ tiên của chúng từng bị con người bắt về làm thú nuôi.

Rùa sông Mary quý hiếm sở hữu ‘ mái tóc’ xanh lá độc đáo là một trong số những loài bò sát có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất thế giới. Trong quá khứ, tổ tiên của chúng từng bị con người bắt về làm thú nuôi.

Loài rùa có tóc xanh và hệ hô hấp kỳ lạ - Hình 1

Rùa sông Mary (Elusor macrurus) được đặt tên theo con sông cùng tên ở Queensland, Australia, cũng là nơi duy nhất tìm thấy chúng trên Trái đất.

Loài rùa có tóc xanh và hệ hô hấp kỳ lạ - Hình 2

Bản thân rùa sông Mary cũng có nguồn gốc rất cổ xưa, thậm chí là cổ nhất Trái đất. Được biết, chúng tách ra từ các chủng rùa hiện đại từ khoảng 40 triệu năm trước, và tồn tại cho đến ngày nay.

Loài rùa có tóc xanh và hệ hô hấp kỳ lạ - Hình 3

Thực chất, những chỏm màu xanh trên đầu rùa không phải là tóc của chúng mà là rêu lâu ngày bám vào. Tuy vậy, tạo nên đặc điểm nhận dạng vô cùng khác biệt cho loài rùa này.

Loài rùa có tóc xanh và hệ hô hấp kỳ lạ - Hình 4

Ngoài những chỏm xanh bám trên đầu và người, rùa sông Mary còn có những đặc điểm dễ nhận biết như những cái râu thịt ngắn dưới cằm hay lỗ mũi to.

Loài rùa có tóc xanh và hệ hô hấp kỳ lạ - Hình 5

Video đang HOT

Đặc biệt, chúng có cách hô hấp không giống bất kỳ loài nào trên đời này, đó là… thở qua h.ậu m.ôn.

Loài rùa có tóc xanh và hệ hô hấp kỳ lạ - Hình 6

Loài rùa này có thể thở bằng mũi như rùa thường, nhưng tại phần h.ậu m.ôn có một cấu trúc tương tự như mang. Cấu trúc này cho phép chúng hấp thụ oxy trong nước, với thời gian lên tới 3 ngày.

Loài rùa có tóc xanh và hệ hô hấp kỳ lạ - Hình 7

Chúng có cái đuôi rất dài – thậm chí có thể tới 70% chiều dài của mai. Bên dưới cằm chúng còn có 2 cái mấu như ngón tay mọc ra, với vai trò giúp chúng cảm nhận làn nước xung quanh.

Loài rùa có tóc xanh và hệ hô hấp kỳ lạ - Hình 8

Rùa sông Mary xếp thứ 30 trong danh sách động vật nguy cấp trên toàn cầu và đặc trưng tiến hóa của ZSL đối với bò sát. Danh sách được xếp loại theo động vật lưỡng cư, chim, san hô và động vật có vú, giúp định hướng công tác bảo tồn cho 100 loài có nguy cơ cao nhất.

Loài rùa có tóc xanh và hệ hô hấp kỳ lạ - Hình 9

Đến nay, ước tính chỉ còn hơn 100 con rùa này còn tồn tại trên thế giới .

Vai trò vận chuyển mầm sống của chim và thú trong biến đổi khí hậu

Khác với thú thường trữ thức ăn lâu trong ruột, chim có tốc độ tiêu hóa rất nhanh, có loài chỉ cần 20 phút sau khi nuốt hạt là thải ra luôn.

Liệu chim có giữ được hạt đủ lâu để mang chúng đi đủ xa không?

Các nhà nghiên cứu ước tính rằng hơn một nửa số thực vật có hạt trên thế giới phụ thuộc vào việc phát tán hạt qua động vật trung gian và nếu tính riêng các khu rừng nhiệt đới, con số này là 75% hoặc cao hơn. Theo nhà sinh thái học tại Virginia Tech, Haldre Rogers, sự phụ thuộc đó diễn ra với nhiều hình thức khác nhau.

Ví dụ, như ở đảo Guam, động vật ăn trái cây đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo cho thực vật bản địa được duy trì liên tục. Hạt giống được động vật phát tán ngẫu nhiên có thể rơi xuống những điểm phát triển mới tươi tốt và đảm bảo tính đa dạng của hệ sinh thái. Bởi những quả rơi rụng thì chỉ biết nằm dưới cái bóng của cây mẹ.

Và những hạt rơi như vậy cũng đã mất đi bước quan trọng thường là quá trình đi qua ruột động vật. Quá trình tiêu hóa có thể rửa trôi các phân tử ức chế sự nảy mầm và loại bỏ "thịt" xung quanh hạt mà nếu để nguyên có thể thúc đẩy nấm và các mầm bệnh khác phát triển.

Vai trò vận chuyển mầm sống của chim và thú trong biến đổi khí hậu - Hình 1

Mỗi loài động vật đều có vai trò trong hệ sinh thái

Trong Đ.ánh giá thường niên về Hệ thống Sinh thái và Tiến hóa năm 2021, Rogers và các đồng nghiệp đã mô tả một hoạt động sinh thái khác sẽ rất quan trọng để thực vật vẫn tồn tại sau biến đổi khí hậu: vận chuyển hạt giống vượt ra ngoài phạm vi hiện tại của cây cha mẹ.

Khi nhiệt độ tăng lên, thực vật sẽ phải tuân theo điều kiện khí hậu bị biến đổi mà chúng cần thích nghi. Nói đơn giản thì thực vật ở Bắc bán cầu sẽ dịch chuyển về phía Bắc càng sớm càng tốt và các loài ở Nam bán cầu cần Nam tiến càng nhanh càng hay, hoặc chuyển đến phát triển ở những nơi có cao độ lớn hơn.

Tại sao lại vậy? Juan P. González-Varo, nhà sinh thái học tại Đại học Cadiz ở Tây Ban Nha, giải thích rằng vì nhiệt độ trung bình thay đổi theo vĩ độ - càng xa xích đạo thì càng mát hơn. Từ đó, dựa trên dữ liệu về tốc độ nóng lên toàn cầu, các nhà sinh thái học có thể tính toán tốc độ mà một loài thực vật cần di chuyển về những vùng có khí hậu mát hơn để tồn tại. Ước tính tốc độ hiện tại là 4,2km mỗi thập niên.

Tốc độ đó là quá chậm với chúng ta nhưng là tốc độ di cư chóng mặt với thực vật. González-Varo cho biết tốc độ di chuyển cần thiết sẽ lớn hơn đối với cây đậu quả thân gỗ vì chúng thường mất nhiều năm hoặc thậm chí nhiều thập niên để trưởng thành và có khả năng sinh sản. Các nhà sinh thái học đang đặt câu hỏi liệu quần thể động vật hiện hữu có đủ sức giúp thực vật đạt được điều này hay không.

Ví dụ, công trình nghiên cứu của González-Varo tập trung vào các loài chim. Ông nói rằng vào giữa những năm 2010, khi các nhà sinh thái học mô tả tầm quan trọng của sự di cư của thực vật trong tương lai, một số đã nói rằng các loài chim di cư có lợi thế để di chuyển hạt giống đi những khoảng cách cần thiết.

Nhưng mặc dù các loài chim di cư thực hiện những hành trình dài nhưng hạt giống thường phải đi qua đường tiêu hóa của loài chim. Khác với thú thường trữ thức ăn lâu trong ruột, chim có tốc độ tiêu hóa rất nhanh, có loài chỉ cần 20 phút sau khi nuốt hạt là thải ra luôn. Liệu chim có giữ được hạt đủ lâu để mang chúng đi đủ xa không?

Các nhà nghiên cứu kiểm tra thành phần ruột của các loài chim di cư trên Quần đảo Canary của Đại Tây Dương và đã tìm thấy hạt giống từ đất liền cách đó khoảng 170 km. Điều đó cho thấy sự phát tán tầm xa vẫn có thể xảy ra. Nhưng González-Varo vẫn cảm thấy có vấn đề và vào năm 2021, ông cùng các đồng nghiệp đã công bố kết quả khảo sát các khu rừng ở châu Âu mà trong đó đưa ra kết luận đầy bi quan: Các loài chim di cư sau khi ăn trái cây thường đi sai hướng mà chúng ta mong muốn.

Các nhà nghiên cứu đã thu thập dữ liệu từ 949 trường hợp về 46 loài chim ăn trái cây của 81 loại cây khác nhau. Họ quan sát thấy rằng các loài chim di cư có xu hướng ăn trái cây châu Âu khi chúng đi về phía nam vào mùa đông, tức là di chuyển từ nơi có khí hậu lạnh hơn đến nơi ấm hơn.

Hướng di chuyển đó rõ ràng ngược lại với mục tiêu cần thiết để thoát khỏi biến đổi khí hậu. Chỉ khoảng 1/3 số loài thực vật được nghiên cứu, gồm các loài thực vật như nhựa ruồi, ô liu dại và cây thường xuân, ra quả vào mùa xuân khi chim bay về phía bắc - thời điểm chúng di chuyển đến những vĩ độ mát mẻ hơn.

Vì vậy, nếu các loài chim di cư từng được coi là giải pháp giúp thực vật thoát khỏi biến đổi khí hậu, thì González-Varo cho biết nghiên cứu này cho thấy chúng chỉ là "một giải pháp rất cục bộ", không phải là giải pháp cho cuộc di cư tổng thể.

Nhiệt độ tăng, khoảng cách ngắn hơn

Một phần mềm mô phỏng khổng lồ được trình làng vào năm 2022 đã kiểm tra kỹ hơn khả năng di chuyển hạt giống trên toàn cầu của tất cả các loài động vật. Kết quả cũng đáng lo ngại.

Nhà sinh thái học Evan Fricke của MIT, Rogers và các đồng tác giả lần đầu tiên xây dựng cơ sở dữ liệu về mọi nghiên cứu thực địa mà họ có thể truy cập từ khoảng 18.000 tương tác giữa động vật và thực vật. Trong đó, các nhà nghiên cứu đã định lượng tỉ mỉ từng khía cạnh về việc phát tán hạt giống của động vật. Con vật nào ăn quả của cây nào? Động vật nào có thói quen nuốt, lột, tích trữ hoặc phá hủy hạt giống? Từng loài động vật vận chuyển hạt đi bao xa? Và trong trường hợp nào hạt giống sẽ nảy mầm thành công?

Tiếp theo, nhóm bổ sung dữ liệu mô tả từng loài động thực vật; nhóm cũng đưa vào dữ liệu về phạm vi địa lý tự nhiên của các loài, gồm cả ước tính về nơi các loài đã tuyệt chủng sẽ sống ngày nay nếu chúng không bị tuyệt chủng.

Cuối cùng, họ sử dụng công nghệ AI để mô phỏng mức độ mà các loài động vật phân phối hạt giống trên toàn cầu ngày nay cũng như mức độ suy giảm môi trường sống của chúng ảnh hưởng đến quá trình di chuyển của hạt giống như thế nào.

Điều đầu tiên xuất hiện từ mô phỏng là mối tương quan chặt chẽ giữa kích thước của một loài động vật - đặc biệt là động vật có vú - và khoảng cách mà loài đó phát tán hạt giống. Thông thường, động vật có vú lớn có phạm vi hoạt động rộng hơn và do đó, hạt giống có nhiều thời gian trong truột chúng hơn. Ngược lại, khi không di cư thì phạm vi hoạt động của các loài chim khá hẹp. Đó là một vấn đề, bởi vì các loài động vật có vú lớn thường bị con người săn b.ắn nhiều hơn, dễ bị tuyệt chủng hơn so với chim.

Sau đó, nhóm của Fricke đã xem xét các vùng phân tán cách xa hơn 1km từ phạm vi của cây mẹ - khoảng cách cần thiết để thay đổi phạm vi của thực vật. Mô phỏng của họ cho thấy sự vắng bóng của động vật là "shipper chuyên nghiệp" và suy giảm môi trường sống đã làm giảm đáng kể khả năng phát tán hạt giống ở khoảng cách xa.

Fricke nhận định: "Đã có sự suy giảm trầm trọng trong việc phát tán hạt giống ở khoảng cách xa do sự mất mát lớn của các loài động vật lớn khỏi hệ sinh thái".

Cho dù đó là những bức tranh hang động ở Pháp hay những ghi chép về hóa thạch, dữ liệu lịch sử cho thấy các loài động vật có vú lớn đã từng có độ phủ rộng rãi trong quá khứ, liên tục thực hiện việc di chuyển mang hạt giống đi xa. Fricke nói: "Chính động vật lớn đã giúp giải quyết những biến đổi khí hậu đã xảy ra trong khoảng 10.000 năm qua. Nhưng hiện tại chúng không còn giúp thực vật chống lại biến đổi khí hậu nữa vì chúng đã hoàn toàn tuyệt chủng hoặc bị giới hạn ở những khu vực thực sự nhỏ so với phạm vi trước đây của chúng".

Nhóm nghiên cứu đã thực hiện một mô phỏng khác, trong đó, tất cả các loài chim và động vật có vú hiện đang gặp nguy cấp đều bị tuyệt chủng. Theo kịch bản này, việc phát tán hạt giống trên phạm vi hơn 1km sẽ còn bị ảnh hưởng nặng nề hơn, với hậu quả tồi tệ như đã xảy ra ở Madagascar và các đảo ở Đông Nam Á.

Nói tóm lại, khi nhiệt độ tăng lên, sự di chuyển của hạt giống sẽ giảm đi và đáng buồn thay là lại rơi đúng vào thời điểm chúng ta cần nhất.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Lươn không có độc, vậy tại sao rắn không dám đụng tới?
11:06:25 21/06/2024
Hai năm nữa, người Trái Đất "chạm đến" hành tinh thứ 9?
21:15:43 20/06/2024
Loài chim lười bay, là sát thủ diệt rắn độc
07:04:32 22/06/2024
Nếu có một nền văn minh trên Trái Đất có trước con người, liệu chúng ta có phát hiện ra họ không?
11:04:33 21/06/2024
Vậy là nghỉ hè dữ chưa?
21:38:00 21/06/2024
"Quái vật" giữa chòm sao Xử Nữ sống dậy: Lời cảnh báo?
21:11:10 20/06/2024
Brazil tìm thấy hóa thạch của loài bò sát giống cá sấu cổ đại
23:09:53 21/06/2024
Khủng long ở Mỹ có sừng lưỡi kiếm giống thần lừa lọc Loki
06:56:33 22/06/2024

Tin đang nóng

Đỗ Mỹ Linh và chồng tặng anh trai t.iền tỷ, cặp anh em chuẩn con nhà vọng tộc
12:46:50 22/06/2024
Hằng Du Mục bị nhà chồng hắt hủi, bạn thân nổi đoá, 2 con riêng "quay xe"?
16:02:35 22/06/2024
Quang Linh livestream trấn an vụ Hằng Du Mục, thừa nhận biết từ đầu đến cuối
16:01:02 22/06/2024
Siu Black về vườn nuôi gia súc, nợ ngập đầu chưa trả nổi gốc, bị hỏi thẳng mặt
13:56:49 22/06/2024
Miss Supranational 2024: Đương kim Hoa hậu lấn át thí sinh, Lydie Vũ cực slay
13:20:55 22/06/2024
Táo đỏ Tân Cương là gì mà Hằng Du Mục chốt đơn ầm ầm, Hà Linh phán thẳng mặt?
14:38:52 22/06/2024
Lệ Quyên úp mở việc lên chức mẹ chồng, Lâm Bảo Châu sắp ngồi sui?
13:00:51 22/06/2024
Dương Mịch bị chê tơi tả vì diễn xuất "giả trân", có liên quan đến Lưu Diệc Phi
12:38:21 22/06/2024

Tin mới nhất

Vật thể lạ bất tử đang chiếm cứ tâm thiên hà chứa Trái Đất

16:57:43 22/06/2024
Những vật thể lạ lùng, cực đoan đang quây lấy vùng tâm hung bạo của Milky Way (Ngân Hà), t.iêu d.iệt vật chất tối để trở nên bất tử.

Những động vật đẹp như tranh nơi đáy biển

06:44:18 20/06/2024
22 năm làm nghề huấn luyện viên lặn biển, ông Nguyễn Văn Đức (trú thị trấn Diên Khánh, huyện Diên Khánh, Khánh Hòa) xem việc quay video, chụp ảnh những động vật nơi đáy biển là niềm đam mê.

Có những sinh vật bí ẩn nào trên trái đất mà hầu hết con người chưa từng tiếp xúc?

05:49:40 20/06/2024
Rắn đen là một loại rắn trong dân gian, tương truyền có thể chữa được bệnh phong, được ghi chép trong một số sách cổ không chính thống.

Thủy quái dài 7 m lộ diện sau 246 triệu năm tuyệt tích

15:16:02 19/06/2024
H.ài c.ốt hóa thạch của con thủy quái được phát hiện vào năm 1978 từ một tảng đá rời được tìm thấy dọc theo nhánh chính của suối Balmacaan, tại chân núi Harper thuộc dãy Harper ở trung tâm Đảo Nam, New Zealand.

Thế giới bùng nổ công nghệ từ trước khi Homo sapiens ra đời

15:10:45 19/06/2024
Một loạt vật dụng 600.000 năm t.uổi là bằng chứng g.ây s.ốc về thời kỳ bùng nổ công nghệ vĩ đại không phải do loài người hiện đại chúng ta tạo ra.

Sư tử đực có hành động bất ngờ ngay giữa cuộc chiến gay cấn với báo hoa mai

08:03:08 19/06/2024
Thực tế, kết thúc cuộc chiến, đàn sư tử đã để lại xác báo cho những kẻ ăn thịt động vật c.hết, từ đó tiếp tục chu trình của chuỗi thức ăn.

Phát hiện kho t.iền 1.700 năm t.uổi của người Do Thái cổ đại

07:41:43 19/06/2024
Kho t.iền xu 1.700 năm t.uổi vừa được tìm thấy ở Israel cung cấp bằng chứng mới về cuộc nổi dậy cuối cùng của người Do Thái chống lại sự cai trị của đế chế La Mã.

Sinh sản thành công 10 cá thể cầy vằn trong môi trường nuôi nhốt

01:36:42 19/06/2024
Việc cho sinh sản thành công 10 cá thể cầy vằn con là thành công lớn nhất từ trước đến nay trong việc sinh sản bảo tồn và đem lại hy vọng tái phục hồi quần thể cầy vằn ngoài tự nhiên.

Xây sân bay, lộ ra mê cung 4.000 năm t.uổi

16:50:10 18/06/2024
Mê cung khác thường có niên đại lên tới 4.000 năm t.uổi, diện tích 1.800 m2, tọa lạc trên một ngọn đồi ở đảo Crete của Hy Lạp.

Nhiều loài cá voi lớn được phát hiện ngoài khơi New England có nguy cơ tuyệt chủng

08:03:55 18/06/2024
Các nhà khoa học cho biết, họ đã phát hiện ra số lượng lớn cá voi bơi đến vùng biển ngoài khơi New England (Mỹ) bao gồm một cặp cá voi sát thủ ăn thịt và một nhóm lớn loài cá voi có nguy cơ tuyệt chủng.

Những loài động vật có khả năng đổi sang màu trắng vào mùa đông

07:32:51 18/06/2024
Bắc Cực được biết đến là nơi vô cùng khắc nghiệt với khối lượng lớn băng tuyết bao phủ quanh năm, tuy nhiên vẫn có những loài động vật với vẻ ngoài tuyệt đẹp sinh sống tại đây.

Phát hiện 'thành phố ngọc trai mất tích' 1.700 t.uổi

07:32:48 18/06/2024
Giờ đây, tại hòn đảo Al Sinniyah, một hòn đảo nhỏ phía Tây bán đảo Khor Al Bidiyah của Tiểu vương quốc Umm Al Quwain thuộc Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), các nhà khoa học đã gặp bất ngờ.

Có thể bạn quan tâm

Đây là vị tướng đầu tiên trong lịch sử Riot đạt danh hiệu "Perfect All Kill" ngay khi vừa ra mắt

Mọt game

17:56:56 22/06/2024
Như đã phân tích ởbài viết trước, Ma Cây đang thực sự trở thành một cơn ác mộng khi đượcRiotchỉnh sửa bộ kỹ năng vô cùng đột phá.

9 loại thực phẩm giúp sĩ tử tăng khả năng ghi nhớ

Sức khỏe

17:48:12 22/06/2024
Các chuyên gia dinh dưỡng cũng tin rằng hải sản có thể giúp cải thiện khả năng nhận thức ở t.rẻ e.m và thanh thiếu niên. Nghiên cứu cũng cho thấy ăn cá tăng cường trí tuệ và sức khỏe não bộ nhờ hàm lượng acid béo omega-3 cao.

Nam đạo diễn Việt kể chuyện bị Dustin Nguyễn đ.ấm đau tới mức nghẹt thở

Tv show

17:36:22 22/06/2024
Là khách mời của chương trình Kính đa chiều (phát trên VTV9), đạo diễn hành động Bùi Văn Hải đã chia sẻ nhiều câu thú vị xung quanh chuyện hậu trường làm phim.

Bùi Tiến Dũng nhận đãi ngộ hấp dẫn nếu ở lại Hoàng Anh Gia Lai?

Sao thể thao

17:35:49 22/06/2024
Với những màn trình diễn ấn tượng trong màu áo đội bóng phố Núi trong thời gian qua, Bùi Tiến Dũng đã được Ban lãnh đạo đội bóng gợi ý ký hợp đồng.

Động thái của ca sĩ Thủy Tiên sau khi chồng lên tiếng về thông tin ly hôn

Sao việt

17:34:04 22/06/2024
Thủy Tiên có động thái chứng minh gia đình mình vẫn hạnh phúc. Cô không đề cập thẳng tới tin đồn mà chia sẻ ý nhị từ câu chuyện của cô con gái.

Billie Eilish biết ơn Jennie (Blackpink), hứa sẽ "trả ơn" bằng quà khủng

Sao âu mỹ

17:30:03 22/06/2024
Hôm 18/6, Billie Eilish có chuyến công tác bất ngờ đến Hàn Quốc. Nữ ca sĩ Gen Z tham dự buổi listening party album Hit Me Hard and Soft, tự mình quảng bá nhạc mới cho khán giả xứ kim chi.

Bạc Liêu: Sạt lở làm ảnh hưởng hàng chục nhà dân

Tin nổi bật

17:28:24 22/06/2024
Ngay sau khi sự cố xảy ra, chính quyền địa phương đã nhanh chóng cử lực lượng xuống hiện trường hỗ trợ người dân di dời tài sản, tạm khắc phục sự cố.

Tăng Thanh Hà chuẩn vibe dâu hào môn, Xoài Non nên tham khảo

Người đẹp

17:21:01 22/06/2024
Sau khi kết hôn với doanh nhân Louis Nguyễn, Tăng Thanh Hà hoàn toàn vắng bóng khỏi làng giải trí. Tuy nhiên, mỗi lần tái xuất trên MXH, nàng dâu hào môn luôn khiến dân tình không khỏi xuýt xoa vì gu thời trang chiếm sóng

Hot nhất hôm nay: Suzy và Song Hye Kyo công khai "hẹn hò"!

Sao châu á

17:20:04 22/06/2024
Vào ngày 22/6, cư dân mạng nháo nhào trước loạt ảnh hẹn hò của Song Hye Kyo và Suzy. 2 mỹ nhân đình đám đã đi chơi và chụp ảnh cho nhau.

Không nhận ra mỹ nam phim Hoàng Cung vì visual xuống cấp, tóc dài như "bà thím" khiến netizen choáng váng

Phim châu á

17:17:11 22/06/2024
Trong bộ trang phục cũ sờn cùng mái tóc dài khô xơ và gương mặt lấm lem bụi bẩn, trông Joo Ji Hoon cứ như... bà thím nào.

Marie Hoa: Dâu gốc Việt của Hoàng gia Monaco bị đồn khó có con, giờ ra sao?

Netizen

17:16:23 22/06/2024
Từ một cô gái bình thường bỗng thành thành viên hoàng gia, cuộc đời của cô gái gốc Việt - Marie Hoa Chevallier được ví như Lọ Lem giữa đời thực . Sau 5 năm, cuộc sống của cô khiến công chúng tò mò.