Lăn lộn mưu sinh bên bãi rác ở Sài Gòn

Theo dõi VGT trên

Mồ hôi nhễ nhại, người đàn bà mặc cho nắng gắt, một tay ôm bao tải chứa đầy phế thải, tay kia không ngừng tìm kiếm những mảnh vụn ve chai. Cạnh đó, hàng chục người khác cũng cặm cụi mưu sinh trên bãi rác nồng nặc xú uế.

Nằm trên một hẻm nhỏ đường Phan Văn Trị (phường 11 và 13 quận Bình Thạnh, TP HCM) giáp ranh với quận Gò Vấp là bãi rác đã có từ hơn 20 năm nay. Đó là nguồn sống chính của nhiều hộ gia đình kiếm sống từ đồ phế thải đô thị. Không biết từ lúc nào, nhiều người dân vô gia cư, lao động nghèo đã kéo đến đây lập nghiệp bằng cái nghề lượm lặt ve chai để hình thành nên xóm Sở Thùng.

Gần 11h trưa, cái nắng gay gắt khiến mùi rác thải bốc lên nồng nặc trên con đường nhỏ dẫn vào Sở Thùng. Càng tiến sâu vào trong, không gian càng đặc quánh mùi xú uế làm bất cứ ai cũng phải lợm giọng khi lần đầu tiên đặt chân đến. Dọc hai bên hẻm là những vựa thu mua ve chai luôn tấp nập xe cộ kéo dài đến tận cuối hẻm. Một bãi rác rộng chừng 500 m2 với đủ các loại phế thải nằm vương vãi hoặc được chất thành từng đống.

Lăn lộn mưu sinh bên bãi rác ở Sài Gòn - Hình 1

Bãi rác thuộc xóm Sở Thùng thuộc hai phường 11 và 13 quận Bình Thạnh là nơi kiếm sống của nhiều gia đình từ hơn 20 năm nay. Ảnh: Vĩnh Phú.

Bà Huệ (50 tuổ.i), thành viên của xóm lao động nghèo dựng chiếc xe đạp cũ kỹ vào một góc rồi dốc ngược chiếc bao tải to tướng cao quá đầu người. Một đống chai nhựa, vỏ lon bia, bao ni lông… nằm ngổn ngang dưới đất. Đó là thành quả của một buổi lao động cật lực bà vừa thu gom được.

“Trước đây tôi ở Định Quán (Đồng Nai) đến năm 1992 thì về đây. Chẳng biết làm nghề gì nên hằng ngày ra bãi rác kiếm những thứ thiên hạ vứt đi để bán kiế.m tiề.n đong gạo sống qua ngày”, bà Huệ nói.

Lăn lộn mưu sinh bên bãi rác ở Sài Gòn - Hình 2

Những đống rác to tướng như thế này là chỗ mưu sinh của hàng chục hộ gia đình.

Lăn lộn mưu sinh bên bãi rác ở Sài Gòn - Hình 3

Hai người phụ nữ này đang phân loại những chai nhựa, bao ni lông, dép nhựa…để bán phế liệu kiế.m tiề.n.

Lăn lộn mưu sinh bên bãi rác ở Sài Gòn - Hình 4

Rác sau khi được phân loại xong sẽ được đóng trong bao tải chờ xe đến vận chuyển đến chỗ tái chế.

Lăn lộn mưu sinh bên bãi rác ở Sài Gòn - Hình 5

Tí “Sún” cùng anh trai vui chơi trên những bao rác cao gần 2m sau khi đã làm xong việc.

Video đang HOT

Lăn lộn mưu sinh bên bãi rác ở Sài Gòn - Hình 6

Nhiều hộ gia đình sống trong những túp lều dột nát như thế này.

Lăn lộn mưu sinh bên bãi rác ở Sài Gòn - Hình 7

Túp lều bề ngang chưa được 2 m cũng được sử dụng làm nơi nghỉ ngơi tránh mưa nắng.

Lăn lộn mưu sinh bên bãi rác ở Sài Gòn - Hình 8

Nhà là những tấm bạt nhựa, cạnh bên là những chiến lợi phẩm thu được từ bãi rác.

Lăn lộn mưu sinh bên bãi rác ở Sài Gòn - Hình 9

Những đứ.a tr.ẻ ngây thơ sống và vui chơi trên bãi rác nổi tiếng này.

Hằng ngày bà dậy từ tờ mờ sáng, thấy xe tải chuyển rác đến, liền lao vào nhặt những thứ có thể bán được. Để tăng thêm thu nhập, buổi chiều, bà lại rong ruổi đạp xe khắp các nẻo đường để nhặt bao ni lông, dép mủ đã hỏng, chai nhựa… Có hôm “hên”, bà còn nhặt được cả những vật dụng vẫn còn tốt mang về nhà dùng.

Chồng bà cũng gắn bó với Sở Thùng gần 20 năm nay với công việc làm phu cho các xe rác. Thời gian gần đây, do tuổ.i cao sức yếu nên thường xuyên đổ bệnh. Hai đứa con gái của bà cũng không được học hành đến nơi đến chốn đành cam phận làm mướn để kiếm vài chục nghìn mỗi ngày. Làm việc quần quật như thế, nhưng cuộc sống đói nghèo vẫn không buông tha gia đình

“Cả bốn người chúng tôi chui rúc trong một túp lều tạm bợ chỉ rộng chưa đầy 5 m2 tránh mưa tránh nắng nhưng đã dột nát từ lâu. Tiề.n làm ngày nào xài ngày đó, chúng tôi không có dư để mua tôn đắp lên cho qua mùa mưa này”, nhìn về túp lều tả tơi vì mưa gió người phụ nữ rơm rớm nước mắt.

Lăn lộn mưu sinh bên bãi rác ở Sài Gòn - Hình 10

Túp lều chưa đầy 5 m2 là chỗ trú chân của 4 người trong gia đình bà Huệ. Ảnh: Vĩnh Phú.

Cùng chung cảnh ngộ, gia đình chị Nguyễn Thị Thanh (46 tuổ.i) cũng mưu sinh bằng nghề nhặt phế liệu. Do hoàn cảnh khó khăn, các con của chị cũng bươn chải ngoài bãi rác để phụ mẹ kiế.m tiề.n. Tối đến chúng mới được nghỉ ngơi để tham gia lớp tình thương trong xóm.

“Ngày nào trúng mánh mới kiếm được năm, bảy chục ngàn còn bình thường chỉ được khoảng hai ba chục thôi. Mưa to gió lớn gì chúng tôi cũng phải ra đây kiếm ăn cả”, chị Thanh cho biết.

Chớp đôi mắt thâm sâu trên gương mặt hốc hác, người phụ nữ ngậm ngùi kể, trước kia vợ chồng chị cũng có chiếc xe lam làm phương tiện mưu sinh. Nhưng dạo này chồng chị đau bệnh liên miên khiến chị phải kêu người đến bán chiếc “cần câu cơm” đó để lấy tiề.n chữa trị cho chồng. Chị đang rất lo lắng vì cậu con trai út đang học lớp 3 tại trường tiểu học Phan Văn Trị (Gò Vấp) nhưng chưa biết có thể tiếp tục theo học không bởi thiếu tiề.n.

“Chỗ trú nắng trú mưa hàng ngày của chúng tôi chỉ là túp lều tạm bợ này. Nghe nói sắp tới chính quyền mở con đường to qua đây, sẽ giải tỏa khu vực này để xây dựng tuyến đường vành đai Tân Sơn Nhất – Bình Lợi. Khi đó cả gia đình tôi chắc phải xuống gầm cầu ở”, chị Thanh buồn buồn.

Kế đó không xa còn có những cảnh đời cô đơn không nơi nương tựa như ông Nguyễn Văn Tùng (55 tuổ.i). Nghe thấy tiếng hỏi thăm, người đàn ông với thân hình chỉ có da bọc xương bước ra từ túp lều lụp xụp chỉ vừa đủ cho một người chui ra chui vô.

“Cuộc đời tôi sống nhờ vào rác. Vợ tôi do chịu không nổi cái nghiệp này nên đã mang con theo người khác. Có lẽ do quanh năm tiếp xúc với rác nên giờ vướng phải bệnh lao phải sống nhờ vào hàng xóm. Họ cưu mang cho từng bữa cơm nên tôi mới được trụ tới ngày hôm nay”. Ông Tùng thều thào nói sau một trận ho.

Còn những đứ.a tr.ẻ trong xóm Sở Thùng này hầu hết không được đi học bởi cuộc sống đói nghèo không cho phép chúng ra khỏi cái bãi rác này. Sáng sáng, chúng tụ tập nhau ngồi chờ những chiếc xe lam, xe tải đổ rác xuống bãi rồi tranh nhau bới móc, nhặt nhạnh từng thứ có thể bán ve chai để phụ giúp cha mẹ.

Chiều muộn, chiếc xe rác vừa ì ạch vào bãi. Bọn trẻ với đôi chân trần, tay không một dụng cụ bảo hộ lao thẳng vào những đống phế thải vừa được trút xuống để tìm những chiến lợi phẩm cho mình.

Bé Mai, con của chị Thanh, tuy mới 12 tuổ.i nhưng đã có thâm niên 5 năm lượm phế liệu. Vẫn không ngừng tay đào bới, cô bé cho biết: “Gia đình cháu nghèo lắm. Cháu phải làm để phụ cha mẹ kiế.m tiề.n nuôi em đi học. Còn cháu tối tối đi học lớp tình thương nên không phải tốn tiề.n”.

Nhỏ tuổ.i nhất nhóm hành nghề lượm ve chai tại xóm là Tí Sún, hàng ngày cậu cùng anh trai đã thức dậy từ 6 giờ sáng. “Ăn xong bát cơm, thấy xe đến là chúng cháu nhào ra ngay. Xe rác đến là phải có mặt liền mới có nhiều ve chai chứ chậm chân một chút là hết. Nhiều lần cháu còn nhặt được cả bong bóng (ba.o ca.o s.u) đem về rửa sơ rồi thổi lên chơi vui lắm “, Tí Sún ngọng nghịu khoe.

Cạnh bên, đám bạn của Tí “Sún” như: Cu Đen, Cu Bin… đang mải miết cào rác. Đứa nào cũng kè kè chiếc bao tải và cây sắt nhọn.

Vĩnh Phú

Theo VnExpress

Mua ve chai - Nghề 'không gian cũng chẳng thật thà'

Khắp hang cùng ngõ hẻm Sài Gòn, đâu đâu người ta cũng nghe tiếng rao: "Ve chai đây, bán không?". Kể về nghề của mình, có chị bảo "xấu hổ lắm", có chị tâm sự: "Nghề này không gian cũng chẳng thật thà".

Mua ve chai - Nghề không gian cũng chẳng thật thà - Hình 1

Chị Tâm và chị Lệ trong một lần mua ve chai ở quận 2.

Chỉ cần nép dưới mái hiên

Trời Sài Gòn lắm khi bất chợt đổ mưa xối xả. Ai cũng cần một chỗ trú mưa, những người thu mua ve chai cũng vậy. Dường đã biết thân biết phận, họ chỉ dám cần một hiên nhà để khép nép. Từ lâu, ve chai đã mang tiếng gian. Chị Trịnh Thị Tâm (28 tuổ.i), làm nghề mua ve chai đã 3 năm, kể rằng lần đó, một bác chủ nhà tốt bụng không những mời chị vào nhà chơi mà còn mở đĩa nhạc cho chị xem, xuống bếp lấy khoai cho chị ăn. Chị không hiểu vì sao có người đối xử tốt với chị như vậy. Chị ngại nên ra về khi trời vẫn còn mưa.

Chị quê ở Yên Định (Thanh Hóa) cùng chồng vào trọ ở phường Bình An, quận 2 (TP. HCM) từ năm 2006. Vào Nam lần này, vừa kiế.m tiề.n trả nợ xây nhà vừa để trị bệnh cho con trai bị bệnh phổi.

Các chị mua ve chai quê chủ yếu ở vùng Thanh Hóa, Nam Định, Hải Dương. Họ vào Nam vì nơi quê, đồng ruộng không nuôi nổi họ nhất là khi mất mùa vì gió chướng, vì giá phân bón lên cao... "Hai xe công nông mà không được 50 kí lúa", chị Tâm kể. Có người như chị Lệ (Đông Sơn, Thanh Hóa) một thân một mình vào TP. HCM làm ve chai nuôi con ăn học; đứa trai đầu đậu Cao đẳng Hải quan ngoài Hà Nội, đứa gái vừa thi đậu lớp 10.

"Con người ta 10 thì con mình phải được 6, 7", các chị nói. Có người như chị Khuyên, quê ở Nam Định, 49 tuổ.i đã lên chức bà mà vẫn đi mua ve chai. Tháng vừa rồi, sinh nhật đứa cháu nội 5 tuổ.i, chị mua chiếc xe đạp hết 400 ngàn gửi ra Bắc cho cháu. Thu nhập từ nghề, chị còn gửi về Kon Tum nuôi vợ chồng thằng con lớn mới cưới nhưng vợ còn thất nghiệp.

Vào Sài Gòn, những người mua ve chai sống tập trung lại trong cùng dãy nhà trọ. Tìm đỏ con mắt, họ mới có những căn nhà trọ chỉ dành riêng cho dân ve chai với mức giá phòng từ 800.000 đến một triệu đồng. Để tiết kiệm, thường hai gia đình sống chung một nhà. Chủ nhà trọ thường không cho ve chai ở vì sợ hôi, xe đạp để choáng mất sân nhà... Chị Tâm ấm ức: "Tụi em chỉ đem về nhà trọ những hàng điện tử chứ những đồ nhựa, giấy tờ thì đem bán liền cho vựa". Chính vì vậy, đến bất cứ nhà trọ nào, các chị cũng nói thật nghề của mình để người ta biết và cũng có chủ nhà trọ thông cảm, không đòi hỏi gắt gao về giấy tờ tùy thân.

Nghề ve chai bị chính những người ở quê cười cợt nhưng dẫu sao thu nhập vẫn khá hơn làm ruộng. Chị Tâm kể lúc đầu, người ta hay trêu đứa con trai của chị là mẹ làm nghề "theo trai" - đọc chệch từ chữ ve chai. Rồi người ta bảo ve chai tức là đi móc bao ở cống rãnh Sài Gòn. Kể về nghề của mình, chị Lệ lắc đầu quầy quậy, nhất quyết không chịu chụp hình vì "xấu hổ lắm".

Mua ve chai - Nghề không gian cũng chẳng thật thà - Hình 2

Hành trang mang theo luôn có chiếc cân "không bao giờ đúng".

Cái cân mà biết nói năng

Đồ nghề của các chị quan trọng nhất là chiếc cân 20 kí. Lời lãi cũng nằm ở đó. Có những đống sắt nặng trên 50 kí nhưng nằm trên chiếc cân của các chị đều không thể vượt qua con số 20. Bí quyết là dùng phần sau của chiếc dép xốp lót vào trong cân. Khi cân vật nặng, lật ngửa cân ra để chiếc dép chèn vào lò xo. Lúc ấy, dẫu là vật rất nặng nhưng không bao giờ cây kim có thể chạy nổi qua con số 20. Còn khi cân những vật nhẹ, các chị úp cân xuống cho chiếc dép rời khỏi lò xo nhưng vẫn lời vì một kí ở cân ve chai bằng 1,5 đến 3 kí cân thường. Vì các chị dùng một sợi dây đồng quấn lò xo, quấn càng chặt thì lò xo càng ít chạy. Chỉ như thế mới có lãi.

Một kí sắt, nhựa các chị lời 2.000, một kí giấy lời 500 đồng. Làm sao đủ sống khi mỗi ngày chỉ có vài nhà bán ve chai, vậy nhưng thu nhập hàng ngày của họ gần cả trăm ngàn. Thậm chí, theo lời chị Tâm, có người mua bán ve chai gần 10 năm đã mua đất, mua nhà, mua xe cẩu cả trăm triệu như vợ chồng Gán - Tâm hay vợ chồng Thọ - Nhàn.

Vào chùa, khi cầu mong điều gì, chị Tâm đều nói: "Con làm nghề ve chai, dẫu gì cũng không phải thật thà...". Và những ai biết giữ lòng mình đều trở nên khép nép, không dám vào nhà dân. Người mua ve chai, dường như được cho đôi mắt tinh tường, nhìn đâu cũng có thể thấy ve chai. Từ những thùng các-tông bị ướt mưa phơi trong sân đến chiếc ghế nhựa để ra ngoài đường cho trẻ ngồi. Chỉ cần một chút lòng tham, họ cầm lấy bỏ vào giỏ rồi quày quả đi, không ai biết. Nhưng không phải ai cũng thế, "đi đâu cũng có người gian người ngay, bàn tay có ngón dài ngón ngắn", chị Tâm nói.

Người phụ nữ mua ve chai này tâm niệm: "Em mê tín, em theo sách vở nhà chùa nói mình sống có nhân có đức thì con mình được hưởng". Chị kể rằng có lần chồng chị lượm một con dao ai đó bỏ ngoài đường đem về nhà thì chiều hôm đó, anh đụng xe phải mất 200000. Từ đó về sau, hai vợ chồng bảo nhau nhất quyết không lấy của ai cái gì.

Lúc mới vào nghề ve chai, theo lối chị dâu, hai chị em có lần vào lều của công nhân trong công trình lượm quá trời sắt vụn, có hôm lượm được hai tấm tôn. Sau những lần ấy, về quê nói với mẹ, mẹ không cho và bảo: "Đi mô thì phải cho thật thà, người ta bắt được đán.h cho. Mẹ đẻ con ra, mẹ còn chưa dám đán.h co.n". Chồng chị thì khuyên: "Nghèo thì đã nghèo rồi. Lấy trộm lỡ bị bắt thì con cái ai nuôi". Cộng với lần thấy một người ve chai trộm sắt trong công trình bị 4 năm tù giam, chị cạch hẳn.

Từ những người nông dân chỉ sớm có nắng mưa sớm chiều, phụ nữ vùng Bắc Trung Bộ vào Nam làm nghề ve chai khá nhiều. Ước mong nuôi con, trả nợ, thoát khỏi cảnh nghèo của họ khiến chúng ta trân trọng. Dẫu còn những điều tiếng từ cái nghề mang tiếng là gian, nhưng bước chân của họ vẫn in hằn trên cuộc đời này để mang lại những gì thơm tho nhất cho thế hệ sau. Ngày ngày, cái nghèo bó buộc bàn chân họ trên những guồng xe đạp mải miết quẩn quanh các con phố biệt thự giàu sang cùng tiếng rao: "Ve chai đây, bán không?"

Theo Dân Trí

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

    Tiêu điểm

    Đình chỉ cô giáo ở Hà Nội có hành vi thân mật với na.m sin.h trong lớp học
    17:15:34 02/10/2024
    Mất tiề.n tỷ, người phụ nữ tiếp tục bị lừa vì tin "luật sư Huy"
    15:07:37 02/10/2024
    Tìm thấy th.i th.ể thứ 5 trong vụ sạt lở tại quốc lộ 2 qua Hà Giang
    10:47:24 02/10/2024
    Bà Nguyễn Phương Hằng thông báo ủng hộ thêm 10 tỷ đồng, dừng giao lưu
    13:05:28 02/10/2024
    Hàng loạt hổ chế.t tại Đồng Nai, Long An: Viện Pasteur TPHCM xác minh khẩn
    19:38:03 02/10/2024
    Biển Đông xuất hiện áp thấp nối với bão Krathon, miền Trung còn mưa lớn
    20:03:54 02/10/2024
    Bộ Công an tiếp nhận tố giác hành vi 'phông bạt', sửa bill chuyển khoản ủng hộ bão lụt
    07:24:45 03/10/2024
    Lần đầu tiên trong lịch sử, Việt Nam chi 1 tỷ USD nhập khẩu gạo
    13:12:45 02/10/2024

    Tin đang nóng

    Vụ 3 sao Vbiz bị gọi tên vào phốt căng: Minh Dự và 1 nhân vật lên tiếng, chồng Phương Lan có động thái lạ
    10:18:38 03/10/2024
    Choáng váng trước bảng liệt kê chi phí học hành cho con của bà mẹ ở Nghệ An: Bảo sao 42 tuổ.i, thu nhập 35 triệu vẫn "tay trắng"
    13:12:53 03/10/2024
    Bỏ phố về trồng cây "mới lạ", anh nông dân nhẹ nhàng kiếm 40 tỷ đồng/năm
    10:22:37 03/10/2024
    Vụ nữ giáo viên có cử chỉ thân mật, phản cảm với na.m sin.h: Tường trình của 2 học sinh liên quan
    10:18:38 03/10/2024
    Anh Tú Atus được săn đón tại Paris Fashion Week
    13:23:13 03/10/2024
    Dẫn con gái riêng của chồng đi chơi, tôi chế.t lặng nghe được chuyện chồng lén lút làm sau lưng mình
    11:43:20 03/10/2024
    Hay tin tôi có thai sếp tổng liền chuyển ngay 200 triệu, nhưng lời đề nghị đi kèm khiến tôi toát mồ hôi hột
    11:25:17 03/10/2024
    Sao Việt 3/10: Mai Phương Thúy trẻ trung với tóc ngắn, NSND Thu Quế đón tuổ.i mới
    09:10:36 03/10/2024

    Tin mới nhất

    Hàng trăm cây xanh chế.t khô nhưng không thể xử lý vì "vướng" một vụ án

    06:06:27 03/10/2024
    Công ty TNHH cây xanh A.N. (trụ sở đóng tại thành phố Đà Nẵng) là đơn vị thực hiện dự án này. Doanh nghiệp này đã trồng khoảng 300 cây sấu dọc hai bên đường với chiều dài gần 1km.

    20 con hổ chế.t ở Đồng Nai: Mẫu bệnh phẩm dương tính với cúm A/H5N1

    06:03:59 03/10/2024
    Kết quả xét nghiệm từ 2 mẫu bệnh phẩm lấy từ hổ chế.t tại khu du lịch Vườn Xoài (TP Biên Hòa, Đồng Nai) đều dương tính với virus cúm A/H5N1.

    Hàng chục con hổ chế.t bất thường ở Đồng Nai: Nghi do thức ăn nhiễm bệnh

    05:54:48 03/10/2024
    Chiều (2/10), đại diện Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Đồng Nai cho biết, các mẫu bệnh phẩm của số hổ chế.t tại khu du lịch Vườn Xoài đã được gửi đi xét nghiệm cúm A/H5N1.

    Việt Nam bất bình, phản đối cách hành xử thô bạo với ngư dân tại Hoàng Sa

    05:43:20 03/10/2024
    Việt Nam hết sức quan ngại, bất bình và kiên quyết phản đối cách hành xử thô bạo của lực lượng thực thi pháp luật Trung Quốc đối với ngư dân và tàu cá Việt Nam đang hoạt động tại khu vực quần đảo Hoàng Sa.

    B.é tra.i 6 tuổ.i ở TPHCM đầy thương tích, nghi bị bạ.o hàn.h

    19:48:36 02/10/2024
    Hôm nay (ngày 2/10), Công an quận 8, TPHCM đang phối hợp cùng các đơn vị liên quan để điều tra vụ b.é tra.i 6 tuổ.i bị thương tích nghi do bị bạ.o hàn.h xảy ra trên địa bàn. Bé tên N.T.K., 6 tuổ.i.

    Hàng chục con hổ chế.t bất thường ở Đồng Nai: Khu du lịch đã mổ xác và cấp đông

    19:46:36 02/10/2024
    Sau khi các con hổ chế.t bất thường, khu du lịch Vườn Xoài đã mổ xác rồi cấp đông. Cơ quan chức năng Đồng Nai phối hợp cùng các đơn vị đang điều tra nguyên nhân.

    Hiện trạng cầu phao Phong Châu sau khi phải tháo rời do nước sông chảy xiết

    19:43:09 02/10/2024
    Mực nước trên sông Hồng tại tỉnh Phú Thọ dâng cao, chảy xiết, lực lượng chức năng buộc phải tháo rời cầu phao Phong Châu để đảm bảo an toàn cho người dân và trang thiết bị.

    Diễn biến thời tiết mới nhất tại Làng Nủ và cuộc sống người dân ở khu tạm cư

    19:40:30 02/10/2024
    Lãnh đạo UBND xã Phúc Khánh (huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai) vừa cập nhật tình hình thời tiết mới nhất tại thôn Làng Nủ và tình hình thi công khu tái định cư trên địa bàn.

    Khoảng 30 người tiếp xúc với hổ chế.t nghi nhiễm cúm A/H5N1 tại Đồng Nai

    18:47:41 02/10/2024
    Hôm nay (2/10), ông Lê Quang Trung - Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đồng Nai - cho biết qua điều tra dịch tễ, bước đầu ghi nhận có 30 người tiếp xúc với các con hổ tại khu du lịch Vườn Xoài (phường Phước Tân, TP Biên Hòa).

    30 cá thể hổ và sư tử chế.t ở Long An được xử lý thế nào?

    18:45:38 02/10/2024
    Ngành chức năng tỉnh Long An cho biết đã tiêu huỷ toàn bộ 27 con hổ và 3 con sư tử bị chế.t do nghi nhiễm virus H5N1.

    Trong 5 phút, lũ quét mang 1,6 triệu m nước và đất đá gây thảm họa Làng Nủ

    15:28:05 02/10/2024
    Sáng 2/10, Khoa Địa chất, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức hội thảo khoa học Thảm họa Làng Nủ - Nguyên nhân và giải pháp phòng tránh .

    Sạt lở ở Hà Giang, khách đi không được ở không xong: Chính quyền cảnh báo

    14:26:09 02/10/2024
    Những ngày qua, Hà Giang là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề của mưa lũ kéo dài. Đặc biệt trận mưa lũ tại huyện Bắc Quang tính tới ngày 1/10 khiến ít nhất 4 người thiệ.t mạn.g, vẫn còn người mất tích.

    Có thể bạn quan tâm

    Rap Việt mùa 4 b.ị ch.ê nhàm chán, thiếu sức hút: Vì đâu nên nỗi?

    Tv show

    14:55:25 03/10/2024
    Dàn thí sinh mới chưa đem đến sự bùng nổ, ban giám khảo, huấn luyện viên không tạo nên sự tươi mới dù luật chơi đã được bổ sung thêm khá nhiều,

    Vấn đề người di cư: Giải cứu 14 người Haiti bị tội phạm bỏ rơi trên đảo hoang

    Thế giới

    14:48:26 03/10/2024
    Theo thủy thủ đoàn của tàu Joseph Tezanos, một số người di cư bị thương, thậm chí có người bất tỉnh và đã được đưa tới bệnh viện địa phương để chăm sóc, dưới sự giám sát của đặc vụ Biên phòng Mỹ tại khu vực.

    Cắm trại, ngắm hoàng hôn trên cù lao Mái Nhà

    Du lịch

    14:45:47 03/10/2024
    Cù lao Mái Nhà thuộc xã An Hải, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, cách làng chài Phước Đồng khoảng 4km. Trên đảo không có nhà dân, chỉ có một vài hàng quán nhỏ phục vụ du khách ra đảo.

    Cầu thủ Văn Toàn bất ngờ xuất hiện trong MV của Da LAB

    Nhạc việt

    14:34:44 03/10/2024
    Một điểm đặc biệt của MV Bầu Trời Mới chính là màn cameo của tuyển thủ quốc gia Văn Toàn. Dù xuất hiện chỉ vài giây, nhân vật của Văn Toàn vẫn tạo ra cú twist buồn cho cặp đôi chính.

    Sean "Diddy" Combs từng mời Hoàng gia Anh tới dự tiệc

    Sao âu mỹ

    14:09:15 03/10/2024
    Sean Diddy Combs từng cố gắng mời Hoàng tử Harry và William đến những bữa tiệc của mình nhưng nhân viên của Hoàng gia đã lập tức ngăn chặn.

    Phát ngôn mới nhất vụ công ty Thu Trang bị kiện đòi tiề.n tỷ

    Sao việt

    14:05:54 03/10/2024
    Mới đây, phía công ty Thu Trang đã có phản hồi liên quan đến vụ kiện về việc hợp tác góp vốn sản xuất phim Dân Chơi Không Sợ Con Rơi.

    Thu Trang nói gì khi lần đầu vào vai mẹ chồng Uyển Ân?

    Hậu trường phim

    13:56:18 03/10/2024
    Trước đây, Vũ Ngọc Đãng từng làm đạo diễn phim Con Nhót mót chồng cho Thu Trang, từ đó Vũ Ngọc Đãng quý mến Thu Trang và muốn tiếp tục làm việc cùng nữ diễn viên.

    Loạt suất ăn trong canteen của ngôi trường từng khiến phụ huynh thức đêm xếp hàng xin học cho con gây bão vì quá xịn

    Netizen

    13:39:26 03/10/2024
    Trong quá trình tìm kiếm ngôi trường phù hợp cho con cái, ngoài việc xem xét đến chương trình giáo dục, phụ huynh cũng đặc biệt quan tâm đến dịch vụ cơm bán trú mà trường cung cấp.

    Chạm nhẹ vào thu bằng những gam màu ấm áp, dễ chịu

    Thời trang

    13:33:36 03/10/2024
    Nếu phong cách công sở ưa chuộng blazer và chân váy thì phong cách n.ữ sin.h học đường trẻ trung lại có cách thức khác biệt khi làm mới tủ đồ mùa thu bằng gam màu ấm.

    Vị chủ tịch "đỉnh" nhất làng bóng đá: U50 vẫn điển trai hơn Ronaldo, sắp mua biệt thự nghìn tỷ nhưng chỉ thích về quê trồng rau

    Sao thể thao

    13:11:09 03/10/2024
    Vị chủ tịch này đang sở hữu khối tài sản hàng trăm triệu USD, nắm trong tay đội bóng đang sở hữu siêu sao Lionel Messi.

    Có điều gì với diện mạo mới của Hyun Bin mà khiến dân tình phải xuýt xoa thế này?

    Sao châu á

    12:46:07 03/10/2024
    Mới đây, VAST Entertainment - công ty chủ quản của Hyun Bin vừa nhá hàng loạt hình quảng cáo mà nam tài tử vừa thực hiện.