Litva đóng thêm cửa khẩu với Belarus
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, Chính phủ Litva ngày 21/2 đã quyết định đóng thêm 2 trong số 6 trạm kiểm soát biên giới của nước này với Belarus kể từ tháng 3 tới, trong bối cảnh gia tăng căng thẳng với quốc gia láng giềng phía Đông.
Quyết định này sẽ nâng tổng số cửa khẩu vào quốc gia Baltic này bị đóng lên 4 cửa khẩu.
Litva quyết định đóng 2 cửa khẩu biên giới với Belarus. Ảnh minh họa: Reuters
Cụ thể, các trạm kiểm soát Lavoriskes và Raigardas sẽ ngừng hoạt động vào ngày 1/3, khi tất cả hoạt động giao thông sẽ được chuyển hướng sang hai trạm còn lại ở các làng Medininkai và Salcininkai. Chính quyền Vilnius cũng quyết định đình chỉ việc di chuyển của khách bộ hành và người đi xe đạp qua các trạm kiểm soát còn lại.
Bộ trưởng Nội vụ Liva Agne Bilotaite đã nhấn mạnh nhu cầu về những nguồn lực đáng kể để kiểm soát dòng người qua lại, ngăn chặn buôn lậu, bảo đảm các biện pháp trừng phạt quốc tế và giảm thiểu rủi ro về an toàn giao thông.
Theo Bộ Nội vụ Litva, số lượng giấy phép cấp cho các hãng vận tải Belarus và Litva khai thác các dịch vụ vận tải hành khách quốc tế thường xuyên cũng sẽ được giảm dần. Khoảng 3,9 triệu người đã qua lại biên giới Litva-Belarus tại các cửa khẩu đường bộ trong năm 2023, trong đó 66% là công dân Belarus. Tháng 8/2023 Litva cũng đã đóng 2 cửa khẩu biên giới với các lý do tương tự như quyết định vừa được đưa ra.
Nông dân Ba Lan phong tỏa các cửa khẩu, phản đối hàng hóa từ Ukraine
Ngày 9/2, nông dân Ba Lan đã phong tỏa các tuyến đường và tổ chức nhiều cuộc biểu tình tại các trạm kiểm soát biên giới với Ukraine.
Đây là hành động nhằm phản đối việc nhập khẩu nông sản từ quốc gia láng giềng này.
Nông dân Ba Lan phong tỏa một tuyến đường tại Poznan, ngày 9/2/2024. Ảnh: PAP/TTXVN
Ba Lan là một trong những nước luôn ủng hộ Ukraine, nhưng những xung đột kinh tế đã khiến mối quan hệ giữa các đồng minh trở nên xấu đi. Người nông dân ở Ba Lan cho rằng việc mở cửa thị trường Liên minh châu Âu (EU) cho nông sản của Ukraine đã khiến giá hàng hóa trong nước giảm và gây ra sự cạnh tranh không lành mạnh.
Từ ngày 9/2, nông dân Ba Lan bắt đầu biểu tình tại các cửa khẩu biên giới và chặn đường cao tốc, điều khiển máy kéo di chuyển chậm chạp đến các thành phố lớn, gây cản trở giao thông nghiêm trọng. Theo những người tham gia hành động phản đối, việc dư thừa nông sản từ Ukraine, được sản xuất không theo tiêu chuẩn và quy trình của EU, là gánh nặng rất lớn đối với họ. Các hành động phản đối diễn ra tại ít nhất 250 địa điểm trên cả nước và có thể kéo dài đến ngày 10/3.
Trước tình hình này, phát biểu trên Đài phát thanh Quốc gia Ba Lan ngày 9/2, Bộ trưởng Nông nghiệp Ba Lan Czeslaw Siekierski khẳng định những kỳ vọng và yêu cầu của nông dân về hạn chế hàng hóa nhập khẩu từ Ukraine là "chính đáng". Ông cho biết Ba Lan đang đàm phán với Ukraine để giải quyết vấn đề và không loại trừ các lệnh cấm mới liên quan đến các nhóm sản phẩm khác.
Trước đó, dưới thời chính phủ cánh hữu tiền nhiệm, Ba Lan đã cấm nhập khẩu ngũ cốc từ Ukraine và duy trì lệnh cấm này bất chấp liên minh thân EU mới lên nắm quyền trong cuộc bầu cử vào tháng 10 năm ngoái.
Na Uy có thể đóng cửa khẩu biên giới với Nga Kênh TV2 dẫn lời Thủ tướng Na Uy cho biết quốc gia này sẵn sàng làm theo Phần Lan và đóng cửa trạm kiểm soát biên giới với Nga. Các phương tiện xếp hàng tại cửa khẩu biên giới Nuijamaa giữa Phần Lan và Nga, tại Lappeenranta, Phần Lan, ngày 17/11. Ảnh: AFP/TTXVN Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc liệu...