“Linh hồn” của ĐH Việt đang bị bỏ đói?

Theo dõi VGT trên

Cuộc khảo sát thư viện 3 trường ĐH lớn chuyên đào tạo các ngành khoa học xã hội là Học viện Báo chí và Tuyên truyên, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG Hà Nội) cuối năm 2011 phần nào khắc họa cho bức tranh động đâu thiếu đó của “ linh hồn” các trường ĐH Việt hiện nay.

“Bài ca” thiếu tiề.n

Theo khảo sát của chúng tôi, lý do một số trường ĐH biện minh cho sự nghèo nàn của thư viên bắt nguồn từ khó khăn lớn nhất chính là kinh phí.

Học viện Báo chí và Tuyên truyền được xem là một trong những cơ sở đào tạo hàng đầu cả nước về lý luận và báo chí. Tổng số học viên hệ chính quy của trường hiện khoảng hơn 1500. Tuy nhiên trang bị cho thư viện của trường mỗi năm chỉ khoảng 450 triệu đồng.

Linh hồn của ĐH Việt đang bị bỏ đói? - Hình 1

Diện tích lớn, tới 5000m2, những kiến thức về ngành thư viện được cập nhật nhưng vì thiếu nguồn vốn nên Trung tâm Thông tin-Thư viện của ĐH Sư phạm Hà Nội được bổ sung cơ sở dữ liệu hàng năm rất ít. (Ảnh Văn Chung)

Trưởng phòng Thông tin-Thư viện, Học viện Báo chí – Tuyên truyền Đỗ Thúy Hằng cho biết: “Số tiề.n trên là quá ít. Chúng tôi phải nâng lên đặt xuống từng loại sách, của từng nhà xuất bản để mua. Ví dụ, sách của NXB Thông tấn đa dạng nhưng chất lượng in sách không thể so sánh với NXB Quốc gia Hà Nội, tức sách mua về sẽ không dùng được lâu. Do vậy, trung tâm chỉ mua các đầu sách với số lượng rất hạn chế.

Sách giáo trình mỗi loại tối đa là 50 bộ, sách chuyên ngành chỉ từ 10-20 quyển/loại, sách bình thường chỉ 5 quyển, những cuốn giá thành đắt như từ điển thì chỉ 1 cuốn/loại.

Giảng viên nếu tự làm sách và xuất bản thì số lượng thư viện có được cũng chỉ tối đa 100 cuốn, có loại sách đặt khoảng từ 115.000 đồng/cuốn số lượng chỉ khoảng 70 cuốn. Thậm chí những cuốn như Mac-Ăngghen bàn về chính trị,…tiề.n mua chỉ 45.000 đồng/cuốn số lượng sách cũng không nhiều, 100 cuốn. Việc cập nhật các loại sách báo càng diễn ra chậm và ít: báo mỗi loại như nhật báo mỗi loại chỉ 2-3 tờ”.

Tương tự, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, nơi đào tạo giáo viên cho cả nước, hàng năm số tiề.n chi cho công tác bổ sung cơ sở dữ liệu của thư viện cũng chỉ dao động từ 300-500 triệu đồng.

Về tài liệu truyền thống, thư viện Trường ĐH Sư phạm Hà Nội hiện có khoảng 90.000 tên, tương đương khoảng 350.000 cuốn sách (gồm sách tiếng Việt, Anh, Pháp,..báo, tạp chí, luận án, luận văn, đề tài NCKH,…)

Số tiề.n hàng năm được cấp nguyên tiề.n mua tạp chí ngoại văn (không thể bỏ được) của thư viện này đã từ 120-150 triệu đồng, tạp chí bằng tiếng Việt là khoảng 100 triệu đồng, còn lại là mua sách tham khảo và giáo trình.

Phó Giám đốc Trung tâm thư viện của trường, Nguyễn Thị Hồng Trang cho hay: “Đấy là chúng tôi đã cắt, không mua nhiều loại bằng tiếng nước ngoài dù biết rất cần nhưng giảng viên, sinh viên không dùng nhiều do trở ngại ngôn ngữ. Bằng ấy tiề.n thì việc phát triển nguồn tài liệu cho thư viện làm sao đáp ứng nhu cầu của giảng viên, sinh viên”.

Thông tin từ bà Ngô Thị Hồng, Trưởng phòng Thông tin-Thư viện ĐH Khoa học xã hội nhân văn Hà Nội, hiện số đầu sách của trung tâm này khoảng hơn 100.000 cuốn. Tuy nhiên số sách này lại được phục vụ cho sinh viên của 3 trường thuộc ĐHQG Hà Nội là: Khoa học xã hội & Nhân văn, ĐH Giáo dục, ĐH Khoa học tự nhiên.

Video đang HOT

Phòng đọc chật ít người tới = tư liệu đắp chiếu?

Bà Hồng cho biết, mỗi năm thư viện Trường ĐH Sư phạm Hà Nội được đầu tư để phát triển cơ sở dữ liệu phục vụ cho SV đại trà và cử nhân tài năng.

Linh hồn của ĐH Việt đang bị bỏ đói? - Hình 2

Tương tự, Trung tâm Thông tin-Thư viện của HV Báo chí-TT với diện tích rộng hơn 3000m2 nhưng được trưng dụng vào nhiều mục đích như phòng bảo vệ luận án, phòng học cho sinh viên, phòng hội thảo, phòng trưng bày truyền thống. (Ảnh: Văn Chung)

Sách nhiều nhưng diện tích thư viện Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn quá chật hẹp, chỉ 1200m2. Nhiều loại phải xếp ở cầu thang, ảnh hưởng đến bảo quản. Hơn nữa, sinh viên không đủ chỗ để ngồi nếu có nhu cầu đến học. Thời gian thư viện mở cửa cũng chỉ đến 18h30. Khá hơn, thư viện Học viện Báo chí và Tuyên truyền mở đến 21h tối nhưng lượng SV tới phòng đọc, nghiên cứu chỉ rất hãn hữu, chỉ đông khi sát mùa thi.

Thư viện Học viện Báo chí và Tuyên truyền rộng hơn 3000m2 nhưng theo Trưởng phòng Đỗ Thúy Hằng, thư viện được sử dụng vào đủ loại mục đích như: phòng hội thảo, lớp học…

Thêm nữa, phòng truy cập Internet của thư viện mới được tài trợ vài chục máy tính nhưng hiện vẫn trong tình trạng “cửa đóng then cài”. Máy tra cứu tên sách của trường hiện đã quá đát và ngừng hoạt động lâu rồi…. – đó là lý do bà Hằng minh chứng cho việc lạc hậu của thư viện ĐH Việt.

Dù có một cơ sở khang trang với diện tích rộng 5000m2 với gần 1000 chỗ ngồi nhưng thư viện Trường ĐH Sư phạm Hà Nội gần như không thu hút được cán bộ, giảng viên tới. “Nguyên nhân chính là nguồn tài liệu hạn chế rồi chuyện nhiều giảng viên lo nhiều đến kinh tế, ít đầu tư vào khoa học” là chia sẻ của bà Hồng.

Đây cũng là thực tế mà Học viện Báo chí – Tuyên truyền, Trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn và nhiều ĐH khác cùng chung thực trạng?

Theo VNN

Báo động Đại học Việt thiếu "linh hồn"

Kết quả khảo sát của Bộ GD-ĐT công bố cho thấy, thực tế nhiều trường ĐH, CĐ rất thiếu hoặc không có thư viện. Trong 196 trường ĐH, CĐ thuộc diện khảo sát, còn trên 20 trường "trắng" thư viện.

Nhiều đại học trắng thư viện

Một quan chức của Bộ GD-ĐT so sánh, nếu như các trường ĐH trên thế giới luôn coi thư viện là linh hồn, là trái tim của một trường ĐH thì ở Việt Nam lại ngược lại.

Từ khảo sát của Bộ cho thấy, trong số 87,8% trường ĐH, CĐ có thư viện truyền thống thì khối các trường trực thuộc Bộ có tỷ lệ đạt thấp nhất với 80,4%. Các trường trực thuộc các Bộ ngành khác là 92,9%. Các trường trực thuộc UBND tỉnh/ thành phố là 88,6%.

Theo đó, tỷ lệ trường thuộc Bộ GD-ĐT quản hiện chưa có thư viện chiếm gần 20%. Tỷ lệ trắng thư viện ở các trường trực thuộc các bộ ngành khác là 7% và trường thuộc tỉnh/thành phố chưa có thư viện là gần 12%...

Báo động Đại học Việt thiếu linh hồn - Hình 1

"Nguồn tài liệu ít được cập nhật nên thư viện lạc hậu..." - Trưởng phòng Đỗ Thúy Hằng, HV Báo chí-TT cho hay (Ảnh: Văn Chung)

Với số liệu Bộ đưa ra chứng minh một điều: nhiều ĐH Việt mọc ra nhưng không có "linh hồn"? Mặc dù con số 196 trường Bộ sờ đến mới chiếm chưa được 50% số trường ĐH, CĐ hiện có - chưa kể chất lượng bên trong các thư viện truyền thống có đáp ứng nhu cầu ngành học?

Trong khi đó, Điều lệ trường ĐH quy định, điều kiện để mở ngành đào tạo trình độ ĐH là phải có thư viện đáp ứng yêu cầu của ngành đào tạo. Đồng thời, có đủ phòng học với các phương tiện, trang thiết bị cần thiết đáp ứng yêu cầu giảng dạy và học tập....

Nhưng thực tế, trong tổng số 172 thư viện của 196 trường ĐH, CĐ được khảo sát chỉ có 38,9% thư viện đạt chuẩn thư viện hiện có của Việt Nam hoặc nước ngoài.

Bên cạnh thư viện truyền thống, số trường có thư viện điện tử chỉ có 39,7%. Có 77 thư viện điện tử trong tổng số 196 trường ĐH, CĐ được khảo sát. Con số này được Bộ GD-ĐT bình luận, quá ít. Điều đó thể hiện sự chậm trễ của các trường ĐH, CĐ trong việc khai thác các lợi thế của công nghệ thông tin.

Chất lượng đi xuống

Đại diện Trường ĐH Mỏ - địa chất thừa nhận, hiện số lượng các loại sách báo tiếng Việt, tiếng nước ngoài chưa đáp ứng yêu cầu cả về số lượng và chất lượng. Mặt khác, do hạn hẹp về kinh phí nên nhiều loại sách tham khảo, tài liệu nghiên cứu còn thiếu không cập nhật.

Cùng với đó là cơ sở vật chất thư viện và hệ thống thông tin còn nghèo nàn, lạc hậu - đây chính là nguyên nhân cơ bản làm chất lượng phục vụ cho cán bộ, giáo viên, sinh viên nghiên cứu thấp không đáp ứng yêu cầu. Một số thư viện tại các khoa hầu như không hoạt động, thiếu sự liên kết với thư viện trường....

Còn lãnh đạo Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội cho biết, hiện thư viện của trường có khoảng 30.000 đầu sách khoa học kỹ thuật với 130.000 bản sách, trong đó có 20%-30% sách khoa học kỹ thuật bằng tiếng nước ngoài.

Tuy nhiên, là một trường ĐH trọng điểm nhưng đến nay nhà trường vẫn chưa có được thư viện điện tử phục vụ đào tạo và nghiên cứu. Định hướng đến năm 2015 trường đề nghị Bộ GD-ĐT đầu tư kinh phí để xây dựng một thư viện điện tử với quy mô 7 tầng, diện tích sàn khoảng 10.000 m2 .

ĐH Nông nghiệp Hà Nội đặt mục tiêu cải tạo thư viện có kết nối mạng với vốn vay từ World Bank thuộc dự án GD ĐH I là 500.000 USD đang là kế hoạch thì tương lai.

Phó hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội Kiều Thế Hưng nhìn nhận, những thành quả mà giáo dục ĐH Việt Nam đạt được trong thời gian qua rất đáng trân trọng. Tuy nhiên, so với khu vực và thế giới giáo dục ĐH Việt Nam đang còn ở khoảng cách quá xa.

"Chuyện một trường ĐH lớn ở Việt Nam không đủ phòng học, phải đi thuê, sinh viên phải học nhiều ca, không đủ phòng học bộ môn, thiết bị vừa thiếu vừa quá lạc hậu, môi trường cảnh quan quá chật hẹp...là chuyện quá bình thường và phổ biến ở Việt Nam" - ông Kiều dẫn dụ.

Bất cập quy hoạch?

Trường ĐH Sư phạm Thể dục thể thao TP.HCM tiề.n thân là Trường Sư phạm thể dục TW2 được thành lập tháng 3/1976. Quy mô đào tạo của trường hệ chính quy hiện có 1.500 sinh viên.

Mặc dù trong những năm gần đây trường rất muốn tăng quy mô đào tạo để đáp ứng nhu cầu của hệ thống các trường từ tiểu học đến ĐH nhưng "lực bất tòng tâm". Vì trường quá chật hẹp so với chuẩn Việt Nam năm 1985: dưới 2.000 sinh viên phải cần 20 ha. Trong khi diện tích hiện có của trường dưới 1 ha.

Báo động Đại học Việt thiếu linh hồn - Hình 2

Những ngày bình thường, Trung tâm thông tin-thư viện của HV Báo chí Tuyên truyền có rất ít sinh viên tới đọc sách báo hay nghiên cứu tài liệu. (Ảnh: Văn Chung)

Còn vệ hệ thống thiết bị phục vụ cho quá trình đào tạo (giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học...) tính từ khi được nâng cấp thành trường ĐH - Bộ GD-ĐT đã rất qua tâm nhưng vì sống trong "một gia đình đông con, cơm ăn chưa đủ làm sao tính chuyện mặc đẹp". Do đó, hệ thống thiết bị vẫn còn quá thiếu thốn, đó là chưa dám nói đến huấn luyện nâng cao, phục hồi sau tập luyện...

Tại hội thảo đán.h giá thực trạng cơ sở vật chất và thiết bị các trường ĐH, CĐ khối công lập, đại diện lãnh đạo nhà trường đã nêu bất cập trên.

Tiến sĩ Trần Thanh Bình - Viện trưởng Viện Nghiên cứu thiết kế trường học nêu thực trạng, số trường mới được thành lập, chủ yếu là các trường ngoài công lập đều bó buộc trong những diện tích vốn không được thiết kế dành cho đào tạo.

Không ít trường được bố trí ở những khuôn viên vốn không thích hợp do chuyển đổi (Trường ĐH Mỏ địa chất với gần 1 vạn sinh viên được bố trí trong một khu khách sạn được cải tạo lại)...

Chính nguyên nhân thiếu đất dẫn đến các khu chức năng cần có của một trường ĐH, CĐ bị phá vỡ - ông Bình nói.

Bởi vậy, trong những lời giải cho bài toán giáo dục ĐH Việt thì đầu tư tập trung và chiến lược cho giáo dục ĐH là điểm nút quan trọng nhất. Nếu không có một "cú hích" về chiến lược thì khát vọng về một nền giáo dục ĐH Việt phát triển ngang hàng với Châu lục và thế giới sẽ vẫn còn ở rất xa - Phó hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội Kiều Thế Hưng đề xuất.

Theo VNN

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

MC Thanh Bạch đã chia tay "bà trùm" Thúy Nga dù làm đám cưới 10 lần, U70 tu sửa nhan sắc, sống bí ẩn?
20:25:58 04/10/2024
HOT: Hoa hậu Đặng Thu Thảo chính thức xác nhận sinh con thứ 3, khung ảnh nhóc tỳ cực phẩm gây sốt!
21:20:34 04/10/2024
Gil Lê biết Xoài Non bị nó.i xấ.u công khai, có hành động đạt tới 10.000 điểm EQ
23:46:26 04/10/2024
Chơi gameshow, Trường Giang b.ị ch.ê quá tự tin, co.i thườn.g đàn em
21:17:04 04/10/2024
Bị cáo Trương Mỹ Lan: 'Đừng lo tôi trở mặt'
22:04:28 04/10/2024
Triệu Lệ Dĩnh lộ ảnh HD gây lú, còn bị tình cũ và em gái bắt tay hạ bệ?
21:32:34 04/10/2024
Một nữ diễn viên Việt: Lấy chồng vì ai cũng nể, vỡ mộng và đau khổ khi có nhiều tiề.n
22:57:29 04/10/2024
Vụ 'Hội khăn giấy ướt': Negav có thể bị kiện, bồi thường 30 triệu vì điều này!
22:26:36 04/10/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiề.n bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Đội tàu chở dầu của Nga giương cao những lá cờ 'lạ', vượt qua lệnh trừng phạt

Thế giới

06:10:39 05/10/2024
Theo luật quốc tế, tất cả các tàu phải đăng ký với một cơ quan quốc gia. Các quốc gia có sổ đăng ký hàng hải đã cạnh tranh để cung cấp mức thuế thấp hơn, các quy định ít nghiêm ngặt hơn và chứng nhận nhanh chóng.

Chọn loại trứng gà này và làm theo cách sau mới có được nhiều món ngon bắt mắt

Ẩm thực

06:02:30 05/10/2024
Những quả trứng có thể chế biến thành rất nhiều món ăn ngon. Sau đây là 3 món khá ngon thu hút giới trẻ làm, hoặc tự tay chế biến thành món ngon đổi bữa cho mâm cơm.

"Hoàng tử nước mắt" Hoa ngữ đóng phim nào kết buồn phim đó: Siêu phẩm để đời khiến fan chỉ dám xem đúng một lần

Hậu trường phim

06:00:52 05/10/2024
Nhậm Gia Luân xứng danh hoàng tử nước mắt của màn ảnh Hoa ngữ. Bộ phim để đời Châu sinh như cố của anh bi thương đến mức khiến nhiều fan chỉ dám xem đúng một lần.

'Joker: Điên có đôi': Đẹp, thơ, nhưng khó 'cảm'

Phim âu mỹ

05:59:32 05/10/2024
Joker: Folie à Deux - phần phim riêng thứ hai về kẻ tử thù của Batman - gây tranh cãi khi đổi thể loại từ chính kịch sang phim âm nhạc, cũng như cái kết tương đối khó hiểu

Chuyển khoản nhầm 180 triệu, tôi lo lắng mất ngủ cả đêm, bất ngờ hôm sau được chuyển trả lại: Yêu cầu của đối phương gây choáng

Góc tâm tình

05:36:13 05/10/2024
Tôi cũng không ngờ người đàn ông đó lại hẹn gặp mình và càng bất ngờ hơn trước lời đề nghị của anh ta. Tôi không biết chuyện của mình là một câu chuyện ngôn tình đẹp hay đang rơi vào bẫy của gã đà mỏ.

1 Anh Trai bị dân mạng tràn vào trang cá nhân vì Negav

Sao việt

23:45:23 04/10/2024
Những ngày qua, không chỉ Negav bị chỉ trích dữ dội mà một vài cái tên còn bị lôi vào cuộc. Mới đây, thêm một Anh Trai bất ngờ bận rộn vì chuỗi scandal của Negav, đó chính là Quang Hùng MasterD.

Đại hội Kpop chúc mừng 2NE1 tái hợp: YG Family tề tựu, riêng BLACKPINK "tàng hình"

Nhạc quốc tế

23:37:48 04/10/2024
Nhóm nữ huyền thoại trở lại, 2NE1 được cả Kpop ăn mừng. Tại show diễn, nhiều nhóm nhạc, đồng nghiệp thân thiết gửi video chúc mừng 2NE1 tái hợp.

Nam rapper từng bị VTV lên án lại "ngựa quen đường cũ": Ca khúc mới bị chỉ trích phả.n cả.m nhưng vẫn lọt top trending

Nhạc việt

23:32:59 04/10/2024
Ngay sau khi lên sóng, bài rap thu về hàng trăm nghìn lượt xem, lọt top #10 xu hướng âm nhạc trên YouTube và cũng kéo theo nhiều cảnh báo nóng .

Phim thất bại ê chề vì lỗ 900 tỷ, nữ chính đẹp hàng đầu showbiz nhưng diễn như trò hề

Phim châu á

23:00:53 04/10/2024
Xuất Nhập Bình An lỗ trắng 250 triệu NDT (gần 900 tỷ đồng) tiề.n vốn sản xuất. Con số này có thể cao hơn nếu tính thêm chi phí marketing.

B.é tra.i, b.é gá.i mất liên lạc gia đình 4 ngày chưa tìm thấy

Tin nổi bật

22:04:58 04/10/2024
Ngày 4.10, Công an xã Lê Minh Xuân, Công an xã Tân Nhựt (H.Bình Chánh, TP.HCM) đã tiếp nhận tin báo của người dân về vụ việc b.é tra.i 9 tuổ.i và b.é gá.i 5 tuổ.i mất liên lạc với gia đình nhiều ngày nhưng chưa tìm thấy.

Trước khi ung thư đến, tay chân thường có 4 dấu hiệu này

Sức khỏe

22:04:40 04/10/2024
Ngày nay, mặc dù y học đã đạt được nhiều tiến bộ trong việc chẩn đoán và điều trị ung thư, nhưng căn bệnh này vẫn là một thách thức lớn đối với sức khỏe con người.